1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sông Hồng với lịch sử tiến hóa người Việt docx

6 229 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 119,1 KB

Nội dung

Không biết bao giờ ta đủ tài, đủ sức dựng một bộ phim lịch sử đánh giặc phương Bắc để có thể tái hiện được quang cảnh ngày 9/10/1284 cả 13 trại, 61 phường dân Thăng Long và đất các vùng

Trang 1

Sông Hồng với lịch sử tiến hóa người Việt

Trang 2

Không biết bao giờ ta đủ tài, đủ sức dựng một bộ phim lịch sử đánh giặc phương Bắc để có thể tái hiện được quang cảnh ngày

9/10/1284 cả 13 trại, 61 phường dân Thăng Long và đất các vùng lân cận đổ ra xem cuộc đại duyệt quân thủy và quân bộ ở Đông Bộ Đầu trước khi ra trận với hai chữ “Sát Thát” trên tay, để tạc vào lịch sử những trận đánh thắng giặc ở Chương Dương, Vạn Kiếp, Hàm Tử còn lưu lại muôn đời trong câu thơ bất hủ:

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù…

và thành địa danh trên bến Sông Hồng, Hà Nội hôm nay

Đông Bộ Đầu là chiến trường chống quân Nguyên tấn công Kinh thành của quân dân ta đời nhà Trần Nó ở vào quãng từ Bãi Phúc Xá xuống đến trước Cảng Phà Đen bây giờ Trên đó có một đồn thủy quân, một

vị trí quân sự rất quan trọng, chỗ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ngày nay Trước 1954, nó cũng vẫn là bệnh viện, bà con ta gọi là

Bệnh viện Đồn Thủy là vì thế Rồi hai lần thắng quân Mông - Nguyên trên Sông Bạch Đằng

“Người ta không thể nào tắm hai lần trên một dòng sông” Với ý nghĩa triết học của sự vận động thì điều ấy là tuyệt đối Nhưng bảo “lịch sử không bao giờ lặp lại” thì… Cũng vẫn giặc ngoại xâm phương Bắc Cũng vẫn theo đường biển kéo vào Cũng vẫn bị ta phục kích ở cửa Sông Rút, Sông Chanh - hai nhánh của Sông Bạch Đằng Cũng vẫn bị thua bởi một cách đánh Cũng vẫn chừng chiếc cọc lim ấy chọc thủng thuyền giặc…: bạn hãy đến Bạch Đằng Giang để ngẫm nghĩ về lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc và nhớ tới hai câu thơ của Trương Hán Siêu trong bài Phú Bạch Đằng:

Trang 3

Đỏ rực ráng chiều in đáy nước

Ngỡ rằng máu giặc vẫn còn đây

Năm 1786, Nguyễn Huệ dẫn thủy quân ra Bắc, ngược Sông Hồng phá đoàn thuyền chiến của Chúa Trịnh ở Bến Thúy ái Cũng Nguyễn Huệ - Quang Trung đã hành quân thần tốc ra Thăng Long phá tan hai mươi vạn quân Thanh của tướng giặc Tôn Sỹ Nghị Quân tướng giặc chạy qua cầu phao Bắc ở Bến Tây Long (chỗ Đầm Trấu, ngoài Nhà máy xay Lương Yên bây giờ) Cầu vỡ, đứt, quân sỹ chen lấn nhau rơi xuống sông, không đếm xuể Lại cái lần ta đánh tan hai mươi vạn quân

Thanh khiến chúng phải tranh nhau qua cầu phao trên Sông Hồng, rơi xuống sông chết nhiều như sung rụng mặt ao

Thế đấy! Không một chiến thắng nào của dân tộc ở phía Bắc mà Sông Hồng (và các chi lưu của nó) không tham chiến, không góp công vào thắng lợi

Sông Hồng chính là lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân, của

Hà Nội

Thêu sắc đỏ trên áo dài Hà Nội

Khi Hà Nội trở thành Kinh đô, thì ngoài vị trí là gương mặt, là đầu não điều khiển toàn bộ hoạt động của đất nước, nó còn là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế Nhưng trước hết là của tam giác châu thổ Sông Hồng mà sự thông thương giữa Hà Nội - “thứ nhất Kinh kỳ” với “thứ nhì Phố Hiến” (Hưng Yên) nhờ Sông Hồng để từ đó tỏa ra xung quanh trở nên vô cùng nhộn nhịp, ấy là cảnh dòng sông trên bến dưới

Trang 4

thuyền, san sát tàu thuyền ra vào bốc dỡ hàng hóa

Thời phồn thịnh Thế kỷ XVII khi ta mở cửa giao lưu thương mại với các nước thì Hà Nội trở thành trung tâm sản xuất, đầu mối trung

chuyển

Và hôm nay, trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, Hà Nội được xác định là đỉnh của tam giác kinh tế mà hai góc đáy là Quảng Ninh và Hải Phòng Đường Quốc lộ số 5 đã được nâng cấp Việc nâng cấp Đường 18 đã hoàn thành Cầu Bính, cầu dây văng Bãi Cháy đã đi vào sử dụng Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng vẫn đảm bảo tối đa năng lực vận chuyển Nhưng vận tải đường thủy trên Sông Hồng từ các nơi

về Hà Nội và từ Hà Nội đi các nơi vẫn có một vị trí quan trọng, nhất là với tuyến Hà Nội đi Sơn La (phải bốc dỡ hàng qua đập của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình), đi Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai Nhưng điều quan trọng hơn cả là: hệ thống Sông Hồng (và Sông Thái Bình) vẫn tiếp tục là nguồn thủy lợi cho nền nông nghiệp và cuộc sống của 11 tỉnh thuộc châu thổ Sông Hồng

Hàng ngàn năm nay, Sông Hồng đã chảy thành một phần rất trọng yếu của lịch sử nước Việt, trong đó có một ngàn năm chảy thành lịch

sử Hà Nội

Nó trở thành một phần xương thịt của những miền đất nó đi qua, của bao thế hệ, của mỗi con người từng gắn bó máu thịt với nó

Mỗi người lại có một Sông Hồng của riêng mình Bao nhiêu người Hà Nội đi kháng chiến đã sống với Sông Hồng cùng Nguyễn Đình Thi mỗi khi ngân nga “Hồng Hà ơi, ta nhớ mùa Thu xưa, nước về như sóng cờ

Trang 5

lên khi quân về Thủ đô…” Sông Hồng trong Du kích Sông Thao là bản tráng ca bằng ngôn ngữ âm thanh đẹp nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp Và cuối năm 1954, bao nhiêu người từ trong những khu rừng Việt Bắc âm u cũng náo nức hồi cư về Hà Nội với lời mời rủ của

Tố Hữu:

Sông Thao náo nức sóng dồi

Ai về Hà Nội thì xuôi cùng thuyền!

Theo thư tịch cổ Trung Quốc thì khoảng trước Thế kỷ VI, người Trung Hoa gọi con sông này là Diệp Du Còn bây giờ, Trung Quốc gọi phần thượng lưu Sông Hồng từ nơi phát tích là Nguyên Giang hay Mã Long Giang Gần đến vùng biên giới Việt Trung lại gọi là Liên Hoa hay Lê Hoa

Vào đất Việt, mỗi vùng quê lại có Sông Hồng của mình Từ Lào Cai đến Việt Trì con Sông như dải lụa đào uốn lượn giữa hai bên bờ rừng

cọ đồi chè nên người Phú Thọ gọi nó là Sông Thao (lụa) Thao còn là một từ tố trong Lâm Thao, tên một huyện của Phú Thọ mà dòng sông chảy qua Từ Việt Trì về đến Hà Nội là Sông Bạch Hạc

Bây giờ vẫn còn nhiều cụ già gọi sông này là Sông Cái, nghĩa là Sông

Mẹ Mẹ của trăm ngàn con sông khác Đấy là cái tên có từ xa xưa mà người Việt cổ đã gọi, có lẽ theo nếp nghĩ của chế độ mẫu hệ

Người Pháp thì rất lãng mạn và có lý khi nhìn dòng nước phù sa hồng hào máu thịt mà gọi nó là Sông Hồng, cái tên được gọi chính thức cho đến ngày nay Sông Hồng cong mình ôm lấy Thăng Long để từ thời

Trang 6

Minh Mạng mới gọi đất này là Hà Nội (trong sông)./

Ngày đăng: 25/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w