1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bệnh Sốt mò doc

12 310 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bệnh Sốt mò . Đại cương : Bệnh do Rickettsia có những đặc điểm chung : - Mầm bệnh là một rickettsia , là liên thể giữa vi khuẩn và vi rút . - Tác nhân truyền bệnh trung gian là các côn trùng chân đốt : Chấy , rận , bọ , bọ chét , mò . - Về lâm sàng thường có triệu chứng chung là : Sốt – Libì - ngoại ban . - Chẩn đoán huyết thanh : Sử dụng phản ứng Weil - Felix ( không đặc hiệu ) . Tuỳ theo týp huyết thanh của vi khuẩn Proteus mà phân lập các Rickettsia khác nhau : OX19 : Sốt phát ban , sốt rickettsia chuột , OX2 : Sốt nổi mụn , sốt đỏ . OXK : Bệnh sốt do mò ( Bệnh Tsutsugamusi ) . Làm ELISA có giá trị chẩn đoán cao . - Điều trị : Các Rickettsia đều nhạy cảm với kháng sinh nhóm Cyclin và Cloramphenicol . - Phân loại : ( Xem bảng ) Bệnh sốt do ấu trùng mò ( Bệnh Tsutsugamushi ) I . Dịch tễ học : - Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do R. orientalis gây nên , qua trung gian truyền bệnh là mò Trombicula . - Lâm sàng biểu hiện : Sốt kéo dài 2- 3 tuần , có vết loét ở da , nổi hạch toàn thân và phát ban . - Điều tri : Dùng Cloramphenicol và nhóm Cyclin có kết quả tốt . - Hay gặp ở các nước vùng Đông á ( Trung quôc , Nhật bản , triều tiên ) và khu vực Đông nam á , các bán đảo Tây thái bình dương . Việt nam hay gặp bệnh này 1 . Mầm bệnh : Là R . orientalis , được phân lập ở Nhật bản năm 1891 . Sức đề kháng yếu , dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường và nhiệt độ cao . Phản ứng Weil – Felix ngưng kết với OXK . 2. Nguồn bệnh và trung gian truyền bệnh : + Nguồn bênh : Là các động vật hoang dã như loài gặm nhấm chuột , thỏ, các loài chim , hoặc gia súc như chó , lợn , gà + Trung gian truyền bệnh : Là ấu trùng mò Trombicula : ấu trùng mò bị nhiễm R. orientalis khi hút máu vật chủ có mang mầm bệnh . Sau đó ấu trùng phát triển thành mò trưởng thành và đẻ trứng . Trứng mò nở thành ấu trùng đã mang sẵn mầm bệnh và sẵn sàng đốt hút máu người . ( Mò có thể truyền bệnh qua trứng đến đời thứ 3 ) , ấu trùng mò sẽ làm lây nhiễm cho các con vật và người khi đốt và hút máu . Như vậy mò vừa là vật chủ , vừa là trung gian truyền bệnh . + Điều kiện lây truyền : Mò thường sống ở các bụi cây , cỏ ẩm ướt hoặc hang đá có các loài gặm nhấm sống . Do đó những người đi qua , hoặc làm việc ở nơi này , ven sông , ven suối dễ bị bệnh . 3.Tính chất dịch : - Hay xảy ra vào mùa mưa , nóng . - Thường lẻ tẻ , đôi khi thành dịch nhỏ . 4.Miễn dịch : Bệnh có gây miễn dich nhưng yếu . Người địa phương ít mắc và mắc nhẹ , người nơi khác đến dễ mắc nặng hơn . II . Cơ chế bệnh sinh : Từ vết loét , R .orientalis vào hệ bạch huyết gây viêm tại chỗ , rồi tiến tới gây viêm hạch toàn thân làm sưng , đau hạch . Đồng thời R. vào máu gây viêm nội mạc huyết quản toàn thân gây tổn thương viêm các phủ tạng . II. Lâm sàng : A .Thể điển hình : 1 . Nung bệnh : Trung bình 8- 12 ngày , sớm là 6 ngày , dài 21 ngày .Có hai triệu chứng thường gặp là vết đốt của ấu trùng mò và viêm hạch khu vực. Vết đốt lúc đầu chỉ là nốt sẩn đỏ, ở giữa có mọng nước nhỏ, khi vỡ để lại vết loét có bờ đỏ trên mặt da. Hạch viêm thường ở gần khu vực mò đốt. Thường hạch nhỏ 1-2cm, chắc, đau, không đỏ và không hoá mủ 2 . Khởi phát : Sốt thường xuất hiện đột ngột, rét run39-40 độ C. Kem theo có đau ngươì, đau mỏi toàn thân, măt xung huyêt, đôi khi có mạch chậm dễ nhầm với thương hàn 3.Toàn phát : Trung bình 2 tuần , có thể 3 tuần . Biểu hiện : + Hội chứng nhiễm trùng – nhiễm độc : Thường nặng nề . Sốt nhẹ 1 – 2 ngày đầu , sau đó sốt cao liên tục . Có khi sốt cao đột ngột ngay 39 – 40 oC . Sốt cao liên tục dai dẳng quanh 40o , hình cao nguyên hoặc sốt thành cơn kéo dài 15 - 20 ngày nếu không được điều trị . Trong vài ngày đầu có thể có cơn rét run hoặc gai rét , sau thường sốt nóng đơn thuần . Tình trạng nhiễm độc thần kinh nặng nề : Nhức đầu như búa bổ , dai dẳng nhiều ngày , kèm theo nhức hai hố mắt . Mệt mỏi , khó chịu , hoa mắt , chóng mặt , có thể ù tai , vã mồ hôi . Có khi li bì , mê sảng . + Vết loét : Do ấu trùng mò đốt , là dấu hiệu giúp chẩn đoán dễ dàng . - Vị trí : Thường ở chỗ da non , kín như bộ phận sinh dục , nách bẹn , hậu môn, háng, thắt lưng , sau mới tới tay, chân , ngực , bụng , cổ . Có khi ở vành tai , mi mắt, rốn . Yêu cầu khám kỹ . - Thường chỉ gặp một vết loét , hiếm khi gặp hai . - Thường hình tròn hoặc hình bầu dục , kích thước 0,5 –1 mm, không đau, không ngứa , có viền đỏ và nổi gờ lên mặt da . Lúc đầu vết loét màu vàng xám , sau đóng vảy màu nâu đen . Vào tuần thứ 3 sẹo bong đi để lại sẹo thâm + Hạch to : Có 2 loại : - Viêm hạch khu vực nguyên phát : Gần nơi vết loét có phản ứng hạch to, thường to hơn hạch nơi khác , đau . Từ vị trí hạch khu vực giúp tìm vết loét . - Viêm hạch toàn thân thứ phát : Thường xuất hiện sau hạch khu vực , thường sưng ít , di động . Có thể ở nách , bẹn , cổ , khuỷu tay . ở Việt nam hầu hết bệnh nhân sốt mò đều có hạch to . + Phát ban : - Xuất hiện vào cuối tuần lễ 1 , đầu tuần lễ thứ hai của bệnh . Thường là ban dát sẩn , kích thước từ bằng hạt kê cho tới 1cm , rải rác toàn thân ( lưng , ngực , bụng , tứ chi ) . Trừ lòng bàn tay , bàn chân , ít khi có ở mặt . Đôi khi có xuất huyết . Ban tồn tại từ vài ngày tới 1 tuần . + Hội chứng về tim mạch : - Dãn mạch làm cho xung huyêt , da , mắt đỏ ngầu . Đôi khi có xuất huyết dưới da , chảy máu cam. - Hay có biểu hiện viêm cơ tim : Tiếng tim mờ , ngoại tâm thu , HA giảm , hay xảy ra vào tuần lễ thứ hai của bệnh . + Viêm phế quản , viêm phổi không điển hình . + Tiêu hoá : Lúc đầu táo bón , sau đó ỉa lỏng ngày 3-4 lần ( Dễ nhầm với thương hàn ) Gan lách có thể to nhưng kín đáo . + Tiết niệu : Thiểu niệu , có thể có Albumin niệu . Thể bệnh nặng có US cao . 1. . Hồi phục : Nếu được điều tri bằng kháng sinh thích hợp sẽ cắt sốt nhanh trong vòng 24 – 36 giờ, loại trừ nguy cơ tử vong Nhưng nếu không được điều tri kháng sinh và không có biến chứng , sốt thường kéo dài 2-3 tuần thì hết . Nhưng thời gian lại sức kéo dài 2. . Biến chứng : Nếu không được điều trị , có thể gặp các biến chứng nặng và gây tử vong : - Tim mạch : Viêm cơ tim , truỵ tim mạch , Shock nhiễm khuẩn . - Hô hấp : Viêm phổi nặng do bội nhiễm hoặc do chính Ricketsia . - Viêm não , màng não . B . Các thể lâm sàng : 1 Thể tiềm tàng : Không có biểu hiện lâm sàng , nhưng xét nghiệm phản ứng kết hợp bổ thể dương tính với R. orientalis . 2 Thể nhẹ : Các triệu chứng nhẹ , không điển hình , dễ nhầm với các bệnh nhiễm khuẩn khác . 3 Thể nặng : Có các biến chứng nặng về tim mạch , hô hấp , thần kinh , dễ gây tử vong . IV .Chẩn đoán : 1 . Chẩn đoán xác định : - Lâm sàng : Sốt cao – vết loét – nổi hạch - phát ban . - Dịch tễ : Có sống hoặc đi qua vùng dịch . - Xét nghiệm : BC cao , thấp thất thường từ 4000 – 12.000. Nếu BC quá cao phải nghĩ tới bội nhiễm - Phản ứng huyết thanh : Weil – Felix: R. orientalis có kháng nguyên giống với OXK của vi khuẩn Proteus. Cần làm 2 lần cách nhau 10ngày , lần 2 hiệu giá ≥ 4lần 1 thì có giá trị chẩn đoán . Phản ứng kết hợp bổ thể : Rất đặc hiẹu nhưng không thông dụng trên lâm sàng ELISA có giá tri chẩn đoán cao bệnh sốt mò. Đây là kỹ thuật đơn giản dễ thực hiện .Hiện nay ở viện YHLSCBND kỹ thuật này được áp dụng để chẩn đoán bệnh sốt mò có hiệu quả. Phân lập R. orientalis : chẩn đoán chính xác nhất . Lấy máu bệnh nhân nghi R.orientalis tiêm vào phúc mạc chuột nhắt trắng . Sau 1-2 tuần chuột nhắt ốm , mổ lấy tiêu bản nhuộm Giêm sa , soi sẽ thấy Rickettsia. Nhưng phương pháp này tốn kém , mất thời gian . 2 . Chẩn đoán phân biệt : * Leptospiroses - Giống : Sốt cao đột ngột , xung huyết , đau cơ , có yếu tố dịch tễ là vùng rừng núi . - Khác : Không có vết loét , không có hạch . Nếu nghi ngờ cần làm phản ứng Mactin-Pettit *Thương hàn : - Giống : Sốt kéo dài 2-3 tuần , li bì , rối loạn tiêu hoá , có thể có viêm cơ tim, viêm phổi viêm phế quản . - Khác : Khởi phát từ từ hơn, ban ít , thưa ., không có loét ,không xung huyết . Nếu nghi ngờ cần cấy máu , phản ứng Widal.  Bệnh dengue : - Giống : Sốt cao, xung huyết , ban , hạch . - Khác : Thường chỉ sốt 6-7 ngày . Ban xuất huyết , không có vết loét .  Sốt rét tiên phát : - giống : Sốt kéo dài , đều có dịch tễ vào núi , rừng . - Khác : Sốt có xu hướng vào cơn có chu kỳ . Cần tìm KSTSR trong máu . V . Điều trị : 1. Điều trị đặc hiệu : Hai loại kháng sinh có tác dụng tốt : [...]... Spactein , - An thần , hạ nhiệt khi sốt cao - Các vitamin : C , B1 - Điều trị bội nhiễm nếu có VI Phòng bệnh : - Bảo vệ cá nhân khỏi mò đốt : mặc quần áo chẽn gấu , quấn xà cạp chân, tay đi bít tất khi vào rừng ,núi cây cỏ rậm rạp Không phơi quần áo , balô trên bãi cỏ - Diệt ấu trùng mò bằng D D T , 666, diệt chuột - Không dùng kháng sinh dự phòng - Chưa có vaxin phòng bệnh . mà phân lập các Rickettsia khác nhau : OX19 : Sốt phát ban , sốt rickettsia chuột , OX2 : Sốt nổi mụn , sốt đỏ . OXK : Bệnh sốt do mò ( Bệnh Tsutsugamusi ) . Làm ELISA có giá trị chẩn. : ( Xem bảng ) Bệnh sốt do ấu trùng mò ( Bệnh Tsutsugamushi ) I . Dịch tễ học : - Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do R. orientalis gây nên , qua trung gian truyền bệnh là mò Trombicula . -. Bệnh Sốt mò . Đại cương : Bệnh do Rickettsia có những đặc điểm chung : - Mầm bệnh là một rickettsia , là liên thể giữa vi khuẩn và vi rút . - Tác nhân truyền bệnh trung gian

Ngày đăng: 26/07/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w