+ Dạ dày và đại tràng góc lách bị đè đẩy.. + Hình đường võ trong nhu mô lách giảm âm.. * Khi tổn thương có rách bao lách hoặc vỡ lách có thể thấy: + Các tổn thương nhu mô kèm lách to, đ
Trang 1CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ PHÂN
ĐỘ CHẤN THƯƠNG LÁCH
I ĐẠI CƯƠNG
- Chấn thương lách là 1 cấp cứu ngoại khoa hay gặp
- LS : Đau vùng mạng sườn T sau chấn thương
- Hình thái tổn thương : v.v.v
II HÌNH ẢNH
1 Chụp bụng không chuẩn bị
- Dấu hiệu trực tiếp:
+ Bóng mờ của lách to, bờ không đều
- Dấu hiệu gián tiếp:
+ Gãy các xương sườn cuối bên trái
Trang 2+ Vòm hoành bị đẩy cao, có thể bị xẹp vùng đáy phổi trái
+ Dạ dày và đại tràng góc lách bị đè đẩy
+ Liệt ruột với các quai ruột giãn chứa hơi
+ Nếu có tràn dịch, tràn máu ổ bụng: Hìnhảnh mờ vùng thấp thay đổi
theo tư thế bệnh nhân Rãnh đại tràng – thành bụng dầy, mờ
2 Siêu âm
Là thăm khám tốt nhất với độ nhạy 90%
- Dấu hiệu trực tiếp:
+ Hình ảnh đụng dập nhu mô lách : Nhu mô lách không đều, có các
vùng giảm âm, đậm âm xen kẽ
+ Hình đường võ trong nhu mô lách giảm âm
+ Tụ máu dưới bao với hình thấu kính thay đổi cấu trúc âm theo thời
gian ( tăng âm >> giảm âm)
* Khi tổn thương có rách bao lách hoặc vỡ lách có thể thấy:
+ Các tổn thương nhu mô kèm lách to, đường bờ mất liên tục, có thể
Trang 3có mảnh tách rời ra
+ Tụ máu quanh lách
- Dấu hiệu gián tiếp :
+ Tràn máu ổ bụng, tràn dịch màng phổi trái
3 Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng:
*Trong trường hợp lâm sàng và siêu âm không rõ ràng cần chụp CT OB
có tiêm thuốc cản quang để chẩn đoán
- Trước tiêm : Có các dấu hiệu giống như trên siêu âm
+ Lách to, bờ lách mất liên tục
+ Nhu mô lách có tỉ trọng không đều nếu đụngdập nhumô
+ Tụ máu dưới bao lách hoặc tụ máu quanh lách, tụ máu
trong ổ bụng nếu rách bao
- Sau tiêm thuốc cản quang:
+ Nhu mô lách ngấm thuốc không đều, có những vùng
không ngấm thuốc do đụng dập nhu mô
Trang 4+ Hình ảnh đường vỡ trong nhu mô lách rõ
+ Nếu tổn thương mạch máu : Nếu đứt hoàn toàn ĐM
lách không ngấm thuốc sau tiêm, có thể thấy thuốc lưu
thông và dừng lại ở vị trí tổn thương mạch…
III PHÂN ĐỘ VỠ LÁCH
1 Phân độ vỡ lách ( Theo AAST 1994 )
Độ I :
+ Tụ máu dưới bao < 10% bề mặt
+ Rách nhu mô, đường vỡ sâu < 1cm
Độ II:
+ Tụ máu dưới bao 10%-15% bề mặt, tụ máu trong nhu mô
đường kính < 5cm
+ Đường vỡ sâu 1-3 cm không có tổn thương mạch
Độ III:
Trang 5+ Tụ máu dưới bao > 50% bề mặt, tụ máu trong nhu mô > 5cm
+ Đường vỡ sâu > 3cm liên quan đến mạch
Độ IV:
+ Rách nhu mô sâu có tổn thương mạch rốn lách với mất mạch
( giảm tưới máu > 25% )
Độ V:
+ Rách nhu mô: Lách vỡ nhiều mảnh
+ Mất mạch toàn bộ lách
2 Phân độ vỡ lách (Theo Mirvis 1989 )
Độ I : + Tụ máu dưới bao hoặc trong nhu mô d < 1cm
+ Đường vỡ sâu < 1cm
Độ II: + Tụ máu dưới bao hoặc trong nhu mô d <3cm
+ Đường vỡ sâu 1cm - 3cm
Độ III: + Tụ máu dưới bao hoặc trong nhu mô d> 3cm
+ Đường vỡ sâu > 3cm
Trang 6Độ IV: + Lách vỡ trên 3 phần
+ Mất mạch lách