VIÊM THANH THIỆT CẤP &VIÊM THANH QUẢN HẠ THANH MÔN I VIÊM THANH THIỆT CẤP 1./ Đại cương: Thanh thiệt thuộc đường hô hấp trên. Viêm thanh thiệt cấp (Epiglottitis) là bệnh viêm cấp tính xảy ra ở trẻ từ 2-4 tuổi ,nam nhiều hơn nữ; nguyên nhân hầu hết là do H . infuenzae nhóm B ,số ít còn lại là S . pneumoniae ,liên cầu, tụ cầu. 2./ Lâm sàng : Bệnh phát nhanh: khởi đầu trẻ bị viêm họng ,ho húng hắng; một ngày sau ho khàn giọng và khó thở thanh quản diễn tiến nhanh trong vài giờ: khó thở thì hít vào , lúc đầu chỉ khó thở khi vận động (độ 1) sau đó nằm yên cũng khó thở (độ 2) xuất hiện tiếng thở rít lúc hít vào và dấu rút lõm lồng ngực,vài giờ sau trẻ rất mệt đứng ngồi không yên như tìm tư thế cúi đầu cho dễ thở;cuối cùng tím tái co giật ngưng thở (độ 3). 3./ Khám : Sốt,vẻ mặt nhiễm trùng,khó nuốt ,chảy nhiều nước bọt,giọng nói khàn hoặc không nói được. 4./ Cận lâm sàng: -Công thức máu bạch cầu tăng,ưu thế đa nhân trung tính -Phết họng tìm nguyên nhân và loại trừ bạch hầu. -X-quang cổ nghiêng : hình ảnh hẹp vùng trên thanh môn trong khi thanh quản bình thường;X-quang phổi phát hiện trẻ có viên phổi (25%). -Soi thanh quản:thanh thiệt viêm phù, phồng lên và đỏ rực. II VIÊM THANH QUẢN HẠ THANH MÔN (VIÊM THANH QUẢN) Viêm thanh quản hạ thanh môn(croup) là bệnh viêm phần trên khí quản và thanh quản do virus : virus cúm, Rhinovirus,Adenovirus ;Thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Lâm sàng : khởi đầu trẻ sốt nhẹ (dưới 38,5C),trẻ ho vài ngày kèm khan tiếng và khó thở thanh quản nhẹ, tổng trạng trẻ vẫn tốt. Trẻ có tiếng ho ong ỏng đặc trưng dễ nhận ra, giọng nói khàn, nuốt vẫn được. Soi thanh quản : thanh thiệt bình thường trong khi dây thanh âm đỏ và phù nề. III CHẨN ĐOÁN VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT Chẩn đoán : dựa vào lứa tuổi, bệnh sử, lâm sàng và cận lâm sàng. Chẩn đoán phân biệt với -Dị vật đường thở: có hội chứng xâm nhập, không có hội chứng nhiễm trùng, khó thở đột ngột trên một trẻ trước đó bình thường. -Bạch hầu thanh quản: có giả mạc -Áp xe thành sau họng: cổ to bành ra. IV ĐIỀU TRỊ -Giữ yên trẻ tránh la khóc. -Thở Oxy khi có khó thở. -Đăt nội khí quản hoặc mở khí quản khi trẻ tím tái, kiệt sức,ngưng thở, hoặc thất bại điều trị nội khoa. -Khí dung Adrenalin 1/1000 dùng 2-5ml ; có thể lặp lại sau 5 -10 phút nếu còn khó thở. -Kháng viêm : Dexamethasone 0,5mg/kg/lần TB hoặc TM 6g-12g một lần. -Kháng sinh: Viêm thanh thiệt cấp, hoặc viêm thanh quản hạ thanh môn có kèm viêm phổi: Cefotaxim 100-200mg/kg/ngày chia làm 3 lần hoặc Ceftriaxon 50- 100mg/kg/ngày chia làm 1-2 lần tiêm mạch chậm. - Hạ sốt, giảm đau, giảm ho khi cẩn thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO: -Phạm văn Quang;Bịnh lý viêm hô hấp cấp;Bài giảng nhi khoa tập 1;Trung Tâm Đào Tạo và Bồi Dưỡng CBYT TP HCM 2004,tr53-56. -Nhan Trường Sơn;Viêm đường hô hấp trên;Bài giảng nhi khoa tập 1,Đại học Y Dược TP HCM,Nhà xuất bản Đà Nẵng,1996,tr283-286. -Lauren D Holinger; Laryngotracheal stenosis, Subglottic stenosis; Nelson Textbook of Pediatrics; 18 th edition, 2007 tr1771. -Julian Lewis Allen;Croup and Epiglottitis; Current pediatric therapy, 2006 tr427- 429. CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ 1/ Mô tả nguyên nhân, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm thanh thiệt cấp. 2/ Mô tả nguyên nhân, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm thanh quản hạ thanh môn. 3/ Trình bày cách điều trị bệnh viêm thanh quản cấp và viêm thanh quản hạ thanh môn. 4/ So sánh bệnh viêm thanh quản cấp với viêm thanh quản hạ thanh môn. . VIÊM THANH THIỆT CẤP &VIÊM THANH QUẢN HẠ THANH MÔN I VIÊM THANH THIỆT CẤP 1./ Đại cương: Thanh thiệt thuộc đường hô hấp trên. Viêm thanh thiệt cấp (Epiglottitis) là bệnh viêm cấp. viêm thanh thiệt cấp. 2/ Mô tả nguyên nhân, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm thanh quản hạ thanh môn. 3/ Trình bày cách điều trị bệnh viêm thanh quản cấp và viêm thanh quản hạ thanh môn. . trên thanh môn trong khi thanh quản bình thường;X-quang phổi phát hiện trẻ có viên phổi (25%). -Soi thanh quản :thanh thiệt viêm phù, phồng lên và đỏ rực. II VIÊM THANH QUẢN HẠ THANH MÔN (VIÊM