Rượu Và Bệnh Tiểu đường Khi bị tiểu đường bạn rất dễ bị hạ đường huyết vì gan bạn không còn khả năng tiết Insulin và cơ thể bạn không thể hấp thu được lượng đường. Bạn không nên uống rượu khi lượng đường thấp hay khi đói bụng. Tuy nhiên uống một hay hai ly nhỏ mỗi ngày trong bữa ăn không ảnh hưởng bao nhiêu đến căn bệnh, nếu trong hiện tại bạn không có các biến chứng của bệnh tiểu đường và đang kiểm soát được đường huyết của mình. Nhưng nếu bạn uống lúc bụng đói, bạn có thể bị hạ đường huyết, nhất là bạn đang uống thuốc tiểu đường hoặc chích insulin hay vừa tập thể dục hay chơi thể thao xong. Rượu và hạ đường huyết Thông thường nếu đường huyết của bạn hạ xuống quá thấp, gan sẽ đưa thêm glucose vào máu từ glycogen dự trữ trong gan. Nhưng nếu có một lượng rượu nào đó trong cơ thể, gan sẽ xem rượu như là chất độc và tìm cách tống nó ra ngoài. Trong lúc gan đang bận thải trừ rượu, đường huyết có thể xuống thấp đến mức độ nguy hiểm. Nếu bạn bị hạ đường huyết sau khi uống rượu, ngửi thấy mùi rượu từ người bạn, người chung quanh có thể nghĩ rằng bạn đang say rượu mà không nghĩ đến việc bạn đang ở trong tình trạng hạ đường huyết vì các triệu chứng cũng gần giống nhau. Bạn nên cho họ biết tình trạng của bạn và bảo cho họ biết phải làm thế nào để giúp bạn. Bạn nên mang theo người một thẻ tiểu đường, để người chung quanh biết tình trạng của bạn, nhất là khi bạn bị ngất xỉu không nói được. Rượu làm nặng thêm lên các thương tổn ở dây thần kinh, bệnh mắt, cao huyêt áp, cao mỡ trong máu Nếu bạn có các chứng bệnh nói trên, nên hỏi bác sĩ của bạn xem số lượng rượu bạn uống vào bao nhiêu thì được an toàn. Nếu có thể được bạn nên tham khảo với chuyên viên dinh dưỡng để đưa loại rượu và lượng rượu bạn thường dùng vào chương trình ăn uống của bạn. Bạn nên biết rằng rượu bia thông thường, rượu vang ngọt sẽ làm tăng đường huyết nhiều hơn là rượu bia nhẹ và các loại rượu mạnh (như vodka, scotch và whiskey) vì chúng chứa nhiều carbohydrate hơn. Nếu bạn đang muốn giảm cân, bạn nên nhớ rằng tùy theo loại, mỗi ly rượu có thể cho từ 60 cho đến 300 calories. Cho nên chỉ cần cắt giảm số lượng rượu hay thay đổi loại rượu cũng có thể giảm số calories trong khẩu phần của bạn. Bệnh nhân tiểu đường uống rượu cần lưu ý: - Luôn luôn ăn món gì đó khi uống rượu - Thử đường huyết trước và sau khi uống rượu. Rượu có thể làm hạ đường huyết từ 8 đến 12 giờ sau khi uống ly rượu cuối cùng. - Quí ông không nên uống quá 2 ly mỗi ngày và quí bà không nên quá 1 ly. - Dùng rượu có nồng độ thấp. Nồng đôï rượu càng thấp thì số lượng rượu càng ít. Mỗi gram rượu có 7 calories - Nếu bạn uống rượu mạnh, nên pha ít rượu trong thức uống - Dùng nước không có calorie để pha rượu như diet soda, club soda hay nước thường - Chọn bia nhẹ thay cho bia thường . - Sử dụng đồ uống cho người bị bệnh tiểu đường. Khi bạn nấu thức ăn với rượu, hoặc nấu trên bếp hay trong lò nướng, một phần rượu sẽ bốc hơi. Số lượng rượu bốc hơi tùy vào thời gian nấu nướng. Nếu bạn nấu trong vòng 30 phút hay ít hơn, chỉ còn khoảng 1/3 lượng rượu còn lại trong thức ăn. Bạn nên tính số calories trong rượu vào trong tổng số calories cho mỗi ngày. . Rượu Và Bệnh Tiểu đường Khi bị tiểu đường bạn rất dễ bị hạ đường huyết vì gan bạn không còn khả năng tiết Insulin và cơ thể bạn không thể hấp thu được lượng đường. Bạn không nên uống rượu. loại rượu và lượng rượu bạn thường dùng vào chương trình ăn uống của bạn. Bạn nên biết rằng rượu bia thông thường, rượu vang ngọt sẽ làm tăng đường huyết nhiều hơn là rượu bia nhẹ và các loại rượu. lượng rượu hay thay đổi loại rượu cũng có thể giảm số calories trong khẩu phần của bạn. Bệnh nhân tiểu đường uống rượu cần lưu ý: - Luôn luôn ăn món gì đó khi uống rượu - Thử đường