Rượu – Mối nguy hại tiềm ẩn ppsx

8 335 0
Rượu – Mối nguy hại tiềm ẩn ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Rượu – Mối nguy hại tiềm ẩn Rượu ở khắp mọi nơi, từ các quán vỉa hè tới những cửa hàng, khách sạn sang trọng và phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau. Ngay sau khi uống rượu, 20% lượng rượu được hấp thụ ngay tại dạ dày và 80% còn lại được hấp thụ ở ruột. Sau khi uống vài phút rượu đã đi vào máu và sau vài giờ nồng độ cồn trong máu sẽ lên đến cực đại có thể dẫn đến ngộ độc từ nhẹ đến nặng tùy theo số lượng rượu, chủng loại rượu và cơ địa người sử dụng.Việc lạm dụng rượu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người uống, cho giống nòi và gây ra những hành vi, hậu quả không tốt cho xã hội. Theo WHO (2003), rượu là nguyên nhân của  31% vụ đánh nhau, giết người.  33% vụ hiếp dâm phụ nữ.  18% tai nạn giao thông.  60 loại bệnh khác nhau liên quan đến thói quen sử dụng rượu bia như gan, dạ dày, tim mạch…. Theo số liệu thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương của Việt Nam, tỷ lệ người điều trị tâm thần do rượu chiếm 5 – 6% số bệnh nhân tâm thần, tỷ lệ này có xu hướng tăng lên từ 4,4% (Năm 2001) lên 7,03% (Năm 2005). Báo động tình trạng ngộ độc rượu Rượu là đồ uống của loài người có từ lâu đời ở cả Việt Nam cũng như trên khắp các châu lục. Rượu được sản xuất hằng năm với số lượng lớn, nhiều chủng loại. Theo thống kê năm 2007 ở Việt Nam có khoảng 328 cơ sở sản xuất rượu lớn với sản lượng 360 triệu lít/năm, 320 cơ sở sản xuất nhỏ với sản lượng dưới 1 triệu lít/năm, hộ gia đình tự sản xuất ước tính khoảng 250 triệu lít/năm. Rượu uống có nhiều loại được phân chia theo nguồn gốc từ sản phẩm lên men rượu từ tinh bột (gạo, ngô, sắn, hoa quả, dịch đường…); phân chia theo nồng độ rượu trong sản phẩm. Rượu uống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là thực phẩm, được ủ với men rượu và chưng cất theo phương pháp dân gian hay công nghiệp. Tuyệt đối không được sử dụng cồn công nghiệp để pha chế rượu. Lượng rượu tiêu thụ mỗi năm là rất lớn, đa dạng về chủng loại và chất lượng, trong số đó rất nhiều loại rượu giả, rượu lậu, rượu tự pha không công bố tiêu chuẩn sản phẩm đang được lưu hành tự do trên thị trường. Cùng với ý thức chủ quan của người tiêu dùng, sự chưa vào cuộc một cách quyết liệt của các cơ quan chức năng đã dẫn đến tình trạng ngộ độc rượu ngày càng có xu hướng gia tăng. Hiện nay có rất nhiều các cơ sở kinh doanh rượu giả với nhãn mác ngoại mà chưa bị phát giác. Ngộ độc rượu đã thực sự trở thành nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng ở Việt Nam. Tính từ năm 2000 tới ngày 19/10/2008 đã xảy ra 28 vụ ngộ độc rượu với tỉ lệ chết là 21,4% (34/159 người bị ngộ độc). Các vụ ngộ độc xảy ra trên phạm vi cả nước: tại Miền Bắc là 14/28 vụ (50,0%), 9/34 người chết (26,5%); tại Miền Nam là 9/28 vụ (32.1%), 15/34 người chết (44,1%); đặc biệt tại tỉnh Hậu Giang ngày 27/04/2008 đã xảy ra vụ ngộ độc do uống rượu nếp đục (rượu sữa) 7/44 người uống bị tử vong. Nguyên nhân là do tình trạng sử dụng rượu rượu pha cồn công nghiệp, rượu ngâm các loại cây, con theo kinh nghiệm cá nhân không đảm bảo an toàn thực phẩm; rượu ngâm nhầm với những cây độc. Trong thời gian gần đây, ngộ độc rượu trở nên phức tạp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng như tại thành phố Hồ Chí Minh từ 29/09 – 20/10/2008 có 5 vụ ngộ độc với 10/28 người chết (35,7%) do rượu được sản xuất từ nguồn nguyên liệu bị nghiêm cấm là cồn methanol vì lợi nhuận (giá thành rẻ, dễ pha chế, khó phát hiện bằng cảm quan). Các biểu hiện chính của ngộ độc rượu Có hai loại ngộ độc rượu chính thường xảy ra đó là ngộ độc rượu etylic (rượu etanol) và ngộ độc rượu metylic (rượu metanol). Khi sử dụng rượu quá nhiều, quá trình chuyển hóa và thải trừ quá tải, lượng cồn trong máu quá cao và kéo dài sẽ gây ngộ độc, làm giảm hoạt động của não, gây rối loạn các chức năng và nguy cơ tử vong cao nếu sử dụng một hàm lượng lớn. Một số biểu hiện của ngộ độc rượu là - Bị giảm và mất khả năng vận động tự chủ như không cầm được bát đũa, rót nước ra ngoài…, không điều khiển được hành vi, nói líu lưỡi, gọi nhầm tên người… Sau khi uống quá nhiều, người uống không thể đi lại được, mất cân bằng cơ thể, không tự ngồi được. - Khi cơ thể không còn chuyển hóa được, rượu uống vào sẽ bị nôn ra. Nhiều trường hợp người uống rơi vào hôn mê, mất tri thức, gọi hỏi không biết, mất các phản xạ, đặc biệt hay gặp hiện tượng này ở người mới uống rượu hay ít uống mà lại uống quá nhiều. - Những trường hợp ngộ độc quá nặng, rượu sẽ ức chế trung tâm hô hấp và gây ngừng thở. Người uống có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. - Cần đặc biệt chú ý với người có tuổi hay bệnh lý tim mạch, say rượu thường che lấp những triệu chứng của tai biến tim mạch như xuất huyết não, nhồi máu cơ tim. Vì vậy nếu xử trí ngộ độc rượu tốt mà bệnh nhân không tỉnh phải tìm ngay nguyên nhân sọ não. - Khi say rượu, ngoài mất các giác quan và phản xạ, người say rượu còn dễ bị viêm phổi do lạnh hay sặc chất nôn. Đây là lý do làm người bệnh phải nằm viện điều trị dài ngày và rất tốn kém. Xử trí ngộ độc rượu thế nào? Một bệnh nhân bị ngộ độc rượu - Tuyệt đối không uống rượu khi đói. Khi say rượu, tìm cách gây nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má. Cho uống một cốc sữa nóng, trà đặc. Cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa). Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái. Nếu có biểu hiện co giật, thở không đều, ngã chảy máu tai, mắt, loạn nhịp tim phải đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay. - Tại bệnh viện: Xét nghiệm kiểm tra các thông số sinh tồn. Cho bệnh nhân nằm tư thế an toàn, làm thông thoáng đường hô hấp, cho thở ôxy nếu cần, chống hạ đường huyết, chống toan chuyển hóa. Rửa dạ dày bằng than hoạt tính hoặc muối kiềm. Hỗ trợ tim mạch, ổn định huyết động. Chú ý phát hiện các biến chứng do say rượu. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình, cho gia đình và xã hội, mỗi người hãy là người tiêu dùng thông thái trong việc lựa chọn, sử dụng rượu.  Không uống các loại rượu không có nhãn mác, rượu tự pha chế không có chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm, rượu sản xuất ở các cơ sở không có Giấy phép sản xuất, kinh doanh.  Không tự mua thuốc Bắc, tự mua hay sưu tầm cây, con theo kinh nghiệm về ngâm để uống.  Tuyệt đối không dùng rượu quá liều lượng, quá mức độ như uống say, quá say.  Nếu có dấu hiệu bất thường liên quan đến uống rượu cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra phát hiện nguyên nhân và xử lý kịp thời. . Rượu – Mối nguy hại tiềm ẩn Rượu ở khắp mọi nơi, từ các quán vỉa hè tới những cửa hàng, khách sạn sang trọng và phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau. Ngay sau khi uống rượu, 20% lượng rượu. hiện chính của ngộ độc rượu Có hai loại ngộ độc rượu chính thường xảy ra đó là ngộ độc rượu etylic (rượu etanol) và ngộ độc rượu metylic (rượu metanol). Khi sử dụng rượu quá nhiều, quá trình. 27/04/2008 đã xảy ra vụ ngộ độc do uống rượu nếp đục (rượu sữa) 7/44 người uống bị tử vong. Nguy n nhân là do tình trạng sử dụng rượu rượu pha cồn công nghiệp, rượu ngâm các loại cây, con theo kinh

Ngày đăng: 12/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan