Lê Văn Trương - Cuộc đời và trang sách doc

7 401 0
Lê Văn Trương - Cuộc đời và trang sách doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lê Văn Trương - Cuộc đời và trang sách Gần nửa thế kỷ sau khi mất, việc ấn hành trở lại tiểu thuyết Lê Văn Trương trong mấy năm gần đây là cái mốc đáng ghi nhận trong lịch sử văn học Việt Nam. Bạn đọc đã được đón “Người hùng” của tiểu thuyết gia Lê Văn Trương nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn (1906-2006). Trong lời giới thiệu cho tuyển tập Lê Văn Trương, nhà văn Triệu Xuân đã viết: “Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945 nổi bật lên hai văn đoàn. Văn đoàn thứ nhất có trên dưới chục người, do nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam sáng lập, mang tên Tự lực văn đoàn. Văn đoàn thứ hai, thực ra chẳng có đoàn nào cả, chỉ có một người, một người một cõi nghênh ngang, nhưng số lượng tác phẩm xuất bản, số lượng độc giả say mê tìm đọc không thua kém gì văn đoàn thứ nhất, ấy là nhà văn Lê Văn Trương” (1) . Lê Văn Trương - nhà tiểu thuyết có “sách bets seller” nhất thế kỷ XX là một trong những mẫu nghệ sĩ “sống để viết” và “viết để sống”. 59 năm sống và viết, Lê Văn Trương đã để phong cách sống của mình, cuộc đời phong trần “hoành tẩu giang hồ” của mình hằn dấu rất rõ trên những trang văn. Đã có người nói: “Nhàn bất phong sương vị lão tài”. Nhiều nhà văn đã từng trải qua một cuộc đời sóng gió và đó cũng là một yếu tố đóng góp vào tài năng của họ. Cuộc đời và văn chương của Lê Văn Trương là một minh chứng cho điều đó. Trong số báo Xuân 1996, Phương An trong bài viết về Lê Văn Trương trân trọng ghi lại hai câu thơ của thân phụ mình - người bạn thuở thanh niên của Lê Văn Trương: “Trường đời trải mấy xuân mưa nắng, Đọng lại nhân gian có Một người” (2) . Hai câu thơ không chỉ đơn thuần nhắc đến tên một số tác phẩm tiêu biểu của Lê Văn Trương mà còn là một sự cảm nhận, một tình cảm dường như rất đỗi yêu kính của một độc giả về con người về cuộc đời nhà văn. Đó cũng là tình cảm của cả một thế hệ độc giả đối với tiểu thuyết gia Lê Văn Trương - nhà văn của “Người hùng” một thuở. Dù là con trai của một gia đình gia giáo, sinh ra trên đất Thăng Long ngàn năm văn vật (làng Đồng Nhân, Hà Nội), nhưng Lê Văn Trương lại có máu giang hồ từ thuở nhỏ. Ông trải qua tuổi ấu thơ ở châu Bắc Mục, tỉnh Tuyên Quang khi cha làm bang tá ở đó. Miền rừng núi âm u, đầy bí ẩn, nhiều chuyện kì quái hẳn đã ảnh hưởng không nhỏ tới tâm hồn tuổi thơ của ông. Đến thời thiếu niên, Lê Văn Trương về sống ở tỉnh Bắc Giang- một tỉnh trung du pha nhiều phong vị miền ngược - mảnh đất thiêng của “hùm xám Yên Thế” Hoàng Hoa Thám thời chống Pháp. Cái chất “Trai Cầu Vồng, Yên Thế”, anh hùng, khái trực, đã trở thành một trong những nét tính cách của Lê Văn Trương. Năm 1923, khi đang là học sinh năm thứ 2 trường Bưởi, Lê Văn Trương bị đuổi học vì cùng với một bạn bè tổ chức bãi khóa phản đối hành vi miệt thị dân Việt của viên hiệu trưởng người Pháp. Cũng chính từ đó, Lê Văn Trương bước vào cuộc hành trình đầy chất tiểu thuyết của cuộc đời mình. Sau ba năm tự học và thi đậu vào ngành bưu điện, Lê Văn Trương trở thành chuyên viên bưu điện và sang làm việc tại Campuchia. Giữa những tháng ngày tha phương cầu thực nơi đất khách quê ngưòi, Lê Văn Trương yêu và được một cô gái xinh đẹp, nết na, hiền thục, sống trong một gia đình sung túc đáp lại. Đó là bà Ngô Thị Hỷ - người vợ cả mà Lê Văn Trương rất mực yêu thương, nhung nhớ và thường xuyên nhắc đến trong đời cũng như trong văn. Lê Văn Trương - một người đàn ông đầy cá tính đã không chịu bó mình trong cảnh yên vui được người khác đặt vào tay mình như thế. Trong tiểu thuyết Tôi là mẹ, Vĩnh đã nói với bố mẹ vợ: “Đã đành con ở đây với ông bà, lại được em con săn sóc là sung sướng lắm rối. Nhưng trong cái sung sướng ấy, con cảm thấy một sự hèn hạ tầm thường con không thể chịu được”. Vĩnh đã tự bảo lòng: Đời không có sự nghiệp, không phải là cái đời của một tài trai, và: “Không có một cái nghề để nuôi vợ, nuôi con, sự khuất nhục sẽ chờ mày ở đầu đường”. Đó cũng là những suy nghĩ của chính Lê Văn Trương. Sau khi cưới vợ, Lê Văn Trương bỏ nghề bưu điện, lạc phách gia nhập chốn giang hồ, từng luân lạc ở Phnôm Pênh, Mongkolboray, Battambang - Campuchia, từng khai hoang lập đồn điền, từng vừa viết báo, vừa viết văn, buôn thuốc phiện và đã từng làm thầu xây dựng đường sắt Vân Nam, xây dựng đường sân bay cho Tưởng Giới Thạch ở Nam Trung Hoa cũng như sau này được Hồ Chủ tịch bổ nhiệm làm Chủ tịch ủy ban đãi vàng Bắc Kỳ Cái vị mặn của cuộc sống, cái chất thép của trường đời đã từng trải qua, Lê Văn Trương đem giãi bày trên trang giấy. Những cảnh xứ lạ, phương xa vốn là đặc điểm chung của văn học lãng mạn. Trong đời sống văn học giai đoạn 1930-1945, những câu chuyện đường rừng của Lan Khai, Tchya đã thực sự lôi cuốn độc giả. Nhưng nét riêng của cảnh xứ lạ phương xa trong tiểu thuyết Lê Văn Trương là ở chỗ những hình ảnh, những cảm giác đó chính là trải nghiệm của chính tác giả giữa trận đờicủa trường đời. Những con đường của Trọng Khang trong Trường đời đã đi: “Đường đi từ đấy bắt đầu khó đi. Thật là những cái thang bắc ngang lưng chừng trời. Một bên thì núi cao vút, một bên thì vực sâu thẳm, lại thêm đá gan gà lởm chởm. Lối đi ngoắt ngoéo lại chỉ vừa một con ngựa Đi được hai cây số thì trời mưa như trút nước, hơi mù bốc lên dày đặc, khiến cách xa một bước chẳng còn trông thấy ai hết Gió núi lại bắt đầu thổi lùa cái lạnh thấu xương vào cơ thể Tiếng sấm, tiếng gió hòa với tiếng thác nước đổ ầm ầm chung quanh, gây nên một không khí rùng rợn, nó gieo cái sợ hãi vào tâm hồn mọi người”; những thử thách của Vĩnh trong Tôi là mẹ phải vượt qua: “Rừng sâu Đêm lạnh lẽo. Với tiếng cú rúc, trùng than Ban đêm, rừng xông ra chướng khí mịt mùng, kẻ nào không quen, ngủ đấy một đêm là mắc bệnh sốt rét. Những cây lim cổ thụ cao vút rũ lá xuống khiến cho vũng nước nào cũng đều bị nhựa lá ngấm ra không còn ai dám uống”, phải chăng là những con đường, những thử thách của chính Lê Văn Trương trên đường đời xê dịch. Những nhân vật của Lê Văn Trương (hay chính cuộc đời tác giả) không chỉ có vất vả, không chỉ có phát sốt, phát rét ầm ầm vì đường đi, vì công việc quá cực nhọc, mà còn đối diện với cái chết có thể rình rập, luẩn quất đâu đây. Đó có thể là lở núi: “Bỗng ở mé trước, tiếng gì ầm ầm như súng trái phá nổ. Tiếng kêu dữ dội phả vào gió gầm nghe lạnh cả gáy Qua một con đường quẹo, cả một cảnh tượng thê thảm bày ra trước mắt. Nửa sườn núi lở xuống chôn sống ba con ngựa thồ và hai tên mã phu ở trong. Đá chặn mất lối đi”; có thể là giống côn trùng nơi rừng rậm nhiệt đới: “Vắt! Hằng hà sa số là vắt. Thấy động chân người là vắt ở các lá cây ném mình xuống. Vắt ở đây cắn rất độc, nếu không có thuốc rịt ngay là sâu quảng. Ruồi rừng, muỗi rừng thấy người kéo ra vo vo như ong vỡ tổ. Lại còn những con bò cạp nằm giữa đường như những vỏ cây mục. Ai vô ý giẫm lên nó chích phải thì chỉ còn ngồi ôm chân khóc”; có thể là trộm cướp: “Con đường này là chỗ gặp của trộm cướp bốn giống: Xiêm, Lào, Cao-mên và Cô Là Đường quanh co, chúng núp ở chỗ quẹo mà bắn thì mười phát trúng cả mười”. Những ngày tháng làm ăn cực kỳ vất vả, mạo hiểm, chơi trò đuổi bắt với tử thần, đối mặt từng giờ với cái chết để tồn tại, ông đã học được bài học của cuộc sống mà sau này sẽ được ông xây dựng thành “triết lý sức mạnh”. Theo nhà văn “triết lý sức mạnh bắt nguồn ngay ở sự sống. Nó đột khởi lên một cách rõ rệt ở những cuộc tranh đấu Sự thực tế đã khiến cho chàng nhìn rõ thấy một yếu tố của sự sống là: Sức mạnh. Chẳng những cần phải mạnh để thắng người. Mà chính mình phải mạnh để thắng mình Đường rừng cũng như đường đời. Những con đường vinh quang, rộng rãi chỉ dành cho giống khỏe Nếu đem xây dựng cái phương trâm xử thế của ta trên nền tảng của triết lý sức mạnh thì bao giờ ta cũng chỉ đắc thắng”. Những bài học ấy, tuy có ảnh hưởng ít nhiều triết lý siêu nhân của Nietzsch, nhưng gốc lõi vẫn là những gì nhà văn “thâu nhập được nó ở trên trường đời cạnh tranh, trong bao nhiêu năm luân lạc, trong bao nhiêu năm phấn đấu, trong bao nhiêu năm đau khổ ”. Con người Lê Văn Trương, cá tính Lê Văn Trương, người đọc sẽ hình dung một phần nào qua những nhân vật của ông. Đó là những nhân vật hơi khác đời, rất hấp dẫn vì tính ưa mạo hiểm, cá tính ngang tàng, niềm đam sống mãnh liệt, có đủ quyết tâm và nghị lực để theo đuổi lý tưởng cao đẹp, mới mẻ của mình. Người đọc nhận ra nét đồng cảm giữa cậu học trò 17 tuổi trường Bưởi đã khảng khái tổ chức bạn bè thân hữu bãi khóa khi chứng kiến viên hiệu trưởng người Pháp lăng nhục một học sinh người Việt là “sale Annamite” (đồ An Nam bẩn thỉu) năm xưa với nhân vật Linh trong tác phẩm Một người. Linh, viên tham tá trẻ tuổi con nhà giàu, vì đôi lỗi lầm nhỏ, bị viên sếp người Pháp nặng lời và tát tai. Linh xấu hổ xông lại toan làm dữ thì viên sếp xuống nước nhưng vẫn dọa: Tôi sẽ cách chức anh! Linh đáp ngay: Tôi không cần! Ngay từ bây giờ, tôi sẽ từ giã cái địa ngục mà người ta coi tôi như chó lợn này”. Người đọc cũng thấy những dự định, ý tưởng của Chí trong Trận đời: tổ chức di dân, khai khẩn đồn điền, lập những vùng quê mới - cũng chính là những dự định, ý tưởng của Lê Văn Trương khi đưa vợ con lên khai khẩn đồn điền vùng Lovera xa xôi. Rồi Trọng Khang, trong Trường đời đầy tính ngang tàng, dũng mãnh, trên con đường phiêu lưu mạo hiểm chính là một phần hình ảnh tác giả. Những biến cố trong cuộc đời Vĩnh trong Tôi là mẹ, những thăng trầm trong cuộc đời Chí trong Trận đời, những khúc ngoặt của cuộc đời Khang trong Trường đời phải chăng chính là một phần cuộc đời của Lê Văn Trương vậy. Cuộc đời Lê Văn Trương nhiều sóng gió, thăng trầm: Khi đầm ấm quê nhà, khi bôn ba đất khách; khi rủng rỉnh kim tiền, khi không một cắc bạc trong tay; khi tưng bừng bạn bè hội ngộ, khi âm thầm trong túng thiếu, cô đơn; khi được Cụ Hồ Chí Minh cử làm Chủ tịch ủy ban đãi vàng Bắc kỳ, được ông Trần Huy Liệu, Bộ trưởng Bộ thông tin Tuyên truyền thời ấy tin cậy, hướng dẫn ra tờ báo Việt Nam hồn - một tờ báo ủng hộ Việt Minh chống Pháp; khi vì hoàn cảnh, vì số phận xui khiến, vào Sài gòn làm cho Đài phát thanh Sài Gòn (chưa được nửa năm thì bị sa thải) Nhưng dù có thế nào thì cá tính của Lê Văn Trương, tinh thần ái quốc của Lê Văn Trương vẫn trước sau như nhất. Cá tính ấy, tinh thần ấy được Lê Văn Trương gửi gắm trong cách thể hiện những nhân vật người hùng trong suốt đời văn của mình. Theo Hoàng Hữu Đản, “Người hùng” thực chất là hình tượng “con người mới” của thời đại” (3) . Thời đại nào cũng có con người mới của nó. Họ không phải là hiệp sĩ, siêu nhân mà như một người bạn, có đủ cả những ưu điểm và nhược điểm rất người, nhưng hơn người một chút ở cái ý thức sâu sắc về trách nhiệm cụ thể của mình ở mọi cương vị, trong gia đình cũng như trong xã hội, ở cái ý chí khẳng định, ở cái nghị lực kiên trì và quyết tâm sống với tư cách là một CON NGƯỜI viết hoa với cái nghĩa đẹp nhất của nó. Chủ đích của Lê Văn Trương là làm cho độc giả thấy giữa một xã hội Việt Nam với rất nhiều người còn đang hoang mang, bạc nhược, chưa tìm ra được một lẽ sống và một lối sống tích cực thì vẫn còn những con người không chỉ có phẩm chất và đạo lý, không chỉ có lương tâm và tình thương, mà còn là những người có tri thức, nghị lực và dũng cảm, không chịu khuất phục trước sự quyến rũ của sắc đẹp, trước sự lôi cuốn của tiền tài, trước sự hấp dẫn của danh giá, trước sức mạnh của uy quyền để có thể ngẩng cao đầu mà sống. Cả một thế hệ độc giả đã đồng thanh đặt tên cho những nhân vật chính của Lê Văn Trương là “Người hùng” và trong rất nhiều trường hợp, họ đã có những phản ứng một phần nào giống như Lê Văn Trương mong muốn. Triết lý sức mạnh, hình tượng “người hùng” rất quyết liệt của ông đã ảnh hưởng tới thế hệ thanh niên thời đó rất sâu đậm. Nguyễn Mạnh Côn trong cuốn Sống bằng sự nghiệp đã có bài “Biện hộ cho Lê Văn Trương”. Ông viết: “Và cũng bởi đời sống của chúng ta được làm nên, một phần nào bằng kỷ niệm, cho nên rất nhiều người còn nhớ đến Lê Văn Trương mỗi khi nhớ đến tuổi trẻ của họ. Và cũng bởi tuổi trẻ nào cũng ao ước những kiếp sống anh hùng, cho nên, tôi tưởng thế, tuổi trẻ nào cũng có nhiều người, bất chấp mọi lời phê bình về kỹ thuật, vẫn say mê, và nửa khóc nửa cười, khi đọc Lê Văn Trương, đến những đoạn nâng được tâm hồn họ lên mực cao của những tâm hồn nghệ sỹ”. Triết lý sức mạnh và nhân vật Người hùng trong tác phẩm Lê Văn Trương khởi nguồn ngay trong cuộc sống của ông, cuộc sống có vị mặn của sự từng trải, có chất thép của trường đời nhiều sóng gió. Đặt tên cho các tên tác phẩm của mình, Lê Văn Trương hay dùng từ “một”: “Một người”, “Một người cha”, “Một trái tim”, “Một lương tâm trong gió lốc”, “Một cô gái mới” và độc giả, những người say mê tiểu thuyết Lê Văn Trương một thời đã cảm nhận được một điều từ chính cuộc đời nhà văn: “Đọng lại nhân gian có một người: “Một không phải là duy nhất nhưng cũng hàm ý là có sự phân biệt với những người khác, không phải bất kỳ ai” (4) . Từ sự là “một” của con người và cuộc đời, đến sự là “một” của các nhân vật trong sáng tác, Lê Văn Trương đã tạo ra cho mình một sức hấp dẫn riêng . trong cuộc đời Chí trong Trận đời, những khúc ngoặt của cuộc đời Khang trong Trường đời phải chăng chính là một phần cuộc đời của Lê Văn Trương vậy. Cuộc đời Lê Văn Trương nhiều sóng gió, thăng. từ đó, Lê Văn Trương bước vào cuộc hành trình đầy chất tiểu thuyết của cuộc đời mình. Sau ba năm tự học và thi đậu vào ngành bưu điện, Lê Văn Trương trở thành chuyên viên bưu điện và sang. Lê Văn Trương - Cuộc đời và trang sách Gần nửa thế kỷ sau khi mất, việc ấn hành trở lại tiểu thuyết Lê Văn Trương trong mấy năm gần đây là cái mốc đáng ghi nhận trong lịch sử văn

Ngày đăng: 26/07/2014, 00:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan