1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Việc tiếp nhận cuốn "Từ Liên Xô trở về" ở Việt Nam doc

9 433 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Việc tiếp nhận cuốn "Từ Liên Xô trở về" ở Việt Nam Nửa sau thế kỷ XX Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cả nước Việt Nam bước sang nửa sau của thế kỷ XX với những nhiệm vụ chính trị xã hội thích hợp với một đất nước bước vào chín năm kháng chiến trường kỳ và sau đó là hai miền Bắc Nam bị chia cắt lâu dài, tiếp theo nữa là những năm hậu chiến. Trong mấy thập kỷ đó, việc tiếp nhận văn học nước ngoài so với những năm đầu thế kỷ đã có những thay đổi cho hợp với tình hình. Chủ yếu chúng ta tiếp xúc với những thành tựu từ phe xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Vai trò của văn học Pháp đối với văn học Việt Nam đã có sự chuyển đột biến. Nếu như ở giaiđoạn đầu thế kỷ, tác động của nó là mạnh mẽ và tích cực mặc cho hoàn cảnh rất éo le của lịch sử thì ở nửa sau thế kỷ nói chung mọi lời đánh giá đều gắn với gam màu tiêu cực, chỉ trừ đối với một vài trường hợp nhà văn "tiến bộ". Xin nêu một ví dụ về việc đánh giá văn học Pháp qua tạp chí Tiên phong, cơ quan ngôn luận của Hội văn hoá cứu quốc Việt Nam. Với thời gian tồn tại không dài (1945- 1946), lại trong hoàn cảnh rất khó khăn của một đất nước vừa giành được độc lậpđã phải lao vào cuộc đấu tranh gian khổ, tạp chí đã làm được nhiều việc quan trọng để gây dựng một nền văn hoá mới. Với những định hướng lịch sử của thời đại, việc đánh giá văn hoá Pháp nói chung, văn học Pháp nói riêng của tạp chí buộc phải theođường hướng nhất định. Những thành tựu đương thời của văn học Pháp về các mặt chỉ có thể được nhận định như sau: "hết nhựa rồi" (với thơ), tiểu thuyết thì "lèo tèo", kịch trường thì không "sinh được người nào to lớn", lại vẫn những cuộc " chơi tâm lý" như ở trong tiểu thuyết, chỉ có phê bình là khá hơn cả vì "khi người ta không sáng tác được nữa, thì người ta chăm chú phê bình", v.v… Diện mạo của văn học nghệ thuật Pháp đương thời cũng được hiện lên một cách đáng sợ: Viện Hàn lâm tiêu biểu cho văn hoá Pháp thì "đã chết rồi", "hội hoạ Pháp bế tắc trong những bức tranh dở điên dở dại", còn chủ nghĩa sinh tồn của J P. Sartre "đã đưa triết lý ấy đến một quan niệm chính trị vô định và như thế thứ triết học ấy đã làm cho một số trí thức loạn óc hoang mang để bọn phản động lợi dụng lừa gạt". Thời ấy, nhắc đến nước Pháp có nghĩa là bọn thực dân, kẻ thù xấu xa phản động. Trong mấy thập kỷ tiếp theo, chỉ vô cùng ít ỏi các nhà văn Pháp cộng sản hay "tiến bộ" mớiđược nhắc tới mà thôi. Thậm chí đến tận những năm 80 của thế kỷ XX, văn học Pháp được quan tâm đến cũng chỉ là thành tựu của thế kỷ XIX trở vềtrước với những đại diện được cả thế giới công nhận. Văn học Pháp thế kỷ XX chỉ được giảng dạy hạn chế ở các khoa Văn các Trường Đại học và nếu có xuất hiện trong các bài viết thì thường được gắn với nhãn mác "xa lạ", "suy đồi"… Trong tình hình như vậy, một nhà văn "phức tạp" như Gide đương nhiên không thể xếp cùng "phe ta". Thậm chí nếu có ai "dính dáng" gì đó với Gide, nhất là với cuốn Từ Liên Xô trở về thì không tránh khỏi "có vấn đề". Đã thực sự có những nhà văn bị"liên luỵ": "Cũng nhân vụ sách vở này, có ý đây đó trách Vũ Trọng Phụng đã dịch Retour de l’U.R.S.S (Ở Liên Xô về) của André Gide"(13); "Hình như Bích Khê rất thích André Gide… đến mức ông đã dịch cuốn hồi ký Trở về từ Liên Xô, để sau này cứ bị nghi kị là "phần tử Trốtkít"(14). Trong thời gian kéo dài hơn nửa thế kỷ, cũng như ở Liên Xô và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, tên tuổi của Gide hoàn toàn bị quên lãng ở miền Bắc Việt Nam. Nếu ở đây đó có tài liệu nào nhắc đến thì tên của Gide cũng như tác phẩm của ông thường gắn với những gì suy đồi hoặc phản động. Trong khi đó, ở miền Nam, hầu như các tác phẩm chính của Gide đều được dịch ra tiếng Việt, mặc dầu chất lượng các bản dịch là điều đáng bàn đến ở một dịp khác. Cuộc đời và các sáng tác của nhà văn là đối tượng nghiên cứu và giới thiệu trong một sốsách, bài báo, tạp chí. Cùng với công cuộc Đổi mới, nhiều vấn đề trong văn học nói chung được xem xét, đánh giá lại, đối với văn học Việt Nam, cũng như văn học nước ngoài. Việc tiếp nhận Gide ở Việt Nam đã chuyển sang một trang mới. Các tác phẩm của ông được dịch hoặc in lại ở nhiều nhà xuất bản trong Nam và ngoài Bắc, mặc dù chất lượng dịch không đồng đều (hiện nay 16 bản dịch tác phẩm của Gide ra tiếng Việt, trong đó những tác phẩm như Khung cửa hẹp, Khúc nhạc đồng quê, Bọn làm bạc giả có tới ba bản dịch khác nhau). Người ta không còn phải né tránh, e dè khi nhắc đến tên Gide. Nhiều tác giả đã đề cập đến những ảnh hưởng không nhỏ của Gide ở Việt Nam. Từ đầu những năm 90, sự nghiệp sáng tác của Gide đã được giới thiệu trong Giáo trìnhLịch sử văn học Pháp dùng cho bậc Đại học. Đã xuất hiện các chuyên luận, các bài nghiên cứu hoặc Khoá luận tốt nghiệp Đại học, luận văn Thạc sĩ ngữ văn viết về Gide và các tác phẩm của ông. Tất nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến sự nghiệp sáng tác đa dạng của Gide cần được quan tâm đến và đó là công việc không chỉ của một vài người. Quay trở lại vấn đề liên quan đến Từ Liên Xô trở về, cách đây đúng 20 năm (1987), nhà thơ Chế Lan Viên trong bài Vài ý kiến nhỏ nhân việc nói đến những trắc trở trong việc đánh giá nhà văn Vũ Trọng Phụng đã có những gợi ý thiết thực gắn trực tiếp tới cuốn sách: ông đề nghị các nhà nghiên cứu văn học Tây phương lúc đó "đọc lại" Từ Liên Xô trở về, để đánh giá lại cuốn sách của nhà văn Pháp sao cho hợp lý. Cũng nhân dịp đó, ông đề cập một cách cô đúc và sâu sắc đến những vấn đề lớn hơn việc đánh giá và xem xét một cuốn sách: "Nhưng ta hồi ấy cũng không vừa gì. Gặp ai cũng bảo là người ta liếm giàyđế quốc". Thật tiếc vào những năm đó, chúng ta đã chưa có đủ điều kiện để làm những việc cần thiết như vậy. II. ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐỌC LẠI TỪ LIÊN XÔ TRỞ VỀ Chỗ đứng của người viết qua Lời nói đầu của cuốn sách Trong Lời nói đầu, rất ngắn gọn, Gide đã nhiều lần nói rõ và khẳng định quan điểm của mình khi viết cuốn sách này. Ngay từnhững dòng đầu tiên, ông đã thổ lộ: "Đã từ ba năm nay tôi tỏ rõ lòng ngưỡng mộ và tình yêu của tôi đối với Liên Xô". Tiếp theo ông trích lại một đoạn được viết trước khi ông sang Liên Xô hơn một năm: "Đã có rất nhiều cuộc tấn công ngu ngốc và thiếu lương thiện chống Liên Xô, đất nước khiến chúng ta kiên quyết bảo vệ nó". Ngay sau đó ông tiếp tục khẳngđịnh "lập trường" của mình khi vừa mới đến Liên Xô (bốn ngày sau khi đến Moscou): "Chúng ta sẽ bảo vệ Liên Xô". Có thểthấy, việc xác định rõ vị trí là một người bạn của Liên Xô, đứng về phía Liên Xô, bảo vệ Liên Xô của nhà văn ở đây thật rõ ràng. Nhưng, ông không phải là một người bạn theo quan niệm thông thường. Bởi như chính ông quan niệm: "thường xảy ra chuyện những người bạn của Liên bang Xô Viết không muốn nhìn thấy những việc dở, hoặc chí ít là từ chối việc nhận biết nó". Là một người bạn có "thái độ nghiêm khắc nhất", ông đã không làm những việc mà nhiều người bạn của Liên Xô đã làm (vàđây là việc thật dễ dàng và thuận lợi) là ngợi ca, là cất giọng nói của sử thi với những lời "có cánh" ca tụng những con người vĩ đại, những hiện thực hoành tráng, những chiến công và thắng lợi. Có thể nói, A. Gide đã "lội ngược dòng", làm những việc ngược đời là phê phán bạn bè. Hơn thế, đó là sự phê phán rất nghiêm khắc. Và đây chính là điều ông đã phải trả giá, mặc dù trong Lời nói đầu, dường như đoán trước được những cơn bão tố sẽ đổ xuống, ông đã nói rất rõ lý do của việc phải "lội ngược dòng" như thế: "Những lời phê phán của tôi xuất phát từ lòng ngưỡng mộ của tôi đối với Liên bang Xô Viết, với những chiến công đất nước này đã giành được; từ những gì chúng ta mong chờ từ đất nước đó; đặc biệt là những gìđất nước này cho phép chúng ta hy vọng". Đất nước Xô Viết đối với ông không chỉ là hiện thân của một quốc gia, lớn hơn thế, nó gắn liền với niềm hy vọng của con người, gắn với "số phận của toàn nhân loại", gắn liền với niềm tin của con người vềnhững gì tốt đẹp nhất. Đặc biệt, ông nhấn mạnh lòng tin của chính mình, tin vào việc Liên bang Xô Viết sẽ vượt qua những khuyết điểm trầm trọng mà ông đã nêu ra, tin rằng những khuyết điểm của một đất nước như Liên Xô không thể làm nguy hại đến chân lý của một sự nghiệp có tính toàn cầu. Với cách nhìn của một nhà văn uy tín tầm cỡ quốc tế, Gide đã luôn gắn sự nghiệp và vận mệnh của Liên Xô với sự nghiệp chung, mối quan tâm của ông thực sự không chỉ dừng ở một đất nước, cho dù ở đó đang tiềm ẩn "một cái đà có khảnăng dẫn dắt toàn bộ nhân loại". Vậy, đất nước Liên Xô, đối với Gide, là một đất nước như thế nào? Trong bốn trang rưỡi của Lời giới thiệu, người đọc không thể tìm thấy một từ nào chỉ sự thù địch gắn với Liên bang Xô Viết. Ngược lại, Gide đã dùng những từ tốt đẹp và trang trọng nhất để nói về đất nước này: Liên Xô, "ở đó một cuộc thử nghiệm chưa từng có đã được thực hiện"; Liên Xô, "là tương lai của nền văn hoá"; Liên bang Xô Viết "đang xây dựng"… dường như ở đó người ta đang chứng kiến sự xuất hiện của tương lai"; Liên bang Xô Viết "Còn hơn là một quốc gia được lựa chọn: đó là một tấm gương, một cẩm nang dẫnđường"; "Những việc đã làm của Liên bang Xô Viết thường là đáng khâm phục. Trong nhiều lĩnh vực, đất nước ấy là thể hiện khuôn mặt rạng rỡ của hạnh phúc". Xác định thái độ phê phán nghiêm khắc đối với "những khuyết điểm trầm trọng" của đất nước Xô Viết, một đất nước được gắn cùng bao phẩm chất tốt đẹp, nhà văn một lần nữa khẳng định thái độ tôn trọng sự thành thực của mình. Ông đã từng rất tựtin vào mình: "Câu chuyện kể của tôi chỉ có lí do tồn tại vì nó trung thực". Hơn ở đâu khác, trong cuốn sách Từ Liên Xô trở về, nhà văn thực hiện triệt để quan niệm về tính thành thực trong văn chương. Ông hiểu việc nói thật về những điều trông thấy trên đất Liên Xô sẽ gây sốc, nhưng ông vững tin ở sự chân thành của mình và cho rằng: "Dối trá, dù là dối trá trong im lặng có thể là hợp thời, và cũng là hợp thời sự liên tục dối trá, nhưng điều đó chỉ có lợi cho bên đối địch và sự thật, dù có làm ta đau lòng, cũng chỉ có thể làm bị thương tổn để rồi chữa khỏi". Vậy là chỉ trong vài trang ngắn ngủi của Lời nói đầu, Gide đã trình bày một cách rất cô đúc những vấn đề lớn. Chúng ta thấy ở đây hình ảnh không chỉ của một nhà văn bình thường sẽ kể lại với độc giả về những điều ông nhận thấy ở một đất nước như Liên bang Xô Viết. Hơn thế, đó là một con người tâm huyết với sự nghiệp lớn của toàn nhân loại, gắn mối quan tâm của mình với các vấn đề lớn của quốc tế và chọn cho mình một chỗ đứng thật khó khăn và đầy thử thách, sẵn sàng đối mặt với tất cả. Về chuyến đi của Gide đến Liên Xô và cách tiếp cận thực tế của nhà văn Trước hết, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin liên quan đến chuyến đi của Gide ở đất nước Liên bang Xô Viết. Vào những năm 30, uy tín văn chương của Gide đã nổi bật trên văn đàn nước Pháp, nhất là sau khi tiểu thuyết Bọn làm bạc giả được công bố năm 1926. Bên cạnh đó, ngay từ năm 1927, thái độ nhập cuộc của nhà văn đã được khẳng định với cuốn Chuyến đi đến Congo. Từ năm 1931, nhà văn đã phát biểu về cảm tình yêu mến sâu sắc và lòng ngưỡng mộ của mình với Liên bang Xô Viết. Một loạt hoạt động chính trị, xã hội của ông trên tầm quốc tế đã nâng thêm uy tín của ông với tư cách nhà văn nhập cuộc. Sựnổi tiếng và tư cách quốc tế của ông cùng với việc ông tiến gần hơn với Đảng Cộng sản Pháp đã khiến ông được mời sang Liên Xô vào tháng 6- 1936. Ông nhận lời mời và đi cùng bốn người bạn. Chuyến đi kéo dài 9 tuần lễ, ngoài việc đến thăm các thành phố lớn như Mouscou, Léningrad, đoàn còn đến vùng Caucase, biển Đen. Gide được chào đón với tư cách một thượng khách: phòng ở 6 phòng tại khách sạn Métropole sang trọng tại Matxcơva, một chiếc ô tô Lincoln tháp tùng, các bữa ăn với nhiều mónđặc sản Nga, báo chí đăng hàng loạt bài giới thiệu nhà văn nổi tiếng, đám đông đón chào vỗ tay nồng nhiệt. Có thể nói, một chuyến đi được trọng vọng như thế thật là lý tưởng đối với bất kì người nào, không loại trừ Gide. Nhưng… và mọi việc bắt đầu từ chữ "nhưng" éo le này. Gide không chỉ hài lòng với các cuộc đón tiếp tưng bừng, trang trọng và chu đáo. Cũng như hơn mười năm trước, khi ông sang Congo, ông không chỉ hài lòng với sự đón tiếp của các quan chức thuộc địa ởCongo, ông quyết định đi theo "lộ trình" của riêng mình và đã phát hiện ra những sự thật khủng khiếp mà những người Pháp "thực dân" bình thường không nhận ra, hoặc là không muốn nhận ra. Trong cuốn Chuyến đi đến Congo, nhà văn đã cất lên tiếng nói của một người có lương tri, của một người muốn tìm hiểu sự thật, chống lại các chính sách thực dân: "Tôi muốn đi ra sau phía cánh gà, về phía sau những tấm biển trang trí, xem xem có gì giấu phía sau đó, chắc phải là cái gì đó thật khủng khiếp. Tôi nghi ngờ về cái "khủng khiếp" đó, tôi muốn xem tận mặt nó ". Đến năm 1936, ở Liên bang Xô Viết vĩ đại, Gide vẫn giữ nguyên thái độ và cung cách tiếp cận với hiện thực: đi đến cùng và "xem tận mặt", một cách trực tiếp như vậy. Điều ấy ông đã khẳng định một lần nữa qua việc nhắc lại chuyến đi đến Congo trong phần viết Bổ sung vào cuốn Từ Liên Xô trở về của tôi in năm 1937: khi đi tham quan có người hộ tống (ở Congo), mọi việc đều tốt đẹp, nhưng rồi "Tôi bắt đầu thấy ở đó rõ ràng hơn khi rời bỏ ô tô của các nhà cầm quyền, tôi quyết định đi dọc đất nước một mình, đi bộ, kéo dài trong 6 tháng, để có thể tiếp xúc trực tiếp với người bản xứ ". Không phải ngẫu nhiên, cuốn Từ Liên Xô trở về được bắt đầu bằng câu: "Tiếp xúc trực tiếp với nhân dân lao động, trên các công trường, các nhà máy hoặc trong các nhà nghỉ, các vườn hoa, các "công viên văn hoá"… Nhà văn muốn tiếp cận theo con đường thẳng nhất, không phải qua sự giới thiệu hay dẫn dắt của các tổ chức chính quyền, tiếp cận "mặt đối mặt" với nhân dân lao động ở các môi trường khác nhau, không phải thông qua hoặc đi cùng với các quan chức, mặc dù ông là khách thượng hạng của Liên bang Xô Viết. Chính với lối "vi hành" ấy, Gide đã có được một cái nhìn thật, không tuân theo một sự sắpđặt bố trí trước (ông thường rất thích những cuộc thăm viếng bất ngờ, không chuẩn bị trước). Hiện thực về Liên Xô với "khuôn mặt rạng rỡ của hạnh phúc" Qua 53 trang sách chính văn, nhà văn Pháp đã dành khá nhiều không gian trong văn bản để miêu tả cho bạn đọc hiện thực tươi sáng ở Liên Xô và lòng yêu mến đất nước này của ông. Chỉ với nửa trang đầu tiên của cuốn Từ Liên Xô trở về người đọc có thể thấy những tình cảm mà nhà văn nhận được từ đất nước Xô Viết: "Tiếp xúc trực tiếp với nhân dân lao động trên các công trường, các công viên văn hoá, tôi có thể được hưởng những khoảnh khắc của niềm vui sướng sâu sắc. Tôi cảm thấy giữa những người bạn mới một tình hữu ái tinh tế được gây dựng, trái tim tôi hớn hở, rạng rỡ. Cũng vì thếnhững bức ảnh chụp tôi từ đất nước ấy vui vẻ hơn, tươi cười hơn, thậm chí tôi không thường có vẻ mặt ấy ở Pháp.Và biết bao là niềm vui sướng, ở đó, nước mắt tôi thường giàn giụa, bởi quá sung sướng, nước mắt của sự âu yếm và lòng yêu mến". Có lẽ tất cả những từ chỉ tình cảm tốt đẹp đều đã được Gide huy động để diễn tả tấm lòng của mình. Có một từ được nhà văn rất hay dùng là admirable (đáng phục, đáng chiêm ngưỡng, đáng ca ngợi). Chỉ trong một trang nhỏ, ông đã ba lần dùng từ này (hai lần là tính từ và một lần là động từ, trang 26): "En U.R.S.S. le peuple est admirable"; "une jeunesse admirable"; "mais comment n’ admirer point un pays et un régime capable de les produire ?". Và ở những trang khác khi nhà văn muốn ca ngợi con người hoặc địa điểm nào đấy: Ce que j’admire en Léningrad, c’est Saint – Pétersbourg; "Nousadmirons en U.R.S.S. un extraodinaire élan vers l’instruction, la culture"; Les admirables forets du Caucase. Đặc biệt, khi nói về Sotchi, một nơi nghỉ mát nổi tiếng của Liên Xô, Gide đã dùng liên tục từ admirable (4 lần ở trang 50): L’admirable ici, c’est que…; L’admirable à Sotchi, c’est…; L’admirable, à Sotchi, c’est Ostrovski; Son admirable jardin… Với lòng yêu mến đất nước Xô Viết, ông đã miêu tả quang cảnh hạnh phúc ở nhiều nơi : trẻ em ở các trại thiếu nhi vui vẻ, được chăm sóc chu đáo (5 bữa mỗi ngày), người lớn hoạt động náo nhiệt ở các công viên văn hoá. Ông cung cấp những thông tin quan trọng như "mỗi thành phố ở Liên bang Xô Viết đều có công viên văn hoá và có những sân chơi cho trẻ em". Trong thời gian ở Liên Xô, Gide đã có dịp tiếp xúc với những hoạt động khác nhau, với những công chúng khác nhau và những con người ở đất nước Xô Viết đã để lại trong lòng nhà văn Pháp những tình cảm tốt đẹp. Sau khi dự lễ tang M. Gorki tại Quảng trường Đỏ, ông nhận xét: "Tôi nghĩ rằng không ở đâu như ở Liên bang Xô Viết, người ta có thể cảm nhận được tình cảm nhân văn sâu sắc và mạnh mẽ đến thế". Tham dự ngày hội thanh niên ở Quảng trường Đỏ, ông say sưa ghi nhận: "Tôi không tưởng tượng được một quang cảnh hoành tráng đến thế". Trên một chuyến tàu đi từ Moscou đến Ordjoikide, sáu người trong đoàn của Gide được Hội Nhà văn Liên Xô bố trí đi một toa riêng. Gide đã tìm cách tiếp xúc với khách đi tàu bình thường và mời được khoảng chục đoàn viên Komsomol sang toa đặc biệt để "giao lưu" (nói theo kiểu ngày nay). Cuộc gặp gỡ bất ngờ(không sắp xếp trước) đó đã để lại trong nhà văn Pháp những ấn tượng đặc biệt: "Buổi tối đó đã để lại trong các bạn đường của tôi và tôi những kỷ niệm đẹp nhất của chuyến đi". . Việc tiếp nhận cuốn "Từ Liên Xô trở về" ở Việt Nam Nửa sau thế kỷ XX Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cả nước Việt Nam bước sang nửa sau của. mới đến Liên Xô (bốn ngày sau khi đến Moscou): "Chúng ta sẽ bảo vệ Liên Xô& quot;. Có thểthấy, việc xác định rõ vị trí là một người bạn của Liên Xô, đứng về phía Liên Xô, bảo vệ Liên Xô của. với văn học Việt Nam, cũng như văn học nước ngoài. Việc tiếp nhận Gide ở Việt Nam đã chuyển sang một trang mới. Các tác phẩm của ông được dịch hoặc in lại ở nhiều nhà xuất bản trong Nam và ngoài

Ngày đăng: 25/07/2014, 20:20

Xem thêm: Việc tiếp nhận cuốn "Từ Liên Xô trở về" ở Việt Nam doc

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w