1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trên báo Hà Tây

95 7K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trên báo Hà Tây

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Báo chí cách mạng nước ta có chức năng vô cùng quan trọng, đó là người

tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể, hướng suy nghĩ và hành động của mọi

người vào việc thực hiện đúng đư

ờng lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, của Đảng và Nhà nước Cùng với

việc chủ động tích cực đấu tranh, phê phán những thói hư tật xấu, vạch trần âm

mưu, thủ đọan của kẻ thù thì báo chí còn phải thực hiện chức năng biểu dương

khen ngợi, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến

Sau khi giành được chính quyền, trên Báo Sự Thật ngày 20/9/1918, V.I

Lênin đã viết: “ Hãy nói về kinh tế nhiều hơn Nhưng không nên nói về kinh tế

theo cái kiểu nghị luận “chung chung” [9,107] Người nhắc nhở báo chí lúc đó:

“Chúng ta rất ít dùng những điển hình, những tấm gương cụ thể sinh động lấy

trong mọi lĩnh vực của đời sống để giáo dục quần chúng, mà đây lại là nhiệm vụ

chính trị của báo chí trong thời kỳ quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa

cộng sản Chúng ta ít chú ý đến đời sống thường ngày trong công xưởng, nông

thôn và bộ đội, là những nơi mà đời sống mới xây dựng mạnh mẽ hơn mọi nơi

khác, mà chúng ta phải chú ý hơn mọi nơi khác, phải tuyên dương, phải phê

bình công khai và công kích những tật xấu, hô hào học tập cái tốt ” [4 109]

Báo chí xuất hiện và phát triển do yêu cầu thông tin chính trị, kinh tế và

giao lưu văn hoá, tư tưởng xã hội Ngay từ những ngày đầu tiên, báo chí đã

mang tính khuynh hướng và người hoạt động trong lĩnh vực này lại càng phải có

ý thức và xu hướng chính trị của mình “Lấy gương người tốt để hàng ngày giáo

dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các

tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [5, 85]

Trải qua 40 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, Báo Hà Tây đã

bám sát những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước, bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh để tổ chức tuyên truyền, vận động Là

người thường xuyên đọc và theo dõi Báo Hà Tây tôi nhận thấy các tin, bài trên

Báo Hà Tây đã phản ánh khá toàn diện đời sống xã hội phong phú và thực tiễn

Trang 2

sinh động các phong trào trên địa bàn tỉnh Hà Tây Qua đó, Báo Hà Tây đã gióp

phần tuyên truyền và tuyên truyền khá hiệu quả, cổ vũ quần chúng thực hiện tốt

các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; giới thiệu tổng

kết, nhân rộng nhiều điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm hay trong quá

trình đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; đồng thời tích cực phê phán các

biểu hiện tiêu cực, trì trệ, những việc làm sai trái của một số tập thể, cá nhân

Thông tin trên báo lý giải nhiều vấn đề nóng hổi đặt ra từ thực tiễn cơ sở về

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, thực hiện chính sách xã hội

Đồng thời tạo và định hướng dư luận xã hội, góp phần tháo gỡ những vướng

mắc, tồn tại đã và đang gây nhiều bức xúc

Báo Hà Tây đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề mang tính lý luận

của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông

thôn Báo Hà Tây là một tờ báo địa phương đã làm tốt nhiệm vụ của mình góp

phần quan trọng vào quá trình đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước Vấn đề đặt ra

cho Báo Hà Tây hiện nay là: Làm thế nào để Báo Hà Tây thực hiện tốt mục

biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trên báo góp phần làm đẹp cho

đời, làm trong lành xã hội, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp xây dựng quê hương

giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh

Trước ý nghĩa sâu sắc về nhiệm vụ tuyên truyền trên báo Đảng: Cần đẩy

mạnh việc tuyên truyền, cổ vũ cái tốt, phát huy truyền thống đạo lý của quê

hương, trong thời kỳ đổi mới, tình hình chính trị trong nước và thế giới có nhiều

biến động đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế nước ta nói chung và nền kinh

tế Hà Tây nói riêng Đứng trước một giai đoạn lịch sử mới đòi hỏi người làm

báo cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, cần phát huy khả năng sáng tạo phù

hợp với hoàn cảnh cụ thể Đồng thời cũng cần kế thừa và phát huy những giá trị

văn hoá truyền thống tốt đẹp của báo chí, do đó tác giả khoá luận đã chọn vấn đề

“Tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên Báo Hà Tây” làm

đề tài khoá luận của mình với nguyện vọng hiểu rõ thêm về tình hình phát triển

của báo chí tỉnh nhà Đồng thời, qua việc nghiên cứu tìm hiểu thêm cách thức

thể hiện của hình thức tuyên truyền này, từ đó đưa ra một số giải pháp cho báo

Trang 3

chí địa phương phát triển phù hợp với tình hình của tỉnh, đáp ứng được nhu cầu

thông tin ngày càng lớn của đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh

Khoá luận đi sâu tìm hiểu hình thức, cách thể hiện về tuyên truyền điển

hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên Báo Hà Tây trong thời kỳ đổi mới để có

cái nhìn chính xác, cụ thể về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thời

gian nghiên cứu được giới hạn từ tháng 01 năm 2004 đến tháng 5 năm 2005

Mục đích chính của khóa luận nhằm làm rõ chức năng cũng như nhiệm vụ

của công tác tuyên truyền điển hình tiên tiến trên báo chí cách mạng Việt Nam

nói chung và Báo Hà Tây nói riêng

Bằng khả năng của người bước đầu làm công tác nghiên cứu, tôi hy vọng

sẽ đưa ra được những ưu, nhược điểm cụ thể về nội dung cũng như hình thức thể

hiện vấn đề tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên Báo Hà Tây

Đồng thời đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hơn sự thể hiện về nội

dung và hình thức của đề tài tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt

đối với một tờ báo địa phương

CHƯƠNG 1:

Tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt- một nhiệm vụ

và chức năng quan trọng của báo chí cách mạng

1.1 Quan niệm, chức năng, nhiệm vụ của việc tuyên truyền điển hình

tiên tiến, người tốt, việc tốt trên báo chí

1.1.1 Quan ni ệm về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt

Từ xa xưa ông cha ta đã xây dựng và tạo ra những mẫu người riêng, tiêu

biểu cho niềm tin, khát vọng của con người Những mẫu người đó cũng chính là

những “Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt” (như cách nói hiện nay) được

Trang 4

xuất hiện rất nhiều trong các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, câu chuyện dân

gian như: Thạch Sanh, Tấm Cám, Hai Bà Trưng, Đinh Bộ Lĩnh, Trạng Quỳnh,

Trạng Lợn Đó có thể là những nhân vật có thật hay hư cấu, nhưng tựu chung

lại nó đã thể hiện được ước mơ, hoài bão, khát vọng của nhân dân về xây dựng

một xã hội công bằng và giàu lòng nhân ái Cho tới ngày nay nó vẫn là những

tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học tập và noi theo

Kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, ngày

nay trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, hơn lúc nào hết việc xây dựng

những con người mới, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt đã trở thành một

nhiệm vụ quan trọng Bởi, từ những điển hình tiên tiến ấy sẽ nhân ra thành

những điển hình mới, từ những cá nhân tiên tiến sẽ xuất hiện nhiều tập thể tiên

tiến

Ngay từ những ngày đầu hoà bình lập lại Bác Hồ có yêu cầu: “Báo của

Đảng và các đoàn thể mở ra mục”Người mới, việc mới” để làm được việc đó

phải đi đôi với phong trào thi đua ở các cấp, các ngành” [16, 548] Bác còn căn

dặn: “Những gương người tốt làm việc tốt muôn hình muôn vẻ, là vật liệu tốt để

các chú xây dựng con người Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán

bộ, đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng

giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn Đó cũng là

cách thực hành đường lối quần chúng trong công tác giáo dục” [21, 551]

Vậy nên hiểu như thế nào là điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt?

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, xuất bản

năm 1998 định nghĩa: “Điển hình là có tính tiêu biểu nhất, bộc lộ rõ bản chất

của một nhóm hiện tượng, đối tượng ”, “Tiên tiến là vị trí hàng đầu, vượt hẳn

trình độ phát triển chung, đạt thành tích cao và có tác dụng đối với phong trào

thi đua ”

Như vậy, điển hình tiên tiến trên báo chí có thể được hiểu là: Những tấm

gương cụ thể, sinh động (cá nhân hoặc tập thể) có tính chất tiêu biểu nhất, vượt

hẳn trình độ phát triển chung và có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua

Trang 5

Bên cạnh những "Điển hình tiên tiến" có tác dụng thúc đẩy phong trào

thi đua thì “Người tốt, việc tốt” cũng có tác dụng biểu dương phong trào nhưng

đề cập đến phạm vi hẹp hơn: “Là điển hình nhỏ hơn, người mẫu nhỏ, là những

người có thật, việc thật Tuy nhỏ, nhưng phải có ý nghĩa, phải nói lên được một

nét phẩm chất nào đó của con người mới xã hội chủ nghĩa: Con người có ý thức

làm chủ tập thể, tinh thần mình vì mọi người” [7,1] Nếu trong thời kỳ chống

giặc ngoại xâm, lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, tính cộng đồng, lòng nhân

ái, đức hy sinh được coi là tiêu chuẩn xây dựng một điển hình tiên tiến, người

tốt, việc tốt trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội như hiện nay, đặc biệt là

đất nước ta đang trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước thì những điển hình tiên

tiến, người tốt, việc tốt cần phải có tri thức, biết áp dụng tiến bộ KHKT vào cuộc

sống, chủ động, năng động, sáng tạo trong tình hình mới

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của việc tuyên truyền điển hình tiên tiến,

người tốt, việc tốt trên báo chí

Chức năng và nhiệm vụ của báo chí đã được Lê nin chỉ rõ: “Là người

tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể” [28, 12]

Xuất phát từ nền tảng tư tưởng đó, báo chí cách mạng nước ta đã không

ngừng phát triển và nâng cao chất lượng tuyên truyền điển hình tiên tiến, người

tốt, việc tốt góp phần đưa chủ trương, đườnglối, chính sách của Đảng và Nhà

nước vào thực tiễn đạt kết quả cao

Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng cùng với sự sáng tạo của đông

đảo người lao động sẽ tạo nên những tấm gương đẹp đ, sinh động trong cuộc

sống, vì lợi ích của cả xã hội và của mỗi người Mỗi tấm gương là một cụ thể

Mỗi hành vi, sự kiện diễn ra trong một thời gian và không gian nhất định nhưng

trở thành một tấm gương khi những hành vi, sự kiện đó là cái cụ thể của lý

tưởng cao đẹp và những phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội đúng đắn

Chính sự kết hợp hài hoà giữa các lợi ích đó tạo ra những hình mẫu cụ thể, ăn

nhập với cái chung, là một phần sinh động của cái chung

Báo chí muốn hoạt động có hiệu quả, phải xác định được nhiệm vụ của

mình phù hợp với tính chất khách quan của chức năng báo chí Do đó, muốn

Trang 6

tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên báo chí chúng ta phải

hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ của nó có tác dụng như thế nào đối với dư luận

xã hội

Tuyên truyền, giải thích cho toàn xã hội những quan điểm, đường lối,

chính sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực của đời sống xã hội Về bản

chất đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là sự vận dụng sáng tạo Chủ

nghĩa Mác- Lê nin vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam Vì

vậy, tuyên truyền Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối

chính sách của Đảng, Nhà nước hoà quyện, đan xen làm tiền đề và hỗ trợ lẫn

nhau Hoạt động tuyên truyền cần phân tích lý giải các cơ sở khoa học, khả năng

hiện thực làm cho quần chúng hiểu, biết, tin tưởng và tự giác chấp hành, biến

đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào thực tế xây dựng và phát triển

kinh tế- xã hội Đó là nhiệm vụ của tuyên truyền nói chung và tuyên truyền điển

hình tiên tiến, người tốt, việc tốt nói riêng cũng có chức năng và nhiệm vụ rất

quan trọng Đó là truyền bá những tri thức lịch sử, văn hoá, khoa học nhằm xây

dựng và phát triển lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, xây dựng lối sống lành

mạnh, đáp ứng nhu cầu toàn diện của con người Nhờ làm tốt công tác tuyên

truyền những đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng cùng với sự sáng tạo

trong cuộc sống, vì lợi ích của cả xã hội và của mỗi người đã tạo nên những tấm

gương đẹp đẽ và sinh động trong cuộc sống

Bằng những điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, báo chí không chỉ

dừng lại ở tác dụng cổ động, tuyên truyền mà mở ra thực hiện chức năng to lớn

là góp phần tổ chức và chỉ đạo phong trào cách mạng của quần chúng, tạo ra

hiệu quả thiết thực Đối với một số phong trào, công tác tuyên truyền điển hình

tiên tiến, người tốt, việc tốt còn thực hiện chức năng tuyên truyền, góp phần

nâng cao trình độ lý luận, đổi mới tư duy lý luận để giải thích và chỉ đạo cuộc

sống

Ngày nay trong thời đại khoa học phát hiện đại, các phương tiện truyền

thông đại chúng được trang bị cũng hiện đại nhưng không vì thế mà chúng ta

quên mất nhiện vụ, chức năng của tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt,

Trang 7

việc tốt Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra: “Nhiệm vụ truyền bá

đường lối, chính sách của Đảng đi sát thực tế, thông tin kịp thời và phân tích

sâu sắc những sự kiện mới, phát hiện và phản ánh trung thực những điển hình

tiên tiến, nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ những nhân tố mới, dũng cảm đấu thanh

chống lại những hiện tượng lạc hậu trì trệ và mọi biểu hiện tiêu cực khác Đề

cập và chỉ ra phương hướng giải quyết những vấn đề thiết thực mà xã hội quan

tâm, xây dựng dư luận xã hội lành mạnh, động viên quần chúng tích cực hoàn

thành nhiệm vụ cách mạng” [2, 129]

Nghị quyết cũng nhấn mạnh : “Báo chí và các phương tiện truyền thông

dại chúng khác phải bảo đảm tính chân thực, nâng cao chất lượng, tăng cường

tính quần chúng và tính chiến đấu, khắc phục tình trạng giản đơn, hời hợt, sáo

rỗng, một chiều” Thông qua đó nghị quyết đã đề ra nhiệm vụ của báo chí trong

thời kỳ đổi mới Đối với việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt,

nghị quyết lại một lần nữa khẳng định trách nhiệm của các cơ quan báo chí phải

“ Nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ nhân tố mới”

Trong mỗi thời kỳ lịch sử, có những đặc điểm khác nhau nên việc tuyên

truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt cũng khác nhau điều đó phù hợp

với quy luật khách quan của lịch sử Song nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt

Nam hiện nay cần phải phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến, người tốt

việc tốt Tính chân thật là một nguyên tắc của báo chí vô sản Trong tình hình

ngày nay, tính chân thật phải được thể hiện ở sự phản ánh trung thực những điển

hình tiên tiến, người tốt việc tốt, nếu phản ánh khác đi sẽ dẫn đến làm hạn chế

mặt tích cực của hiệu quả tuyên truyền

Bên cạnh đó, báo chí không chỉ tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt,

việc tốt một cách chung chung mà phải chỉ ra phương hướng giải quyết những

vấn đề thiết thực mà xã hội quan tâm điều đó có nghĩa là: Những tấm gương mà

báo chí nêu lên không phải là sự ngẫu nhiên mà là việc làm có ý thức, gắn liền

với những vấn đề thiết thực trong cuộc sống mà xã hội quan tâm Với trách

nhiệm thông tin kịp thời và phân tích sâu sắc để nâng cao hiệu quả xã hội của

công tác báo chí

Trang 8

Công tác báo chí đối với tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc

tốt có tác dụng góp phần hình thành dư luận xã hội, đó là thế mạnh của báo chí

Với vai trò là người chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng báo chí cách mạng xã hội có

trách nhiệm xây dựng dư luận xã hội lành mạnh, động viên quần chúng tích cực

hoàn thành nhiệm vụ cách mạng Công tác tuyên truyền điển hình tiên tiến,

người tốt, việc tốt có trách nhiệm to lớn trong việc xây dựng xã hội lành mạnh,

động viên quần chúng học và làm theo những điển hình tiên tiến đó

1.1.3.Vai trò c ủa tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên

Báo Hà Tây

Báo Hà Tây là một tờ báo địa phương có lịch sử hình thành và phát triển

40 năm Trải qua những thăng trầm của báo chí cách mạng, qua các thời kỳ Báo

Hà Tây đã ngày càng phát triển mạnh và luôn thực hiện tốt tôn chỉ mục đích của

tờ báo Đảng Bên cạnh việc nâng cao về chất lượng và số lượng, Báo Hà Tây đã

tăng cường tuyên truyền các lĩnh vực kinh tế- xã hội, xây dựng và chỉnh đốn

Đảng Báo Hà Tây luôn phát huy sức mạnh có tính truyền thống về nghiệp vụ là

phát hiện và tuyên truyền các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, tổng kết thực

hiện, bổ sung về lý luận để nhân nhanh, nhân rộng các mô hình, các điển hình từ

phong trào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng Đảng, an ninh, quốc

phòng Nhiều mô hình mới được các địa phương trong tỉnh và cả nước biết đến,

được tổ chức tuyên truyền bắt đầu từ phát hiện của Báo Hà Tây như: Phong trào

chiếc gậy Trường Sơn ở xã Hoà Xá, huyện Ứng Hoà; Phong trào phụ nữ “Ba

đảm đang” và cánh đồng 5 tấn ở huyện Đan Phượng; Cô gái Suối Hai, huyện Ba

Vì; Chàng trai Cầu Giẽ, huyện Phú Xuyên; Phong trào làm vụ đông và thâm

canh tăng vụ ở Minh Sơn - Bình Đà, huyện Thanh Oai; Phong trào khoán trong

nông nghiệp ở xã Sơn Công, chuyển đổi ruộng đất ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn ở

Ứng Hoà; Sản xuất giống mới và thâm canh năng xuất cao ở Phú Xuyên, Đan

Phượng; Phong trào V.A.C ở các hộ gia đình Nhiều nhân tố mới từ các cá

nhân, tập thể, đơn vị được cổ vũ, tuyên truyền đã trở thành phong trào rộng khắp

trong sản xuất và chiến đấu là nhân tố để phát triển thành các tập thể, cá nhân

anh hùng

Trang 9

Song song với việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt

thường xuyên trên báo, hàng năm Báo Hà Tây còn phối hợp với Hội đồng Thi

đua- Khen thưởng tỉnh tổ chức các cuộc thi sáng tác các tác phẩm báo chí chất

lượng cao như: Cuộc thi viết: “Nét đẹp đời thường”, “Gương người tốt việc

tốt”, “Nhân tố điển hình tiên tiến”, cuộc thi ảnh thời sự - nghệ thuật “Hà Tây

trên con đường CNH, HĐH”, qua các cuộc thi góp phần nâng cao chất lượng

của công tác tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt tạo dư luận xã

hội lành mạnh, thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

1.2 Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh,

các văn kiện của Đảng và Nhà nước nói về tuyên truyền điển hình tiên tiến,

người tốt, việc tốt trên báo chí

1.2.1 Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác nói về tuyên truyền điển

hình tiên ti ến, người tốt, việc tốt trên báo chí

Lê nin trước cách mạng Tháng Mười, khi đề cập đến chức năng của báo

chí đã khẳng định: “Báo chí là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, và tổ

chức tập thể” [28, 12] Theo Lê nin, tính mục đích cách mạng của báo chí rất rõ

ràng Không như một số người muốn lẩn tránh, phủ định tính mục đích, tính

khuynh hướng của nó dưới chiêu bài “Chỉ một mục đích duy nhất là phản ánh

dư luận nhân dân”, nhưng thực ra là hướng dư luận theo một mục đích khác

Mác và Ăng ghen đã chỉ ra rằng: “Phải tiến hành tranh luận, thuyết minh, phát

triển và bảo về những lợi ích của đảng, bác bỏ và đánh bại các luận điệu huênh

hoang của Đảng đối địch” [8, 217] Đó là chức năng và nhiệm vụ của báo chí

Trong những ngày đầu của chế độ Xô Viết khi chính quyền mới chuyển

về tay giai cấp vô sản, việc cải tạo báo chí trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Bởi lẽ, vũ khí sắc bén này là một trong những công cụ đắc lực, hữu hiệu nhất

nhằm đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của giai cấp tư sản và hướng mọi người tới

việc xây dựng một xã hội mới, tốt đẹp Lênin đã nói: “Phương tiện thứ nhất và

chủ yếu để nâng cao kỷ luật tự giác của người lao động và thoát khỏi những

phương pháp làm việc cổ xưa, không dùng được trong xã hội tư bản chủ nghĩa-

phương tiện đó là báo chí ” [31, 211] “ Chúng ta phải biến và chúng ta nhất

Trang 10

định sẽ biến báo chí, từ chỗ chuyên đưa những tin giật gân, một cơ quan thông

tin chính trị giản đơn, một cơ quan ngôn luận để đấu tranh chống sự xuyên tạc

của giai cấp tư sản thành một công cụ để giới thiệu cho quần chúng cách tổ

chức lao động theo phương thức mới” [32, 85] Điều đó cũng có nghĩa là, báo

chí Xô Viết phải được cải tạo để trở thành cơ quan ngôn luận vững vàng, giáo

dục và nâng cao tính nhân văn về mọi mặt cho nhân dân

Bên cạnh phê phán những thói hư, tật xấu do giai cấp tư sản để lại, những

tiêu cực trong bộ máy Nhà nước, trong các cơ quan, đoàn thể thì việc tuyên

truyền các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt có ý nghĩa vô cùng to

lớn Theo Lê nin: “Sức mạnh của việc nêu gương trước kia không thể biểu lộ

trong xã hội tư bản thì nay có một tầm quan trọng to lớn trong một xã hội đã

xoá bỏ quyền tư hữu về ruộng đất và công xưởng, nó có tầm quan trọng to lớn

không những chỉ vì có thể người ta sẽ theo gương tốt ở đây mà còn vì gương tốt

đó về tổ chức sản xuất, tất nhiên, sẽ giảm nhẹ sức lao động và tăng mức tiêu

dùng cho những ai đã áp dụng biện pháp tổ chức tối ưu đó” [32, 86] Tuyên

truyền về điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt khích lệ quần chúng trong xã hội

tiến bộ hay không, thể hiện một phần ở sự xuất hiện của điển hình tiên tiến Các

gương người tốt, việc tốt càng nhiều càng chứng tỏ rằng xã hội đó đang trên đà

đi lên, càng thể hiện sức mạnh, tính ưu việt trong cách thức tổ chức của nó

Khi chính quyền vô sản được thiết lập thì lần đầu tiên sức mạnh của

những tấm gương điển hình đã có tác động đến quần chúng Lê nin cho rằng:

“Những công xã kiểu mẫu phải và sẽ đóng vai trò giáo dục, hướng dẫn và thúc

đẩy các công xã lạc hậu Báo chí phải được dùng làm công cụ để xây dựng Chủ

nghĩa xã hội, báo chí phải giới thiệu hết sức tỉ mỉ những thành công của các

công xã kiểu mẫu, phải nghiên cứu những nguyên nhân thành công, những

phương pháp quản lý những công xã đó” [32, 94-95] Thế nhưng báo chí Xô

Viết thời kỳ đó lại “Không quan tâm và hầu như không chú ý miêu tả những nhà

ăn và nhà giữ trẻ tốt nhất, không kiên trì hàng ngày để tìm cách làm cho một số

nhà ăn và nhà giữ trẻ nào đó phải biến thành tổ chức kiểu mẫu, không chú ý

quảng cáo, tuyên truyền những tổ chức đó, không chú ý giải thích tỉ mỉ rằng nhờ

Trang 11

có lao động cộng sản chủ nghĩa gương mẫu người ta đã biết tiết kiệm được sức

lao động của con người như thế nào, người phụ nữ đã được giải phóng khỏi sự

lệ thuộc vào gia đình, bếp núc như thế nào? những điều kiện vệ sinh đã được cải

thiện như thế nào? Đó là những kết quả có thể đạt được và mở rộng cho toàn xã

hội, cho toàn thể nhân dân lao động” [31, 234]

Trong bài “Bàn về tính chất báo chí của chúng ta”, đăng trên Báo Sự

Thật (số ra ngày 20-9-1918), Lê nin đã kêu gọi báo chí phải lấy những tấm

gương cụ thể để giáo dục quần chúng, người đòi hỏi báo chí Xô Viết trong thời

kỳ đổi mới tiến hành cuộc cách mạng thực sự để chống lại “Giọng hành chính

quan liêu ” [30,109], xoá sạch “Tập quán ăn bám kiểu Tư bản” [30,109] Người

nhắc nhở báo chí lúc đó: “Chúng ta rất ít dùng những điển hình, những tấm

gương cụ thể, sinh động, lấy trong mọi lĩnh vực để giáo dục quần chúng mà đấy

lại là nhiệm vụ chính của báo chí trong thời kỳ quá độ từ Chủ nghĩa Tư bản lên

Chủ nghĩa Cộng sản ” [32,111] Người kêu gọi báo chí: “Hãy bớt làm rùm beng

về chính trị đi Hãy bớt những nghị luận kiểu tri thức đi Hãy gần giũ đời sống

hơn nữa Hãy chú ý nhiều hơn nữa xem trong công việc thường ngày của họ,

quần chúng công nông đã thực tế sáng tạo cái mới như thế nào Hãy kiểm

nghiệm kỹ hơn, xem cái mới có tính chất cộng sản đến mức độ nào” [32,111]

Lê nin cũng chỉ ra rằng: “Đời sống thường ngày của công nhân trong

công xưởng, của nông dân và bộ đội đó là những nơi cần phải được tuyên

dương bởi chính những chỗ này đời sống mới được xây dựng mạnh hơn các nơi

khác và đây cũng là nhiệm vụ chính của báo chí Xô Viết ”

Trong công cuộc xây dựng đất nước Xô Viết tiến lên con đường Chủ

nghĩa xã hội thì công tác đổi mới báo chí phải toàn diện và có định hướng rõ

ràng Báo chí không chỉ đưa tin tức thời sự nóng hổi mà còn phải giới thiệu cho

toàn dân biết về cách tổ chức kiểu mới của một số ít công xã lao động tiên tiến

so với những công xã khác trong nước Lê nin khẳng định cần phải biểu dương

“Ý thức tự giác nâng cao kỷ luật của người lao động trong mỗi công xã, sự khéo

léo của họ, cho dù giới tri thức Tư sản nói về kết quả đạt được như năng suất

lao động, tiết kiệm lao động [31,213] Đặc biệt là tiết kiệm bởi trong công

Trang 12

cuộc xây dựng đất nước, chính quyền Xô Viết gặp phải rất nhiều khó khăn,

trong đó sự lãng phí gây thiệt hại rất lớn Đây là nội dung của đại bộ phận mà

các bài vở mà báo chí cần đăng tải mà trước hết “Là làm cho tác dụng nêu

gương trở thành một kiểu mẫu tinh thần về sau trở thành một kiểu mẫu có tính

chất cưỡng bức trong việc tổ chức lao động ở nước Nga Xô Viết mới” [29,165]

Những phong trào lao động: “Ngày thứ 7 cộng sản”, phong trào lao động kiểu

mẫu theo gương “Sa- kha- nô- vich” là những tấm gương cụ thể do báo chí

nêu lên mà trở thành các phong trào cách mạng của quần chúng trong sự nghiệp

xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên đất nước Xô Viết những ngày đầu sau khi giành

được chính quyền

1.2.2 Ch ủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tuyên truyền điển hình tiên

ti ến

Trong hơn một nửa thế kỷ, hoạt động cách mạng Người đã tham gia rất

tích cực vào hoạt động văn hoá- nghệ thuật Tuy “Văn thơ ta vốn không ham-

Nhưng ngồi trong ngục biết làm sao đây”, nhưng cũng trong quá trình hoạt

động cách mạng của mìn, Người cũng đã nhận thức sâu sắc ý nghĩa của báo chí

là một vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù Từ thực tiễn hoạt động cách mạng Người

đã rút ra được báo chí có chức năng tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể và tổ

chức tập thể rất tốt Nên ngay từ những ngày đầu hoà bình lập lại ở miền Bắ,

Người đã viết bài “Tuyên truyền” đăng trên Báo Nhân Dân (Số 188 từ ngày 25

đến ngày 27/5/1954) nhằm nhắc nhở các cán bộ ta chớ coi khinh việc tuyên

truyền mà phải nắm lấy nó để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược Mở đầu người đưa

ra một dẫn chứng cụ thể chứng minh cho sức mạnh của tuyên truyền nó tác dụng

rất lớn tới tâm lý của con người: “Anh Tăng, học trò cụ Khổng, là người rất đạo

đức, được mọi người kính yêu Một hôm, Tăng đi đốn củi, quá trưa mà chưa về

Một người bà con đến nói với mẹ Tăng: “Nghe nói Tăng vừa phạm tội giết

người

Mẹ Tăng yên lặng nói: Chắc là họ đồn nhảm Con tôi hiền lành, chắc nó

không bao giờ giết người

Lát sau một người khác lại nói: “Nghe nói Tăng bị bắt rồi ”

Trang 13

Bà cụ Tăng bắt đầu lo sợ, nhưng vẫn bình tĩnh

Vài phút sau, một người khác lại nói: “Nghe nói Tăng bị giải lên huyện

rồi

Bà cụ Tăng vất cả công việc và chạy cuống cuồng

Không ai hiền lành bằng anh Tăng Không ai tin tưởng anh Tăng bằng

mẹ anh Thế mà vì người đồn qua, kẻ đồn lại, dù không đúng sự thật, mẹ Tăng

cũng đâm ra lo ngại, hoang mang ”

Thông qua câu chuyện đó Người rút ra kết luận: “Ảnh hưởng tuyên truyền

là như thế” và nhắc nhở các cán bộ ta lúc đó hãy coi trọng việc tuyên truyền vì

nó là thứ vũ khí sắc bén cho địch chống lại ta Do đó, chúng ta phải đánh thắng

địch về mặt tuyên truyền, cũng như cán bộ ta đánh thắng địch về mặt quân sự

Để giúp cho cán bộ ta nắm được và biết cách tuyên truyền sao cho hiệu

quả Người nói: “Tuyên truyền là đem một cái gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân

theo, dân làm Nếu không đạt được mục đích đó tuyên truyền thất bại” [1, 260]

Đồng thời, Người cũng chỉ ra muốn tuyên truyền có hiệu quả phải biết cách

tuyên truyền: “Trước hết muốn tuyên truyền cho người dân hiểu thì người tuyên

truyên phải hiểu rõ vấn đề cần tuyên truyền, phải biết cách nói nói thì phải đơn

giản, rõ ràng thiết thực Phải có đầu, có đuôi, sao cho ai cũng hiểu được, nhớ

được” [13, 260] Bên cạnh đó, Người nhắc nhở cán bộ ta lưu ý: “Chớ dùng

danh từ lạ, ít người hiểu Chớ nói quá một tiếng đồng hồ, vì nói dài người ta

chán tai, không thích nghe nữa” Để công tác tuyên truyền đạt mục đích thiết

thực đối với đông đảo quần chúng, người tuyên truyền: “ Phải lễ độ Người

tuyên truyền cần phải chịu khó, chịu khổ, khéo ở, siêng làm Đi phớt qua địa

phương diễn thuyết một hai giờ đồng hồ mà có kết quả Đến một địa phương

nào, cần phải đi thăm các cụ, lão, các người phụ trách, rồi đi thăm các nhà,

đồng bào để gây thiện cảm và để hiểu biết tình hình địa phương, đó là một việc

cần làm cho tuyên truyền Dân ở đó sinh hoạt thế nào, ta cũng phải sinh hoạt

như họ Thấy dân làm việc gì, bất kỳ to nhỏ, ta cũng ra tay làm giúp Đó là cách

gây tình cảm tốt nhất, nó sẽ giúp cho việc tuyên truyền kết quả gấp bội” Đó là

những bài học quý báu về công tác tuyên truyền nói chung mà chúng ta những

Trang 14

người làm báo trẻ nên học hỏi và vận dụng sáng tạo nó trong những hoàn cảnh

cụ thể

Xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng của từng thời

kỳ, báo chí cách mạng Việt Nam đã luôn bám sát và phản ánh một cách trung

thực, đầy đủ các cuộc kháng chiến của dân tộc Qua báo chí, nhiều tấm gương

điển hình trong chiến đấu, trong lao động sản xuất đã kịp thời được biểu dương,

khích lệ kịp thời Bác Hồ đã nhiều lần nhắc nhở các cơ quan báo chí, bên cạnh

việc thẳng thắn phê bình những tiêu cực trong xã hội, phải nêu bật nhiều gương

tốt, việc tốt tiêu biểu, điển hình tiên tiến nhằm giáo dục và thúc đẩy quần chúng

noi theo

Năm 1947, Bác viết thư gửi Báo Cứu Quốc và đề nghị: Mỗi ngày nên

đăng một cái “Bảng vàng” kể về một việc oanh liệt trong cuộc kháng chiến

Thí dụ: Bảng vàng

Những người dũng cảm phi thường

Anh hùng kháng chiến bảng vàng thơm danh

Từ đó, trên Báo Cứu Quốc có mục “Bảng vàng” để biểu dương các tấm

gương của các ang hùng, dũng sỹ và động viên toàn dân học tập, thi đua giết

giặc, lập công

Từ những năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho báo Đảng và

các báo của toàn thể quần chúng phải mở chuyên mục “Người mới, việc mới”

mà sau này, đến năm 1968, theo ý kiến của Bác, chuyên mục được đổi thành

“Người tốt, việc tốt” Thực hiện lời dạy của Bác, nhiều tờ báo đã sớm ra các

mục: “Người mẫu mực, sự việc mẫu mực”, “Người kiểu mẫu, việc kiểu

mẫu”, “Gương trong”, “Người thật, việc thật”, “Việc nhỏ nghĩa lớn” Biết

bao tấm gương giản dị, đời thường đã được phản ánh trên báo chí, kịp thời biểu

dương, khuyên khích và cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân Trong số những điển hình

tiên tiến, người tốt, việc tốt đó có không ít những gương mặt nhỏ tuổi Bác biểu

dương những em nhi đồng: “Nhi đồng ta nhiều em đấu tranh anh hùng và có

nhiều em đã hy sinh oanh liệt trong những vùng tạm chiếm Nhiều em học sinh

đã mò cua, bắt cóc, quét chợ, nhịn ăn để lấy tiền ủng hộ bộ đội Có những em

Trang 15

tự giác, tự động Một mình tìm cách ủng hộ kháng chiến [19, 265] Như hai em

gái 10 tuổi và 15 tuổi, đã hăng hái góp quỹ kháng chiến ở Tây Sơn và Phú Thọ

Các em ở xã Hiệp Hoà, tỉnh Thái Nguyên thi đua làm việc nhỏ: “Chắc các em

nơi khác cũng làm được” Các em khắp nơi đều làm được như thế thì những việc

nhỏ ấy cộng thành một việc lớn Bác cũng khen ngợi và biểu dương thanh niên ở

một tỉnh nhỏ, bị địch chiếm, có trên 7.000 thanh niên kiên quyết không đi lính

cho địch, vận động gia đình nguỵ quân đòi chồng về, lôi kéo số nguỵ binh hàng

ngũ về với kháng chiến

Không chỉ là người phát động, Bác còn trực tiếp viết bài biểu dương điển

hình tiên tiến, người tốt, việc tốt Trên báo “Nhân Dân” ngày 29/ 11/ 1951, bác

đã viết một bài: “Ca ngợi cô Nguyễn Thị Vĩnh, quê ở Nam Định, có năm con

trai và một con gái, đều là bộ đội” [17, 549] Đây chính là hình ảnh “Cả nhà

kháng chiến”, mở đầu bài báo là bốn câu thơ do Bác sáng tác đại ý là lời bà cụ

dạy con, lời dạy của bà mẹ nông dân mộc mạc, chứa chan tình thương con và

yêu con đậm đà:

“Con đi đi, đi đi con

Đánh tây để giữ nước non Lạc Hồng

Bao giờ kháng chiến thành công Con về giúp mẹ ươm trồng lúa, khoai”

Bác kết luận: Cụ Vĩnh chẳng những là mẹ hiền của sáu chiến sỹ mà còn là

người mẹ chung của các chiến sĩ Việt Nam Bà cụ Vĩnh và các con của cụ thật

xứng đáng với tổ quốc và bà cụ xứng đáng là một điển hình gương mẫu cho bà

mẹ Việt Nam

Không những kịp thời biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt,

tiêu biểu bằng cách thưởng Huy hiệu Cuối năm 1959, Bác Hồ nêu vấn đề: Dùng

Huy hiệu của Người như thế nào cho tốt? Một số người đề nghị làm Huy hiệu

của Bác để bán rộng rãi trong nhân dân Nhiều người lại cho rằng: Không nên

bán mà nên tặng thì tốt hơn Nhưng tặng ai? Đối với anh hùng, dũng sĩ, chiến sĩ

thi đua thì phải qua nhiều cấp, nhiều ngành xét duyệt, còn với người tốt, làm

những việc tốt thì xuất hiện hàng ngày, khen thưởng có thể nhanh chóng và kịp

Trang 16

thời hơn Ngược lại, những người tốt, việc tốt ấy nếu không được khen thưởng,

nhắc đến, tổ chức học tập kịp thời thì cũng dễ bị “quên” đi nhanh… Bác đề nghị,

nếu Trung ương cho phép Bác làm thì Bác nghe báo cáo, đọc báo, thấy có người

tốt, việc tốt xứng đáng thì Bác thưởng Huy hiệu Từ ấy, hàng ngày, khi đọc báo

ở Trung ương và địa phương, thấy báo nêu những người việc tốt, việc thiện, Bác

đều đề nghị kiểm tra, xác minh rồi trực tiếp gửi thưởng Huy hiệu của Người

Một cháu gái bắn rơi máy bay Mỹ, một em nhỏ nhặt được của rơi, đem trả

lại người mất Một cháu bé 6 tuổi, cứu bạn khỏi chết đuối, những cụ ông, cụ bà

chuyên nhận nuôi những con trâu ghẻ, trâu gầy trở nên béo khoẻ rồi đem trả lại

HTX mà không đòi hỏi gì? Đó chính là những gương có thật, việc thật, có tác

dụng giáo dục sâu sắc, mỗi người đều có thể noi theo Có những việc tốt tuy nhỏ

nhưng có ý nghĩa lớn Nhiều việc tốt cộng lại sẽ thành sức mạnh vĩ đại, tạo nên

trong cộng đồng lòng kính phục và sự mong muốn noi theo Bác căn dặn: “Lấy

gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những

cách tốt nhất để xây dựng Đảng và xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng

con người mới, xã hội mới” [17, 550]

Trên báo “Quân đội Nhân dân” (số 652 và số 655, tháng 11/1959), Bác

đọc thấy nêu hai gương người tốt, việc tốt, Bác đã gửi toà soạn báo hai Huy hiệu

của Người để tăng cho thượng sĩ Hoàng Khánh Thiện, đơn vị hòm thư 2446

(Thanh Hoá) về thành tích bền bỉ và sáng tạo trong lao động và Chính trị viên

đại đội Nguyễn Xích Liên, đơn vị hòm thư 5832 (Hà Đông) về thành tích gương

mẫu trong sinh hoạt, quyết tâm đi sâu vào kĩ thuật, lãnh đạo đơn vị học tập tốt

Hay như số ngày 26/ 3/ 1963, nói về gương của Hạ sĩ Đỗ Ngọc Anh cứu 7 người

thoát chết đuối Lòng dũng cảm giám hy sinh quên mình vì những người gặp

nạn đã xứng đáng được Bác trao tặng Huy hiệu Ngày 23/ 8/ 1969, tuy đang nằm

trên giường bệnh, nhưng Bác vẫn gửi huy hiệu thưởng cho 7 thiếu niên dũng

cảm, thật thà, nhặt được của rơi, đem trả lại người đánh mất, dũng cảm lao

xuống sông (trong đó có cháu bé nhất 7 tuổi) cứu người bị nạn Trong 10 năm

(1959 - 1969), đã có 5.000 người tốt làm được những việc tốt thuộc tất cả các

Trang 17

ngành, các giới trong cả nước được Bác phát hiện (mà phần nhiều là thông qua

đọc báo) để thưởng huy hiệu

Không chỉ dừng lại ở trao huy hiệu, tháng 8/ 1968, Bác còn chỉ thị: đưa

những gương người tốt, việc tốt in thành sách để gửi cho mọi người cùng học

tập noi theo

Các nhà xuất bản ở các tỉnh phía Bắc đã liên tục cho ra đời các tên sách:

Ba sẵn sàng; Ba đảm đang; Hậu phương thi đua với tiền phương; Trung với

Đảng, hiếu với dân; Dạy tốt, học tốt; Nghìn việc tốt sách in khổ nhỏ, mỏng,

phát hành rộng rãi trong cả nước Ở loại sách này đầu trang một, Bác chỉ thị để

trắng và in câu “Hoan nghênh bạn đọc phê bình” Gương người tốt, việc tốt

đến mọi vùng quê, thôn bản, được đọc trên lao, đài phát thanh của các địa

phương Được nghiên cứu, học tập trong nhân dân, lôi cuốn hàng triệu người thi

đua trở thành người tốt, làm những việc tốt hàng ngày Cái ác, cái xấu trong mỗi

con người, trong xã hội bị đẩy lùi; tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần

phong mỹ tục của nhân dân ngày càng nở rộ như hoa mùa xuân Cũng từ đây,

việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt đã nhanh chóng trở

thành một trong những thể loại quan trọng của báo chí Việt Nam

Sự nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với toàn bộ quá

trình hoạt động cách mạng Nửa thế kỷ làm báo, Bác đã sáng lập và làm chủ

nhiều tờ báo, đã viết hàng nghìn bài bằng nhiều thể loại với hàng trăm bút danh

cho trên 50 tờ báo và tạp chí xuất bản trong và ngoài nước Những bài báo của

Bác về vấn đề tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt như một động

lực thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước của cả dân tộc Nó trở

thành sức mạnh bất diệt, tạo nên chiến thắng của nhân dân ta trên mắt trận chống

Pháp, chống Mỹ và công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Bác

đã đi xa hơn 30 năm nhưng những bài viết và tinh thần chỉ đạo của người về

tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt vẫn sẽ mãi mãi là kim chỉ

nam trong hoạt động của giới báo chí Việt Nam hôm nay và mai sau

1.2.3 Đường lối đổi mới, các văn kiện của Đảng và Nhà nước nói về

công tác tuyên truy ền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên báo chí

Trang 18

Bằng việc chuyển từ nền kinh tế quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng

hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà

nước, Đại hội lần thứ VI của Đảng là một bước ngoặt đánh dấu bước chuyển

sang thời kỳ đổi mới

Sau 10 năm thực hiên đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện thắng lợi nghị

quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, đất nước ta đã vượt qua những thử thách, gay

go Trong hoàn cảnh hết sức phức tạp, khó khăn, nhân dân ta không những đứng

vững mà còn vươn lên, đạt những thắng lợi nổi bật trên nhiều mặt Công cuộc

đổi mới đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng Nước ta

đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội “ Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường

đầu của thời kì quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn

thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước” [4, 67- 68] Chính trong thời kỳ đổi mới này đã xuất hiện biết bao

gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, tiêu biểu cho tất cả các lĩnh vực

của đời sống xã hội đường lối, chính sách đứng đắn của Đảng cùng với sự sáng

tạo của đông đảo người lao động đã tạo nên nhiều tấm gương đẹp đẽ và sinh

động trong cuộc sống, vì lợi ích của toàn xã hội và của mỗi người Mỗi tấm

gương điển hình là một sự cụ thể hoá sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước Mỗi hành vi và sự kiện diễn ra trong một thời gian và không gian nhất

định, nhưng trở thành điển hình khi những hành vi và sự kiện đó là cái cụ thể

của lý tưởng cộng sản cao đẹp và phương hướng xây dựng chu nghĩa xã hội

đúng đắn Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng đã nêu rõ: “Những mục tiêu

do Đại hội đảng đề ra chỉ có thể đạt được bằng hành động sáng tạo cách mạng

của hàng triệu quần chúng ” [2, 111] Đại hội yêu cầu “Động viên quần chúng

tham gia rộng rãi và thường xuyên vào công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh

tế ” [2, 112], phải “Đẩy mạnh phong trào quần chúng tiến công vào khoa học- kỹ

thuật ” [2, 30]… Điển hình tiên tiến là kết quả hoạt động sáng tạo của quần

chúng, tuyên truyền bằng tấm gương điển hình tiên tiến là hoạt động sáng tạo,

có tính cá biệt của quần chúng, nhưng nhiều cá nhân tiên tiến sẽ nhân lên thành

sự sáng tạo của hàng triệu quần chúng Tác động của công tác tuyên truyền trên

Trang 19

báo chí những điển hình cụ thể có tính xã hội sẽ tạo điều kiện để nhân rộng

trong xã hội

Điển hình là đường lối, chính sách của Đảng cùng với sự sáng tạo của

quần chúng Chính vì vậy, nếu báo chí có cách tuyên truyền đúng đắn những

chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, vừa giải thích ý nghĩa đường lối,

chính sách bằng cuộc sống, vừa phản ánh sự vận dụng sáng tạo đường lối, chính

sách vào địa phương, cơ sở và đông đảo quần chúng Tuyên truyền điển hình

tiên tiến, người tốt, việc tốt một cách đúng đắn nhằm góp phần thực hiện quan

điểm “Báo chí là tiếng nói của Đảng, đồng thời cũng phản ánh tiếng nói của

quần chúng” [2, 129] như nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng đã khẳng

định

Cùng với việc thực hiện CNH, HĐH đất nước, để thực hiện hai nhiệm vụ

chiến lược: Xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã

hội công bằng, dân chủ và văn minh”, Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII)

đã đặc biệt nhấn mạnh tới xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản

sắc dân tộc- sự nghiệp của toàn dân mà đội ngũ tri thức đóng vai trò quan trọng,

gắn bó với dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Sự nghiệp vẻ vang này ra đời đã đặt

thêm một trách nhiệm lớn đối với giới báo chí nói chung và cho mỗi nhà báo

riêng Khái niệm “Điển hình tiên tiến”, “Người tốt, việc tốt” đã được mở ra cả

về bề rộng lẫn chiều sâu, ở cả đề tài lẫn hình thức thể hiện Những điển hình

hôm nay không phải là những cá nhân mà cả tập thể, không chỉ thể hiện ở mức

hy sinh, tận tuỵ phục vụ nhân dân và Tổ quốc mà còn phải hiểu biết về khoa

học kỹ thuật, biết làm kinh tế, biết làm giàu cho gia đình và xã hội Quan điểm

chỉ đạo cơ bản đã được Nghị quyết Trung ương V nêu lên là: “Chăm lo văn hoá

là chăm lo xây dựng, củng cố tinh thần của xã hội Thiếu nền tảng tinh thần tiến

bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển

kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không có sự phát triển kinh tế- xã hội

bền vững Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì một xã

hội công bằng và văn minh, con người phát triển toàn diện” Rõ ràng, văn hoá

không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của sự phát triển kinh tế Đảng ta đã

Trang 20

khẳng định: Nguồn lực con người, sự sáng tạo của con người có vai trò quyết

định, làm cho đất nước phồn thịnh Tuyên truyền về nhân tố mới, điển hình tiên

tiến không chỉ có tác dụng giáo dục mà còn thúc đẩy hành động của con người

theo chiều hướng tiến bộ, tạo đà cho xã hội phát triển về đạo đức, lối sống, văn

hoá đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và định hướng chính trị Văn

kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX lại một lần nữa khẳng định: “Mở rộng

và nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống

văn hoá ”, “Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hoá”, phong trào

“Người tốt, việc tốt”, làm cho văn hoá thấm sâu vào khu dân cư, từnh gia đình,

từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam” [5, 208]

Những văn kiện và đường lối của Đảng, Nhà nước đã tạo ra những động

lực mạnh mẽ, cổ vũ các nhà báo trong công tác tuyên truyền, phổ biến đường

lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân Tại Hội nghị

Trung ương 5 (khoá VIII), đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã khẳng định:

“Người làm báo chân chính có trách nhiệm với xã hội, trước hết phải là người

vui với nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân trước mỗi thành tựu của đất nước; lo

với nỗi lo chung trước mọi thử thách, khó khăn của toàn xã hội” Muốn đảm

đương được công việc đó, nhà báo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo

đức nghề nghiệp trong sáng, có tư duy sắc bén, có vốn sống và phương pháp

khoa học, đó là những phẩm chất hàng đầu của nhà báo chân chính Trong khi

bám sát các mục tiêu và nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới, tuyên truyền điển hình

tiên tiến, người tốt, việc tốt các nhà báo đống thời cũng là những chiến sỹ xung

kích trên mặt trận tư tưởng- văn hoá Qua các phong trào thi đua, các nhà báo

đã thể hiện được bản lĩnh của mình và chính họ cũng trở thành những điển hình

tiên tiến, người tốt, việc tốt trên mặt trận báo chí, góp vào rừng hoa của thời kỳ

đổi mới Trên 300 Đại biểu về dự Hội nghị thi đua toàn quốc giới báo chí Việt

Nam lần thứ nhất (năm 2000) là một minh chứng cụ thể ”

Những phẩm chất tốt đẹp của đội ngũ báo chí nước ta đã góp phần tạo ra

sự khởi sắc và tăng thêm uy tín của nền báo chí nước nhà, được Đảng, Nhà nước

và nhân dân ta trân trọng và tin cậy Nhiều nhà báo có bản lĩnh chính trị và trình

Trang 21

độ nghề nghiệp vững vàng với tinh thần trách nhiệm cao trước xã hội, trước

nhân dân đang tìm thấy trong thực tiễn sinh động và hào hùng của công cuộc

xây dựng và bảo vệ đất nước nguồn đề tài vô tận, những chất liệu tươi sáng, tạo

nên những tác phẩm báo chí có chất lượng, cổ vũ, nhân rộng cái mới, cái đẹp,

cái thiện, điều tích cực, lòng nhân ái trong xã hội chúng ta Trước ý nghĩa đó,

vấn đề tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt đã và đang được

Đảng, Nhà nước quan tâm, chú ý khai thác và phản ánh nhằm biểu dương, khen

ngợi kịp thời để những gương tốt, việc tốt trở thành hành động cụ thể ở mỗi

người trong xã hội Đây cũng là một thể hiện cụ thể nhằm giữ gìn và phát huy

bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc

CHƯƠNG 2:

Trang 22

Thực trạng công tác tuyên truyền điển hình tiên tiến,

người tốt, việc tốt trên Báo Hà Tây

(Kh ảo sát Báo Hà Tây từ tháng 1/ 2004 đến tháng 5/2005)

Báo Hà Tây , trong 40 năm qua, đã kế thừa truyền thống tốt đẹp của Báo

Hà Đông và Báo Sơn Tây, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ; thực hiện tốt

nhiệm vụ của mình trên mặt trận tư tưởng- văn hoá Báo Hà Tây đã thể hiện vai

trò xung kích trong lĩnh vực tuyên truyền, cổ động, tổ chức tập thể; động viên

các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội, an ninh-

quốc phòng trên địa bàn tỉnh Là cơ quan của Đảng bộ tỉnh Hà Tây; Tiếng nói

của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Tây Trong thời gian qua, Báo Hà

Tây đã rất tích cực phản ánh những các hoạt động phong phú của quần chúng

nhân dân từ các cơ sở Tờ báo đã tích cực tổ chức tuyên truyền việc học tập,

quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng góp phần nâng cao nhận thức tư

tưởng cho cán bộ, đảng viên; Đấu tranh với các luận điệu sai trái, phản động của

các thế lực thù địch, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX; Tham gia tuyên truyền có hiệu quả, xây dựng

tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, tích cực tuyên truyền chuyển đổi cơ

cấu sản xuất nông nghiệp góp phần thúc đẩy CNH, HĐH nông thôn Bên cạnh

đó, Báo Hà Tây cũng đã tích cực tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt,

việc tốt trong thời kỳ đổi mới trên tất cả các lĩnh vực Cụ thể, trong hơn một

năm khảo sát số lượng tin, bài phản ánh về vấn đề này rất lớn, tổng cộng có

1.036 tin, bài Những điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt được phản ánh trên

báo là những cá nhân, tập thể trong tất cả các lĩnh vực đời sống: Kinh tế; Chính

trị; Văn hoá- xã hội ; Y tế- giáo dục; An ninh- quốc phòng

2.1 Điển hình tiên tiến người tốt, việc tốt trong lĩnh vực kinh tế

Phát triển kinh tế trong thời kỳ mới, đặc biệt trong thời kỳ CNH, HĐH đất

nước đang đặt ra rất nhiều vấn đề mà báo chí cần quan tâm Cùng với việc tích

cực tham gia tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng

Trang 23

và Nhà nước, báo chí còn tích cực biểu dương những cá nhân, tập thể có thành

tích tốt trong phong trào phát triển kinh tế Trong hơn một năm qua, trên Báo

Hà Tây đã có 505 bài viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh

vực này Dưới nhiều bài viết sắc sảo, có nội dung phong phú phản ánh tương đối

đầy đủ bức tranh kinh tế Hà Tây trong thời kỳ đổi mới

2.1.1 Điển hình tiên tiến người tốt, việc tốt trong lĩnh vực kinh tế nông

nghi ệp

Trong nhiều năm qua, phong trào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp

ở tỉnh Hà Tây phát triển rất mạnh Đặc biệt từ sau Nghị quyết Đại hội lần thứ IX

của Đảng đề ra nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp trong gian đoạn hiện

nay là: “Chuyển mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra

các vùng sản xuất hàng hoá, tập trung chuyên canh, thâm canh, có năng xuất,

chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, nhất là

công nghệ sinh học, gắn với chế biến và tiêu thụ” [11, 199] Đã làm cho bộ mặt

kinh tế nông thôn có nhiều bước tiến mới, năng suất cây trồng, vật nuôi không

ngừng được tăng lên cả về số lượng và chất lượng đẩy nhanh quá trình CNH,

HĐH nông nghiệp nông thôn Nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của các cấp uỷ Đảng,

chính quyền địa phương nên phong trào xây dựng nông thôn mới phát triển

nhanh, mạnh Tuỳ vào những giai đoạn cụ thể mà các cấp lãnh đạo đề ra phương

hướng phát triển kinh tế nông nghiệp phù hợp Cụ thể, trong giai đoạn năm

2004, đã đề ra định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp là: “Tập trung cao độ,

thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả

và bền vững” UBND tỉnh Hà Tây đã phê duyệt và quy hoạch phát triển nông

nghiệp toàn diện giai đoạn hiện nay là: “Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp, tăng nhanh giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích, tăng khối

lượng nông sản háng hoá ”

Năm 2004 vừa qua, mặc dù sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn bất

lợi thiên tai, hạn hán và rét đậm, rét hại, dịch cúm gia cầm xảy ra nhưng vẫn đạt

được kết quả quan trọng, đạt và vượt 17/23 chỉ tiêu chương trình phát triển nông

nghiệp giai đoạn 2001- 2005 đã đề ra Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng

Trang 24

bình quân 5,96% năm, vượt chỉ tiêu đề ra bình quân 0,96% năm và cao hơn mức

trung bình cả nước (4,5% năm) Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo

hướng tích cực, bền vững, chăn nuôi đang thực sự trở thành ngành sản xuất

chính Thắng lợi từ sản xuất nông nghiệp góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã

hội của tỉnh nhà Để phong trào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát

triển hơn nữa trong toàn tỉnh, bên cạnh việc đưa đường lối, chính sách của Đảng

và Nhà nước vào cuộc sống, Báo Hà Tây đã tích cực tuyên truyền những điển

hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm góp phần

giúp cho độc giả thấy rõ hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế Để từ đó

rút ra kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với đơn vị diện

tích của mình sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

Có nhiều địa phương đã biết chuyển đổi cơ cấu mùa vụ né tránh được sự

bất lợi của thời tiết, xác định được khung thời vụ sản xuất hợp lý cho từng loại

cây trồng ở từng vùng sinh thái Sản xuất vụ đông phát triển mạnh theo hướng

sản xuất hàng hoá và dần dần trở thành vụ sản xuất chính Diện tích có giá trị

cao như: Lac, đậu tương, rau đậu thực phẩm liên tục tăng và bổ sung vào cơ cấu,

làm tăng nhanh giá trị của sản xuất Điển hình là các HTX Phương Viên (Hoài

Đức) sản xuất rau an toàn quay vòng nhanh đạt giá trị 70- 100 triệu/ ha, HTX

Võng Xuyên (Phúc Thọ) có 350 ha cấy lúa hai vụ và trồng rau vụ đông (hành,

tỏi, đậu các loại) đạt 50- 70 triệu/ ha, HTX Phong Vân (Ba Vì) có 50 ha cấy hai

vụ lúa, một vụ lạc giống đạt 60-70 triệu/ ha Bên cạnh những vùng đất canh tác

thuận lợi, thì cũng có không ít những vùng đất khó khăn trong việc xác định cây

trồng phù hợp trên diện tích đất cach tác của mình Để làm tốt công tác chuyển

đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp các cấp uỷ Đảng một số địa phương đã

tìm mọi cách để cải tạo vùng đất khô cằn của mình thành vùng chuyên canh cây

hàng hoá mang lại hiệu quả kinh tế cao Nó được phản ánh khá rõ nét qua bài

“Xã Minh Châu: Biến vùng khô cằn thành cánh bãi màu mỡ” của tác giả

Nguyễn Quốc Ân (số 2983- ngày 15/1/2004) đã nêu lên một cách làm mới của

nhân dân xã Minh Châu, huyện Ba Vì trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên

vùng đất trũng trước đây chỉ cấy được một vụ lúa và trồng màu hiệu quả thấp do

Trang 25

thiếu nước vào khô còn mùa mưa thì lại thừa nước Trong bài có đoạn viết:

“Mùa lũ có người ví xã Minh Châu như con tàu sắp chìm giữa bao la sông

nước ” nhưng “Mùa khô lại thiếu nước nghiêm trọng” đó là sự đối lập của tự

nhiên giữa hai mùa làm cho kinh tế nơi đây nhiều năm giặp khó khăn tưởng

chừng không thể nào thóat ra khỏi đói nghèo được “Người dân nơi đây nghe

đài, đọc báo, đi họp hội nghị trên huyện thấy nói đến thu nhập 50 triệu/ha/năm

ở nhiều nơi, cán bộ Minh Châu có người mơ ước chỉ cần 30triệu/ha/năm là đã

sướng rồi” Nhưng người dân nơi đây không chịu bó tay, cuối năm 2002, xã

Minh Châu bắt đầu dồn ruộng đổi thửa để nhân dân tiện canh tác, đồng thời

nhằm khắc phục nước tưới vào mùa khô một số hộ gia đình trong vùng đã khoan

giếng để lấy nước tưới cho cây ngô và các loại rau màu khác Từ những mô hình

hộ gia đình có cách thức làm ăn mang lại hiệu quả cao, chính quyền xã Minh

Châu đã tiến hành cải tạo hệ thống lưới điện hình xương cá cho cụm 2, cụm 3,

cụm 4 để tiện cho việc lấy điện bơm nước Nhờ sự sáng tạo của một số cá nhân

và sự chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền nên đã khắc phục được nước tưới

cho cây trồng Với ý chí sáng tạo của người dân nơi đây, đã tích cực tìm hiểu và

học tập kinh nghiệm sản xuất cây hàng hoá như : Trồng ớt, cà chua… cho thu

nhập cao Hiện nay, toàn xã đã trồng được: “41 ha ớt, 22 ha cà chua và 30 ha cỏ

voi” bước đầu cho thu nhập từ 50-60 triệu/ha Song song với việc phát triển cây

hàng hoá mang lại hiệu quả kinh tế cao, Minh Châu còn trồng cỏ để phát triển

đàn bò: “Toàn xã đã nuôi được gần 2.200 con bò, trong đó có 500 con lai sin

tạo giống để lấy sữa” Nhờ sự sáng tạo và biết áp dụng chuyển đổi cơ cấu cây

trồng, vật nuôi một cách phù hợp đã giúp cho Minh Châu thoát khỏi đói nghèo,

từng bước đi lên CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Khác với Minh Châu là xã vùng bãi, thì Trần Phú, huyện Chương Mỹ lại

là một xã vùng bán sơn địa đất đai tương đối phức tạp gồm ba vùng gò đồi,

trung du và đồng bằng Xã có 12 thôn, diện tích cach tác phân bố không đồng

đều chịu ảnh hưởng cả ba vùng địa hình trên Nơi đồi gò, trung du thì đất đai

khô cằn, quanh năm thiếu nước sản xuất, ở đồng bằng lại có nhiều diện tích

trũng bị ngập nước, một năm chỉ cấy được một vụ lúa Vì vậy, sản xuất nông

Trang 26

nghiệp ở đây giặp nhiều khó khăn Được sự chỉ đạo của UBND xã, năm 2000

nơi đây đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước giảm diện

tích đất trước đây chỉ trồng sắn sang trồng ra màu cho năng suất và giá trị cao

Đối với các diện tích trũng được tận dụng cải tạo làm mô hình lúa + cá + vịt

nuôi kết hợp Còn một số diện tích đất cao hạn trên gò đồi xã tiến hành cải tạo

trồng cây ăn quả lâu năm như: Vải, nhãn, na, chè Bên cạnh việc chuyển đổi cơ

cấu cây trồng, vật nuôi, xã Trần Phú còn chú trọng phát triển kinh tế tiểu thủ

công nghiệp từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn giúp nhân dân thoát khỏi

đói nghèo, từng bước ổn định kinh tế- xã hội, an ninh trật tự được giữ vững

(Bài: “Trần Phú chuyển đổi cơ cấu sản xuất” của tác giả Ngân Hằng ngày

20/12/2004)

Nhìn chung trong thời gian qua Báo Hà Tây đã kịp thời phát hiện và biểu

dương những điển hình tiên tiến người tốt, việc tốt trong lĩnh vực kinh tế nông

nghiệp, nhất là phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi như: HTX Nam

Phong, xã Nam Triều (Phú Xuyên) chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ đông, HTX

đã tiến hành chuyển 70 - 80% diện tích trước đây trồng ngô sang trồng đậu

tương cho hiệu quả gấp 3- 4 lần; HTX Vân Tảo (Thường Tín) chuyển đổi diện

tích đất cấy lúa sang mô hình vườn đồng trồng táo rồi chuyển sang trồng quất

cảnh, đào thế bước đầu cho thu nhập 40- 50 triệu đồng/ha; HTX Võng Xuyên

(Phúc Thọ) thưc hiện luân canh, xen canh cây trồng sản xuất 3 vụ đến 4 vụ trồng

hai vụ đông liên tiếp với những loại cây rau màu có giá trị đưa thu nhập đạt 40-

50 triệu đồng/ha Bên cạnh đó, một số HTX trong tỉnh lại có hướng phát triển

kinh tế bằng cách sản xuất lạc giống mang lại hiệu quả kinh tế cao Tiêu biểu

cho phong trào đó phải kể tới HTX nông nghiệp Phong Vân (Ba Vì), được phản

ánh qua bài: “HTX nông nghiệp Vân Phong: Vai trò tập thể điều hành sản

xuất” của nhóm phóng viên kinh tế (số 3351, ngày 3/12/2004) Trong bài, các

tác giả đã nêu lên vai trò của tập thể trong việc định hướng phát triển kinh tế

bằng cách: “Ban quản trị HTX luôn điều hành và kinh doanh dịch vụ khá hiệu

quả tạo được niềm tin cho xã viên ”, bên cạnh đó HTX còn tiến hành “tổ chức

dịch vụ cung ứng và sản xuất, tiêu thụ giống cho xã viên làm tăng thu nhập cho

Trang 27

kinh tế hộ gia đình” nhờ đó mà cách làm ăn này đã trở thành một điển hình tiên

tiến được rất nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh đến học tập Trong thời kỳ

bao cấp, HTX có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức sản xuất, nhưng trong

thời kỳ kinh tế thị trường như hiện nay thì mô hình HTX kiểu này tồn tại rất ít

Để có được những thành quả đó là nhờ : “HTX đã trực tiếp điều hành việc

chuyển đổi cơ cấu thời vụ, cây trồng, tìm được “đầu ra” cho nông dân và tổ

chức chuyển giao KHKT cho nông dân, HTX bàn bạc thống nhất với dân, ký kết

các hợp đồng, phân rõ nhiệm vụ HTX và xã viên, quy hoạch từng vùng, từng khu

đồng sản xuất giống riêng” nên đã từng bước làm thay đổi tập quán cach tác cũ

chuyển từ lúa chiêm sang lúa xuân, từ gieo mạ qua đông sang làm mạ xuân,

chuyển từ vụ lúa mùa chính sang vụ lúa hè thu để dành nhiều quỹ đất cho vụ

đông tránh được bất lợi của thời tiết Với cách làm như vậy, nên năm 2004,

doanh thu HTX đã đạt “2,8 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2003 Nguồn vốn

HTX tăng 1,8 tỷ đồng, ngoài các khoản đã đầu tư cho kiên cố hoá kênh mương

nội đồng, làm đường điện hạ thế và hỗ trợ ứng trước cho xã viên, chi hoạt động

xã hội, HTX vẫn thu lãi hơn 70 triệu đồng” Đây là một hoạt động kinh doanh

trong nông nghiệp rất mới nhưng cũng đã góp phần cải tạo bộ mặt đới sống

nông thôn từng bước đi lên trên con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, với những chủ trương, chính

sách phù hợp và nhiều giải pháp hiệu quả, sản xuất nông nghiệp Hà Tây đã có

nhiều chuyển biến mạnh và đạt được nhiều thành tích tốt trong năm 2004 Bên

cạnh những HTX làm tốt công tác chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi

phù hợp với điều kiện tự nhiên của mình mang lại hiệu quả kinh tế cao cho diện

tích đất canh tác của mình phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

làm giàu, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo phát triển mạnh trong mọi

tầng lớp nhân dân Họ là những người rất tâm huyết, gắn bó với chính mảnh đất

quê hương của mình Đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế nông nghiệp

nông thôn, phải kể tới những đảng viên tiên tiến luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực,

họ là người luôn mở đường cho quần chúng nhân dân noi theo Bài “ Sức trẻ

vẫn luôn ngời sáng” của tác giả Hoài Thanh (ra ngày 17/2/2004) đã phản ánh

Trang 28

gương đảng viên Lại Văn Ngơi làm kinh tế trang trại hiệu quả cao Thời gian

đầu, với mong muốn giải quyết việc làm cho lao động dư thừa trong gia đình,

nhưng đến nay bác đã tạo được công ăn việc làm cho 20 lao động có thu nhập

ổn định Với ước mơ làm giàu được nung nấu từ thời trai trẻ nhưng mãi đến khi

nghỉ hưu bác mới thực hiện được ước mơ của mình Bác Ngơi sinh ra và lớn lên

trong hoàn cảnh gia đình rất khó khăn “Cha mẹ mất sớm khi mới lên 8 tuổi

nhưng bù lại ý chí tự tập được hình thành trong bác từ bé” đó cũng chính là

động lực giúp cho bác vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống

Ngay từ trong thời kỳ kháng chiến bác Ngơi đã làm Đội trưởng đội sản xuất, rồi

Chủ nhiệm HTX, kiêm Bí thư Chi bộ thôn Đông Đoài, cũng trong những năm

nay Bác đã chỉ đạo làm tốt công tác chống hạn đã có tiếng vang khắp miền Bắc,

là tấm gương tiêu biểu cho phong trào chống hạn các địa phương trong tỉnh học

tập, làm theo Cũng từ trong quá trình công tác xã hội bác đã tích luỹ được nhiều

kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nên ngay sau khi nghỉ hưu bác đã nhận

thầu gần 11 mẫu đất trũng đào ao thả cá, thả sen, nuôi lợn, vịt Sau hơn 10 năm

quy hoạch và phát triển đến nay mô hình kinh tế của bác Ngơi đã cho thu nhập

50 triệu đồng/năm Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, năm

2003, bác Ngơi đã vinh dự đạt danh hiệu Người cao tuổi sản xuất kinh doanh

giỏi cấp tỉnh Tấm gương người đảng viên sản xuất giỏi Lại Văn Ngơi xứng

đáng với lời dạy của Bác Hồ “Tuổi cao chí càng cao”

Cùng với phong trào đi xây dựng vùng kinh tế mới ở các tỉnh miền núi,

thì phong trào khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn được

Đảng và Nhà nước quan tâm Phong trào đó không giới hạn ở độ tuổi, tầng lớp

nhân dân nào mà nó khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tham gia, tiêu biểu

trong phong trào đó có cả các đồng chí cựu chiến binh, tuy tuổi đã cao nhưng họ

vẫn hăng hái tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình Một trong nhưng người tiêu

biểu trong phong trào phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Hà Tây phải kể

tới Bác Nguyễn Văn Sành, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội CCB xã Đông Phương

Yên (Chương Mỹ) vừa qua được Hội CCB tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích

trong phong trào phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo Được phản ánh qua bài

Trang 29

“Mãi mãi xứng danh anh Bộ đội Cụ Hồ” của tác giả Lê Hương (số báo Tết

Dương lịch năm 2004) nêu lên gương của cựu chiến binh đã không làm kinh tế

theo lợi thế là một làng nghề phát triển mà lại phát triển kinh tế nông nghiệp

theo mô hình kinh tế trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao Một người nông

dân sinh ra và lớn lên ở miền quê có rất nhiều lợi thế để phát triển kinh tế TTCN

nhưng bác đã “liều” cải tạo khu đồng bỏ hoang hoá, mặc sức cho cỏ lác, cỏ năn

phát triển thành một trang trại chăn nuôi Để có được trang trại như ngày nay

bác tâm sự: “Trước đây với ý tưởng biến khu đất hoang thành “vựa lúa” cả họ

nhà tôi ai cũng cho tôi là người gàn dở, ngay cả anh trai tôi đã tìm mọi cách

can ngăn, Đảng ủy, chính quyền xã và các đồng chí trong Ban Quản trị HTX

cũng khó tin rằng tôi sẽ thành công”, nhưng quả thật vào thời kỳ những năm

1993, 1997 do mưa lớn làm đê vỡ cả cánh đồng lúa cùng hàng vạn con cá có

nguy cơ mất trắng, nhưng giường như thiên nhiên càng khắc nghiệt thì lòng

quyết tâm của anh “Bộ đội Cụ Hồ” càng nung nấu thúc đẩy bác chống lại thiên

tai vươn lên để có được kết quả như ngày nay Bên cạnh việc phát triển 20 mẫu

lúa, cá, bác còn phát triển chăn nuôi: “10 con bò cái lai sin và bò sữa”, sau 14

năm lăn lộn cùng với vùng đất trũng, ý tưởng ban đầu của bác đã trở thành hiện

thực và giúp cho hàng trăm lao động có việc làm Từ mô hình lúa + cá và chăn

nuôi bò mỗi năm gia đình bác thu nhập được từ 30 - 50 triệu đồng Không chỉ

làm kinh tế giỏi, người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ngày nào còn tích cực tham gia

công tác xã hội góp phần xây quê hương ngày càng văn minh giàu mạnh

Đất nước ta đang trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nên

khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế với nhiều hình

thức khác nhau Đặc biệt trong thời gian này phong trào chuyển đổi cơ cấu kinh

tế sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh Thanh niên với vai trò là lực lượng

xung kích đã tích cực tham gia phát triển kinh tế nông nghiệp Họ là những

người năng động, dám nghĩ, dám làm, đại diện cho tuổi trẻ Hà Tây trong phong

trào sản xuất nông nghiệp phải kể tới anh Khuất Văn Trọng ở thôn Minh Nghĩa,

xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất đã mạnh dạn cải tạo đất làm trang trại trong khi

“Kinh nghiệm không có, tiền vốn ít ỏi” nhưng anh vẫn quyết tâm “vay mượn bạn

Trang 30

bè, họ hàng ” và từng bước “đào ao, xây chuồng trại và mua cây, mua giống”

Nhưng cũng từ trong sản xuất anh đã rút ra được nhiều kinh nghiệm như: “Để cá

bớt dịch bệnh phía trên bờ ao anh trồng xoan cho lá rụng xuống ao diệt các vi

khuẩn gây bệnh” nên giúp cá lớn nhanh mỗi năm cho thu hoạch 3 lứa Với ý chí

lập nghiệp, muốn thoát khỏi cuộc sống nông nghiệp thuần tuý, mô hình kinh tế

này mỗi năm cũng cho thu nhập 40 triệu đồng/năm đã góp phần thúc đẩy phong

trào thanh niên lập nghiệp phát triển mạnh Qua mô hình này, Báo Hà Tây cũng

muốn biểu dương phong trào thanh niên lập nghiệp hãy học tập kinh nghiệm

làm ăn của anh Trọng để từng bước nâng cao đời sống kinh tế thức đẩy xã hội

phát triển lành mạnh

Cùng với các phong trào thanh niên lập, thì phong trào phụ nữ giúp nhau

xoá đói giảm nghèo đang phát triển rất mạnh mẽ Cùng với những hình thức vay

vốn của Nhà nước để đầu tư phát triển kinh tế nhiều nguồn vốn khác cũng được

các cấp Hội Phụ nữ huy động giúp chị em có điệu kiện phát triển kinh tế Chị

em phụ nữ một số nơi đã tự huy động nguồn vốn trong gia đình góp lại giúp các

chị em có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế Tiêu biểu cho phong trào tự

góp vốn bằng các hình thức các phường, các hội như: “Phường lợn”, “Phường

gạo” của chị em phụ nữ huyện Chương Mỹ, tuy đồng vốn còn hạn hẹp, nhưng

với mức lãi xuất thấp đã phần nào tháo gỡ được những khó khăn về vốn cho chị

em phụ nữ, đây là cách làm rất mới nhưng đã mang lại hiệu quả cần được nhân

rộng trong toàn tỉnh

Trong thời đại ngày nay vai trò của người phụ nữ không bị bó hẹp trong

phạm vi làm vợ, làm mẹ, mà họ còn rất tích cực tham gia vào các hoạt động xã

hội, tham gia vào phát triển kinh tế Tùy vào từng địa phương, từng vùng đất

canh tác mà chúng ta có các biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù

hợp để có thể cho thu nhập cao Khác với các vùng Phú Xuyên, Thường Tín,

Kim Sơn (thị xã Sơn Tây) là miền quê chủ yếu là đồi gò sỏi đá trước đây chủ

yếu là trồng sắn cho thu nhập thấp vì mỗi năm chỉ cho thu hoạch một vụ nên đời

sống nhân dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn Nhưng từ khi có chủ trương

chuyển đổi cơ cấu kinh tế đến nay, người dân đã từng bước chuyển đổi phù hợp

Trang 31

cây trồng, vật nuôi nên đã thúc đẩy kinh tế ổn định và phát triển Đi đầu cho

phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, biết kết hợp đưa KHKT vào

phát triển kinh tế vùng gò đồi sỏi đá này phải kể tới chị Nguyễn Thị Thuyết ở xã

Kim Sơn (thị xã Sơn Tây) Mặc dù thời gian đầu đồng vốn ít ỏi, kinh nghiệm

chưa có nhưng gia đình chị đã quyết tâm dốc hết vốn vào để chăn nuôi bò sữa

chị tâm sự: “Khi kinh nghiệm nuôi chưa có trong khi cả cơ nghiệp đặt vào bò

sữa nên chi ngày đêm chăm chỉ cắt cỏ, mua cám bã, quyết dọn chuồng trại “tập

trung chăm sóc bò” Cần cù ham học hỏi kinh nghiệm và mạnh dạn vay vốn

ngân hàng, mở rộng đầu tư và thuê thêm 3 lao động cải tạo khu đất trước kia

trồng sắn sang trang trại chăn nuôi bò sữa và trồng cỏ Do làm tốt từ khâu chọn

giống đến khâu chăm sóc, nên hàng năm đã cho thu nhập từ 40 - 45 triệu đồng

Bên cạnh việc phát triển đàn bò sữa, gia đình chị còn kết hợp chăn nuôi ngan,

gà tận dụng nguồn thức ăn dư thừa mang lại hiệu quả kinh tế góp phần ổn định

đời sống Do cần cù, chịu khó, ham học hỏi lại làm ăn có kế hoạch nên từ hai

bàn tay trắng, đến nay trang trại đã cho thu nhập 60 triệu đồng/năm Không chỉ

làm kinh tế giỏi, chị còn tích cực giúp đỡ mọi người phát triển kinh tế Vừa qua,

chị Thuyết đã vinh dự là một trong 4 điển hình tiêu biểu của Hội Phụ nữ Sơn

Tây đi dự hội nghị biểu dương gia đình đạt chuẩn mực no ấm, bình đẳng, tiến

bộ, hạnh phúc của tỉnh (Bài: “Chị Thuyết làm giàu từ chăn nuôi bò sữa” của

tác giả Đoàn Xuân Kỳ - số 3318 ngày 4/11/2004)

Cùng với Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” được

các cấp Hội Nông dân được phát động sâu rộng hàng năm ở Hà Tây thì phong

trào thanh niên lập nghiệp diễn ra ở khắp nơi họ là những người năng động sáng

tạo có trình độ nên việc tiếp thu những tiến bộ KH, công nghệ hiện đại nhanh

chóng tạo tiền đề cho phát triển kinh tế nông nghiệp Bên cạnh trong trào thanh

niên lập nghiệp, tthì phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cũng đạt

được những kết quả đáng mừng Họ là những người cả cuộc đời gắn bó với đất

ruộng nên ước mơ làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương là một điều rất

đơn giản nhưng cũng khó có thể hực hiện được? Nhưng từ khi có chính sách

chuyển đổi đến nay đã tạo điều kiện cho những ước mơ đó trở thành hiện thực

Trang 32

Để làm sao có được những trang trại khang trang như hiện nay đó là cả một quá

trình vật lộn với thiên nhiên, đấu tranh với chính mình, cần cù lao động mới có

được như ngày nay Khi tới thăm mô hình trang trại của Bác Viện trước đây là

vùng đất sình lầy Bác đẫ tâm sự: “Chắc các anh không thể hình dung nổi Trước

đây toàn bộ khu này là khu đất sình lầy bỏ hoang, cỏ dại mọc kín”Khi gia đình

tôi nhận thầu, tôi quyết định quy hoạch lại để đào ao thả cá, trên xây dựng

chuồng trại chăn nuôi” Tuy bước đầu bắt tay vào công việc Bác gặp rất nhiều

khó khăn do bước đấu chua có kinh nghiệm nên bác đã phải vừa làm vừa học và

tự rút ra kinh nghiệm Nhưng sau 10 năm, chịu khó, chịu khổ đến nay: “Thu

nh ập từ cá thả, nuôi lợn, vịt của trang trại trên 1,5 tỷ đồng” với kết quả trên

người dân nơi đây đã ví Bác là trang trại “Ba nhất” ở huyện Thường Tín, bởi

thời gian bắt tay vào sớm nhất, quy mô lớn nhất, cho hiệu quả kinh tế cao nhất

(Bài: “ Người biến vùng đất sình lầy thành trang trại” - của tác giả Đức Hải -

ngày 2/2/2004)

Trong hơn một năm qua, Báo Hà Tây đã đưa rất nhiều gương điển hình

tiên tiến, người tốt, việc tốt nhằm biểu dương đồng thời cũng là những kinh

nghiệm bước đầu đạt được trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình ông Nguyễn Thành Thắng, xã Phú

Kim, huyện Thạch Thất, biết kết hợp giữa phát triển nghề mộc với phát triển mô

hình trang trại mang lại hiệu quả cao; mô hình trang trại cá - vịt của anh Phạm

Đình Thịnh lại biến vùng đầm hoanh thành trang trại mỗi năm cho thu nhập 40

triệu đồng Trên mỗi vùng đất có những lợi thế riêng, nên tuỳ từng vùng người

ta có thể quy hoạch các loại cây trồng vật nuôi phù hợp, với những kinh nghiệm

thâm canh khác nhau mỗi người có một hướng đi riêng tạo ra hiệu quả kinh tế

cao Bên cạnh những mô hình trang trại lúa - cá- vịt, mô hình VAC, mô hình

VAR thì ông Thực lại phát triển trồng cây cảnh Với bản chất cần cù ham học

hỏi những người đi trước nên chẳng mấy chốc ông đã quy hoạch được khu vườn

của mình với những loại cây ăn quả, và với việc kế thừa truyền thống ông đã

trồng được những loại cây cảnh có thế đẹp và bán rất chạy ở thị trường Hà Nội

Trang 33

Cùng với phong trào cả nước bước vào CNH, HĐH nông nghiệp, nông

thôn Hà Tây cũng đang từng bước “thay gia đổi thịt” nhờ chuyển đổi cơ cấu sản

xuất nông nghiệp Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại

hiệu quả kinh tế cao thì một số địa phương lại tích cực áp dụng những tiến bộ

khoa học vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao đời sống nhân dân ngày

càng được cải thiện Qua báo chí chúng ta cũng phần nào nắm bắt được thông

tin từ chủ trương, đường lối đến việc phản ánh kịp thời những mô hình tiên tiến

đi đấu trong chuyển đổi đạt hiệu quả kinh tế cao Để từ đó rút kinh nghiệm, nhân

rộng những điểm hình đó

2.1.2 Điển hình tiên tiến người tốt, việc tốt trên lĩnh vực công nghiệp

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp (CN) ở Hà Tây đã không

ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng Bước đầu đã tích luỹ thêm được

nhiều kinh nghiệm, công nghệ và nguồn vốn Việc xây dựng các khu, cụm, điểm

CN đã có quy hoạch thống nhất trong toàn tỉnh Để ngành CN có bước chuyển

biến mạnh lãnh đạo tỉnh đã thống nhất lấy năm 2004 là “Năm phát triểnCN” với

sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, ngành CN đã đạt đựơch những kết quả đáng

mừng, tốc độ tăng trưởng ngành đạt 20.7%, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 7.225

tỷ đồng Một số sản phẩm tăng khá so với năm 2003, là gạch xây dựng tăng

20%, xi măng tăng 12,6%, bê tônh thương phẩm tăng 44,6% Để có được nhữnh

thành quả trên là nhờ ngành CN đã có những biện pháp khắc phục những khó

khăn trong việc giải phóng mặt bằng ở các khu, cụm, điểm CN; tiến hành rà soát

quy hoạch phát triển CN- TTCN; quy hoạch điện lưới điện của tỉnh và các

huyện thi xã đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho phát triển CN

Đất nước ta, đang trên đà phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành

phần, vận hành theo cơ chế thị theo cơ chế thị trường Do đó việc xoá bỏ cơ chế

tập trunh qua liêu bao cấp trong sản xuất CN là rất cần thiết để CNH, HĐH đất

nước Để ngành CN thực sự là một ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế,

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX xác

định rõ nhiệm vụ của công nghiệp trong thời gian tới cần phải: “Đẩy nhanh tiến

độ cổ phần hoá cà mở rộng diện các doanh nghiệp nhà nước cần cổ phần hoá,

Trang 34

kể cả một số tổng công ty và doanh nghiệp lớn trong các ngành”[12,191- 192]

Nhờ có những đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát

triển kinh tế CN trong thời kì mới nên CN Hà Tây đã đạt được những kết quả

đáng ghi nhận Trong đó phải kể tới phong trào cổ phần hoá trong các doanh

nghiệp Nhà nước đã đem lại những bước tiến mới trong ngành thương mại Bài:

“Cổ phần hoá - bước tiến mới trong nghành thương mại” của tác giả Vân

Hiếu( số 3324, ngày 9/11/2004) đã phản ánh về những kết quả bước đầu của các

doanh nghiệp sau 4 năm cổ phần hoá, chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh,

đã tránh được “tình trạng” thua lỗ.Đồng thời khảng địng được hướng đi đúng

đắn về chuyển doanh nghiệp nhà nbước thàng công ty cổ phần Đi đầu trong

việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là Công ty Ăn uống khách sạn Hà

Tây và Công ty ăn uống khách sạn Sơn Tây (bắt đầu cổ phần hoá năm 1999)

Sau khi đi vào hoạt động doanh nghiệp đã làm ăn có lãi, phát triển về doanh số

thu nộp ngân sách và thu nhập của người lao động tăng Trong bài có đoạn viết

“Công ty cổ phần ăn uống khách sạn Sơn Tây, năm 2000 mới chuyển đổi hoạt

động doanh số đạt 8,9 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 305 triệu đồng, cổ tức

chia 5,02% năm, thì năm 2003 doanh số đạt 13 tỷ đồng, nộp ngân sách 650

triệu đồng, cố tức chia là 7,7% năm” Đó là những bước tiến ban đầu của cổ

phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Trong tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động phức tạp, đã ảnh

hưởng rất lớn tới nền kinh tế nước ta Mặc dù công cuộc đổi mới, đã được manh

nha từ rất lâu nhưng nền kinh tế CN phát triển vẫn chậm chưa đáp ứng được nhu

cầu CNH, HĐH đất nước Để khắc phục những khó khăn trong sản xuất kinh

doanh, các công ty cần xác định được thị yếu, mặt hàng cần thiết và phù hợp với

thị trường tiêu thụ để có hướng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao Trong

mỗi giai đoạn phát triển, nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước khác nhau đòi

hỏi các nhà quản lý phải năng động, nhạy bén trong kinh doanh tạo ra những

mặt hàng mới để có thể giúp công ty đứng vũng trên thị trường Trong bài

“Thành công trong sản xuất, kinh doanh ở công ty cổ phần xây dựng Thăng

Long” của tac giả Tô Hoàng (Số 3524, 3/5/2004) đã nêu lên cách làm ăn mới

Trang 35

trong sản xuất sản phẩm bê tông đúc sẵn mang lại uy tín và kết quả cao Trong

khi đó một số doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này đang đứng trước những

thách thức lớn về tìm ra thị trường tiêu thụ Thì Công ty cổ phần xây dựng

Thăng Long, sản phẩm lại có mặt ở tất cả các tỉnh thành phía Bắc, đặc biệt là

thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương để có được chỗ đứng vững chắc

trên thị trường như hiện nay ngoài việc đưa thiết bị máy móc, dây chuyền kỹ

thuật hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty còn chú trọng đặc

biệt đến “các biện pháp giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo “giá cả phải chăng”

và thu hút bạn hàng bằng tinh thần phục vụ nhiệt tình, dễ chịu của đội ngũ nhân

viên phục vụ” đây là một việc làm rất cần thiết và rất mới mẻ trong sản xuất kinh

doanh nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao

Để có được chỗ đứng trong thị trường, đói hỏi mỗi công ty phải có sự đổi

mới cả về chất lượng và mẫu mã thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ

sản phẩn trong thời kỳ đổi mới Nhưng muốn có được điều đó đa số các công ty

đều tập trung vào cải tiến hệ thống thiết bị máy móc như: “Công ty CP bao bì

Sông Đà vượt khó đi lên” bằng cách đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt dây

chuyền sản xuất bao bì hiện đại nên đã khắc phục được những khó khăn cho

đầu ra của sản phẩm Tuy mặt hàng bao bì chỉ bán ở trong nước nhưng nguyên

liệu lại phải nhập từ nước ngoài nên điều khó khăn đặt ra trước mắt cho công ty

là phải làm sao cho sản phẩm có giá thành thích hợp để tiên thụ được nhiều thì

mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển được Do đó công ty đã quyết định:

“Đầu tư 20 tỷ xây dựng nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền sản xuất bao bì khá hiện

đại ở xã Đại Yên (thị xã Hà Đông)” Từ ba cơ sở nằm rải rác ở Hà Tây, Hoà

Bình, nay đã được quy về một mối từ đó “công ty có điều kiện tổ chức quản lý

sản xuất theo tiêu chuẩn ISO- 9001- 2000 Công ty sản xuất khép kín các công

đoạn từ nguyên liệu đầu vào là giấy craff và hạt nhựa PP” Đồng thời do tập

trung về một nơi nên đã giảm được số lao động không cần thiết nhưng không

ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất kinh doanh Để khắc phục những khó khăn trong

thời kỳ CNH, HĐH mỗi công ty có một hướng đi riêng để phù hợp với tình

hình, điều kiện của mình Khác với Công ty CP bao bì Sông Đà, Công ty Sông

Trang 36

Công Hà Đông lại có hướng đi khác để cạch tranh trên thị trường Qua bài “Để

tồn tại phải đi lên từ công nghệ tiên tiến” của tác giả Đặng Duy Phương (số

Báo tết 2005) chúng ta lại thấy được một hướng đi mới trong phát triển sản xuất

các mặt hàng cơ khí tinh xảo Trước hết công ty xác định rõ xu hướng phát triển

tất yếu tâm lý người tiêu dùng là “Đòi hỏi hàng hoá có chất lượng cao, bền đẹp,

tiện dụng, nhưng giá cả phải theo chiều ngược lại”, đó là một mâu thuẫn lớn rất

khó giải quyết Bên cạnh đó, trên thị trường lại xuất hiện tình trạng “hàng nhái”,

hàng giả với mẫu mã, tem nhãn, bao bì như thật nhưng giá bán rất rẻ, thu hút

được rất nhiều khách hàng Nên vấn đềđặt ra trước mắt của công ty là muốn

cạnh tranh chiến thắng, tồn tại và phát triển, giữ vững thương hiệu sản phẩm chỉ

có thể chọn giải pháp đổi mới công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cho

cùng một sản phẩm, vừa giảm sức lao động nặng nhọc cho công nhân, đảm bảo

môi trường CN trong sạch, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên, vật liệu và chi phí công

nhân Từ đó giảm giá thành sản phẩm thu hút khách hàng trong và ngoài nước

Trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều công ty được xây dựng một mặt

làm thay đổi bộ mặt đời sống, nhưng mặt khác nó cũng gây ra sự cạnh tranh rất

gay gắt giữa nhiều mặt hàng Do đó muốn tồn tại và phát triển trên thị trường

đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những giải pháp thích hợp để thúc đẩy sản

xuất kinh doanh Trong khi trên thị trường có rất nhiều mặt hàng phân bón trong

và ngoài nước đã có thương hiệu và được nhân dân chuyên dùng trong sản xuất

nông nghiệp Nhưng để nhân dân có thể nhận thấy chất lượng, sản phẩm Công

ty phân bón Sơn Lâm đã áp dụng phương pháp bán hàng trả chậm (bán chịu cho

nông dân) sau vụ thu hoạch mới thu tiền, với cách làm này của công ty đã được

nhiều địa phương hoan nghênh Bên cạnh đó công ty đã xác định “phương châm

của công ty là phải hiểu đồng ruộng và cây trồng để sản xuất ra loại phân bón

phù hợp”, nhưng để làm được điều này công ty đã phối hợp với Trung tâm

Khuyến nông tỉnh, Hội phụ nữ, Hội nông dân để tập trung hội viên, nông dân

thông qua đó chuyển giao kỹ thuật, tập huấn để sử dụng phân NPK Sơn Lâm

được hiệu quả Nhờ phương thức này, nhiều địa phương luôn tín nhiệm và đăng

ký mua thường xuyên phân bón NPK Lâm Sơn, đây là một quyết địng táo bạo

Trang 37

nhưng cũng nhờ đó mà thương hiệu phân bón NPK Lâm Sơn được nhiều nông

dân biết đến (Bài: “Công ty phân bón Lâm Sơn: ứng trước phân NPK cho

nông dân” của tác giả Xuân Quang (số 2968, ngày 2/1/2004) đã phản ánh cách

làm rất mới của Công ty Lâm Sơn để chúng ta học tập kinh doanh trong thời kỳ

mở cửa như hiện nay

Khác với Công ty Lâm Sơn, Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương

đóng trên địa bàn huyện Hoài Đức lại kết hợp giữa sản xuất công nghiệp với

mô hình trang trại để tận dụng nguồn nguyên liệu thải của công ty vừa mang lại

hiệu quả kinh tế, vừa góp phần hạn chế nạn ô nhiễm môi trường Từ nguồn

nguyên liệu sẵn có ở nông thôn đó là cây sắn trước kia người dân chủ yếu sử

dụng để chăn nuôi, nhưng với tài năng của anh Nguyễn Duy Hồng đã đưa củ

sắn vào chế biến công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao Anh đã chế biến củ

sắn thành Xi rô Glucô cao cấp làm tăng thêm cho giá trị sản phẩm nông nghiệp,

tạo việc làm cho nông dân có thu nhập cao Nhưng “nhìn những chất phế thải từ

sản xuất vẫn còn tận dụng được, thấy mội trường vùng quê còn nhiều bức xúc,

Minh Dương lại thêm hướng phát triển mới đó là đầu tư cho sản xuất trang

trại” cho thu nhập hàng năm lên tới 300- 350 triệu đồng Điều đặc biệt là mô

hình trang trại đã tạo ra được một mô hình sinh thái làm cho môi trường nông

thôn ở làng nghề được cải thiện

Thành công của một doanh nghiệp, đi lên từ địa bàn nông thôn, mô hình

Minh Dương không chỉ mang lại lợi nhuận, hiệu quả, đóng góp cho ngân sách

Nhà nước mà còn hấp dẫn tạo ra sự lôi cuốn để nhiều người học tập và theo

gương Minh Dương Kết thúc bài viết tác giả khẳng định: “Đó chính là sự năng

động, tìm tòi và nhiệt huyết làm giàu chính đáng, làm giàu từ nội lực để có tích

luỹ đầu tư lớn cho sản xuất kinh doanh ” Đây là mô hình đa dạng “CN- thương

mại- nông nghiệp” như bổ sung cho nhau tạo ra diện mạo một doanh nghiệp

hoạt động hiệu quả, bền vững sức sống Minh Dương ngày càng vững mạnh

hơn, phong độ hơn Đây là những kinh nghiệm, một hướng đi đúng, một mô

hình tiên tiến trên con đường phát triển đi lên trong sự nghiệp CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn mà Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương đang toả sáng

Trang 38

(Bài: “Công ty cổ phần Minh Dương: Mô hình doanh nghiệp sản xuất kinh

doanh tổng hợp, khép kín hiệu quả cao” ra ngày 27/5/2004)

Hà Tây là vùng đất trăm nghề, nhưng trong thời kỳ bao cấp một số làng

nghề đã không còn nữa do nhu cầu tiêu thụ trong nước không cao, thị trường

xuất khẩu ngày càng bị thu hẹp nhưng không vì thể mà nó đi hoàn toàn Cũng

chính trong những khó khăn đó nhờ sự thông minh sáng tạo, sự nhạy sén nắm

bắt thị trường mà một số làng nghề đã được khôi phục lại phát triển mạnh và có

hướng mở thêm nhiều ngành nghề mới Tiêu biểu và đi đầu trong phong trào

khôi phục và nhân cấy nghề mới ở Đan Phượng phải kể tới anh Quách Văn

Trường, từ nghề truyền thống dệt vải trước đây chỉ với đồng vốn ít ỏi nên anh

chỉ gom hàng trong vùng đi bán ở Thành phố Hồ Chí Minh lúc đầu chỉ “cò con”

thu nhập chỉ đủ ăn Nhưng cũng chính trong thời gian đó anh đã học hỏi được

rất nhiều kinh nghiệm và nắm bắt được nhu cầu thị trường nên anh đã mạnh dạn

chuyển sang sản xuất giày vải, gạc, vải các loại và gia công nhuộm vải mang

lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút nhiều nguồn lao động trong vùng Với nghi lực

và lòng yêu nghề, anh Trường đã góp phần làm rõ nội dung cũng như hướng

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo chủ trương của Đảng và Nhà nước

đồng thời cũng khẳng định chính tuổi trẻ của mình trong lập thân, lập nghiệp

Kết thúc bài viết tác giả một lần nữa khặng định lại hớng đi của anh hoàn toàn

phù hợp phát triển hiện nay của ngành CN nói chung và ngành dệt may nói

riêng: “Nhìn nhận rất chắc chắn xu thế phát triển CN của nước ta đang phát

triển, ngành Dệt may vẫn là một trong những ngành mũi nhọn Trường đang xây

dựng kế hoạch nâng cấp dây chuyền, mởi rộng quy mô sản xuất của cơ sở trong

thế đi lên vững chắc ” (Bài: “Nghề cũ áo mới” của tác giả Thái Hà, Nguyễn

Phương, ra ngày 24/5/2004)

Cùng với phong trào cả nước thi đua phát triển kinh tế, Hà Tây cũng đã có

rất nhiều gương lao động sản xuất, kinh doanh giỏi đại diện cho mọi tầng lớp

nhân dân được báo Hà Tây diểu dương và phản ánh kịp thời Đã góp phần giúp

cho nhân dân học tập và tạo điều kiện để nhân rộng thêm nhiều mô hình điển

hình tiên tiến hơn nữa

Trang 39

2.1.3 Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực kinh tế khác

Định hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước “Đòi hỏi

phải có những con người rất mực trung thành, thành thạo có trình độ kiến thức

hiện đại và kỹ năng thành thạo, có khả năng làm ra những sản phẩm đủ sức

cạch tranh trên thị trường trong và ngoài nước” [1,145], theo lời phát biểu của

đồng chí Đỗ Mười tại Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành trương ương khoá VIII

Vì thế sự nghiệp phát triển mới của đất nước cần có những điển hình mới trên

mọi lĩnh vực Bên cạnh những cá nhân, tập thể điển hình trong nông nghiệp,

công nghiệp, chúng ta còn thấy rất nhiều điển hình với những phẩm chất mới

trong các ngành kinh tế khác

Trong định hướng kinh tế, bên cạnh nông nghiệp và công nghiệp thì các

ngành kinh tế khác như: tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ… cũng rất được

coi trọng Đăc biệt, Hà Tây lại là vùng đất trăm nghề nên việc phát triển các

nghề truyền thống như: Mây tre đan, đồ gỗ, sơn mài, lụa, the… rất được chú

trọng phát triển vì đây là một trong những ngành mang lại thu nhập rất lớn đã

làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở Hà Tây Trong những năm qua, không những

Hà Tây có chủ trương phát triển và khôi phục các nghề truyền thống, mà còn

khuyến khích phát triển và nhân cấy nghề mới- đây là một chủ trương lớn trong

phát triển kinh tế ở Hà Tây trong thời gian tới Chủ trương đó đã thúc đẩy các

làng nghề phát triển như làng nghề dệt lụa ở Vạn Phúc, thị xã Hà Đông, nghề

mây, giang đan xuất khẩu ở Phú Vinh, huyện Chương Mỹ, nghề khảm trai ở

huyện Phú Xuyên… Bên cạnh việc khôi phục và phát triển lại làng nghề truyền

thống, trong thời gian gần đây các làng nghề còn chú trọng tới việc khẳng định

thương hiệu của mình trên thị trường như: Ở Vạn Điểm, huyện Thường Tín,

để khẳng định chất lượng của sản phẩm họ đã thành lập nên “Hiệp hội đồ gỗ

mỹ nghệ cao cấp Vạn Điểm” nhằm mục đích tránh việc cạnh tranh không lành

mạnh, hạ thấp uy tín của nhau, gian dối trong bán hàng… Cũng từ mô hình này,

đã giúp củng cố và phát triển làng nghề theo hướng bền vững, đồng thời giúp đỡ

đào tạo nghề cho thợ trẻ và giúp họ có điều kiện học tập những người đi trước,

từ đó giúp nâng cao tay nghề Song song với việc làm đó Hiệp hội còn tạo điều

Trang 40

kiện giúp đỡ hội viên vay vốn mở rộng mặt bằng sản xuất, thông tin quảng cáo,

trao đổi về những mẫu mã mới, thăm quan học tập kinh nghiệm, thúc đẩy phát

triển kinh tế địa phương Từ mô hình này, đã giúp cho các gia đình có điều kiện

trao đổi khi có mẫu mã mới, để cùng làm, cùng cải tiến cho đẹp, phù hợp với thị

hiếu người tiêu dùng.Bài: “Hiệp hội đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp Vạn Điểm:

Khẳng định thương hiệu làng nghề” của tác giả Văn Hợp (số 3501- ngày

16/4/2005) đã phản ánh cách làm mới này nhằm duy trì và phát triển làng nghề

truyền thống và cũng nhờ đó mà thương hiệu làng nghề đã được khẳng định, tìm

chỗ đứng vững trên thị trường Qua mô hình này đã rút ra được một hướng đi

mới cho sản phẩm làng nghề có thể cạnh tranh lành mạnh trên thị trường và là

bài học cho nhiều làng nghề đang bị mai một tìm hướng đi sao cho phù hợp với

thời kỳ đổi mới

Trong cuộc vận hành của nền kinh tế thị trường, có rất nhiều làng nghề bị

mai một, mất dần Việc khôi phục và làm sống lại những làng nghề truyền thống

có ý nghĩa rất lớn Nhận thức được ý nghĩa sâu sắc đó, các làng nghề ngoài việc

khôi phục nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển còn chú trọng tới việc

quảng bá các sản phẩm của làng nghề bằng cách vừa ngắn liền giữa phát triển

làng nghề , vừa mở rộng bằng cách phát triển du lịch làng nghề nhằm mục đích

giới thiệu sản phẩm của mình rộng ra thị trường Đây là một cách làm mới mang

lại hiệu quả kinh tế rất lớn và mô hình phát triển làng nghề gắn với du lịch làng

nghề đang được nhân rộng ở nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tây như: “Du

lịch làng nghề may Thượng Hiệp”, tới đây du khách có thể nhận thấy những

mặt hàng may mặc ở đây rất đa dạng và phong phú với nhiều mẫu mã đẹp và

phù hợp đối tượng khách hàng Nếu là những du khách có thu nhập trung bình

có thể mua những sản phẩm may hàng chợ giá rất rẻ nhưng mẫu mã đẹp, phong

phú, nếu du khách là những người khá giả có thể mua những sản phẩm may cao

cấp đã có mặt ở thị trường Hà Nội và trong các siêu thị Đây là hướng đi mới

trong sản xuất hàng may mặc, ngành may mặc đối với nền kinh tế nước ta không

có gì là mới, trong khi có rất nhiều công ty nhà nước chưa có cách tìm thị trường

ra cho sản phẩm của mình Thì những sản phẩm của các làng nghề đã tìm ra

Ngày đăng: 16/03/2013, 09:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

hình thức chuyển tải nội dung tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên báo hà tây  - Tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trên báo Hà Tây
hình th ức chuyển tải nội dung tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên báo hà tây (Trang 71)
Hình thức chuyển tải nội dung tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt - Tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trên báo Hà Tây
Hình th ức chuyển tải nội dung tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt (Trang 71)
ngơn ngữ giàu hình ảnh nên người đọc cĩ cảm giác như đang được tận mắt chứng kiến sự việc - Tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trên báo Hà Tây
ng ơn ngữ giàu hình ảnh nên người đọc cĩ cảm giác như đang được tận mắt chứng kiến sự việc (Trang 92)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w