"Văn học hiện đại" trong "Thời đại lớn"_2 pps

7 217 0
"Văn học hiện đại" trong "Thời đại lớn"_2 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

"Văn học hiện đại" trong "Thời đại lớn" Dù là người coi thường phương Tây, cũng hiểu được cái hiện thực vô tình không “Tây hóa” thì không thể “cường quốc”, càng mong muốn vượt qua phương Tây, càng cần sớm “Tây hóa”. Nếu nói lý tưởng đại đồng theo kiểu mẫu của Khang Hữu Vi (Kang You Wei) là thuộc về cái biểu hiện đầu tiên của xung động “vượt lên”, thì nó lại đưa ra được một luận chứng có sức thuyết phục cho tính chính đáng của xung động “vượt lên”. Từ cuối triều Thanh đến giữa thập kỷ 1970, các phiên bản khác nhau của phương án “cường quốc” – bao gồm cả chủ trương “bốn hiện đại hóa” được tái đề xuất vào năm 1974 – trên đại thể đều rập khuôn theo cách nghĩ muốn “vượt lên” thì phải “Tây hóa”. Ở phương diện khác, vào những năm đầu tiên của thế kỷ 20, “Tiểu thuyết lý tưởng” do Lương Khai Siêu (Liang Qi Chao) cầm đầu – với tác phẩm “Tân Trung Quốc vị lai ký” 《新中国未来记》- đã biểu đạt sinh động cái tình cảm cổ điển vua quan thân dân, gần dân hàm chứa trong xung động “vượt lên”, cuối thập kỷ 1960, một triệu “Hồng vệ binh” (“红卫兵 ”) tại quảng trường Thiên An Môn đã lớn tiếng xưng tụng Mao Trạch Đông (Mao Ze Dong) là “Đại cứu tinh của nhân dân thế giới”, cảnh tượng vĩ đại đó khiến người ta không thể không nhớ lại cảnh ngày xưa nhân dân bái đầu quỳ mọp trước thiên tử. Chính sự phản cảm và hoài nghi lo lắng trước cảnh bình mới rượu cũ đã không ngừng khiến người ta chuyển sang sùng bái Tây phương, thậm chí khiến họ an tâm làm “người nước Mỹ”- không chỉ là “đêm nay” và cũng không chỉ là “chúng tôi”[4] Năm 1918, nhóm Trần Độc Tú (Chen Du Xiu) công kích truyền thống, lúc tiếng đề xướng Tây hóa vang lên mạnh nhất, Lý Đại Chiêu (Li Da Zhao) lại kêu gọi văn minh Đông phương và văn minh Tây phương cùng phản tỉnh , điều hòa, sáng tạo nền “văn minh mới thứ ba”[5]。Điều này phản ánh trong nội bộ giới trí thức tư tưởng cấp tiến thời kỳ Ngũ Tứ có nhiều tiếng nói khác nhau như một hòa âm có nhiều âm điệu, nhưng nhìn từ một mặt khác, cái đặc biệt đa dạng theo kiểu Li Da Zhao của tư tưởng cấp tiến lại báo trước cái xung động “vượt lên” về sau bị thâu tóm lại một cách vô ý thức, thậm chí bị tiêu tan trong cái viễn cảnh sẽ nổ ra cuộc đấu tranh “cách mạng giai cấp vô sản” mang tính ý thức hệ. Năm 1957, Trương Quân Mại (Zhang Jun Mai) trong khi đem “Tư tưởng mới của nhà Nho” để đối kháng với “Chủ nghĩa cộng sản không chính thống”, đã đồng thời chỉ ra chính sự xâm lược và hủy hoại văn hóa của chủ nghĩa đế quốc đối với Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản tại Trung Quốc. Ông ta đề xướng “Tân Nho giáo” là vì muốn thực hiện sự bình đẳng về văn hóa và “thân thiện hợp tác” giữa Trung Quốc và phương Tây, điều này dường như thể hiện một sự tiếp nối khác của xung động “vượt lên” ở bên ngoài tư tưởng cánh tả, sự tinh tường của ông khi nhìn thấy những hậu quả xâm lược của chủ nghĩa đế quốc phương Tây lại một lần nữa thể hiện rỏ sự tiếp nối trên có ý nghĩa đích thực đối với tư tưởng hiện đại Trung Quốc. Thế nhưng, so với cuộc đấu tranh toàn dân của Trung Quốc đại lục nhằm “mai táng chủ nghĩa đế quốc Mỹ”, sự tiếp nối ở bên ngoài đại lục của xung động “vượt lên”, lại càng thể hiện rỏ ràng hơn sự thu hẹp nhanh chóng của không gian thực tiễn lẫn không gian tưởng tượng của xung động này : hùng tâm sáng tạo một thế giới mới văn minh hơn phương tây của Khang Hữu Vi (Kang You Wei) 50 năm trước giờ đây ngày càng thu nhỏ lại, chỉ còn lại cái lo lắng về “bảo chủng” , “bảo giáo” , thậm chí trong khi bảo vệ thì không khí bi quan ngày càng tràn lan. Không rỏ những nơi khác trên thế giới, trong những xã hội phi Tây phương khi bị lôi kéo vào cuộc vận động lịch sử “hiện đại hóa” có xảy ra một tình trạng tương tự như đã xảy ra tại Trung Quốc trong 150 năm qua hay không, có bộc phát ra hai dạng xung động khác nhau nhưng đều cùng mãnh liệt ? Bắt đầu từ Lương Khải Siêu (Liang Qi Chao), những người trí thức có chí hướng muốn vượt lên phương Tây đều đặc biệt nhấn mạnh đến tính chất đặc biệt riêng có của Trung Quốc : lãnh thổ rộng lớn, dân số đông, lịch sử lâu đời, văn hóa trước nay chưa hề bị ngoại lực tiêu diệt . . . Những cách nói đó thường thường mang màu sắc khua trương, khiến người ta nghĩ rằng người Trung Quốc tự vỗ tay khen mình, nhưng họ nói cũng có điểm đúng, đó là , cho đến khi quân đội Âu châu tấn công Bắc Kinh (Bei Jing) vào giữa thế kỷ 19, trong giới quan lại Trung Quốc vẫn có một niềm tin tưởng phổ biến là văn hóa Trung Quốc văn minh nhất thế giới. Từ góc độ “hiện đại” theo kiểu phương Tây mà xét, đó chính là một cái tự đại buồn cười và tự khép kín, nhưng ngày nay nhìn lại, chúng ta cần thấy được phía sau cái “tự đại” và “khép kín” đó những yếu tố ủng hộ nó : chế độ chính trị và chế độ giáo dục truyền thống, phương thức sinh hoạt nông nhiệp và trọng sách vở có gốc rể rất sâu, bước đầu hiểu được tư tưởng cổ điển và hiện đại của phương Tây, có một cảm nhận sâu sắc về tình trạng “hiện đại hóa” ở trong và ở ngoài Trung Quốc . . . Sự thực thì các yếu tố trên tổng hợp lại với nhau và cùng nuôi dưỡng cái mạnh mẽ trong trí tưởng của những thế hệ hoạt động văn hóa vào thời cuối triều Thanh đầu thời Dân Quốc : không lấy việc được phương Tây công nhận làm vinh, và cũng không chịu lấy sự thành bại có tính thực dụng để định đúng sai, không cam tâm chấp nhận qui tắc mạnh được yếu thua của cái thế giới mới, thường là không cưỡng lại được cái ý muốn xây dựng một thế giới hòa bình và văn minh hơn, họ - chẳng hạn như Chương Thái Viêm (Zhang Tai Yan) – không bằng lòng dùng “hiện đại” mệnh danh thế giới. Đương nhiên, điều này cũng làm cho họ ngay từ đầu đã có một giới tuyến phân cách rỏ ràng với những người muốn tiếp tục đóng kín cửa ngõ, cố giũ lấy chuyên chế, mù mờ không thức thời, họ đúng là những người mở to mắt để nhìn thế giới, cái họ nghĩ đến là toàn thể thế giới, bao gồm cả cái thế giới mà ngày xưa họ gọi là phiên thuộc của Trung Quốc, chứ không phải chỉ là Trung Quốc của người Hán. Những ví dụ đã nêu ở trên không thể đại biểu cho lịch sử của 150 năm với hai dạng xung động trên cùng nhau quấy động. Chúng tôi sở dĩ không ngại thô thiển mà lược thuật như trên là vì muốn nói đến điều này : Chính vì hai xung động đó cộng sinh và song hành với nhau đã đem lại cho người Trung Quốc một khả năng lịch sử rất quí, một viễn cảnh to lớn, thâm thúy, và vì vậy mà khả năng này có một ý nghĩa hiện đại rất phong phú. Chủ yếu chính là vì sự tác động qua lại phức tạp giữa hai xung động đó, đã mở rộng và hạn định phạm vi cùng độ sâu sắc của ý thức hiện đại - không chỉ là tư tưởng hiện đại trong ý nghĩa thông thường – của người Trung Quốc, và từ đó làm hình thành những đặc điểm quan trọng của tư tưởng Trung Quốc hiện đại. Chẳng hạn như, sự khoáng đạt của một cái nhìn mà ngay từ đầu đã từ góc độ “thế giới” để nhìn “Trung Quốc”, chứ không phải chỉ là từ “Trung Quốc” nhìn “thế giới”, cái nhìn đó ngay từ đầu cũng đã hàm chứa tình cảm dào dạt và lý tưởng cải biến hiện trạng trật tự toàn cầu chứ không phải chỉ là mưu tìm một vị thế mạnh. Không cần phải nói, và cũng chính vì sự linh hoạt, mở rộng, sâu sắc hay là bị áp chế, bị phá hoại, thiếu sinh khí của những tác động qua lại đó trong một mức độ rất lớn đã quyết định toàn bộ tình trạng ý thức hiện đại Trung Quốc : có lúc phong phú và khoáng đạt, có lúc – như là hiện tại – tàn tạ và hẹp hòi. Nếu như cần thiết phải dùng khái niệm “tính hiện đại”, thì có thể nói rằng, tại Trung Quốc, trọng tâm của vấn đề “tính hiện đại” là làm thế nào “vượt lên phương Tây”, hay là có thể hay không thể rút lui một bước. Xin được nhắc lại, ý nghĩa của “vượt lên” là làm cho toàn thế giới thêm văn minh chư không phải là khiến Trung Quốc Tây phương hơn cả Tây phương. Lịch sử loài người nhất định phải là lịch sử không ngừng làm cho mình “tốt” hơn lên – tôi mượn chữ “văn minh” để miêu tả cái “tốt” – lịch sử đó không thể vì sự xuất hiện của phương Tây hiện đại mà kết thúc. II) Văn học hiện đại Trung Quốc được nẩy sinh cùng với hai xung động trên. Trong khoảng 150 năm đó, văn học luôn là người biểu đạt quan trọng của những xung động đó, văn học thông qua chữ nghĩa khoác cho những xung động đó những hình thức ý tưởng và những câu chuyện sinh động, làm phát khởi sự cộng hưởng tình cảm của độc giả, từ đó kích thích và truyền bá ở qui mô to lớn nhất hai xung động đó. Quan trọng hơn nữa là, trong quá trình “tạo hình” đó, văn học đã mở rộng hơn nữa nội hàm của những xung động đó, không những làm cho nó trở nên cụ thể mà còn làm cho nó nhân vì cụ thể mà trở nên phong phú. Vì đó, trong nhiều lúc, văn học trở thành người chính yếu làm phát triển các xung động đó. Khi người ta đem những xung động đó áp dụng vào thực tiễn, và vì thế mà tất yếu phải từ những góc độ khác nhau đem nó đơn giản hóa, trừu tượng hóa, thậm chí đem nó làm thành nhãn hiệu cho những khái niệm hay cho chế độ, văn học trong lãnh vực tâm lý và tinh thần lại thường đi ngược lại với những việc làm trên, trong phạm vi nội bộ và chu vi xung quanh những xung động đó văn học đã mở ra những nội dung mới và không dễ trừu tượng. Xin đưa ra một ví dụ, cho đến ngày nay, rất nhiều độc giả khi đọc “ A Q” vẫn theo một quán tính tự nhiên liên tưởng đến những từ ngữ “liệu pháp thắng lợi tinh thần”, “tính xấu của dân tộc”, “cải tạo linh hồn quốc dân” v.v.; khi nói đến “buối chiếu phim” “幻灯片事件”, trong não liền lập tức xuất hiện những phán đoán “tê liệt cảm giác”, “bỏ nghề y theo nghề văn”, “cứu trị nhân tâm”. . không thể vì sự xuất hiện của phương Tây hiện đại mà kết thúc. II) Văn học hiện đại Trung Quốc được nẩy sinh cùng với hai xung động trên. Trong khoảng 150 năm đó, văn học luôn là người biểu. "Văn học hiện đại& quot; trong "Thời đại lớn" Dù là người coi thường phương Tây, cũng hiểu được cái hiện thực vô tình không “Tây hóa” thì không. hiện đại rất phong phú. Chủ yếu chính là vì sự tác động qua lại phức tạp giữa hai xung động đó, đã mở rộng và hạn định phạm vi cùng độ sâu sắc của ý thức hiện đại - không chỉ là tư tưởng hiện

Ngày đăng: 25/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan