tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em.. -Gv dán 2 tờ phiếu to lên bảng, chia lớpthành 2 nhóm lớn, mời hai nhóm lên -2 hs lên bảng làm bài tập, cả lớp theo dõi.. -Từng hs
Trang 1Đề bài: TỪ NGỮ VỀ THIẾU NHI - ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ? I.Mục tiêu:
1.Mở rộng vốn từ về trẻ em, tìm được các từ chỉ trẻ em: tính nết của trẻ em tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em
2 Ôn kiểu câu: Ai (cái gì, con gì?)- Là gì?
II Đồ dùng dạy học:
- 2 tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung bài tập 1
- Bảng phụ viết theo hàng ngang 3 câu văn ở bài tập 2
III.Các hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS
A.Bài cũ
(4 phút)
B.Bài mới
1.Gt bài
(1 phút)
2.HD hs
làm bài
a.Bài tập 1
(10-12
phút)
-GV kiểm tra 1 em làm bài tập 1
-2 em làm lại bài tập 2 / T8 (tiết 1) -Nhận xét bài cũ
-Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
-Ghi đề bài
-Mời 1 hs đọc yêu cầu của bài tập 1 -Yêu cầu hs tự làm bài, sau đó trao đổi nhóm -hoàn chỉnh bài
-Gv dán 2 tờ phiếu to lên bảng, chia lớpthành 2 nhóm lớn, mời hai nhóm lên
-2 hs lên bảng làm bài tập, cả lớp theo dõi
-1 hs đọc, lớp theo dõi SGK
-Từng hs làm bài vào
vở nháp, sau đó, trao đổi theo nhóm để hoàn thành bài -Thi tìm từ về trẻ em theo nhóm (tiếp sức)
Trang 2b.Bài tập 2
(7-8 phút)
bảng thi tiếp sức, mỗi em viết nhanh từ tìm được rồi chuyền bút cho bạn, em cuối cùng sẽ tự đếm số lượng từ nhóm mình tìm được, viết vào dưới bài
-Gv nhận xét
-Gv lấy bài của nhóm thắng cuộc làm chuẩn, viết bổ sung từ để hoàn chỉnh kết quả
-Tìm các từ:
Chỉ trẻ em -Thiếu nhi, thiếu niên,
nhi đồng, trẻ nhỏ, trẻ con, trẻ em
Chỉ tính nết của trẻ em
-Ngoan ngoãn, lễ phép, ngây thơ, hiền làng, thật thà
Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em
-Thương yêu, yêu quý, quý mến, quan tâm, nâng đỡ, nâng niu, chăm sóc, chăm chút, lo lắng…
-Mời 1 hs đọc yêu cầu của bài tập
-Mời 1 hs giải câu a để làm mẫu trước
-Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung thêm
-Cả lớp đọc đồng thanh bảng từ đã hoàn chỉnh rồi viết các từ vào vở
-3,4 hs đọc lại bảng
từ đã hoàn chỉnh
-1 hs đọc yêu cầu -1 hs làm mẫu câu a,
Trang 3c.Bài tập 3
(7-8 phút)
lớp
-Gv chốt lại:
+Bộ phận câu trả lời câu hỏi “Ai(con
gì, cái gì)?”là : Thiếu nhi
+Bộ phận câu trả lời câu hỏi: “ là gì “
là: măng non đất nước
-Mời 2 hs lên bảng làm bài (trong bảng
phụ)
-Gv hướng dẫn hs sửa bài
a.Thiếu nhi là măng non của đất nước b.Chúng em là học sinh tiểu học c.Chích bông là bạn của trẻ em
-Mời 1 hs đọc yêu cầu
-Gv nhắc hs : khác với bài 2, bài này xác định trước bộ phận trả lời câu hỏi:
“ Ai ( con gì, cái gì) ?” hoặc là gì bằng cách đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm -Yêu cầu các em đặt đúng câu hỏi cho
bộ phận in đậm
-Cả lớp làm bài vào vở
-Gọi nhiều hs đặt câu hỏi, gv nhận xét, chốt ý:
a.Cây tre là hình ảnh thân thuộc của
làng quê Việt Nam
-Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng
quê Việt Nam?
b.Thiếu nhi là những chủ nhân tương
lớp theo dõi
-Hs lắng nghe
-2 hs làm tiếp câu b,c trên bảng, cả lớp làm bài vào vở, sửa bài
-1 hs đọc yêu cầu -Hs chú ý lắng nghe
-Hs làm bài vào vở -Nhiều hs tập đặt câu hỏi nối tiếp nhau, cả lớp nhận xét
Trang 43.Củng cố,
dặn dò
(2 phút)
lai của Tổ quốc
-Ai là chủ nhân tương lại của Tổ quốc?
c Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam
- Đội Thiếu niên Tiền phong là gì?
-Nhận xét tiết học
-Nhắc hs ghi nhớ những từ đã học -Chuẩn bị bài sau: So sánh, dấu chấm