1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hệ thống chủ đề trong Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm_7 docx

10 843 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 143,85 KB

Nội dung

hệ thống chủ đề trong Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm Bài số 74 Lời thơ trên thể hiện ý khinh bạc có phần mỉa mai về lẽ đời, sự đổi thay của lòng người, thời thế.. Về p

Trang 1

hệ thống chủ đề trong Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm

(Bài số 74)

Lời thơ trên thể hiện ý khinh bạc có phần mỉa mai về lẽ đời, sự đổi thay của lòng người, thời thế Có lẽ đây là kinh nghiệm đúc rút từ cuộc đời làm quan cũng như những va vấp thực tế của Nguyễn Bỉnh Khiêm Nghe sao ngậm ngùi và chua xót Không chỉ có vậy, ta còn thường gặp những câu thơ hàm ý châm biếm nhẹ nhàng nhưng vẫn thấm thía xiết bao:

Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,

Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi

(Bài số 71)

Không những thế, sự đời khi giàu sang thì thiên hạ khối kẻ đến cầu cạnh luồn cúi nhưng đâu phải vì phẩm giá thanh cao hay tốt đẹp của chủ nhân

mà chính là vì kẻ đó có của đó thôi “nhị kết hoa thơm; mỡ bùi mật

ngọt” Giả sử người nghèo khó thì lấy ai “náo nức”? Thế mới thấy

Nguyễn Bỉnh Khiêm có cái nhìn sắc sảo và lối nói thâm thúy biết bao về những điều hiểm hóc và sâu kín của lòng người Bạch Vân quốc ngữ thi

là tập thơ tiêu biểu của Nguyễn Bỉnh Khiêm Giống như các nhà thơ khác, ông làm thơ chữ Nôm khi tâm hồn đã thực sự thư thái, làm thơ là

để nói những điều gần gũi, giản dị, những mơ ước đời thường nhưng vô

Trang 2

cùng chính đáng, cao quý Về phương diện này, ta thấy trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập những lời tâm sự kín đáo thể hiện quan điểm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà vì thời cuộc ông không thể “nói to” lên được 3.3 Biểu trưng hóa đối tượng miêu tả

Đến thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ vịnh vật đã phát triển và đạt đến độ phong phú, đa dạng Ngay trong thơ chữ Hán của ông, chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều những vần thơ vịnh vật Và có thể nói, chưa tác giả thơ chữ Hán nào vịnh sự vật nhiều như Nguyễn Bỉnh Khiêm Trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập có cả một tập hợp những bài thơ vịnh vật với những chủ đề về bầu trời, về thời tiết khí hậu, về mặt đất, về nơi ở của người,

về cầm thú, về cây cối hoa quả và thậm chí về cả các loại sự vật và đồ vật thường dùng…Cho đến trước thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ vịnh vật

đã có sự thay đổi nhiều cả về hình thức lẫn nội dung so với thời kỳ khởi thủy của nó Khi mới bắt đầu xuất hiện, thơ vịnh vật thường miêu tả dáng vẻ bề ngoài của cảnh vật để làm nền cho tiếng nói của sự vật và vẻ đẹp bên ngoài sự vật vẫn được chú ý nhiều hơn bản chất bên trong Sự miêu tả ấy thường cũng rất chân thực theo lối “tả chân” sự vật, hiện

tượng Nhưng đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, giống như một số tác giả khác, ông thường mượn sự vật trong thiên nhiên và đồ vật trong sinh hoạt

hằng ngày để ngụ một tư tưởng triết học nào đó

Bạch Vân quốc ngữ thi là tập thơ chứa đựng nhiều tư tưởng, quan điểm cũng như triết lý sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm Để thể hiện điều đó, ông sử dụng phổ biến lối biểu trưng hóa đối với đối tượng miêu tả Khi

Trang 3

tiếp xúc với sự vật, hiện tượng dường như Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn có

xu hướng nắm bắt cái thần thái, cái bản chất của chúng rồi mới ghi lại những nét phác họa nhưng vô cùng xác đáng vào trong thơ Chỉ cần những nét rất nhỏ ấy cũng đã bộc lộ rõ bản chất của sự vật hiện tượng Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn dùng những khái quát về các sự vật hiện tượng để biểu hiện một ý nghĩa khác mà chúng ta thường dùng thuật ngữ ẩn dụ để chỉ hiện tượng này Trước hết, khi miêu tả thiên

nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm thường chú ý ghi lại những nét đơn sơ nhất, bình dị nhất nhưng lại có sức gợi nhất Đó có thể là một làn hương, một bóng hoa, một vầng trăng làm bạn đối ẩm:

Đêm đợi trăng cài bóng trúc,

Ngày chờ gió thổi tin hoa

(Bài số 17)

Hoặc:

Bến nguyệt thuyền kề hai bãi mía,

Am mây cửa khép một cần pheo

(Bài số 35)

Tất cả những ấn tượng mơ hồ, những cảnh đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh ấy đã được tác giả khắc họa thành hình hài và chuyển thành những

ý thơ đầy chất lãng mạn: nào là “ Đợi trăng cài bóng trúc”, “chờ gió thổi tin hoa”,“bến nguyệt - am mây” Chính nhờ nghệ thuật biểu trưng hóa đối tượng miêu tả mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã “thơ hóa” những ấn tượng rất lãng mạn, bay bổng ẩn sâu trong tâm thức của mình thành những

Trang 4

hình ảnh giàu sức gợi tả, đáng yêu Động từ “cài”, “thổi” đã khiến thiên nhiên như người bạn tâm tình đem đến niềm vui, tin vui chia sẻ, gần gũi với con người Không chỉ có vậy, “bến nguyệt”, “am mây” đã trở nên có hình hài khi có thêm “ thuyền kề” bến ấy, “cửa” ấy!

Nghệ thuật biểu trưng hóa đối tượng miêu tả còn được tác giả sử dụng rất thành công khi đi vào khai thác các chủ đề cụ thể khác: Khi nói về cái thú “nhàn”, hình ảnh nhàn của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khéo léo ghi lại những chi tiết “đắt giá” nhất, tiêu biểu nhất, có tính chất khái quát nhất nhưng thể hiện đầy đủ, ấn tượng về một cách sống, một triết lý sống của mình:

Tóc đã thưa, răng đã mòn,

Việc nhà đã phó mặc dâu con

Bàn cờ, cuộc rượu vầy hoa trúc,

Bó củi, cần câu chốn nước non

Nhàn được thú vui hay nấn ná,

Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon

Chín mươi thì kể xuân đã muộn,

Xuân ấy qua thì xuân khác còn

(Bài số 32)

Chỉ qua vài nét “chấm phá”, ông đã ghi lại một cách chân thực hình dáng “tóc thưa, răng mòn” nhưng vẫn vô cùng lạc quan, yêu đời của một con người sống trọn vẹn với triết lý nhàn, tìm niềm vui trong cảnh vật

“bàn cờ, cuộc rượu, bó củi, cần câu,” “chốn nước non” Một vài nét đó

Trang 5

thôi nhưng đã thấy cả một niềm vui sống, ham sống, lạc quan sống:

“Xuân ấy qua thì xuân khác còn”!

Ở đây nghệ thuật biểu trưng hóa tỏ ra rất đắc dụng trong việc lột tả tâm trạng, lối sống và quan niệm sống của một con người Đi vào chủ đề thế

sự, khuyên răn con người, nghệ thuật biểu trưng hóa càng có cơ hội phát huy và đây cũng là điểm đặc sắc tạo nên cái khúc triết, sâu sắc của Bạch Vân quốc ngữ thi tập Khi viết về những kẻ tham lam, xu phụ, chạy theo đồng tiền dần đánh mất những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp đã gìn giữ bao đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khéo léo sử dụng những hình ảnh có tính chất biểu trưng cao Do đó, chỉ cần ông nói ít mà lại gợi rất nhiều:

Tiền ròng bạc chảy, tưng bừng đến,

Nhà khó tay không, linh lỉnh đi

Miệng nói sau lưng như dao nứa,

Lưỡi đưa trước mặt giống kim chì

(Bài số 102)

Cách biểu trưng hóa khái niệm giàu sang thành những hình ảnh cụ thể:

“tiền ròng, bạc chảy” và thói đời xu phụ thành hình ảnh “tưng bừng

đến”; tâm lý “tham phú, phụ bần” thành “nhà khó tay không, linh lỉnh đi”, đặc biệt là cách sử dụng từ láy “ tưng bừng”, “linh lỉnh” đã khắc họa

vô cùng rõ nét bộ mặt những kẻ hám lợi, trở mặt như trở bàn tay Không chỉ có vậy, những kẻ xu nịnh: Trước mặt thì thơn thớt nói cười ra sức bợ

đỡ nhưng sau lưng lại mưu mô nham hiểm còn được tác giả “biểu trưng hóa” thành những hình ảnh cụ thể, chính xác trên cơ sở đối lập: “sau

Trang 6

lưng”/ “trước mặt”, “dao nứa/ “kim chì” Chỉ cần bằng ấy từ, bằng ấy câu nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm với tài năng độc đáo của mình đã lột tả sâu sắc bộ mặt của những kẻ tham lam, nịnh hót, tráo trở trong xã hội lúc bấy giờ Qua những ví dụ trên, chúng ta có thể thấy, một trong

những nghệ thuật đặc sắc mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng thành công khi thể hiện các chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi chính là nghệ thuật biểu trưng hóa đối tượng miêu tả Nhờ sử dụng rất thành công nghệ thuật này mà sự khắc họa của ông đối với đối tượng miêu tả trở nên sắc nét, có chiều sâu hơn, có sức gợi hơn, đảm bảo “lời ít” mà “ý nhiều”, hình ảnh thơ cũng trở nên gần gũi, dễ hiểu

Ta có thể thấy rằng thơ quốc âm của Nguyễn Bỉnh Khiêm có một nội dung phong phú, đa dạng, sâu sắc gắn liền với sự phong phú, đa dạng và sâu sắc của hệ thống vấn đề cơ bản mà ông quan tâm, chú ý phản ánh trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập Để thể hiện hệ thống vấn đề đó,

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm cho thơ mình những nghệ thuật biểu hiện không những phù hợp mà còn rất đặc sắc so với các tác giả khác, từ đó tạo nên “chất thơ” thâm trầm, sâu lắng nhưng vẫn vô cùng gần gũi, dễ hiểu Những hình thức nghệ thuật cơ bản mà ông dùng trong Bạch Vân quốc ngữ thi có thể kể đến đó là: nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: thơ ông vừa có lối nói khẩu ngữ bình dị, tự nhiên vừa có cách nói ẩn ý sâu kín; nghệ thuật miêu tả biểu trưng hóa đối tượng miêu tả.Chính vì lẽ đó, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn được xếp vào hàng thơ hay, bản thân ông cũng là một nhà thơ vào loại lớn của dân tộc Tầm vóc lớn của thơ ông-

Trang 7

cả về nội dung lẫn hình thức vẫn mãi là một cái mốc đẹp không thể thay thế và làm say mê nhiều trái tim yêu công chúng văn học

PHẦN C

KẾT LUẬN

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhân vật tương đối đặc biệt trong lịch sử phát triển của xã hội phong kiến đương thời cũng như đời sống tâm linh, văn hoá của dân tộc Nguyễn Bỉnh Khiêm là cây đại thụ của nền văn hoá trung đại nói riêng và dân tộc ta nói chung Ở con người ông có sự hoà trộn giữa cốt cách của một nhà Nho chính thống với những nét tinh túy của đạo Lão; giữa phẩm chất, tài năng của một nhà thơ lớn với bản lĩnh, tầm trí tuệ ưu trội của một nhà chính trị có tài Có thể nói, Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là một trong những nhân vật nổi bật, có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền quốc trị của chế độ phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XV -

Trang 8

đầu thế kỷ XVI Cái đức chi phối và làm nên thành công trong toàn bộ

sự nghiệp của ông chính là lòng yêu nước, thương dân, ý thức dân tộc và tinh thần trách nhiệm trước giang sơn xã tắc Dù là khi làm quan hay đã

về ở ẩn thì điều mà Nguyễn Bỉnh Khiêm quan tâm, trăn trở vẫn là những vấn đề nhân sinh, thế sự liên quan đến cuộc sống của con người Tất cả những yếu tố trên đã trở thành cơ sở, nền tảng để Nguyễn Bỉnh Khiêm trở thành cây bút sắc sảo trong việc phát hiện các vấn đề nhân sinh, thế

sự cũng như việc tự bộc lộ quan niệm, lối sống và đưa chúng vào trong thơ của mình Nói cách khác, chính tầm trí tuệ uyên bác, tài năng thơ văn thiên bẩm cùng với sự nhạy cảm và tấm lòng rộng mở với cuộc đời, con người, thiên nhiên đã trở thành cơ sở của hiện tượng đa chủ đề trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Với tư cách một nhà thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm được biết đến như một tác gia tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam bên cạnh những tên tuổi khác như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Dữ, và các thiền

sư thời Lý - Trần… Ông sáng tác cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm Các sáng tác của ông phong phú về nội dung, đặc sắc về nghệ thuật Ở thể loại nào ông cũng gặt hái được những thành công nhất định Đặc biệt với tập Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có những đóng góp trên rất nhiều phương diện Trước tiên phải kể đến việc ông đã xây dựng rất thành công một hệ thống các chủ đề trong tập thơ này Nổi bật hơn cả là các chủ đề: nhàn dật, phong cảnh thiên nhiên, thế sự và khuyên răn con người Tuy các chủ đề mà ông quan tâm, phản ánh trong Bạch

Trang 9

Vân quốc ngữ thi tập không nhiều mới mẻ so với thơ văn trước đó, song khi đi vào thơ ông, chúng đã có một diện mạo khác hẳn: phong phú, đa dạng, thống nhất, qua đó thể hiện sâu sắc các vấn đề nhân sinh thế sự cũng như thể những trăn trở, suy nghĩ; quan điểm sống và niềm vui sống của bản thân ông Có thể nói, khi Bạch Vân quốc ngữ thi tập ra đời thì thơ văn trung đại đã có thêm một hệ thống các chủ đề, hơn nữa lại được phản ánh một cách hoàn chỉnh, phong phú, tập trung, đặc sắc trong một tác phẩm

Ngoài ra, những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm về mặt nghệ thuật trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập cũng rất đáng kể Để thể hiện cho các chủ đề như đã nói ở trên, trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập, tùy từng nội dung cụ thể, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vận dụng rất linh hoạt, thành công giữa lối nói khẩu ngữ bình dị, tự nhiên với cách nói ẩn ý thâm trầm, sâu sắc Điều đó khiến cho thơ ông vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân vì thế mà trở nên dễ hiểu; đồng thời vẫn

có được chiều sâu trí tuệ mà càng đọc ta càng vỡ lẽ ra nhiều điều thú vị hay tự mình chiêm nghiệm về bản thân, về lẽ đời

Không những ta kính phục cái phẩm cách của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm

mà ta còn phải nhìn nhận cái địa vị rất cao và rất xứng đáng của cụ trong văn học nước nhà Cuốn “ Bạch Vân quốc ngữ thi tập” của cụ là một sự tiến bộ đầu tiên rất rõ rệt của nền văn Nôm Thơ của cụ ít dùng điển tích,

ít dùng chữ Hán, chất phác, hồn hậu, tư tưởng lại thanh cao, tình cảm rất chừng mực, điều hoà Vừa mới từ giã những bài văn Nôm cổ kính nặng

Trang 10

nề của các thi sĩ đời Hồng Đức, ta gặp những bài thơ sáng sủa, dễ dàng của cụ tự nhiên có cảm giác nhẹ nhàng khoan khoái như cái khoan khoái thấm nhuần tâm hồn cụ khi ở Bạch Vân am nay lại thoát ra khỏi lời thơ

mà ảnh hưởng đến ta vậy

Ngày đăng: 25/07/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w