Do đó, Liên hiệp Hợp tác xãDịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai đã điều chỉnh quy hoạch của dự án và dự ánđiều chỉnh đã được phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500 Công viên Nghĩa trang Vĩn
Trang 1Tuy nhiên, khi triển khai thi công phương án quy hoạch được duyệt đã bộc lộ một
số điểm chưa phù hợp với địa hình phức tạp của khu vực Do đó, Liên hiệp Hợp tác xãDịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai đã điều chỉnh quy hoạch của dự án và dự ánđiều chỉnh đã được phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500 Công viên Nghĩa trang VĩnhHằng với quy mô 116,24 ha tại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu theo quyết định số433/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2011 của UBND tỉnh Đồng Nai Đồng thời, dự
án có một số thay đổi về: diện tích xây dựng nghĩa trang từ 112 ha lên 116,2 ha; côngnghệ hoả táng của dự án từ sử dụng lò thiêu dùng nhiên liệu là LPG và lò sử dụng điệnbằng lò hoả táng Crawford của Mỹ; kỹ thuật thi công mộ…
Theo nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011của Chính phủ v/vquy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kếtbảo vệ môi trường, đối với các dự án thay đổi quy mô công suất thì phải lập lại báoĐTM Vì vậy, Liên hiệp Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai tiếnhành lập lại ĐTM cho dự án:
“ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG TẠI XÃTÂN AN – HUYỆN VĨNH CỬU – TỈNH ĐỒNG NAI” qui mô 116,24 ha
1.2 Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500
Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
2 Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
Báo cáo ĐTM của “Dự án Đầu tư xây dựng Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng, tại
xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, quy mô 116,24 ha” được thực hiện dựavào các văn bản pháp lý, văn bản kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn và tài liệu tham khảonhư sau
2.1 Các văn bản pháp luật của Việt Nam để lập báo cáo ĐTM
Các văn bản pháp luật
Các văn bản pháp luật chính mà dự án phải tuân thủ bao gồm:
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Namthông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006;
Trang 2- Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12, đã được Quốc hội nước CHXHCNViệt Nam khóa XII, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực kể từngày 01/07/2009;
- Luật hóa chất số 06/2007/QH12 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Namkhóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực kể từ ngày01/07/2008;
- Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng Hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/Q11 ngày 29/06/2006 củaQuốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9;
- Luật tài nguyên nước của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam ban hành ngày 20 tháng 05 năm 1998 và có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm1999;
- Luật phòng cháy chữa cháy do Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam ban hành ngày 29/06/2001;
- Luật xây dựng (Số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003);
- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ về Hướng dẫnLuật phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP, ngày 13/6/2003 của Chính phủ về thu phí bảo vệmôi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định việccấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ quy định về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP, ngày 8/1/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi bổsung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ vềPhí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP, ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chấtthải rắn;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP, ngày 01/08/2007 của chính phủ về Quy địnhchi tiết thi hành một số điều của luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của chính phủ về sửa đổi bổsung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ
về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môitrường;
Trang 3- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 7/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
- Nghị định 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 Năm 2008 về việc xây dựng,quản lý và sử dụng nghĩa trang;
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ Xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ về Quy định vềđánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môitrường;
- Nghị định số 38/2011/NĐ-CP ngày 26/05/2011 của Chính phủ về việc sửa đổiquy định về thủ tục hành chính của Nghị định 149/2004/NĐ-CP;
- Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/05/2009 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn
vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng;
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài Nguyên và Môitrường hướng dẫn thực hiện nghị định số 149/2004/NĐ-CP 27/07/2004 của Chính phủquy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vàonguồn nước;
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môitrường ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: chất lượng không khíxung quanh, một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ trưởng Bộ TàiNguyên và Môi trường ban hành 09 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
- Thông tư 02/2010/TT-BXD ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Bộ xây dựng vềviệc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công thương
về việc Quy định cụ thể một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số
108/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành;
- Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 06 năm 2010 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ TàiNguyên – Môi Trường Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 218/2010/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính
về việc quy Định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định Báo cáođánh giá tác động môi trường;
- Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Y tế về việcHướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm;
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định về quản lý chất thải nguy hại;
Trang 4- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 07 quy định chi tiết một sốđiều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủquy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,cam kết bảo vệ môi trường;
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế tại Quyết Định số BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinhlao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”;
3733/2002/QĐ Quyết định số 23/BVTV3733/2002/QĐ KHKT/QĐ ngày 20 tháng 01 năm 1992 về việc bổsung một số thuốc BVTV vào danh mục được phép dùng, một số thuốc hạn chế sửdụng và một số thuốc BVTV cấm sử dụng ở Viết Nam;
- Quyết định 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướngChính phủ về quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễhội;
- Quyết định số 76/2008/QĐ-BNN ngày 25 tháng 06 năm 2008 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn về việc Bổ sung một số loại thuốc bảo vệ thực vật vàodanh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam;
- Quyết định 04/2008/QĐ – BXD ngày 03 tháng 04 năm 2008 của Bộ xây dựng
về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ TàiNguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ban hành 08 Quy Chuẩn kỹ thuật quốc gia
về môi trường: chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ, nước thải sinhhoạt, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất;
- Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Ủy BanNhân Dân tỉnh Đồng Nai về việc Ban hành quy định về quản lý tài nguyên nước trênđịa bàn tỉnh Đồng Nai
- Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 19/03/2010 của Ủy Ban Nhân Dântỉnh Đồng Nai về việc Phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải côngnghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Các văn bản liên quan của dự án
Công văn số 946/TTr-UBND ngày 21 tháng 05 năm 2007 của UBND huyệnVĩnh Cửu về việc giới thiệu địa điểm cho Liên hiệp hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệptổng hợp Đồng Nai lập thủ tục đầu tư nghĩa trang tại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnhĐồng Nai
Công văn số 8299/UBND-CNN ngày 15 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnhĐồng Nai về việc thoả thuận địa điểm cho Liên hiệp hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệptổng hợp Đồng Nai lập thủ tục đầu tư Nghĩa trang tại xã Tân An
Trang 5 Quyết định số 619/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2008 của UBND tỉnhĐồng Nai về việc phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
dự án đầu tư xây dựng khu nghĩa trang Vĩnh Hằng tại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu,tỉnh Đồng Nai
Quyết định 2636/QĐ-UBND ngày 14 tháng 08 năm 2008 của UBND tỉnhĐồng Nai về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nghĩa trang VĩnhHằng tại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Quyết định số 3101/QĐ-UBND ngày 25 tháng 09 năm 2008 của UBND tỉnhĐồng Nai về việc thu hồi đất để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện dự án xâydựng Nghĩa trang Vĩnh Hằng tại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu
Quyết định số 3102/QĐ-UBND ngày 25 tháng 09 năm 2008 của UBND tỉnhĐồng Nai về việc thu hồi đất do các tổ chức quản lý, sử dụng để thực hiện dự án xâydựng nghĩa trang Vĩnh Hằng tại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu
Quyết định số 4544/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhândân tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án
“Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Nghĩa trang Vĩnh Hằng, quy mô 112 ha” tại xã Tân An,huyện Vĩnh Cửu của Liên hiệp hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai
Quyết định số 648/QĐ-UBND ngày 15 tháng 03 năm 2010 của UBND tỉnhĐồng Nai về việc giao đất cho Liên hiệp Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợpĐồng Nai để xây dựng công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng tại xã Tân An huyện VĩnhCửu
Quyết định số 433/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2011 của UBND tỉnhĐồng Nai về việc duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Công viênnghĩa trang Vĩnh Hằng tại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu
Văn bản số 344/UBND-KT ngày 16 tháng 02 năm 2011 của UBND huyệnVĩnh Cửu về việc góp ý điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 dự án Công viên nghĩatrang Vĩnh Hằng tại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu
2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong ĐTM
+ Tiêu chuẩn xây dựng về bảo vệ công trình, an toàn, vệ sinh môi trường do BộXây Dựng ban hành theo thông tư số 12/BXD-KHCN ngày 24/04/1995
+ TCXDVN 33:2006 về Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình tiêuchuẩn thiết kế
+ TCVN 7956:2008 về Nghĩa trang đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
+ QCVN 07:2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹthuật đô thị ban hành kèm theo thông tư số 02/TT-BXD ngày 05 tháng 02 năm 2010
Trang 6+ QCVN 01:2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng banhành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3 tháng 4 năm 2008
Tiêu chuẩn, quy chuẩn Nhà nước Việt Nam về Môi trường
+ QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàm lượng kim loạinặng trong đất
+ QCVN 05 : 2009/BTNMT: Quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh
+ QCVN 06: 2009/BTNMT: Quy chuẩn về một số chất độc hại trong không khíxung quanh
+ QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thảinguy hại
+ QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt+QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcngầm
+ QCVN 14: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt+ QCVN 24: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải côngnghiệp
+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
+ Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành kèm theo Quyết định số BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế
3733/2002/QĐ-2.3 Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo
Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo
[1] Báo cáo địa chất công trình Nghĩa trang Vĩnh Hằng tại xã Tân An, huyện VĩnhCửu, tỉnh Đồng Nai
[2] Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuậtnghĩa trang Vĩnh Hằng quy mô 112 ha, 2008
[3] Các số liệu khảo sát, địa chất thủy văn, khí tượng khu vực Huyện Vĩnh Cửu,tỉnh Đồng Nai theo niên giám thống kê năm 2010
[4] Dự án nâng cao năng lực cho trường ĐHBK để tăng cường liên kết giữa trườnghọc và cộng đồng – Tiểu dự án “Xử lý nước thải nuôi trồng thuỷ sản” –JICA (2006 –2008)
[5] Phạm Ngọc Đăng, 2000, Môi trường không khí, NXB khoa học kỹ thuật
[6] Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường và Trung tâm Công nghệ vàQuản lý môi trường, 2011
[7] Phương án phòng chống lũ, lụt vùng hạ du đập thuỷ điện Trị An, năm 2011.[8] Catalog lò hỏa táng Elite C1000H - Crawford, 2011
Trang 7[9] Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution – A guide to rapidsource inventory techniques and thier Use in Formulating Environmental ControlStrategies – WHO, Geneve, 1993.
[10] UK Environment Agency Assessing The Groundwater PollutionPotential of Cemetery Developments April 2004
[11] Tumagole, Keneilwe Benevolent 2006-01-01 Geochemical survey ofunderground water pollution at Ditengteng northern cemetery within city of Tshwanemunicipality Geography and Environmental Management, University ofJohannesburg
[12] Corry, J.E.L Post-mortem ethanol production Journal of appliedbacteriology, 44: 1–48 (1978); WHO The impact of cemeteries on the environmentand public health, 1998)
[13] Holmes, G., E.R Singh & L.Theodore.1993: Hand book ofEnvironmental Management and Technology
[14] Engelbrecht, J.F.P 1993: An assessment of health aspect on the impact
of domestic and industrial waste disposal activities on groundwater resources.WRC Report no 371/1/93 Pretoria
[15] Environment Agency, Wallingford, United Kingdom Unpublishedinformation, 1998
[16] Tài liệu của NATZ
[17] Handbook for Environmental Engineering, Shun Dar Lin, Illinois StateWater Survey, Peoria, Illinois, 2005
[18] Dent, B.B & Knight, M.J Cemeteries, 1998
[19] Pollution Potential Of Cementries Draft Guidance, R&D TenchnicalReport P223, C P Young, K M Blackmore, P Reynolds anh A Leavens, 2002
[20] T D Healing, P N Hoffman, S E J Young The infection hazards ofhuman cadavers Communicable Disease Report Volume 5 ISSN 1350-9349 28April 1995
Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập
[21] Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ1/500 Dự án “Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng tại xã Tân An – huyện Vĩnh Cửu”.[22] Số liệu khảo sát, đo đạc hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực
dự án do Viện Môi Trường & Tài Nguyên thực hiện
[23] Các bản vẽ, sơ đồ mặt bằng, vị trí khu xây dựng nghĩa trang Vĩnh Hằng
do chủ đầu tư thực hiện
Trang 83 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
Các phương pháp ĐTM áp dụng trong báo cáo bao gồm:
Phương pháp liệt kê
- Bảng liệt kê mô tả: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trườngcần nghiên cứu cùng với các thông tin về đo đạc, dự đoán, đánh giá
- Bảng liệt kê đơn giản: Phương pháp này liệt kê các thành phần môitrường cần nghiên cứu có khả năng bị tác động
Phương pháp so sánh
- So sánh với giá trị trong Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định;
- So sánh với số liệu đo đạc thực tế của các Dự án tương tự
Phương pháp đánh giá nhanh
o Phương pháp này sử dụng các hệ số phát thải đã được thống kê bởi các
cơ quan, tổ chức và chương trình có uy tín lớn trong nước và trên thế giới như Tổchức Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (USEPA), Chươngtrình kiểm kê chất thải của Úc (National Pollutant Inventory – NPI)
Phương pháp mô hình hóa
Sử dụng mô hình lan truyền khí thải từ khu chôn cất, lò đốt Screen view 3.0 đểđánh giá tác động của khí thải đến không khí xung quanh
Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường
Xác định hiện trạng khu đất thực hiện Dự án nhằm làm cơ sở cho việc đo đạc, lấymẫu phân tích cũng như làm cơ sở cho việc đánh giá và đề xuất các biện pháp kiểmsoát và giảm thiểu ô nhiễm, chương trình quản lý môi trường, giám sát môi trường…
Phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu
Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lập
ra với các nội dung chính như: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực,thiết bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kế hoạchphân tích…
Các phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu áp dụng cho từng thành phầnmôi trường (đất, nước, không khí…) được trình bày rõ trong Phụ lục của báo cáo
Phương pháp dự báo
Tham khảo các tài liệu, đặc biệt là tài liệu chuyên ngành liên quan đến Dự án, cóvai trò quan trọng trong việc dự báo các tác động và sự cố môi trường từ hoạt độngcủa Dự án
4 Tổ chức thực hiện ĐTM
Báo cáo ĐTM của dự án “Đầu tư xây dựng Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng tại
xã Tân An – huyện Vĩnh Cửu – tỉnh Đồng Nai, quy mô 116,2 ha” do Liên hiệp Hợp
Trang 9tác xã Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai là chủ đầu tư thực hiện với sự tư vấncủa Viện Môi Trường & Tài Nguyên, Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
Cơ quan tư vấn: Viện Môi Trường và Tài Nguyên, ĐHQG TP HCM
Giám đốc Trung tâm: PGS TS Nguyễn Văn Phước
Địa chỉ liên lạc: 142, Tô Hiến Thành, Quận 10, Tp Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08.38651132 33 - 22476450, Fax: 08.38655.670
Danh sách người trực tiếp tham gia lập Báo cáo ĐTM:
T
1 Nguyễn Phước Đạt Phó tổng giám đốc
Liên hiệp hợp tác xãdịch vụ nông nghiệptổng hợp Đồng Nai
2 Nguyễn Hoàng Phi Trợ lý Tổng Giám Đốc
Liên hiệp hợp tác xãdịch vụ nông nghiệptổng hợp Đồng Nai
3 Nguyễn Thị Thanh
Phượng
ThS.NCS, Trưởng phòng thí nghiệm Viện MT& TN
4 Huỳnh Ngọc Loan Ths Kỹ thuật môi
5 Nguyễn Hoàng Lan
Thanh
Ths Công nghệ Môi
6 Trần Thị Hương Giang Ths Quản lý môi trường Viện MT& TN
7 Nguyễn Thị Thùy Diễm Kỹ sư, chuyên viên Viện MT& TN
9 Ngô Thị Thanh Huyền Cử Nhân Sinh thái Viện MT& TN
10 Phạm Thị Minh Thương Cử nhân Địa Lý Viện MT& TN
11 Nguyễn Trần Thu Hiền Cử nhân KH Môi
12 Ngô Thụy Phương Hiếu Th.S Hoá học Viện MT& TN
13 Phạm Hữu Nguyên Kỹ sư xây dựng Viện MT& TN
Trang 10CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1 Tên dự án
Dự án “Đầu tư xây dựng Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng tại xã Tân An – huyệnVĩnh Cửu – tỉnh Đồng Nai, quy mô 116,24 ha”
Địa điểm: xã Tân An, huyện vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai;
- Chủ dự án: LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP TỔNG HỢP
ĐỒNG NAI
- Địa chỉ trụ sở chính: Toà nhà DonaCoop, Khu Phước Hải, Quốc lộ 51, Thị trấn
Long Thành, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
- Điện thoại: 061.833833 Fax: 061.833979
- Đại diện: Bùi Thanh Trúc Chức vụ: Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc
1.2 Vị trí địa lý của dự án
Khu đất quy hoạch xây dựng nghĩa trang Công viên Nghĩa trang Vĩnh Hằng thuộc
xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai Ranh giới được xác định tại bản đồ kèmtheo Quyết định giao đất số 648/QĐ-UBND ngày 15/03/2010 của Chủ tịch UBNDtỉnh Đồng Nai, kèm theo bản đồ địa chính số 1399/BĐĐC tỷ lệ 1/2000 do Trung Tâm
kỹ thuật địa chính – Nhà đất Đồng Nai thực hiện ngày 27/08/2008 Phạm vi giới hạnnhư sau:
Phía Bắc giáp khu vực bến xuất vật liệu xây dựng công ty Đồng Tiên
Phía Nam giáp đường đất lớn đi hồ đập Mo Nang ( 2,3 km)
Phía Tây giáp sông Đồng Nai
Phía Đông giáp rừng trồng ấp Thái An
Vùng đệm của Công viên Nghĩa trang Vĩnh Hằng là đất rừng trồng
Dự án được giới hạn bởi các điểm (4, 8, 11, 13, 15, 17, 28, 29, 31, 33, 41, 44,
Trang 11Hình 1-1 Vị trí dự án trong huyện Vĩnh Cửu
Mối tương quan của dự án đối với các công trình xung quanh:
Khu vực xây dựng dự án nằm ở vùng đồi núi xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, đặc biệtphía Tây của dự án tiếp giáp với sông Đồng Nai Đồng thời, tỉnh lộ 768 đi ngang quakhu đất dự án có cao độ + 9m và đóng vai trò đê bao ngăn cách sông Đồng Nai với khuđất xây dựng nghĩa trang Ngoài ra, khoảng cách từ khu vực nghĩa trang đến các vị tríxung quanh như sau:
+ Đến khu dân cư đông đúc gần nhất cách dự án khoảng 1,5 km
+ Cách Trung tâm TP Biên Hoà khoảng 15 km
+ Cách nhà máy nước Thiện Tân (nằm ở hạ lưu sông Đồng Nai) khoảng 10km(theo TCVN 7956/2008/BXD đối với công trình khai thác nước sinh hoạt tập trung5km)
+ Cách nhà máy thuỷ điện Trị An khoảng 4,8 km về phía hạ lưu
Bên cạnh đó, trong khu vực huyện Vĩnh Cửu có Làng bưởi Tân triều là điểm du lịchcủa tuyến Vĩnh Cửu – Thống Nhất – Trảng Bom Làng bưởi Tân Triều thuộc xã TânBình nằm cách TP Biên Hoà 3 km và cách khu đất dự án khoảng 18 km về phía Nam
Do đó, việc xây dựng công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng sẽ không ảnh hưởng đến sựphát triển của Làng Bưởi Tân Triều
Trang 12Hình 1-2 Sơ đồ mối liên hệ vùng
Nhà máy nước Thủ Đức
Trang 13 Hiện trạng khu đất dự án: Hiện trạng sử dụng đất cụ thể được trình bày trong
Bảng 1 -2
Bảng 1-2 Hiện trạng sử dụng đất
2 Đất ở nông thôn, cây hàng năm khác 83.203
16 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 7.791
Trang 14Nhận xét: Đất được quy hoạch xây dựng dự án chủ yếu là đất trồng rừng sản xuất, cây công nghiệp lâu năm và cây nông nghiệp, đất thổ cư tương đối nhỏ Vì thế thuận lợi cho việc đền bù giải tỏa.
1.3 Nội dung chủ yếu của dự án
1.3.1 Mục tiêu và phạm vi của dự án
1.3.1.1 Mục tiêu
Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng có quy mô diện tích 116,2 ha theo TCVN 2008/BXD của Bộ Xây dựng thuộc loại nghĩa trang cấp I (quy mô > 60ha) Nghĩatrang Vĩnh Hằng xây dựng theo mô hình công viên nghĩa trang, có tỉ lệ đất xây dựngdiện tích đất giao thông, cây xanh, hồ cảnh quan, tâm linh và các công trình phụ trợ(56,37%), tỉ lệ đất chôn mộ thấp chiếm 43,63% (TCVN 7956-2008/BXD: 45 – 50%).Như vậy, tiêu chí xây dựng công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng so với các nghĩa trangthông thường có các có các đặc điểm như sau:
7956-TT Thành phần Công viên nghĩa trang
Vĩnh Hằng
Nghĩa trang bình thường
4
Kết cấu huyệt mộ có các kỹ
thuật đảm bảo hạn chế tối
đa khả năng thấm nước rỉ
ra từ mộ trong quá trình
phân hủy tử thi
Tường xây gạch thẻ vữa xi măng – màngHDPE – Vật liệu hút ẩm
Tường xây gạch thẻ vữa xi măng, nước rỉ
-từ quá trình phân huỷ
tử thi có thể thấtthoát ra ngoài
5 Các công trình dịch vụ
Có các công trình dịch
vụ phục vụ cho kháchviếng thăm mộ: nhàhàng, nhà bán hươnghoa…
Không có các côngtrình dịch vụ phục vụkhách viếng thăm
Theo tiêu chí xây dựng như trên, mục tiêu của việc xây dựng công viên nghĩa trangđược xác định như sau:
Trang 15- Phục vụ di dời các nghĩa trang hiện hữu nhỏ lẻ, rải rác trong khu vực, để thựchiện theo định hướng quy hoạch chung chỉnh trang đô thị của tỉnh (ưu tiên cho việc didời các phần mộ từ các nghĩa địa thuộc địa bàn xã Long Hưng, huyện Long Thành)
- Định hướng lâu dài phục vụ mai táng đảm bảo vệ sinh môi trường
- Đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân với nhiều bản sắc văn hóa và tôn giáokhác nhau
- Xây dựng mô hình nghĩa trang hiện đại đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người
1.3.1.2 Phạm vi dự án
Phạm vi của dự án không thay đổi so với ĐTM đã được phê duyệt Phạm vi cáckhu vực và đối tượng được xác định để tính toán nhu cầu an táng tại Công viên Nghĩatrang Vĩnh Hằng bao gồm:
- Các cán bộ lãnh đạo, người có công với đất nước theo tiêu chuẩn an táng
- Dân cư các đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, dân cư các khu nông thôn ở cáchuyện xã trong tỉnh Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh
- Các phần mộ di dời từ nghĩa địa xã Long Hưng và các khu vực bồi thường giảitoả trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội
- Một số đối tượng khác có nhu cầu nằm trong khả năng dung nạp của nghĩatrang
1.3.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình
1.3.2.1 Quy hoạch sử dụng đất ban đầu
Với quy mô quỹ đất ban đầu khảo sát là 112 ha bố cục bao gồm các khu vực đấtđai theo tỷ lệ được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1-3 Quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang công viên
ST
T
Hạng mục Diện tích m 2 Diện tích ha Tỷ lệ %
I Đất nghĩa trang công viên
(bao gồm cả dải cây xanh cách
ly đường điện)
A Đất các khu nghĩa trang thành
phần (trong từng nghĩa trang
D Đất giao thông: đường, quảng
trường
Trang 16mỹ và khả thi cho dự án như: diện tích đất dành cho khu vực an táng thống kê khôngchính xác (thực tế chỉ đạt 26,67%), các khu vực an táng thành phần thiết kế chủ yếutheo đường cong mang tính chất trang trí, không bám theo địa hình gây khó khăn khiphân lô mộ giai đoạn triển khai chi tiết kỹ thuật thi công Thậm chí nhiều khu mộđược bố trí tại các điểm “chết” của địa hình như vực sâu, sườn dốc đứng… Diện tíchgiao thông lớn, tốn kém, thiết kế san nền theo mặt bằng chứ không san nền giật cấp,
có những nơi đào đắp trên 10 m Hơn nữa, thiết kế quy hoạch mạng đường giao thông
và các khu vực an táng không quan tâm đến đường điện cao thế Do đó việc điềuchỉnh qui hoạch là cần thiết nhằm khắc phục các nhược điểm trên
1.3.2.2 Quy hoạch sử dụng đất điều chỉnh
Theo quyết định số 648/QĐ-UBND ngày 15/03/2010 của UBND tỉnh Đồng Naikèm bản đồ địa chính số 1399/BĐĐC tỷ lệ 1/2000 do Trung Tâm kỹ thuật Địa Chính– nhà đất Đồng Nai thực hiện ngày 27/08/2008 đã được văn phòng kiểm tra sử dụngđất kiểm tra nội nghiệp trong đó:
+ Lộ giới giao thông: 21.665,3 m2
Bảng 1-4 Cơ cấu sử dụng đất Stt Đất các khu nghĩa trang thành phần Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ (%)
A Đất các khu nghĩa trang thành phần 507.188 43,63
Trang 17Stt Đất các khu nghĩa trang thành phần Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ (%)
D Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật 1.911 0,16
E Đất giao thông (giao thông đối nội - đối
ngoại, bãi đậu xe, quảng trường) 170.769 14,69
(Nguồn:[21]).
- Đất các khu nghĩa trang thành phần
+ Đất mộ đơn: là đất xây dựng các khu mộ đơn theo kích thước và thiết kế có sẵn + Đất mộ đôi: là đất xây dựng các khu mộ đôi theo kích thước và thiết kế có sẵn + Đất mộ gia đình: là đất xây dựng các phần mộ gia đình Kích thước lô đất và
thiết kế các khu mộ gia đình tương đối linh hoạt phụ thuộc vào nhu cầu và khả năngtài chính của các gia đình
+ Đất mộ danh nhân, doanh nhân: là đất xây dựng các phần mộ dành cho những
lãnh đạo, cá nhân có công với địa phương, đất nước, những người nổi tiếng và giớidoanh nhân Trong loại đất này các lô đất xây dựng mộ có diện tích linh hoạt tùythuộc nhu cầu và khả năng tài chính của từng cá nhân, mật độ xây dựng mộ thấp,khuyến khích hình thức mộ dưới dạng tượng, bia tưởng niệm hòa lẫn với cây xanhcảnh quan
- Đất giao thông: bao gồm đường giao thông cơ giới trong khu vực và đường đi
bộ giữa các khu mộ
- Đất hạ tầng kỹ thuật: là đất xây dựng bãi đỗ xe và bến thuyền trong nghĩa
trang
- Đất cây xanh: là đất trồng cây xanh nhằm tạo ra các khu vực cảnh quan đẹp
trong dự án Trong loại đất này có thể xây dựng các công trình với quy mô nhỏ theophong cách kiến trúc truyền thống nhằm phục vụ cho các hoạt động trong nghĩa trangnhư nhà lưu tro, lều nghỉ chân, đài tưởng niệm.v v…với mật độ xây dựng trong khuvực này không quá 5%
- Đất công trình dịch vụ: là đất xây dựng các công trình điều hành, dịch vụ và
các công trình tâm linh trong nghĩa trang
- Trên cơ sở ý tưởng phân khu chức năng và bố cục kiến trúc, cơ cấu và chỉ tiêu
sử dụng đất dự kiến được đề xuất như sau:
Bảng 1-5 Phân khu chức năng theo qui hoạch ban đầu
Diện tích đất khu an táng(m 2 )
Tỷ lệ (%)
MĐX D (%)
Chỉ tiêu
mộ (m 2 /mộ)
Quy mô
mộ phần (lô)
Hệ số SDĐ
Tầng cao TB
Trang 18Diện tích đất khu an táng(m 2 )
Tỷ lệ (%)
MĐX D (%)
Chỉ tiêu
mộ (m 2 /mộ)
Quy mô
mộ phần (lô)
Hệ số SDĐ
Tầng cao TB trang
Trang 19a) Theo quy hoạch đã được phê duyệt
Theo quy hoạch đã được phê duyệt quy mô mộ phần như sau:
Địa táng được thiết kế như sau:
- Loại 1: có diện tích > 5,36 m2
- Loại 2:
+ Diện tích đất cho huyệt mộ: 2,3m x 1m = 2,3 m2
+ Diện tích đất bao gồm huyệt mộ và phần địa tĩnh xung quanh huyệt mộ là3,35m x 1,6m = 5,36m2
Hoả táng: Tro hài cốt được lưu giữ theo 3 loại hình:
- Lưu giữ tại công trình nhà lưu tro theo lô, tầng
- Lưu giữ trong khu vực nhà lưu tro do nhà chùa đảm nhiệm, diện tích 1hộc tro: 0,5x0,5x0,5 = 0,125m3
- Lưu giữ địa táng tại lô mộ phần, gọi là địa hỏa táng
Diện tích đất bình quân: 3,35m x 1,6m = 5,36 m2
Tổng quy mô mộ phần: 195.511 mộ phần, trong đó:
+ Mộ phần địa táng (chôn một lần, địa hoả táng): 99.891 mộ phần
+ Mộ phần hỏa táng: 95.620 lọ tro (lưu trong nhà)
b) Theo quy hoạch điều chỉnh
Công nghệ táng của công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng được chọn theo 2 phươngthức là địa táng, hoả táng
Địa táng: là hình thức chôn thi hài hay hài cốt xuống mặt đất Địa táng
hài cốt được gọi là cát táng , cải táng hay sang cát, hài cốt được chuyển từ nơi khácđến, tại nghĩa trang Vĩnh Hằng không có hình thức hung táng
+ Mộ gia đình: diện tích linh hoạt, từ 30 m2 trở lên, trung bình từ 58m2 cho 1 lô
mộ gia đình (7,4m x 7,8m) Kích thước các lô mộ có thể tăng thêm tùy thuộc nhu cầucủa từng gia đình, dòng tộc
+ Mộ danh nhân, doanh nhân: diện tích từ 50m2 trở lên cho một lô mộ Diện tíchcác lô mộ có thể tăng thêm tùy thuộc nhu cầu của từng cá nhân, gia đình
Trang 20Tổng quy mô mộ phần theo quy hoạch điều chỉnh tối đa vào khoảng là: 62.876 mộphần (tổng diện tích chôn 50,71 ha), trong đó:
Thiết kế kim tĩnh (huyệt mộ)
Tuân thủ tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7956:2008 về Nghĩa trang đô thị - Tiêuchuẩn thiết kế và QCVN 07:2010/BXD thì kích thước huyệt mộ tối đa:
Đối với địa táng (chôn cất thi hài):
Kích thước mộ (dài x rộng x cao): 2,4 m x 1,4 m x 0,8 m
Kích thước huyệt mộ (dài x rộng x sâu): 2,4 m x 1m x 1,6 m
Đối với mộ cát táng ( chôn hài cốt):
Kích thước mộ (dài x rộng x cao): 1,5 m x 1m x 0,8 m
Kích thước huyệt mộ (dài x rộng x sâu): 1,2m x 0,9m x 1,6 m
1.3.2.3.2 Quy hoạch khu chôn cất
Căn cứ theo công văn số 42/BXD-HTKT ngày 25 tháng 10 năm 2011 về việc cho
ý kiến về việc bố trí địa táng (chôn 1 lần) của dự án công viên Nghĩa trang Vĩnh Hằngtại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai và Công văn số 1924/SXD-QLHTngày 03 tháng 11 năm 2011 của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, quy hoạch khu vực chôncất của nghĩa trang như sau:
a) Khu vực cách ly khu chôn
Công viên dọc sông, cây xanh cách ly và một số công trình dịch vụ từ mép bờ sôngđến 100m
b) Khu chôn cất cách mép nước 100m – 500m
- Tổng diện tích khu đất: 59,367ha
- Diện tích đất mộ: 26,62 ha
- Diện tích Khu vực công trình công cộng, cây xanh công viên, hạ tầng kỹ thuật:32,73ha
Đối với khoảng cách 100m – 200m
- Khu vực phía Bắc: đây là khu đất vùng chân đồi thấp nhất dự án có chiều dàikhoảng 1.002m mặt tiền đường 768 Tại vị trí này chỉ chôn cát táng (chôn hài cốt, didời từ nơi khác đến)
- Khu vực đồi phía Nam: có chiều dài 418m mặt tiền đường 768, tại khu vực này
sẽ sử dụng hình thức chôn địa táng (chôn thi hài)
Đối với khoảng cách 200m – 500m: tại khu vực này sẽ sử dụng hình thứcchôn địa táng (chôn thi hài)
c) Khu vực chôn cất nằm ngoài phạm vi cách bờ sông 500m
- Tổng diện tích khu đất: 42,106ha
Trang 21- Khu vực công trình công cộng, cây xanh công viên, hạ tầng kỹ thuật cách ly khuchôn: 18,016 ha.
- Diện tích đất mộ: 24,09 ha
1.3.2.3.3 Thiết kế kiến trúc
Theo quy hoạch điều chỉnh các công trình kiến trúc được thiết kế trong khu vực gồmcó:
+ Đền tưởng niệm liệt sĩ + Đền thờ các bậc tiền nhân
+ Quảng trường + Bàn thờ thổ địa, chòi nghỉ
+ Tượng Phật A Di Đà + Nhà điều hành
+ Xưởng thiết kế mộ và bia mộ + Nhà thiền
a) Đền tưởng niệm liệt sỹ
Là nơi ghi công các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ độc lập chủ quyền cho Tổquốc Đền tưởng niệm đặt ở khu vực đồi cao nằm ở phía Tây Bắc khu đất, là nơi cóđịa thế và cảnh quan đẹp nhất dự án
Là nơi lưu tro cốt sau khi hỏa táng Các loại nhà lưu tro trong nghĩa trang:
Nhà lưu tro được xây dựng thành cụm công trình lớn cạnh Đài hóa thân hoànvũ
- Mật độ XD: 30%
- Tổng diện tích sàn: 2.700m2
- Tầng cao: tối đa 2 tầng
Nhà lưu tro được đặt thành cụm trong công viên, bao gồm những công trình
Trang 22 Lưu tro theo phương thức địa hỏa táng dưới hình thức các cụm tiểu cảnh, tượngđiêu khắc phía dưới có chôn cất tro bố trí xen lẫn với khu vực cây xanh cảnh quan.
Lưu tro trong chùa và bảo tháp 9 tầng
d) Chùa và bảo tháp chín tầng
Đặt ở vị trí trung tâm và là điểm nhấn của trục cảnh quan chính Với hình thức máingói đặc trưng kiến trúc chùa Việt Nam, chùa và bảo tháp 9 tầng được xem là biểutượng của toàn khu nghĩa trang
f) Nhà bán hương hoa
Là nơi cung cấp các dịch vụ hương hoa, nhang đèn cho người đến thăm viếngnghĩa trang, tập trung thành 1 dãy ki ốt nằm sát Tỉnh lộ 768, bên cạnh bến thuyền,thuận lợi cho việc tiếp cận cả đường thủy và đường bộ
- Mật độ XD: 25%
- Tổng diện tích sàn: khoảng 400m2
- Tầng cao: 1 tầng
g) Đài hoá thân hoàn vũ
Với vị trí nằm ở cuối phía Tây Nam khu đất, trong quần thể khu vực hỏa táng vàlưu tro cốt, đài hóa thân hoàn vũ là nơi tiến hành toàn bộ nghi thức hỏa táng, từ khâulàm lễ cho đến khâu thiêu xác trong một không gian hiện đại và đầy đủ tiện nghi Đây
là mô hình đang được phát triển thay vì hình thức địa táng thông thường
i) Bàn thờ thổ địa, chòi nghỉ
Trang 23Là nơi đặt bàn thờ thổ địa kết hợp chòi nghỉ chân cho khách đến thăm viếng nghĩatrang Công trình này được bố trí phân tán tại trung tâm của các điểm an táng thànhphần, đóng vai trò là công trình tâm linh và là công trình điểm nhấn cho từng cụm antáng nhỏ.
- Mật độ XD: 10%
- Tổng diện tích sàn: 20m2
- Tầng cao: tối đa 1 tầng
j) Tượng A Di Đà
Tượng A Di Đà được đặt trên đỉnh cao nhất của đồi phía Bắc dự án Tượng của
ngài thường được dùng trong phong thủy để chế hóa phong khí, đem lại bình an, giảitrừ tai ách Tượng phật bà đứng bằng đá trắng thực sự là một tác phẩm điêu khắc hoàn
mỹ, với bình cam lộ trên tay như một công năng đặc biệt, đem lại sự bình yên và thịnhvượng
Tầng cao: tối đa 2 tầng
l) Xưởng thiết kế mộ và bia mộ
Là trung tâm gia công, thiết kế, lắp đặt mộ và bia mộ cho toàn khu công viên nghĩatrang, nhằm đảm bảo tính thống nhất và hài hòa về hình thức kiến trúc trong toàn khumộ
- Mật độ XD: 30%
- Tổng diện tích sàn: khoảng 1.000m2
Tầng cao: tối đa 1 tầng
Công năng: chỉ sử dụng trưng bày các mẫu bia mộ, việc khắc tên lên bia mộ theoyêu cầu khi khách hàng đặt mua sẽ được thực hiện gia công bên ngoài
m) Nhà thiền
Là những công trình nhỏ đặt len lỏi dọc theo công viên bờ sông Với hình thứckiến trúc đơn giản, nhẹ nhàng và hài hòa với thiên nhiên, khu vực nhà thiền là khônggian yên lặng, tĩnh mịch, gợi cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng cho những có nhu cầuthiền tự
- Mật độ XD: 20%
Trang 24- Tầng cao: tối đa 2 tầng
n) Nhà hàng chay
Là nhà hàng phục vụ các loại thực phẩm chay mang đậm nét văn hóa ẩm thực chaythuần khiết của Việt Nam phục vụ cho khách thăm viếng nghĩa trang Được bố trí tạidải công viên dọc bờ sông, nhà hàng chay là nơi lý tưởng để vừa thưởng thức các mónngon, vừa ngắm nhìn cảnh quan sông nước xứ Đồng Nai
sử dụng không cao và không thường xuyên
q) Hồ cảnh quan
Khai thác các khu vực trũng của địa hình và các hồ nước có sẵn để tạo thành các
hồ nước, vừa làm đẹp thêm cảnh quan cho khu vực, vừa là nơi thu nước vào nhữngngày mưa
Trang 25Tên dự án màu trắng được đặt trên sườn quả đồi phía Nam đạt hiệu quả thị giác rấtlớn, có thể thu hút trường nhìn từ xa của khách khi đi trên Tỉnh lộ 768 hướng từ TP
Hồ Chí Minh lên Đồng Nai
Hình 1-3 Tên dự án
Tiểu cảnh và cụm cảnh quan
Có thể đưa các tích nhà Phật hoặc tượng Phật vào các tiểu cảnh hoặc cụm cảnhquan tại các khu vực cây xanh công viên, quanh hồ cảnh quan, trong các khu an tángthành phần để tăng tính chất tâm linh và yếu tố thẩm mỹ cho nghĩa trang Các tiểucảnh và cụm cảnh quan trong khu vực này không cần lớn về quy mô, nhiều màu sắc
mà cần đạt được độ tinh tế nhất định trong thẩm mỹ và truyền đạt được những ý nghĩatinh thần mà nó muốn gửi gắm
b) Thiết kế trục cảnh quan và các công trình điểm nhấn
Hệ thống quảng trường, các trục cảnh quan, các hướng nhìn chính và các côngtrình điểm nhấn
Diện công trình cuối tuyến nhìn quan trọng - công trình điểm nhấn cấp 1:
Tại công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng, công trình điểm nhấn cấp 1 là các công trìnhchùa + bảo tháp 9 tầng và biển tên dự án
Công trình điểm nhấn cấp 2: Tại công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng, công
trình điểm nhấn cấp 2 là các công trình nhà điều hành, đài hóa thân hoàn vũ, đài tưởngniệm liệt sỹ, đền thờ các bậc tiền nhân…
Công trình điểm nhấn cấp 3: Tại Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng, côngtrình điểm nhấn cấp 3 là các công trình nhà lưu tro, chòi nghỉ, bàn thờ thổ địa…
1.3.2.4 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật dự án
1.3.2.4.1 Hệ thống công trình giao thông
Trang 26Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án bao gồm Hệ thống giao thông đối ngoại
và Hệ thống đường đối nội:
a) Giao thông đối ngoại
Khu vực quy hoạch có tuyến đường giao thông đối ngoại quan trọng kết nối dự ánvới TP Biên Hòa và Thị trấn Vĩnh An
Đường 768 ( mặt cắt A-A ) có lộ giới 45m.
+ Mặt đường xe chạy rộng : 6 x 2 = 12m
+ Hành lang an toàn : 15 x 2 = 30m
Hình 1-4 Mặt cắt ngang đường 768
b) Giao thông đối nội
Dựa vào hình dáng ranh khu đất, địa hình tự nhiên các tuyến đường giao thông đốingoại, hệ thống giao thông nội bộ được thiết kế bám theo các tuyến đường hiện hữu
và bám theo địa hình tự nhiên tạo thuận lợi cho việc xây dựng và giảm kinh phí đầu
- Vỉa hè : Bê tông xi măng kết hợp với dải cây xanh dọc theo vỉa hè và các hệthống cấp thoát nước, điện và các hệ thống công trình ngầm khác
o Đường N1 có lộ giới 40m (Mặt cắt 1-1)
+ Chiều rộng mặt đường : 14m
+ Vỉa hè hai bên, mỗi bên rộng : 11,5 x 2 = 23m
+ Dải phân cách giữa rộng : 3m
o Các đường N5 có lộ giới 17m (Mặt cắt 2-2)
+ Chiều rộng mặt đường : 7m
Trang 27+ Vỉa hè hai bên, mỗi bên rộng : 5 x 2 = 10m.
- Kết cấu mặt đường như sau: Trên cùng là lớp BT nhựa nóng, tiếp theo là lớp cấpphối đá dăm, dưới cùng là lớp cấp phối sỏi đỏ lu lèn chặt, đạt độ chặt k 0,98 Kếtcấu mặt đường phải đảm bảo môđun đàn hồi yêu cầu tối thiểu là Eyc = 100 Mpa
o Các đường D1, D2, D3, D4, N2, N4, N6 có lộ giới 15m (Mặt cắt 3-3)
+ Chiều rộng mặt đường : 7m
+ Vỉa hè hai bên, mỗi bên rộng : 4 x 2 = 8m
o Các đường N3 có lộ giới 12,5m (Mặt cắt 2a-2a)
+ Chiều rộng mặt đường : 7m
+ Vỉa hè hai bên, mỗi bên rộng : 5 + 0 = 5m
- Kết cấu mặt đường như sau : Trên cùng là lớp BT nhựa nóng, tiếp theo là lớpcấp phối đá dăm, dưới cùng là lớp cấp phối sỏi đỏ lu lèn chặt, đạt độ chặt k 0,98.Kết cấu mặt đường phải đảm bảo môđun đàn hồi yêu cầu tối thiểu là Eyc = 100 Mpa
Hình 1-5 Mặt cắt ngang đường nội bộ
- Lộ giới: Các đường đi bộ có bề rộng mặt đường thay đổi từ (4 ÷ 5)m
o Đại diện là mặt cắt đường đi bộ
+ Chiều rộng mặt đường : 4m
Trang 28Hình 1-6 Mặt cắt ngang đường đi bộ trong khu
Chỉ giới xây dựng:
- Chỉ giới xây dựng các tuyến đường là khoảng lùi xây dựng được xác định trên
cơ sở tính chất sử dụng đất và phân cấp hạng tuyến đường
- Trong khu dự án, chỉ giới xây dựng các tuyến đường lấy sát theo mép công trình
- Tại các nút giao giữa các tuyến đường để xe chạy êm thuận thì bán kính bo congphải đảm bảo R ≥ 15m
- Kích thước vát góc vỉa hè trên các tuyến là ≥ (10 x 10m)
Trang 29Hình 1-7 Sơ đồ quy hoạch giao thông 1.3.2.4.2 Hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước được thiết kế mạng lưới vòng kết hợp mạng cụt để cấp nướccho khu vực Trên những khu vực cao của dự án đặt các bể chứa nước với các thể tíchnhư sau:
Bảng 1-6 Dung tích các bể chứa nước
Trang 30Riêng bể 5 được chia làm 2 bể nhỏ đặt ở trong 2 trạm bơm tăng áp để phục vụ choviệc tưới cây bên phía bờ sông Các bể chứa nước đặt trên cao để tạo áp lực cấp nướcđến từng thiết bị dùng nước Đường ống được chôn dưới vỉa hè cách mặt nền hoànthiện ≥ 0,5m Trên các đoạn ống bố trí các vòi lấy nước tưới cây xanh, công viên Hệthống tưới cây xanh trong công viên nghĩa trang là hệ thống tưới nước thủ công, dùngống nhựa mềm nối vào các vòi lấy nước để tưới.
Hai trạm bơm tăng áp được đặt ở gần khu vực nhà hàng chay như trong Hình 1 -8
Hình 1-8 Vị trí đặt trạm bơm nước Bảng 1-7 Bảng khai toán kinh phí xây dựng hệ thống cấp nước
St
Đơn vị tính
Khối lượn g
Đơn giá (đồng)
Thành tiền (đồng)
6 Xây trạm bơm tăng áp Cái 2 50.000.000 100.000.000
Trang 31Đơn vị tính
Khối lượn g
Đơn giá (đồng)
Thành tiền (đồng)
(Nguồn:[21]).
1.3.2.4.3 Hệ thống thoát nước
a) Hệ thống thoát nước thải
Nước thải của nghĩa trang chủ yếu là nước thải sinh hoạt, sẽ được xử lý bằng bể tựhoại 5 ngăn kết hợp sục khí, khử trùng và dẫn vào hồ cảnh quan của nghĩa trang Riêng khu vực nhà hàng chay ở vị trí thấp nhất, gần sát mé bờ sông Đồng Nainước thải sẽ được xử lý đạt qui chuẩn và thải ra sông ( qui trình công nghệ trình bàytrong chương 4)
Mạng lưới thoát nước thải chung của nghĩa trang trình bày trên Hình 1 -9
Dự án chỉ có 02 điểm xả thải ra sông Đồng Nai, gồm:
Điểm xả số 1: nước thải sau xử lý từ khu vực nhà hàng chay
Điểm xả số 2: cửa xả của hệ thống thoát nước mưa gồm nước thải từ 03 hồ cảnh quan
Trang 32Hình 1-9 Hệ thống thoát nước thải
b) Hệ thống thoát nước mưa
- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế tách riêng để đảm bảo thoát nước mộtcách nhanh nhất tránh ngập úng, phân chia lưu vực thoát nước mưa thành nhiều lưuvực nhỏ, tập trung nước mưa dẫn về các mương đặt dọc theo các trục đường đi bộ, sau
đó dẫn về các tuyến cống chính trên các trục đường lớn, đưa về các hồ cảnh quan(đóng vai trò là hồ sinh học) để xử lý đạt quy định trước khi chảy ra sông Đồng Nai
- Các tuyến thoát nước được xây dựng bằng mương đá hộc bố trí dọc theo vỉa hècác trục đường Riêng đường N1 bố trí cống tròn BTCT
- Hướng dốc chủ đạo từ Đông sang Tây, khu vực có địa hình thấp nhất nằm ở phíaTây giáp Tỉnh lộ 768
Trang 33Bảng 1-8 Bảng thống kê khối lượng và khái toán kinh phí đầu tư hệ thống thoát
nước mưa St
Đơn vị tính
Khối lượng
Đơn giá (đồng)
Thành tiền (đồng)
- Thiết kế cây xanh
Thảm cỏ: ưu tiên trồng cỏ lá gừng (với khả năng chịu sự khắc
nghiệt của môi trường trong khi công chăm sóc ít)
Tầng cây bụi: với chiều cao ≤ 2m và sự đa dạng các loài cây từ
cây thân thảo, cây tiểu mộc hay cây leo cùng với sự đa dạng về hoa và màu sắc
Trang 34Tầng cây bụi trong dự án trồng những loại cây hạn chế về màu sắc, ưu tiên nhữngloại cây bụi cũng như cây dây leo có hoa màu trắng, vàng.
Hình 1-10 Minh hoạ tầng cây bụi dự kiến trồng Tầng cây trung mộc và tiểu mộc: với chiều cao từ 2m đến ≤
15m, gồm nhiều loại cây đa dạng về màu sắc, hình dáng tán lá và độ cao thân câykhác nhau Tầng cây trung và tiểu mộc dự kiến trồng trong khu công viên của nghĩatrang như: tre, sứ trắng, cau, si, xanh, liễu, dâu da xoan…
Hình 1-11: Minh hoạ tầng cây trung và tiểu mộc dự kiến trồng
Trên trục đường chính đô thị ( đường tỉnh 768 )
Đường tỉnh 768 được thiết kế với lộ giới 45m, cao độ 9m
và màu sắc xanh tươi Cây trồng được lựa chọn là cây Dầu rái (cây loại 3) có dạng câythân thẳng, ít lá không gây ảnh hưởng tầm nhìn cảnh quan từ trên đồi đến sông ĐồngNai cũng như tầm nhìn từ trục đường 768 lên đồi
Trang 35Những loại cây dự kiến trồng trong khu vực mộ: muồng ngủ, dầu rái, me, bàng ĐàiLoan, bằng lăng tím.
Bảng 1-9 Bảng thống kê các loại cây trồng dự kiến trong dự án
cao(m)
Đường kính tán (m)
Hình thức tán Có hoa
Khoảng cách trồng
1 Muồng ngủ Samanea saman 15-20 30-40 Tròn hồng đào 15m
2 Dầu rái Dipterocarpaceae 35 8-10 Tháp trắng ngà 12m
- Khu đất bằng phẳng giáp hai bên Tỉnh lộ 768 và khu vực ở phía Tây được sanlấp bằng phẳng và tạo độ dốc thoát nước
- Khu đất ven các sườn đồi sẽ được giật cấp để bố trí mộ, chiều dài giật cấp sẽ tùytheo độ dốc sườn đồi
- Các khu vực sườn đồi có độ dốc lớn, không bố trí mộ sẽ không san lấp
- Các hồ hiện hữu cũng không san lấp và có thiết kế chi tiết thành các hồ cảnhquan
Trang 36- Tận dụng khối lượng đất đào tại các vị trí cao để đắp vào các vị trí thấp nhằm tiếtkiệm chí phí san lấp Sau khi xác định cao độ thiết kế, lập lưới ô vuông 50m x 50m,tính toán chi tiết kết quả khối lượng và kinh phí đầu tư như trong Bảng 1 -10:
Bảng 1-10 Thống kê khối lượng và kinh phí san nền Stt Hạng mục Đơn vị
tính
Khối lượng
Đơn giá (đồng)
Thành tiền (đồng)
1 Khối lượng đào đất m3 826.112,66 15.000 12.391.690.000
Theo quy hoạch đã được phê duyệt khu mộ thất được xây dựng bể bê tông cốt thép
và kết cấu đáy xung quanh được lót toàn bộ lớp vải địa kỹ thuật chống thấm
Tuy nhiên, theo phong tục tập quán và yếu tố tâm linh nếu xây kim tĩnh bằng bêtông cốt thép thì sẽ không được người dân chấp nhận Do đó, trong quy hoạch điềuchỉnh kim tĩnh sẽ được xây bằng tường gạch thẻ, tô hồ và sử dụng màng HDPE dày1mm để chống thấm đáy và thành mộ, nhằm đảm bảo không cho nước rò rỉ từ cácngôi mộ thấm ra bên ngoài (tránh gây ô nhiễm đất, nước ngầm, nước mặt sông ĐồngNai)
Kết cấu kim tĩnh được thiết kế như sau:
Đối với mộ chôn cất thi hài khu vực cách mép sông từ 100m – 500m
Kết cấu mộ được thiết kế như sau:
+ Tường xây gạch thẻ dày 20 cm
+ Vữa xi măng M100 dày 2 cm
+ Màng HDPE chống thấm dày 1 mm
+ Vật liệu hút ẩm: bông thấm bằng mút xốp, có nhiệm vụ hút nước rò rỉ
Trang 37Hình 1-12 Kết cấu mộ khu vực 100m – 500m
1.3.4.1.1 Đối với mộ chôn cất thi hài khu vực còn lại
Đối với vị trí này, mộ có kết cấu như sau:
Hình 1-13 Kết cấu kim tĩnh ngoài phạm vi cách bờ sông 500 m
+ Tường xây gạch thẻ dày 20cm
+ Vữa xi măng M100 dày 2cm
+ Màng chống thấm HDPE dày 1 mm
+ Lớp cát: có nhiệm vụ bảo vệ màng HDPE và giữ nước rò rỉ
1.3.4.2 Công nghệ hoả táng
a) Theo quy hoạch đã được phê duyệt
Quy trình hoả táng của nghĩa trang như sau:
Khu hoả táng có 4 lò thiêu, dự kiến sử dụng 2 lò: lò dùng nhiên liệu là LPG và lò
sử dụng điện, lò thiêu có các công trình phụ trợ, đảm bảo vệ sinh môi trường Khí thảiđược xử lý đảm bảo theo quy định tiêu chuẩn môi trường
Trang 38Sau khi làm lễ tại nhà tang lễ, quan tài sẽ được đưa đến khu hoả táng và đưa vào lòthiêu để tiến hành thiêu xác Sau khi thiêu xác, phần tro còn lại rất ít, một phần đượcnhân viên lò thiêu thu gom vào hủ đưa cho người nhà đem đến nhà lưu cốt và phầncòn lại được quản lý, thu gom, xử lý theo đúng quy định xử lý chất thải nguy hại.Tuy nhiên, trong báo cáo ĐTM năm 2008 chưa mô tả cụ thể nguyên lý hoạt độngcủa lò hoả táng, trong giai đoạn đó cũng chưa xác định cụ thể nhà cung cấp là đơn vịnào.
b) Quy hoạch điều chỉnh
Theo quy hoạch điều chỉnh khu hoả táng sẽ sử dụng 4 lò hoả táng hiệuCRAWFORD của Mỹ đốt bằng gas loại điều khiển tự động Đây cũng là loại lò đốtđang được sử dụng tại nghĩa trang Bình Hưng Hoà
Thông số kỹ thuật thiết kế cho lò hoả táng như sau:
Bảng 1-11 Thông số kỹ thuật của lò đốt
Công suất đốt (tính cả cỗ quan tài) 181 – 200 kg/giờ
Nguồn điện sử dụng 3 pha, 220V/380V +/-10%, 50/60 Hz
Công suất đầu đốt cho lò:
- Đầu đốt buồng sơ cấp
- Béc đốt buồng thứ cấp
1.500.000 BTU/giờ2.000.000 BTU/giờNhiệt độ
- Buồng đốt sơ cấp
- Buồng đốt thứ cấp
1.0370C1.1700CThể tích buồng đốt sơ cấp 3,59 m3
Thuyết minh quy trình:
Áo quan được đưa vào lò đốt nhờ bàn nâng bằng thuỷ lực, nâng hạ bằng chân đạp.Bàn nâng thuỷ lực được thiết kế bằng khung thép phủ nhôm cường lực, kích thước0,9m x 2m, trên mặt bàn được trang bị 3 con lăn để đẩy áo quan vào lò
Cửa lò đóng mở tự động bằng hệ thống thủy lực bởi hai xylanh thủy lực có đườngkính 7,62cm thông qua bộ điều khiển, dạng cửa sập, có kích thước Cao 1,200m x
Trang 39Rộng 1,016m, có khả năng cách nhiệt tốt Ngoài ra, Cửa lò còn được trang bị sẵn bộgiao tiếp không dây cho phép đóng mở cửa lò tự động trực tiếp từ xe nâng UniversalPower Lift/cart Trên cửa lò có lỗ cửa kính quan sát nhỏ dùng để quan sát quá trìnhthiêu táng đang diễn ra bên trong lò, khoảng cách làm việc tiêu chuẩn khoảng 1,5mtính từ mặt sàn.
Lò thiêu có hai buồng đốt, áp dụng nguyên lý sàn lò nòng HOT HEARTH nhằmđốt triệt để và tiêu tốn ít nhiên liệu nhất, theo nguyên lý như sau: xác được thiêu trựctiếp trong buồng lò chính bên trên bằng khí hóa lỏng LPG, phần mỡ từ xác thiêu chảy
ra được thu gom do thiết kế dốc tạo lòng lò dạng khay, lớp mỡ này được tiếp tục đốtnhư nhiên liệu
Phần khí thải sinh ra từ buồng sơ cấp sẽ được đốt cháy triệt để ở buồng thứ cấp,nhiệt lượng từ quá trình đốt thứ cấp được cung cấp cho quá trình đốt ở buồng sơ cấpthông qua sàn lò nóng ở giữa buồng thứ cấp và sơ cấp (sàn của buồng sơ cấp) Đặcbiệt là không khí và nhiên liệu cung cấp cho quá trình đốt ở cả hai buồng đều đượckiểm soát và điều khiển tự động bằng lập trình theo hướng tối ưu nhất
Không khí đốt được cung cấp bởi 1 mô tơ thổi gió, sử dụng điện áp 3 pha,220/380V, 50/60 Hz, công suất >7,5 HP (>5,6kW), 1700scfm(~48,2m3/phút) nhằmtăng không khí cấp cho lò đảm bảo công suất đốt và giảm nhiên liệu tiêu hao, đượcđiều khiển tự động bởi bộ PLC
Ống dẫn (thông) khí nóng có thiết kế 06 hàng ống dọc theo 02 vách lò (03 hàngống cung cấp khí cho mỗi bên) Trong đó một hàng béc khí đặt ở phía giữa vách lò,một hàng béc khí nằm ở phía trên gần đỉnh vách lò và một hàng ống khí nằm phíadưới gần sàn lò (cách sàn lò khoảng 7.6mm, nhằm thổi trực tiếp lên tro cốt còn lại,thúc đẩy nhanh quá trình cháy và làm nguội)
Khi hâm nóng lò thì toàn bộ hệ thống cấp khí từ các hàng ống sẽ ngắt để tăng hiệuquả xông lò, rút ngắn thời gian xông Khi chuyển sang chu kỳ đốt thì hàng ống cấp giócho buồng đốt sơ cấp sẽ được mở lần lượt theo lịch trình lập sẵn phù hợp với áo quan
cỡ lớn ở Việt Nam Nhờ vậy quá trình đốt cháy áo quan sẽ nhanh hơn do lượng khíđược phân bố đồng đều trong lò, tiết kiệm được nhiên liệu và quan trọng hơn là kiểmsoát quá trình cháy trong ngưỡng an toàn không gây ô nhiễm Khi chuyển sang giaiđoạn làm nguội thì cả 06 hàng ống tự động mở hoàn toàn để đẩy nhanh quá trình làmnguội lò nhanh để nhận ca tiếp theo
Buồng đốt sơ cấp : nằm phía bên trên lò, trang bị sẵn một đầu đốt dạng vòi phunđiều khiển được có công suất đốt 1.500.000 BTU/giờ Đầu đốt ở buồng sơ cấp đượcthiết kế bên hông lò đặt tạo một góc chéo vào bên hông của áo quan cho phép thiêuxác cháy nhanh hơn so với thiết kế đầu đốt bên trên
Buồng đốt sơ cấp có thiết kế:
+ Sàn lò nóng: bằng gạch chịu nhiệt chịu lửa rất cứng, nguyên khối, chịu được màimòn, khả năng chịu nhiệt độ đến trên 1649oC, chiều dày 177,8 – 330,2 mm Có rãnh
Trang 40kiểu vòm dốc ở hai đầu lò, thiết kế này cho phép áo quan nằm gọn trong lòng lò, cácvật liệt đốt không bị rơi ra cửa trước, mỡ từ quá trình đốt được giữ lại trong lòng lònhư là nhiên liệu cho quá trình đốt, giảm tiêu hao nhiên liệu
Trần buồng đốt : là loại mái vòm đúc nguyên khối bằng gạch chịu nhiệt và các
lớp gạch cách nhiệt, gồm 3 lớp như sau: lớp trần đúc nguyên khối chịu lửa cách nhiệt
có chiều dày đến 152mm chịu được nhiệt độ đến 1.650oC và bên trên là lớp cách nhiệtbằng gạch nhẹ chịu được nhiệt độ 1.371oC, có bề dày 50.8mm, bên ngoài phủ lớp cáchnhiệt đa lớp bảo vệ chịu nhiệt 1.038oC với lớp phủ ngoài là bông khoáng
Tường lò gồm nhiều lớp: tính từ trong ra ngoài bao gồm các lớp sau :
- Lớp gạch chịu lửa chịu nhiệt độ đến 1.650oC, dày 150,2mm
- Lớp gốm cách nhiệt chịu được nhiệt độ 1.071oC, dày 50,8mm
- Lớp vỏ thép bọc trong chiều dày 4,75mm được hàn kín lại
- Tấm thép mặt trước dày 3,2mm
Buồng đốt thứ cấp: được bố trí nằm bên dưới lò, trang bị sẵn một đầu đốt dạng vòiphun điều khiển được, có công suất đốt 2.000.000 BTU/giờ Đầu đốt ở buồng thứ cấpnằm ở mặt sau của lò Nền lò làm bằng gạch chịu nhiệt chịu lửa loại đặc cứng nguyênkhối dày 177,8mm, khả năng chịu nhiệt độ đến trên 1.649oC Tấm lót đáy bằng thép
và được hàn kín có bề dày 9,52mm Khung thép đáy base frame dày 203mm
Ở hai buồng đốt được trang bị sẵn đầu dò đo nhiệt thực và hiển thị kết quả lên mànhình LCD Sử dụng hệ thống bảo vệ ngọn lửa ở đầu đốt bằng đầu dò quét ngọn lửa
UV Ultra-Violet (Burner Flame Safe Guard), đầu dò này được đặt ở mỗi đầu đốt đểphát hiện sự đánh lửa và hiện diện của ngọn lửa trước khi cho phép cung cấp lượngkhí tối đa cho đầu đốt hoặc không cung cấp khí đốt cho đầu đốt khi đầu đốt bị trụctrặc
Thời gian đốt thực tế cho 01 áo quan ngoại cỡ, kích thước 2100mm x 950 x1150mm vào khoảng 2 – 2,5 giờ cho ca đốt đầu tiên trong ngày với thời gian xông lòkhoảng 20-30 phút và thời gian đốt giảm từ 20 - 30 phút cho các ca tiếp theo Điềunày thực hiện được nhờ vào thiết kế và lập trình phần mềm của bộ PLC điều khiểnquá trình đốt nhanh và tiết kiệm nhiên liệu thông qua việc đưa thời gian xông lò nhanh
và chỉ thực hiện cho ca đốt đầu tiên, các ca đốt tiếp theo không cần thời gian xông lò
do đó thời gian đốt sẽ nhanh hơn ca trước khoảng 20-30 phút Thời gian làm nguộikhông đáng kể nhờ vào thiết kế hệ thống thổi gió làm nguội lò nhanh