1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề về tranh chấp bất động sản thừa kế

44 993 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 188 KB

Nội dung

Chuyên đề về tranh chấp bất động sản thừa kế

Trang 1

Lời nói đầu

Theo thông lệ hàng năm sau mỗi khóa đào tạo cử nhân hành chính chính quy HVHCQG lại tổ chức cho sinh viên tham gia khóa thực tập; sinh viên khóa II chúng tôi được phân công về các cơ quan, bộ, ban, ngành, địa phương thực tập.

Là một sinh viên thuộc đoàn thực tập số 12 về Toà HC - TAND Hà Nội,trong thời gian thực tập vừa qua tôi đã thu nhận được khá nhiều kiến thứcthực tế, đã làm sáng tỏ hơn những kiến thức sách vở được thầy cô truyền đạttrên giảng đường

Trong công cuộc đổi mới,Toà HC đã được thành lập và bắt đầu hoạtđộng từ 1/7/1996 để xét xử các vụ án hành chính, nhằm bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp cuả các cơ quan , tổ chức và cá nhân

Toà HC là cơ quan tài phán hành chính có lịch sử hình thành và pháttriển còn rất trẻ.Vì thế trong gần 10 năm hình thành và phát triển của mình ,tuy đã đạt được nhiều thành tựu song bên cạnh đó cũng còn tồn tại không ítvướng mắc bất cập về mô hình đang cần được tháo gỡ

Qua tìm hiểu thực tế tại Toà HC-TAND Hà Nội, tiếp xúc hỏi ý kiến vớicác cán bộ Toà và những người dân đến khiếu kiện , bản thân tôi thấy rằngcòn có rất nhiều hạn chế về mô hình và phương thức hoạt động của Toà HCcần được nghiên cứu và hoàn thiện;nhằm làm cho Toà HC thực sự là cơ chếhữu hiệu đảm bảo được quyền lợi ích hợp pháp của người dân và là phươngthức xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh

Với bản báo cáo nhỏ bé của mình, tôi không có tham vọng trình bày

“sâu rộng” về vấn đề này;tôi chỉ mong được trình bày những hiểu biết còn ít

ỏi của mình qua việc tìm hiểu tài liệu và thời gian thực tập tại Toà HC vừaqua

Trang 2

Sau đây tôi xin trình bày những kết quả thu nhận được của bản thân về

khoá thực tập này , thông qua bản báo cáo thực tập với đề tài:” Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Toà HC”

Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các thầy

cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã dạy dỗ , truyền đạt kiến thứccho tôi trong suốt khoá học

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều , song bản báo cáo của tôi sẽ không tránhkhỏi những khiếm khuyết nhất định.Tôi rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp để bản báo cáo có chất lượng tốt hơn

Trang 3

Trên cơ sở các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp và Pháp luật củaNhà nước, các cơ quan có thẩm quyền đã có nhiều cố gắng trong việc tiếpnhận và giải quyết các khiếu kiện của công dân.

Tuy nhiên, trong thực tế công tác này còn có nhiều tồn tại: đơn thư khiếunại tồn đọng còn nhiều, việc giải quyết của các cấp, các ngành còn chậm trễ,hiệu quả giải quyết thấp, người dân thường bị thiệt thòi về quyền lợi, làm ảnhhưởng đến lòng tin của nhân dân vào các cơ quan Đảng và Nhà nước

Tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyênnhân quan trọng là từ trước đến nay thẩm quyền giải quyết các khiếu nại hànhchính vẫn được giao cho các cơ quan hành chính nhà nước

Như chúng ta đã biết đối tượng khiếu kiện hành chính là hoạt động củacác cơ quan hành chính, điều đó dẫn đến một điểm bất hợp lý là cơ quan hànhchính nhà nước vừa là người bị kiện vừa là người giải quyết và chính vì vậy

mà việc giải quyết khó bảo đảm tính công bằng, khách quan

Người dân đã bị thiệt thòi về quyền lợi, khi khiếu nại chỉ biết trông chờvào thái độ tích cực hay không của cơ quan hành chính nhà nước

Chưa có một cơ quan hoàn toàn độc lập, chỉ tuân theo pháp luật cóquyền phán quyết quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà

Trang 4

nước, bảo vệ và khôi phục quyền lợi của công dân Chính vì vậy, phù hợp với

xu hướng cải cách nền hành chính nhà nước với yêu cầu xây dựng nhà nướcpháp quyền XHCN nhà nước ta đã quyết định thành lập các tòa hành chính.Ngày 28/10/1995, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa IX, kỳ họpthứ X đã thông qua "luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật tổ chứcTAND", trong đó quy định về sự hình thành tổ chức và hoạt động xét xửHành chính

Ngày 21/5/1996 UBTV Quốc hội thông qua "Pháp lệnh thủ tục giảiquyết các vụ án hành chính" Đây là những văn bản pháp lý đầu tiên rất quantrọng đánh dấu sự ra đời của cơ chế tài phán hành chính ở Việt Nam Kể từ

đó, người dân có thể khởi kiện cơ quan Nhà nước về những quyết định hayhành vi trái pháp luật trước tòa án Do đó, một quyết định hay hành vi của cơquan hành chính nhà nước có thể được đưa ra xem xét công khai và bình đẳngtrước cơ quan tài phán Đây thực sự là một bước tiến mới trong quá trình xâydựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN, một biểu hiện rõràng, cụ thể của sự đổi mới trong nhận thức về quá trình dân chủ hóa xã hội,bảo vệ các quyền dân sự của công dân

Sự hình thành cơ quan tài phán hành chính và thiết lập cơ chế xét xửhành chính ở Việt Nam là cả một quá trình tìm tòi, suy nghĩ và tranh luận kéodài nhiều năm với những quan điểm, quan niệm rất khác nhau Để có thể lýgiải được những quy định của pháp luật liên quan đến cơ chế xét xử hànhchính hiện nay, cần thiết phải nhắc lại một cách khái quát quá trình đó

Bắt đầu từ những ý tưởng về sự hiện hữu của cơ quan tài phán hànhchính Đây hoàn toàn là vấn đề không đơn giản và trên thực tế không phảinước nào trên thế giới cũng chấp nhận sự hiện hữu một cơ quan tài phán vớichức năng xét xử hoạt động hành chính Những ý tưởng đó hình thành gầnnhư cùng một lúc từ 2 cơ sở:

1 Nhu cầu thực tế của công tác giải quyết khiếu kiện hành chính

Trang 5

2 Sự phát triển của khoa học hành chính trước yêu cầu của cải cách nền

HC nhà nước ở Việt Nam đầu những năm 90 Trên cơ sở những ý tưởng về sựhiện hữu của cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam, thanh tra Nhà nước cơquan có trách nhiệm chủ yếu trong việc nghiên cứu những vấn đề liên quanđến công tác xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã đề nghị chínhphủ giao nhiệm vụ nghiên cứu để thiết lập tòa hành chính ở Việt Nam

Từ tháng 5 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức giao choThanh tra Nhà nước(nay là Thanh tra Chính phủ) chủ trì phối hợp với Bộ tưpháp, Ban tổ chức - cán bộ Chính phủ(nay là Bộ nội vụ), TAND Tối caonghiên cứu soạn thảo dự án luật tổ chức tòa án hành chính

Để có thêm căn cứ khoa học cho việc thực hiện nhiệm vụ khó khăn trướcmột vấn đề còn tương đối mới mẻ này, thanh tra Nhà nước đã triển khainghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ: "Cơ sở khoa học của việc thiết lập hệthống tòa án HC ở Việt Nam" (số đăng ký 92 - 98 - 207/ĐT) và đề tài nghiêncứu khoa học độc lập cấp Nhà nước: "Tòa án HC - những vấn đề lý luận vàthực tiễn (số đăng ký 95 - 98 - 406/ĐT) Cả 2 đề tài nêu trên đã được nghiệmthu và đánh giá đạt loại xuất sắc Trong quá trình nghiên cứu của đông đảocác nhà khoa học quản lý, khoa học pháp lý và những người làm công tácthực tiễn trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại hành chính Qua đó, những vấn

đề lý luận và thực tiễn liên quan đến sự hình thành cơ quan tài phán hànhchính ngày càng sáng tỏ và được nhiều người ủng hộ

Vấn đề tài phán hành chính và sự thiết lập cơ quan tài phán hành chính ởViệt Nam cũng luôn được coi là một trong những nội dung quan trọng củaquá trình nghiên cứu cải cách nền hành chính quốc gia Song song với quátrình nghiên cứu khoa học, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Thanh traNhà nước đã chủ trì việc nghiên cứu và soạn thảo dự án luật về tổ chức tòa ánhành chính; đồng thời cũng chuẩn bị dự thảo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các

vụ án tài chính để khi Quốc hội thông qua dự luật, Toà án HC có cơ sở pháp

lý đi vào hoạt động

Trang 6

Ngày 20/12/1994, Chính phủ đã có tờ trình UBTV Quốc hội về dự ánLuật tổ chức Viện tài phán HC (tờ trình số 7120/CP), trong đó nêu rõ sự cầnthiết phải thiết lập cơ quan tài phán HC ở Việt Nam và đề nghị phương án tổchức cơ quan tài phán HC thành một hệ thống thuộc Thủ tướng nhưng độclập với cơ quan hành pháp với tên gọi là Viện tài phán HC.

Phương án này xây dựng trên quan điểm coi hành chính tài phán cùngvới hành chính quản lý là một nội dung thống nhất trong nền hành chính quốcgia Thủ tướng là người đứng đầu cơ quan hành pháp, chịu trách nhiệm vềtoàn bộ hoạt động hành pháp Các Bộ trưởng và các thành viên khác củaChính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về lĩnh vực quản lý mà mìnhphụ trách Tổ chức như vậy bảo đảm sự thống nhất của nền HC quốc gia, giúpcho Viện tài phán HC đưa ra được các phán quyết nhanh chóng, kịp thời,đồng thời sẽ bảo đảm hoạt động tài phán không cản trở các hoạt động quản lý.Đặt cơ quan tài phán hành chính trong quyền hành pháp thuộc Thủ tướng sẽtạo ra cơ chế kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ hoạt động của cơ quan quản

lý, bảo đảm tính pháp chế trong mọi hành vi của cơ quan này Thực hiệnphương án này sẽ tạo ra bước phát triển cao hơn trong công tác giải quyếtkhiếu nại HC mà từ trước đến nay vẫn do các cơ quan HC và cơ quan thanhtra tiến hành Hiệu lực thi hành bản án HC được bảo đảm bởi quyền lực củathủ tướng chính phủ

Ngày 28/12/1994, UBTV Quốc hội họp đã xem xét và cho ý kiến bướcđầu về dự án luật tổ chức Viện tài phán HC Trên tinh thần đó, thường trựcChính phủ đã họp và thảo luận những ý kiến bước đầu của UBTV quốc hội,cân nhắc những ưu điểm và nhược điểm, những khó khăn và thuận lợi củatừng phương án, và thấy rằng phương án tổ chức Tòa án HC thành một hệthống thuộc Thủ tướng là thích hợp hơn cả Vì vậy, Chính phủ tiếp tục đềnghị UBTV Quốc hội xem xét phương án tổ chức cơ quan tài phán HC thành

hệ thống độc lập thuộc Thủ tướng như tờ trình số 7120/CP ngày 20/12/1994của Chính phủ trình UBTV Quốc hội Tuy nhiên, theo phương án này cần

Trang 7

chỉnh lý một số điểm sau: tên gọi cơ quan tài phán hành chính là Tòa Hànhchính, không gọi là Viện tài phán Hành Chính…"

UBTV Quốc hội đã xem xét dự luật tại 2 phiên họp ngày 15 và ngày25/3/1995 Trên thực tế, cuộc tranh luận chủ yếu tập trung vào vấn đề môhình tổ chức Tòa án hành chính như thế nào? Do Tòa án Hành chính là vấn đềrất mới mẻ đối với chúng ta và quá trình thảo luận có nhiều ý kiến khác nhaunên UBTV Quốc hội đã đề nghị Chính phủ nghiên cứu, chỉnh lý và trìnhQuốc hội các phương án khác nhau về tổ chức Tòa án Hành chính để Quốchội xem xét, quyết định

Ngày 30/3/1995 Chính phủ đã có tờ trình số 1650/CP trình Quốc hội về

Dự án Luật tổ chức Tòa án Hành chính kèm theo dự thảo các văn bản phápluật tương ứng với từng phương án, bao gồm:

- Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật tổ chức Tòa ánNhân dân (phương án Tòa án Hành chính thành các phân tòa trong TAND)

- Dự thảo Luật Tổ chứcTòa Hành chính (tổ chức Tòa án Hành chínhthành hệ thống độc lập với hệ thống TAND hiện nay)

- Dự thảo Pháp lệnh tổ chức Tòa án Hành chính (Tổ chức Tòa án Hànhchính thành hệ thống như Tòa án Dân sự)

Đồng thời với các phương án tổ chức Tòa án Hành chính là Dự thảoPháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án Hành chính

Tại kỳ họp thứ VII Quốc hội khóa IX, Quốc hội đã dành nhiều thời gian

để thảo luận về dự án luật và các ý kiến vẫn chủ yếu xoay quanh việc phântích các ưu nhược điểm, nhưng thuận lợi và khó khăn, tính hợp lý và bất hợp

lý của từng mô hình tổ chức Tòa án Hành chính ở Việt Nam Cuối cùng,Quốc hội đã quyết định chọn phương án tổ chức Tòa án Hành chính thành cácphân tòa trong hệ thống Tòa án Nhân dân và giao TAND Tối cao phối hợpvới các cơ quan hữu quan của Chính phủ soạn thảo dự thảo "Luật sửa đổi, bổsung một số điều của luật tổ chức Tòa án Nhân dân" cho sự thiết lập tòa Hànhchính

Trang 8

Ngày 28/9/1995, Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ IX đã thông qua luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức TAND, trong đó quy định Tòa án

có thẩm quyền xét xử các vụ án Hành chính Về mặt tổ chức, tại Tòa án Nhândân tối cao và Tòa án Nhân dân cấp tỉnh có tòa Hành chính, còn tại Tòa ánNhân dân cấp huyện có các thẩm phán xét xử hành chính

Ngày 21/5/1996, "Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính"được ban hành (sau đó được sửa đổi, bổ sung ngày 25/12/1998) Sự ra đời của

cơ quan xét xử hành chính đánh dấu một bước phát triển mới trong thiết chếbảo đảm dân chủ của người dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ,tránh được sự xâm phạm từ phía các cơ quan Nhà nước

Có thể thấy rằng, quá trình nghiên cứu và hình thành cơ chế tài phánhành chính ở nước ta thể hiện xu hướng tất yếu của việc dân chủ hóa đời sống

xã hội và dân chủ hóa ngay trong bản thân hoạt động của bộ máy Nhà nước.Khi nghiên cứu quá trình này cũng có rất nhiều nét tương đồng với sự hìnhthành cơ chế tài phán Hành chính ở một số nước trên thế giới, đặc biệt là khitìm hiểu lịch sử hơn 200 năm hình thành và phát triển của Hội đồng Nhà nướcPháp, cơ quan tài phán Hành chính tối cao và hệ thống Tòa án Hành chính củaPháp cũng như quá trình tranh luận kéo dài mấy chục năm qua ở Thái Lan về

sự cần thiết và phương án tổ chức cơ quan tài phán Hành chính ở nước này.Chính vì vậy, khi đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Tòa án Hànhchính ở nước ta hiện nay, một mặt chúng ta cần tìm ra những mặt hạn chế của

nó để khắc phục nhưng mặt khác chúng ta cũng cần phải coi đó là quá trìnhphát triển tất yếu từ không đến có, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của cơchế này

Tháng 12/1998 Quốc hội đã thông qua "Luật khiếu nại, tố cáo" thay thếcho "Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân" năm 1991 Như vậy, cơ chếgiải quyết khiếu kiện Hành chính được thực hiện theo qui định của các vănbản này cho đến nay đã có những kết quả nhất định, đồng thời cũng bộc lộnhững vấn đề khó khăn bất cập và đã được Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

Trang 9

của Luật khiếu nại tố cáo năm 2003 khắc phục.

2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa hành chính:

a Chức năng, nhiệm vụ:

Tại điều 1- Luật tổ chức tòa án nhân dân đã khẳng định:

"TAND Tối cao, các Tòa án Nhân dân địa phương, các tòa án quân sự vàcác Tòa án khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước Cộng hòa Xã hộichủ nghĩa Việt Nam

Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, laođộng, kinh tế, hành chính và giải quyết những viện khác theo quy định củapháp luật

Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ phápchế XHCN; bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tàisản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự vànhân phẩm của công dân

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trungthành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắccủa cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các viphạm pháp luật khác"

Tòa Hành chính là cơ quan xét xử, có thẩm quyền giải quyết các tranhchấp nảy sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính của các cơ quanNhà nước, đặc biệt là của các cơ quan Hành chính Nhà nước Nói cách khác,Tòa Hành chính là cơ quan xét xử có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiệncủa công dân đối với quyết định hay hành vi hành chính của cơ quan Nhànước hoặc công chức Nhà nước khi họ cho là trái pháp luật, xâm phạm hoặc

đe doạ xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của họ

Như vậy, ta thấy một điểm đặc biệt của Tòa Hành chính là cơ quan xét

xử mà đối tượng của nó là các quyết định hành chính và hành vi hành chínhcủa cán bộ, cơ quan Nhà nước, đặc biệt là cán bộ và cơ quan hành chính Nhànước

Trang 10

Nếu như các tòa án khác (Tòa dân sự, kinh tế, lao động…)có trách nhiệmgiải quyết tranh chấp giữa các pháp nhân với nhau hoặc giữa pháp nhân với cánhân, giữa cá nhân với nhau… thì ngược lại, Tòa Hành chính có thẩm quyềnxét xử các tranh chấp giữa công dân và cán bộ, cơ quan Nhà nước.

Nói tóm lại, chức năng của tòa Hành chính là xét xử về hành chính, giảiquyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nướcgiữa công dân, cơ quan, tổ chức với cơ quan hành chính Nhà nước và các cơquan khác khi thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của nhân viên Nhànước trong bộ máy đó Trong khi xét xử, Tòa Hành chính có các quyền vànghĩa vụ: kiểm tra tính hợp pháp các quyết định hành chính, các hành vi hànhchính bị khiếu kiện xét xử các vụ kiện hành chính

b Quyền hạn:

Pháp luật giao cho Tòa án thẩm quyền xét xử các vụ kiện hành chính đốivới quyết định và hành vi hành chính của cơ quan nhà nước và cán bộ viênchức nhà nước

Tuy nhiên chúng ta biết rằng, hoạt động quản lý diễn ra hàng ngày, hànggiờ rất đa dạng và phong phú, vi phạm trong quản lý hành chính cũng có rấtnhiều cấp độ khác nhau Nếu cho phép mọi tranh chấp hành chính đều có thểkiện trước Tòa án thì sẽ có một khối lượng rất lớn các vụ việc, Tòa án khôngthể giải quyết được Vì vậy, pháp luật lựa chọn những loại việc thường xảy ranhiều vi phạm, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân để xácđịnh là đối tượng xét xử của tòa án hành chính

Theo quy định của Điều 11- "Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hànhchính" Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ án Hành chính sau đây:

* Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính Hiện nay hầu hếtcác lĩnh vực quản lý Nhà nước đều có quy định về xử phạt vi phạm hànhchính, cụ thể như các lĩnh vực: giao thông, văn hóa, thương mại, hải quan,thuế, quốc phòng, bảo vệ môi trường, lâm nghiệp, đất đai, khoáng sản, xây

Trang 11

dựng, bưu chính viễn thông, lao động, thủy sản, y tế, an ninh trật tự…).

* Khiếu kiện quy định hành chính, hành vi hành chính trong việc ápdụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác;

* Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp

xử lý hành chính với một trong các hình thức: giáo dục tại xã, phường, thịtrấn; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính

* Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữchức vụ từ vụ trưởng và tương đương trở xuống;

* Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vựcquản lý đất đai

Quản lý đất đai gồm các nội dung sau đây( theo luật đất đai hiện hành):+ điều tra, khảo sát, đo dạc,đánh giá ,phân hạng đất và lập bản đồ địa chính

+ Quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất;

+ Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chứcthực hiện các văn bản đó

+ Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất

+ Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sửdụng đất, thống kê, kiểm kê đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý sử dụng đất.

+ Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các viphạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

* Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấyphép về xây dựng cơ bản sản xuất, kinh doanh

* Khiếu kiện Quyết định HC, Hành chính HC trong việc trưng dụng,trưng mua, tịch thu tài sản

* Khiếu kiện Quyết định HC, Hành vi HC trong việc thu thuế, truy thu

Trang 12

thuế

Theo quy định của Pháp luật hiện nay có các loại thuế sau:

+ Thuế thu nhập

+ Thuế xuất nhập khẩu

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt

+ Thuế chính quyền sử dụng đất

+ Thuế nhà đất

+ Thuế tài nguyên

+ Thuế môn bài

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Thuế giá trị gia tăng

* Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc thu phí, lệ phí

* Các khiếu kiện khác theo quy định của pháp luật

Như vậy, Pháp lệnh đã liệt kê ra 9 loại việc thuộc thẩm quyền xét xử củaTòa hành chính, điều đó tạo điều kiện cho công dân có thể xác định nhữngviệc nào mình có thể khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết Ngoài ra để có thểđáp ứng kịp thời được tình hình khi xét thấy có một số loại việc cần thiết phảicho phép khởi kiện ra tòa án, khoản 10 Điều 11 pháp lệnh quy định: Tòa án

có toàn quyền xét xử "các khiếu kiện khác theo quy định của pháp luật" Điều

đó tạo ra một "quy định mở" cho việc bổ sung sau này các việc khác thuộcđối tượng xét xử của Tòa hành chính

2.Thẩm quyền cụ thể:

Tại Khoản 2 Điều 30-Pháp lệnh đã qui định:

"Tòa hình sự, Tòa dân sự và Tòa án hành chính, Tòa án nhân dân, tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

* Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng

* Phúc thẩm những vụ án mà bản án quyết định sơ thẩm chưa có hiệulực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo kháng nghị theo quy định của

Trang 13

pháp luật tố tụng".

Cụ thể, Tòa án hành chính thuộc Tòa án Nhân dân Hà Nội là một phântòa thuộc Tòa án Nhân dân cấp tỉnh Do đó, Tòa hành chính Hà Nội có thẩmquyền giải quyết các vụ kiện hành chính qui định tại khoản 2 Điều 12- Pháplệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính

"Tòa án Nhân dân tỉnh, thành phố, trực thuộc Trung ương (gọi chung làtòa án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án sau đây:

* Những khiếu kiện Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ,

cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Vănphòng quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao vàQuyết định hành chính, hành vi hành chính của thủ trưởng các cơ quan đó màngười khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng lãnh thổ

* Những khiếu kiện Quyết định HC, Hành vi HC của cơ quan chức năngthuộc một trong cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản 2 điều này vàQuyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức của của các

cơ quan chức năng đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ

sở trên cùng lãnh thổ

* Những khiếu kiện Quyết định HC, Hành vi HC của cơ quan Nhà nướccấp tỉnh trên cùng lãnh thổ và của cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nướcđó

* Những khiếu kiện Quyết định kỷ luật buộc thôi việc người đứng đầu

cơ quan, tổ chức đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan

tổ chức đó, trừ những khiếu kiện quy định tại điểm 6 khoản 2 điều này

* Trong trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giảiquyết các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện đối với khiếu kiệnQuyết định HC, Hành chính HC của UBND, Chủ tịch UB ND cấp huyện liênquan đến nhiều đối tượng phức tạp hoặc trong trường hợp các thẩm phán củatòa án cấp huyện đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc

bị thay đổi"

Trang 14

Tòa án Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phúc thẩmnhững vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật củatòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.Qua tìm hiểu thực tế tại Tòa án Hành chính TAND Hà Nội (với phươngpháp hỏi ý kiến trực tiếp cán bộ trong Tòa hành chính) Tôi tìm hiểu được rõhơn về quyền hạn thẩm quyền của Tòa hành chính với nội dung:

Việc phân định thẩm quyền xét xử các vụ kiện hành chính giữa các cấptòa án căn cứ vào đối tượng bị kiện Thông thường Tòa án Nhân dân cấp cóquyền xét xử đối tượng bị kiện là cấp đó trở xuống Cấp nào có quyền xét xửđối tượng bị kiện là cấp đó trở xuống Tuy nhiên pháp luật quy định Tòa ánnhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối vớiQuyết định HC, Hành vi HC của cơ quan cấp bộ, cơ quan thuộc Chính phủ vìnhững lý do sau đây:

1 Các bộ và cơ quan thuộc Chính phủ là những cơ quan quản lý Nhànước ở cấp Trung ương chịu trách nhiệm quản lý ngành và một lĩnh vực nào

đó trên phạm vi toàn quốc Vì vậy, các cơ quan này có thể có các Quyết định

HC hoặc Hành vi HC tác động đến quyền và lợi ích của công dân, cơ quan, tổchức ở bất cứ địa phương nào Nếu quy định bắt buộc mọi khiếu kiện đối vớiQuyết định HC, Hành vi HC của các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trungương đều phải khởi kiện tại Tòa án cấp Trung ương (Tòa án Nhân dân tối cao)thì trong nhiều trường hợp, các đương sự sẽ gặp khó khăn khi tiến hành khởikiện nhất là các đương sự ở vùng sâu vùng xa Vì vậy, tạo điều kiện thuận lợicho người khởi kiện, pháp luật quy định việc khởi kiện vụ án hành chính đốivới quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan quản lý cấpTrung ương được tiến hành tại ngay Tòa án Nhân dân cấp tỉnh, nơi mà ngườikhởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc trên trụ sở

2 Nếu quyết định mọi khởi kiện đều phải khởi kiện tại Tòa án cấp Trungương thì sẽ dẫn đến tình trạng TAND Tối cao sẽ phải giải quyết rất nhiều vụ

Trang 15

án hành chính theo thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩm Đây là điều màchúng ta đang cố gắng hạn chế trong quá trình cải cách tư pháp và xu hướngtrên thế giới cũng đang loại trừ dần thủ tục xét xử sơ thẩm đồng thời chungthẩm kháng cáo của các tương sự qua 2 cấp xét xử (ý kiến của phó chánh tòahành chính-TAND Hà nội:Bà Nguyễn Túy Hoa…)

3 Thành tựu của Toà hành chính (Tòa HC-tAND Hà nội)

a Tích cực

Kể từ khi Nhà nước quyết định thiết lập cơ chế tài phán hành chính đếnnay đã gần 10 năm Đây thực sự là nét mới trong đời sống pháp luật của xãhội nước ta, mang đậm tính chất dân chủ và pháp quyền

Nó vừa tạo điều kiện để công dân có thêm cơ hội bảo vệ quyền lợi của mình vừa tạo ra một cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của các chính quyền Nhà nước, trước hết là các cơ quan hành chính Nhà nước, những cơ quan có quan hệ trực tiếp và hàng ngày đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.

Qua gần 10 năm hoạt động,xét xử HC đã bước đầu phát huy tác dụngtrong việc giải quyết các khiếu kiện của công dân và góp phần vào việc kiểmtra tính hợp pháp của các Quyết định HC và Hành vi HC của cơ quan Nhànước và cán bộ, công chức Nhà nước Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạtđộng, Tòa án nhân dân các cấp trong đó có Tòa án Nhân dân Hà Nội với phântòa hành chính, đã thụ lý và giải quyết được một số vụ việc, góp phần bảođảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan , tổ chức Tòa án đã tạođiều kiện để các bên thoả thuận và cơ quan HCcó quyết định bị khiếu kiện tựkiểm tra, thu hồi hoặc sửa đổi Quyết định HC của mình cho phù hợp và chấmdứt khiếu kiện trước khi tòa án mở phiên tòa xét xử

Ví dụ:

Trang 16

1 Bản án số 05/HCST (27.8.2004)

Thụ lý số: 05/HCST (22.6.2004)

Chủ tọa phiên tòa: Ông Đỗ Minh (Thẩm phán)

Hội thẩm nhân dân: Bà Đỗ Thị Minh Chi

Ông Vũ Mạnh Đam

Đại diện VKSNDTP Hà nội: Ông Trần Hưng Bình (Kiểm sát viên)

Thư ký phiên tòa: Bà Trần Thị Minh Thu (cán bộ Tòa án)

Người khởi kiện: Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam

Trụ sở: Lô 33 khu công nghiệp Biên Hòa II - Đồng Nai

Người bị kiện: Cục Sở hữu trí tuệ

Trụ sở: 384, 386 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

ra xét xử 97 vụ Năm 1997 chỉ có 24/61 Tòa án cấp tỉnh và 16 Tòa

án huyện có xét xử vụ hành chính Năm 1998 theo thống kê sơ bộ, TAND các cấp mới xử hơn 200 vụ án hành chính Năm 1999 tòa án giải quyết được 319 vụ trong số 408 vụ án hành chính đã thụ lý Năm 2000, Tòa án giải quyết được 419 vụ trong tổng số 503 vụ đã thụ lý Năm 2001 giải quyết được 513 vụ trong số 688 vụ đã thụ lý.

Trang 17

Nhìn chung cho đến nay, tình hình xét xử hành chính vẫn chưa có chuyển biến lớn mặc dù tình hình khiếu kiện hành chính nói chung vẫn diễn ra ngày một phức tạp và gay gắt.

Theo thống kê của Tòa án hành chính TAND Hà Nội (xem bảng số liệu sau).

c Nguyên nhân.

Như vậy có thể thấy số lượng vụ mà tòa án đưa ra xét xử còn ít

so với số vụ việc khiếu nại mà các cơ quan hành chính tiếp nhận và quản lý Có thể nêu khái quát một số nguyên nhân của tình hình trên như sau:

Một là, xét xử hành chính là một công việc hoàn toàn mới mẻ, chúng tachưa có kinh nghiệm, tổ chức bộ máy còn chưa hoàn thiện Một số địaphương có khó khăn về cơ sở vật chất, đặc biệt là về nhân sự, nhất là các tỉnhmiền núi, vùng sâu, vùng xa, gây tâm lý làm việc tạm, thiếu tập trung của một

số cán bộ, thẩm phán

Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật

về tố tụng hành chính nói riêng chưa được chú trọng đúng mức và chưa thựchiện tốt trong cả nước Nhiều người không biết rõ phạm vi thẩm quyền của

TA trong việc xét xử hành chính nên đã khởi kiện những vụ việc không thuộcthẩm quyền của tòa án , có vụ việc để quá thời gian khởi kiện Bên cạnh đó,

có bộ phận không nhỏ nhân dân không biết đến sự ra đời của cơ chế xét xửhành chính nên khi quyền và lợi ích của mình bị vi phạm đã không biết khởikiện để yêu cầu Toà án giải quyết

Ba là, về mặt tâm lý xã hội, hoạt động xét xử hành chính còn là điều khá lạ lẫm với nhiều người Nhiều trường hợp, vụ việc đã có

đủ điều kiện để có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nhưng người dân e ngại va chạm với chính quyền nên đã không khởi kiện

mà chọn con đường khiếu nại hành chính Bên cạnh đó, nhiều cán

bộ trong các cơ quan quản lý Nhà nước có tâm lý sợ mất uy tín nếu

Trang 18

ra tòa nên đã ủy nhiệm cho cán bộ không đủ thẩm quyền để thay mặt mình tham gia phiên tòa hành chính, gây khó khăn cho tòa án trong quá trình xét xử vụ việc.

Việc phải nộp một khoản án phí cho vụ kiện hành chính cũng là mộttrong những nguyên nhân khiến người dân không muốn khởi kiện mà chọncon đường khiếu nại hành chính (không phải mất chi phí cho việc khiếu nạicủa mình)

Bốn là, đội ngũ thẩm phán chuyên trách có nhiệm vụ xét xử hành chính vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về năng lực chuyên môn Trong khi đó, yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của thẩm phán hành chính lại khá cao không những phải nắm vững pháp luật mà còn cần có sự hiểu biết khá toàn diện về quản lý hành chính nhà nước trong nhiều lĩnh vực Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho hoạt động xét xử hành chính của các Tòa

án kém hiệu quả chưa tạo được sự tin tưởng của nhân dân Số lượng thẩm phán và cán bộ của tòa án hành chính còn hạn chế.

Năm là, hiện nay pháp luật quy định Tòa án có thẩm quyền xét xử đốivới một số vụ án hành chính nhất định Vì vậy, có rất nhiều vụ việc người dân

bị thiệt thòi về quyền lợi nhưng cũng chỉ có thể khiếu nại tại các cơ quan hànhchính nhà nước vì pháp luật không quy định Tòa án có thẩm quyền đối vớinhững vụ việc đó

(Theo ý kiến đóng góp của cán bộ Tòa hành chính Hà Nội)

Trang 19

Chương 2

Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động

của Tòa hành chính

1 Mô hình của tòa hành chính.

a Cơ cấu tổ chức: ở nước ta hiện nay Tòa hành chính không

được tổ chức thành hệ thống độc lập mà thành các tòa chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân

Điều 1- Luật Tổ chức TAND quy định:

"TAND Tối cao, các TAND địa phương, các tòa án quân sự và các tòa án khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước CHXH CNVN.

Toà án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật" Như vậy, việc giải quyết các khiếu kiện hành chính cơ bản thuộc thẩm quyền TAND các cấp.

Theo Khoản 2 Điều 18 và Khoản 1 Điều 27 của Luật tổ chức TAND cơ quan xét xử hành chính tổ chức như sau.

Khoản 2 Điều 18: Cơ cấu tổ chức của TAND tối cao gồm có

* Hội đồng thẩm pháp tòa án nhân dân tối cao.

* Tòa án quân sự trung ương, tòa hình sự, tòa dân sự, tòa kinh

tế, tòa lao động, tòa hành chính và các tòa phúc thẩm TANDTC, trong trường hợp cần thiết, UB thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án TAND TC.

Trang 20

* Bộ máy giúp việc.

Khoản 1 Điều 27: "cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc TW gồm có;

* Uỷ ban thẩm phán.

* Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa kinh tế, tòa lao động, tòa hành chính; trong trường hợp cần thiết UBTV Quốc hội quyết định thành lập các tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao.

* Bộ máy giúp việc.

Tóm lại, theo quy định của pháp luật hiện hành thì cơ quan chuyên trách xét xử hành chính ở nước ta gồm có các tòa hành chính thuộc cơ cấu tòa án nhân dân tối cao và tòa án nhân dân cấp tỉnh , ở cấp huyện có thẩm phán chuyên trách xét xử hành chính Do

đó, Toà hành chính của TAND Hà nội là một toà chuyên trách của TAND TP Hà nội.

b.cơ cấu nhân sự:

Tại khoản 1 điều 30 Pháp lệnh quy định: các tòa chuyên trách của TAND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có chánh tòa, phó chánh tòa, thẩm phán, thư ký tòa án.

Theo tìm hiểu tại Tòa hành chính- TAND Hà Nội chúng tôi được biết cơ cấu nhân sự gồm có:

Phó chánh tòa: thẩm phán - Nguyễn Thị Túy Hoa.

Hai thẩm phán: Ông Lại Vĩnh Trung.

Bà Trần Thị Phương Nga Bốn thư ký: Bà Đặng Thu Phương.

Trang 21

2 Phương thức hoạt động của Tòa hành chính.

a Điều kiện khởi kiện: tại khoản 1 điều 2 Pháp lệnh quy định

về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính như sau: "cá nhân, cơ quan nhà nước, mọi tất cả các cơ quan khởi kiện vụ án hành chính đối với Quyết định HC, Hành vi HC trong các trường hợp sau đây:

* Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại các Điều từ 19 đến Điều 25 của Luật khiếu nại tố cáo, nhưng hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 của Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết và cũng không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo.

* Đã khiếu nại với người có thẩm quyền khiếu nại lần đầu theo quy định tại các Điều từ Điều 19 đến Điều 25 của luật khiếu nại Tố cáo nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại và cũng không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết khiếu nại tiếp theo".

b Đối tượng xét xử của Tòa án: Đối tượng xét xử của tòa án là

Quyết địnhHC và Hành vi HC Theo quy định tại khoản 1,2 điều 4 Pháp lệnh thì:

" Quyết định HC là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành

Trang 22

chính nhà nước và của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hành động quản lý hành chính".

" Hành vi HC là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, cộng vụ theo quy định của pháp luật.

c.xác minh thu thập chứng cứ:

Tại điều 38-Pháp lệnh quy định:

* Yêu cầu các đương sự cung cấp, bổ sung chứng cứ hoặc trình bày về những vấn đề cần thiết.

* Yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp bằng chứng có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án.

Nếu như trong các loại vụ án khác (hình sự, dân sự, kinh tế…) những yêu cầu nói trên của Tòa án có thể được tiến hành một cách thuận lợi thì trong các vụ án hành chính vấn đề không hoàn toàn đơn giản Bởi vì, người bị kiện ở đây là cơ quan nhà nước, đại diện cho quyền lực nhà nước thực hiện quản lý hành chính nhà nước Vụ kiện hành chính có thể bị ách tắc nếu cơ quan hành chính tỏ thái độ

"bất hợp tác" với tòa án trong quá trình giải quyết vụ án, như có thể trì hoãn hoặc thậm chí không đáp ứng những nhu cầu của Tòa án.

d Hoạt động xét xử của Tòa án hành chính: tòa án hành

chính thuộc TAND cấp tỉnh (Tòa HC TAND Hà nội) có thẩm quyền xét xử án sơ thẩm và án phúc thẩm.

Phiên tòa hành chính sơ thẩm cũng như các phiên tòa khác, đều

Ngày đăng: 16/03/2013, 08:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hiến pháp 1992 sửa đôỉ 2001 Khác
2.Luật tổ chức toà án nhân dân 2002 Khác
3. Luật khiếu nại, tố cáo1998 sửa đổi 2003 Khác
4. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1998 Khác
5. Pháp lệnh xử lý vi pham hành chính (6/2002) Khác
6. Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân(10/2002) Khác
7. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 410-ttg ngày 15-7-1995 về việc đào tạo,bồi dưỡng Thẩm phán Toà án Hành chính các cấp Khác
8. Nguyễn Ngọc Điệp và Vũ Mạnh Thông - Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính - NXB TP. HCM năm 2000 Khác
9. Nguyễn Văn Thanh và Đinh Văn Minh - một số vấn đề về đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện về hành chính ở Việt Nam - NXB Tư pháp Hà Nội , năm 2004 Khác
10.Nguyễn Thế Quyền và Đinh Văn Minh – hỏi đáp về pháp luật tố tụng hành chính –NXB Thống kê năm 1996 Khác
11. Báo cáo tham luận về công tác giải quyết, xét xử các vụ án hành chính năm 2004 và một số kiến nghị của Tòa hành chính - tòa án nhân dân tối cao Khác
12.Báo cáo tổng kết hàng năm của Toà HC-TAND TP Hà nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng hợp đơn - Chuyên đề về tranh chấp bất động sản thừa kế
Bảng t ổng hợp đơn (Trang 41)
Bảng tổng hợp đơn - Chuyên đề về tranh chấp bất động sản thừa kế
Bảng t ổng hợp đơn (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w