Về quyền hạn của tòa án trong quá trình xét xử vụ án

Một phần của tài liệu Chuyên đề về tranh chấp bất động sản thừa kế (Trang 29 - 44)

Vấn đề quyền hạn của tòa án trong quá trình xét xử được xác định trên nguyên tắc bản án, quyết định của tòa án phải được các cá nhân, cơ quan, tổ chức có Quyết định bị kiện để tìm ra giải pháp cho vụ kiện hành chính.

c. Trình tự thủ tục tố tụng hành chính phải được xác định sao cho phù hợp với đặc điểm đối tượng xét xử.

- Phải tạo ra sự cân bằng giữa các bên trong tố tụng hành chính. Về nguyên tắc, khi tham gia tố tụng thì các bên đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước tòa án và trước pháp luật. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, trong vụ án hành chính một công dân bên kiện, có thể bị "yếu thế" hơn cơ quan hành chính bên bị kiện. Bởi lẽ, cơ quan hành chính có cả bộ máy tham mưu và các phương tiện cần thiết để có thể thu thập và đưa ra những bằng chứng hay căn cứ pháp luật để chứng minh cho tính hợp pháp của Quyết định hay hành vi bị kiện và họ cũng không dễ dàng thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với những yêu cầu của tòa án trong quá trình thẩm tra, xác minh.

- Cần có những quy định để các bên trong vụ kiện có thể tiếp cận được với những thông tin, tài liệu cũng như những lập luận của bên kia. Trên cơ sở

đó khi ra trước tòa, mọi tranh luận sẽ chỉ tập trung vào những vấn đề pháp luật then chốt nhất của vụ việc. Điều quan trọng là tìm ra giải pháp thích hợp để giải tỏa tranh chấp đó, vừa bảo đảm quyền lợi cho công dân, vừa không làm ảnh hưởng đến lợi ích chung và sự điều hành, quản lý của cơ quan nhà nước.

- Quá trình chuẩn bị phiên tòa (quá trình thẩm tra, xác minh vụ việc) trong vụ án hành chính có những điểm khác biệt so với các vụ án khác trong. Đó là giải quyết khiếu kiện hành chính chủ yếu là xem xét tính hợp pháp của Quyết định bị khiếu nại. Mà những quy định của pháp luật về quản lý nhà nước lại thường xuyên được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu quản lý nên người dân và ngay cả các cơ quan những cán bộ, công chức nhà nước cũng khó có thể nắm bắt, cập nhật và hiểu cặn kẽ những quy định đó. Chính vì vậy mà đòi hỏi người thẩm phán xét xử vụ án hành chính cần hết sức thận trọng khi nghiên cứu để áp dụng những quy định của pháp luật vào giải quyết vụ án hành chính.

d. Về tổ chức cơ quan xét xử hành chính.

Trong tình hình hiện nay, nên tổ chức tòa án hành chính gần giống như mô hình tòa án quân sự. Tức là tòa án hành chính sẽ được tổ chức thành một hệ thống gồm 2 cấp xét xử. Tòa án hành chính Trung ương và Tòa án Hành chính cấp tỉnh. Tòa án hành chính chịu sự giám đốc của tòa án nhân dân tối cao. Bởi:

- Với xu hướng mở rộng thẩm quyền của tòa án xét xử mọi tranh chấp hành chính thì số lượng vụ việc khởi kiện đến tòa án sẽ rất lớn. Vậy nên cần có một hệ thống tòa án riêng chuyên xét xử hành chính mới có thể đáp ứng được yêu cầu thụ lý và xét xử hành chính.

- Thực tế cho thấy, xét xử hành chính có những nét đặc thù riêng. Do đối tượng xét xử hành chính là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nên đòi hỏi một trình tự tố tụng riêng với những nguyên tắc đặc thù và cần có một

hình thức tổ chức thích hợp với những quyền hạn thích hợp với nó.

- Tổ chức tòa án hành chính như vậy bảo đảm sự thống trị nhất trong hệ thống cơ quan xét xử ở nước ta, phù hợp với nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp như quy định của hiến pháp năm 1992 mới được sửa đổi, bổ sung.

e. Về thẩm phán hành chính.

Vấn đề đội ngũ thẩm phán hành chính những người trực tiếp thực hiện chức năng xét xử hành chính cũng là vấn đề hết sức quan trọng. Nên thẩm phán phải có:

- Kiến thức luật pháp như bất kỳ 1 thẩm phán nào khác, đặc biệt là pháp luật về quản lý.

- Cần có một sự hiểu biết toàn diện và sâu sắc về sự vận hành của nền hành chính, những đặc điểm và nguyên tắc của hoạt động công vụ trong quá trình xét xử, bảo đảm sự cân bằng giữa việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.

3. Giải pháp.

1. Hoàn thiện các thể chế pháp luật liên quan đến việc giải quyết khiếu nại của công dân trong đó bao gồm cả hệ thống pháp luật về quản lý hành chính nhà nước khắc phục những mâu thuẫn chồng chéo, trùng lắp giữa các chế định pháp luật, bảo đảm tính thống nhất của Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng pháp luật cũng như trong quản lý điều hành của bộ máy hành chính nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cụ thể là đơn giản hóa thủ tục giải quyết khiếu nại, khiếu kiện, tạo điều kiện cho công dân dễ dàng trong việc khởi kiện hành chính tại tòa án.

2. Tăng cường hơn nữa việc phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật, quan điểm sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật cho toàn thể cộng đồng nhất là đội ngũ cán bộ, công chức đang vận hành bộ máy nhà nước. Tăng cường các hình thức trợ giúp pháp lý cho những địa phương những khu vực và những người còn ít hiểu biết hoặc ít có điều kiện tiếp xúc với các thông tin về luật pháp, tạo điều kiện cho mọi người thực hiện đúng quyền khiếu nại và khiếu kiện theo thủ tục mà pháp luật đã quy định. Như vậy, họ có cơ sở để vừa tự bảo vệ một cách hữu hiệu quyền lợi của mình, vừa giúp cơ quan quản lý hành chính nhà nước sớm phát hiện các văn bản hành chính và hành vi hành chính không hợp pháp, tránh được hiện tượng đơn thư vượt cấp, lòng vòng làm giảm lòng tin của nhân dân vào pháp luật và các cơ quan nhà nước.

3. Củng cố một bước tổ chức của tòa án hành chính. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm của thẩm phán, cán bộ, công chức ở tòa án để giải quyết kịp thời, đúng luật pháp đối với mọi khiếu kiện hành chính.

4. Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hành chính để có những quy định phù hợp với đặc điểm của các tranh chấp hành chính, tạo điều kiện cho tòa án thực hiện được tốt chức năng xét xử hành chính của mình. Tăng cường hơn nữa công tác thi hành án hành chính, có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thi hành các bản án, quyết định của hành tòa án để bảo đảm hiện lực thi hành trên thực tế các bản án quyết định đã tuyên.

5.Bộ Nội vụ chủ trì cùng với Bộ Tư pháp, Thanh Tra Chính phủ phối hợp với TAND Tối cao cần đẩy mạnh:

-Xây dựng quy hoạch, kế hoặc đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán tòa án hành chính hàng năm một cách hợp lý.

- Hoàn thiện tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh thẩm phán tòa án hành chính các cấp, tiêu chuẩn tuyển chọn các đối tượng để đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán tòa án hành chính.

- Phân công học viên sau khi kết thúc các khóa đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán tòa án hành chính hợp lý điều kiện đủ số lượng và chất lượng thẩm phán hành chính cho tòa án các cấp.

6. Học viện Tư Pháp(thành lập tháng 3 năm 2004) chủ trì cùng với Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ phối hợp với TAND Tối cao cần:

- Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán thiết thực, phù hợp, bao gồm các nội dung thiết thực tiễn của nước ta và có tham khảo kinh nghiệm nước ngoài.

- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán tòa án hành chính bảo đảm chỉ tiêu số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.

Kết luận

Trong điều kiện xây dựng từng bước nhà nước pháp quyền Việt Nam, việc thiết lập hệ thống tòa hành chính là sự đáp ứng nhu cầu cần thiết khách quan, nhằm đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong hoạt động hành chính nhà nước bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức…

Thực hiện tài phán hành chính sẽ làm cho bộ máy hành chính nhà nước nâng cao trách nhiệm tăng cường kỷ luật kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước, nâng cao trách nhiệm, bổn phận của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, tôn trọng và bảo vệ quyền tự do dân chủ, lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền, nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Tài phán hành chính là phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong nền hành chính nhà nước là biện pháp kiểm tra, giám sát hữu hiệu hoạt động đối với cơ quan hành chính và các cán bộ, công chức, tránh được các hiện tượng lạm quyền, lộng quyền, trốn tránh trách nhiệm loại trừ những hiện tượng tiêu cực, cửa quyền, quan liêu trong bộ máy hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, năng động, có hiệu quả, đáp ứng ngày một tốt hơn các dịch vụ hành chính cho công dân.

Tài phán hành chính một phương thức bảo vệ quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân khỏi mọi sự xâm hại từ phía các cơ quan hành chính, những người có chức vụ cán bộ công chức. Thông qua hoạt động xét xử hành chính, tòa án góp phần giáo dục ý thức pháp luật của các nhân viên nhà nước, cũng như mọi công dân, nâng cao tính tích cực chính trị của họ trong đấu tranh với những vi phạm pháp luật, củng cố lòng tin của công dân đối với hệ thống hành chính nhà nước, tòa án hành chính là cơ chế hữu hiệu giải quyết các khiếu kiện hành chính của công dân, là nơi để công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đã được Pháp luật ghi nhận.

Nói tóm lại, thực hiện tốt tài phán hành chính sẽ góp phần thực hiện tốt hơn các nội dung khác của nền hành chính nhà nước. Tòa án hành chính như là "thanh kiếm và lá chắn" đấu tranh với mọi vi phạm pháp luật phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành của bộ máy hành chính bảo vệ quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ sự trong sạch của nền hành chính nhà nước.

tài liệu tham khảo

1. Hiến pháp 1992 sửa đôỉ 2001.

2.Luật tổ chức toà án nhân dân 2002.

3. Luật khiếu nại, tố cáo1998 sửa đổi 2003.

4. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1998. 5. Pháp lệnh xử lý vi pham hành chính (6/2002).

6. Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân(10/2002)

7. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 410-ttg ngày 15-7-1995 về việc đào tạo,bồi dưỡng Thẩm phán Toà án Hành chính các cấp.

8. Nguyễn Ngọc Điệp và Vũ Mạnh Thông - Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính - NXB TP. HCM năm 2000.

9. Nguyễn Văn Thanh và Đinh Văn Minh - một số vấn đề về đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện về hành chính ở Việt Nam - NXB Tư pháp Hà Nội , năm 2004.

10.Nguyễn Thế Quyền và Đinh Văn Minh – hỏi đáp về pháp luật tố tụng hành chính –NXB Thống kê năm 1996.

11. Báo cáo tham luận về công tác giải quyết, xét xử các vụ án hành chính năm 2004 và một số kiến nghị của Tòa hành chính - tòa án nhân dân tối cao.

13.Tạp chí Toà án nhân dân tháng 4-2005(số 7)

14.Giáo trình luật hành chính –Học viện Hành chính Quốc gia năm 2004.

Nhận xét của giảng viên hướng dẫn

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Thống kê số liệu án hành chính thụ lý và giải quyết của Tòa án Hành chính, Tòa án nhân dân Hà Nội

(Từ ngày 01/01/1999 đến ngày 31/12/2004)

I. án hành chính sơ thẩm. Năm 1999:

- Thụ lý: 02 vụ - Giải quyết: 01 vụ

- Kết quả: + Chấp nhận yêu cầu khởi kiện. Năm 2000:

- Thụ lý: 04 vụ (cũ còn 01 vụ). - Giải quyết: 05 vụ.

- Kết quả: + Bác yêu cầu khởi kiện: 03 vụ. + Chấp nhận yêu cầu khởi kiện: 01 vụ. + Đình chỉ: 01 vụ

(Do không thuộc thẩm quyền). Năm 2001:

- Thụ lý: 02 vụ. - Giải quyết: 01 vụ.

- Kết quả: + Đình chỉ giải quyết vụ án do người khởi kiện rút đơn khởi kiện.

Năm 2002:

- Thụ lý: 04 vụ (cũ còn 01 vụ). - Giải quyết: 04 vụ.

- Kết quả: + Bác yêu cầu khởi kiện: 03 vụ. + Tạm đình chỉ: 01 vụ.

(Do người khởi kiện xin tạm đình chỉ). Năm 2003:

- Giải quyết: 08 vụ.

- Kết quả: + Bác yêu cầu khởi kiện: 04 vụ. + Đình chỉ: 04 vụ.

(02 vụ do người khởi kiện rút yêu cầu; 01 vụ do không thuộc đối tượng khởi kiện;

01 vụ do người khởi kiện báo gọi nhiều lần không đến Tòa làm việc). Năm 2004: - Thụ lý: 10 vụ (cũ còn 01 vụ).

- Giải quyết: 08 vụ.

- Kết quả: + Bác yêu cầu khởi kiện: 04 vụ.

(Trong đó có 01 vụ người bị kiện thu hồi quyết định hành chính bị kiện). + Đình chỉ: 04 vụ

(01 vụ người bị kiện thu hồi và hủy quyết định hành chính. 02 vụ người bị kiện thu hồi quyết định hành chính.

01 vụ do người khởi kiện rút đơn).

(*) Kết quả giải quyết từ 01/01/1999 đến 31/12/2004: Tổng: 26 vụ. Cụ thể:

- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện: 02 vụ. - Bác yêu cầu khởi kiện: 14 vụ.

- Tạm đình chỉ giải quyết vụ án: 01 vụ. - Đình chỉ giải quyết vụ án: 09 vụ. Trong đó:

+ 03 vụ đình chỉ do người khởi kiện rút yêu cầu. + 02 vụ không thuộc thẩm quyền.

+ 01 vụ người khởi kiện báo gọi nhiều lần không đến Tòa làm việc. + 03 vụ đình chỉ do người bị kiện thu hồi, hủy quyết định sau khi thụ lý.

II. án hành chính phúc thẩm:

Năm 1999:

- Giải quyết: 07 vụ. - Kết quả:

+ Giữ nguyên quyết định hành chính: 03 vụ. + Hủy quyết định hành chính: 02 vụ.

Năm 2000:

- Thụ lý: 05 vụ. - Giải quyết: 04 vụ.

- Kết quả: + Giữ nguyên quyết định hành chính: 03 vụ.

Năm 2001:

- Thụ lý: 06 vụ (cũ còn 01 vụ). - Giải quyết: 06 vụ.

Bảng tổng hợp đơn

Từ 01 tháng 01 năm 1999 đến 31 tháng 12 năm 2004

Tại Tòa Hành chính - Tòa án nhân dân Hà Nội

Năm Tổng số đơnđã nhận Đơn không thuộc thẩm quyền Hết thời hiệu Thụ lý 1999 22 20 0 2 2000 27 23 0 4 2001 22 19 1 2 2002 21 16 1 4 2003 45 32 5 8 2004 29 17 2 10 Tổng cộng 166 127 9 30

Nhật ký thực tập

Ngày Nội dung nghiên cứu

18 -> 20/4/05

Nghiên cứu tài liệu

23/4/05

Đến cơ quan thực tập nghe báo cáo của cơ quan về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn…….

25 -> 29/4/05 Đến cơ quan thực tập và làm việc tại tòa Hành chính 9 -> 13/5/05 Viết báo cáo

Mục lục

Phần 1: lời nói đầu...

Phần 2: nội dung:...

Chương I. Giới thiệu chung về Tòa Hành chính - TANDHN...

1. Quá trình hình thành và phát triển của Tòa Hành chính...

2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa Hành chính. a.Chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Chuyên đề về tranh chấp bất động sản thừa kế (Trang 29 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w