1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TRIẾT HỌC NHẬP MÔN pot

17 701 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 310,95 KB

Nội dung

Đây là một hệ thống những quan niệm, quan điểm chung nhất của con người về thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy, là thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận của một giai cap hoặc

Trang 1

TÓM TẮC NỘI DUNG BÀI TRIẾT HỌC NHẬP MÔN (BUỔI 1 ngày 14/12/2010)

Xã hội loài người từ khi còn sơ khai cho đến khi có được trình độ nhận thức cao đã trải qua những chế độ

xã hội từ Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ,….tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm cũng như trí tuệ hàng nghìn năm lịch sử của con người Tất cả những hiện tượng về

xã hội, tự nhiên và con người đều được nghiên cứu và ghi lại thông qua một môn khoa học gọi là triết học Đây là một hệ thống những quan niệm, quan điểm chung nhất của con người về thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy, là thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận của một giai cap hoặc lực lượng xã hội nhất định

Như vậy đối tựợng nghiên cứu của triết học chính là qui luận chung nhất bao trùm lên con người và tư duy

Ta cần làm rõ về định nghĩa của triết học thông qua những cụm từ như thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận để có thể hiểu được thật tường tận môn học này

Thế giới quan

- Thế giới quan là một hệ thống những quan niệm của con người về thế giới nhằ giải đáp những vấn đề về ý nghĩa của đời sống con người về thế giới

- những quan niệm này khác nhau về tính chất màu sắc, kích thước, Nói chung quan niệm về thế giới quan là vô cùng phong phú và phức tạp Thế giới quan này bao gốm tri thức, tư tưởng, lý tưởng, tình cảm, niềm tin…thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, triết học, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật Trong đó triết học là hạt nhân của thế giới quan nhưng tri thức khoa học mới là quan trọng nhất vì không tri thức thì chỉ có tình cảm và niềm tin mù quán Tri thức là toàn bộ hiểu biết của con người về thế giới, đó là nhận thức về thế giới quan của con người về thế giới, bao gồm:

+ tri thức tự nhiện do khoa học tự nhiên nghiên cứu

+ tri thức xã hội do khoa học xã hội nghiện cứu

+ tri thức về con người do khoa học con người nghiên cứu

- Tri thức chỉ gia nhập vào thế giới quan khi trở thành niềm tin của con người để trở nên sâu sắc và bền vững hơn

- Khi trở thành niềm tin thì tri thức có thể vượt qua khó khăn gian khổ như những chiến sĩ xông pha nơi lửa đạn, những quyết xả than vì tổ quốc…

- Tri thức thành cơ sở cho hành động khi trở thành niềm tin và lúc này tri thức gia nhập vào thế giới quan

Như vậy thế giới quan là toàn bộ hiểu biết và kinh nghiệm sống của con người Thế giới quan là trình độ cao của lý trí và trí tuệ nhưng lý trí và tình cảm thì không tách rời nhau Nhưng tình cảm lại củng cố cho

lý trí làm cho lý trí có chiều sâu của sức mạnh Lý trí là bậc cao của tri thức

Trong lịch sử nhận thức của nhân loại tồn tại nhiều hình thức thế giới quan:

+ thần thoại: có từ thời cộng sản nguyên thủy sơ khai kết hợp giữa sự thật và hoang đường, tư duy

và tình cảm Ví dụ như thần thoại Hy Lạp là một thế giới quan của con người lúc bấy giờ tưởng tượng về một thế thức siêu thực tồn tại song song với thế giới thực Có chư thần cai quản mọi công việc ở nhân gian…

+ tôn giáo: là thế giới quan duy tâm phản ánh hiện thực một cách hư ảo Tôn giáo được chia làm

tổ chức tôn giáo, tín điều tôn giáo và ý thức tôn giáo Trong đó ý thức tôn giáo được chia ra thành tình

Trang 2

cảm tôn giáo, tâm lý tôn giáo và niềm tin tôn giáo Niềm tin tôn giáo là nền tảng thế giới quan của tôn giáo, đó là khả năng đạt được điều tốt đẹp sau khi mất đi

+ triết học: là lý luận về thế gới quan, không phải bằng thần thoại hoặc niềm tin tôn giáo mà diễn

tả bằng khái niệm, phạm trù, qui luật, là sự nắm bắt thế giới quan bằng lý luận thể hiện chiều sâu tư

tưởng, chiều cao trí tuệ

Nhân sinh quan là quan niệm về xã hội và con người Tự hỏi con người là gì, bản chất của con người là

gì,…từ đó trang bị một

Phương pháp lý luận là lý luận về phương pháp Phương pháp là một hệ thống, cách thức giúp chúng ta

đạt được mục tiêu

Như vậy triết học ra đời từ đâu Đây là câu hỏi cần có lời giải đáp, đó là từ nhận thức và xã hội Con người phát triển từ thời nguyên thủy đến thời hiện đại đã trải qua nhiều sự thăng trầm của lịch sử và từ đó đúc kết được nhiều kinh nghiệm cũng như nhận thức về môi trường xung quanh Như vậy triết học ra đời

từ tư duy trừu tượng bậc cao buộc phải tìm hiểu và phám phá thế giới xung quanh, đó là nhu cầu bẩm sinh của con người khi muốn tồn tại và phát triển Nhưng không phải có nhận thức là có triết học Triết học chỉ

ra đời khi có nhận thứic từ duy trừu tượng (không phải bằng trực quan sinh động) Lại nữa khi nền sản xuất phàt triển thì dẫn đến sự phân công lao động và xã hội cũng làm cho triết học phát triển bởi vì khi con người nắm được bí quyết sản xuất thì sẽ tạo ra sự phân chia giai cap trong xã hội Lúc này giai cap thống trị sẽ tìm mọi cách để giữa vững vai trò thống trị của mình nên đưa ra những luận điểm có lợi cho giai cap mình hay những sự dị thường được gán đặt cho thiên nhiên… lúc này triết học phát triển

Đòi hỏi con người phải luôn tìm tòi khám phá thế giới xung quanh, và qua tư duy con người nhận thấy giữa những sự hiện tượng và ý thức cái nào có trước Đây chính là vấn đề cơ bản của triết học Là quan hệ giữa tư duy và tồn tại, tinh thần và tự nhiên, vật chất và ý thức cái nào có trước và con người có khả năng nhận thức được thế giới không Những câu hỏi lần lược được giải đáp là cơ sở nền tảng để xây dựng các nguyên lý còn lại trong hệ thống, là tiêu chuẩn để phân chia các trường phái triết học, cụ thể:

- nhất nguyên duy vật: cho vật chất có trước, gồm ba hình thức chủ nghĩa duy vật máy móc, thô sơ; triết học siêu hình và triết học duy vật biện chứng

- nhất nguyên duy tâm: cho ý thức có trước gồm có triết học duy tâm chủ quan, ý thức có tôi trong tôi; triết học duy tâm khách quan, ý thức ngoài tôi

- cả hai vấn đề tác động nhau: triết học nhị nguyên

- con người có khả năng nhận thức thế giới: triết học khả tri

- cho con người không có khả năng nhận thức thế giới: triết học bất khả tri

Từ đây con người hay các nhà triết học đưa ra hai phương pháp nhận thức triết học cơ bản là phương siêu hình và phương pháp biện chứng

- Phương pháp siêu hình: xem sự vật trong sự tách rời, cô lập, không có sự liên hệ với nhau (nếu có

là bề ngoài, hời hợt), xem xét sự vật trong trạng thái tĩnh có nghĩa là không có sự biến đổi phát triển hay vận động (nếu có chỉ là sự biến đổi đơn thuẩn về lượng không phải về chất và đi tìm nguồn gốc phát triển bên ngoài sự vật)

- Quan điểm biện chứng: xem xét sự vật trong mối quan hệ hữu cơ, rang buộc, qui định và làm tiền

đề tồn tại cho nhau; xem xét sự vật trong trạng thái động, có nghĩa là luôn vận động, biến đổi và

Trang 3

phát triển không ngừng…tìm hiểu nguồn gốc động lực, cách thức và khuynh hướng sự phát triển Trong lịch sử triết học tồn tại ba phép biện chứng đó là: phép biện chứng chứng chất phát ngây thơ thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm trong triết học Đức và phép biện chứng duy vật trong triết học Mark

Thông qua các chức năng của nó như nhận thức, đánh giá, giáo dục, thế giới quan, phương pháp luận, triết học đóng một vai trò quan trọng đối với khoa học và đời sống, cụ thể :

- chức năng thế giới quan: triết học tìm hiểu những gì thuộc thế giói quan, khi đã hình thành thì thế giới quan định hướng cho con người nhận thức về thế giới; nó như là “thấu kính” giúp con người nhìn nhận rõ hơn và khách quan về bản than và xác định ý nghĩa mục đích sống và để đạt được ý nghĩa mục đích sống đó

- Khi trình độ con người phát triển thì thế giới quan là tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của con người và toàn bộ dân tộc mà triết học là hạt nhân của thế giới quan

- chức năng phương pháp luận: là hệ thống các quan điểm nhằm chỉ đạo, tìm tòi xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp gồm:

+ phương pháp ngành: dành cho 1 ngành

+ phương pháp chung: dành cho một số nhóm ngành khoa học

+ phương pháp phổ biến:là phương pháp luận triết học dung cho tất cả các ngành khoa học

- chức năng của triết học:

+ mỗi một quan điểm hay lý luận đồng thời chính là nguyên tắc trong việc xác định phương pháp + các học thuyết triết học khoa học tạo ra khả năng cải tạo thế giới và trở thành công cụ hữu hiệu

để chế ngự thiên nhiên

Trang 4

TÓM TẮC NỘI DUNG PHẦN TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO (BUỔI 2 NGÀY 21/12/20010)

Bài học ngày hôm nay đã đ3m lại cho tôi cái nhìn khác cuộc sống, con người, tự nhiện cũng như mọi hiện tượng xung quanh mà Phật giáo gọi là pháp

Như vật Phật giáo ra đở như thế nào và đã có những tư tưởng, triết lý như thế nào mà đã ảnh hưởng đến hang triệu triệu người trên thế giới nghiên cứu, học tập và sống theo như vậy Để biết được điều này hãy cùng nhau nghiên cứu về môn học trên tinh thần chỉ thu lượm được những kiến thức nhỏ nhoi trong thời lượng 4 tiết

1 Lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo:

+ là trào lưu tôn giáo xuất hiện tại miền Bắc Ấn Độ nhằm phản đối và tìm hướng đi riêng cho mình Vì sao lại như thế, thời kỳ này ở Ấn Độ đạo Bà La Môn là một tôn giáo nắm quyền thống trị về tinh thần tại đó Ở đó có sự phân chia giai cấp sâu sắc và khắc nghiệt như gia cap Ba La Môn, Sát Đế Lợi cho đến Thủ Đà La là giai cap hạ tiện tại đây thời bấy giờ Đạo Phật xuất hiện như là tôn giáo mang luồn gió mới đến cho xã hội thời bầy giờ và cũng gặp không ít khó khăn trở ngại khi mới hình thành

+ được xây dựng trên cơ sở tư tưởng cuộc đời của đức Thích Ca Mâu Ni Được bắt nguồn từ chữ Phật Đà theo thiếng Hán và Việt Nam chúng ta gọi là Bụt Phật Đà hay Bụt có nghĩa là đấng giác ngộ, người sang suốt để giác ngộ người khác

Ngày nay người ta còn đang nghi ngờ về đạo Phật do tất cả những giáo lý của đạo Phật được truyền lại cho đời sau đều thong qua truyền khẩu tại vì thời bấy giờ tại Ấn Độ chưa phát triển chữ viết nên không thể truyền lại bằng văn tự

Cần nói rõ them về đức Phật Phật khi còn là thái tử là con vua Tịnh Phạn, nước Ca Tỳ La Vệ (hiện địa phận này nằm trên nước Nepal) và mẹ là Hoàng hậu Ma Gia Tương truyền rằng ngài được sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ny, có đầy đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp Ngài sinh năm 624 TCN nhưng các nhà nghiên cứu lại cho rằng ngài sinh năm 565 TCN và mất năm 465 TCN Cũng có nhiều sử liệu cho rằng ngài sinh năm 486 TCN và mất năm 386 TCN hay nguồn sử liệu khác cho rằng ngài sinh năm 624 TCN và mất năm 554 TCN

Ngài là con vua thì đương nhiên sẽ được ngôi nhưng chí hướng của ngài là xuất gia đi tu Chính

vì thế mà năm 19 tuổi ngài được vua cha cưới vợ để quên đi ý định xuất gia nhưng đến năm 29 tuổi ngài quyết chí đi tu và sau 7 năm khổ hạnh ngài giác ngộ và bắt đầu truyền đạo cho mọi người Đến năm 80 tuổi ngài mất

Theo giáo lý đạo Phật không tán thành đảng cap nên đã lôi kéo nhiều người theo đạo Phật Đây là điểm sang trong giáo lý và đã đánh tan sự kỳ thị giữa người có đẳng cap cao và người hạ tiện Sau khi ngài mất đã có đợt kết tập kinh điển mà ngài đã thuyết giảng Chính từ đây đã phạn chia

ra nhiều bộ phái khác nhau như Thượng tọa bộ, Đại chủng bộ Sau này khi truyền sang Trung Quốc thì đã hình thành nên nhiều môn phái khác nhau như Nam tong, Bắc tông, Thiền tông, Hoa nghiêm tong, Tịnh độ tong,…nhưng tất cả đều lấy sự tự giác của mình làm tâm đểm để sửa chữa mình và hướng dẫn cho người khác

2 Tư tưởng triết học của Phật giáo:

a Nhân sinh quan của Phật giáo:

Trang 5

Quan niệm về con người, cuộc sống Nói chung toàn bộ nhân sinh quan của Phật giáo được thể hiện trong TỨ DIỆU ĐẾ, gồm có Khổ, Tập, Diệt, Đạo đế Ta đi tìm những tư tưởng này thể hiện như thế nào trong giáo lý này

+ Khổ đế: Phật giáo cho rằng đời là bể khổ như con người sinh ra là đã khổ, khi lớn lên và mất đi cũng là những nổi khổ hay nói khác hơn là sinh, lão, bệnh tử khổ Đó là tứ khổ Ngoài ra còn có khổ từ thời quá khứ, hiện tại và tương lai cũng như có bát khổ như bốn khổ đã kể trên và them 4 khổ nữa đó là thọ biệt ly khổ, oán tắng hội khổ, cầu bất đắc khổ và ngũ uẩn khổ

+ Nhân đế (tập đế): do nhận thức tinh thần gây ra, cụ thể thể hiện qua thuyết 12 nhân duyên như

 Vô minh: là không nhận thức được thế giới

 Duyên hành: là hành động của ý thức do sự giao động của tâm gây ra và chính điều này làm cho con người tạo nghiệp dẫn tới là khổ đau

 Duyên thức: là tâm thưc bị ô nhiễm và tùy theo nghiệp lực kết hợp tạo ra nhân

 Danh sắc: chính là vật chất và tinh thần mà vật chất là ngũ uẩn gồm có sắc, thọ, tưởng, hành, thức Trong đó sắc là sắc than; thọ là cảm giác; tưởng là ấn tượng; hành

là tư duy và thức là ý thức Hay sắc được cấu thành từ địa, thủy, hỏa, phong, không

và thức Trong đó 5 yếu tố đầu thuộc sắc và yếu tố sau thuộc danh

 Lục căn: gồm nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân và ý

 Lục nhập là quá trình tiếp xúc với thế giới khách quan gồm lục căn và lục trần mà lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp

 Duyên xúc: là sự tiếp xúc giữa lục căn và lục trần

 Duyên thọ: do tiếp xúc nẩy sinh cảm giác yêu thương

 Ái: chính là tham ái do cảm thọ sinh ra

 Thủ: là chiếm lấy, giữ lấy

 Hữu: khi có ý chiếm hữu sẽ dẫn tới việc tạo nghiệp chướng

 Sinh: sinh ra đời

 Lão tử: già chết Và đây chính là sự kết thúc một quá trình nhưng sẽ là sự bắt đầu của một cuộc đời khác Cứ như thế luân hồi sinh tử lien tục không thể nào thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn này

Cần nói them về nghiệp báp luân hồi tại duyên thứ 10 Theo đạo Phật nghiệp phát sinh từ than, khẩu và ý Chính nghiệp báo này sẽ dẫn con người đi vào 6 cõi đó là địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh, atula, người và trời Ở mỗi con người sẽ phải trả quả báo do chính mình gây ra đến khi nào tu sử bỏ những điều xấu thực hành những điều lành thì dần dần sẽ tu thành Phật và thoát khỏi luân hồi

+ Diệt đế: chỉ ra con đường để đạt được giác ngộ (niết bàn) Chữ niết bàn có nghĩa là tịch chiếu, tây phương cực lạc, thường lạc ngã tịnh, phật tánh đây là trạng thái rỗng rang sang suốt, hoàn toàn tịch tĩnh, tâm được giải thoát

+ Đạo đế: đưa ra con đường giải thoát diệt khổ gồm bát chánh đạo, tam học và lục độ

 Bát chánh đạo gồm: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định

 Tam học gồm: giới, định và tuệ Giới thì có ngũ giới và bát giới, ngũ giới gồm không

sát sanh, không trộm cap, không tà dâm, không nói dối, không uống chất gây nghiện Bát giới có không xem ca nhạc, không nằm xoải tay chân, không ăn quá ngọ, không

Trang 6

lấy vợ, lấy chồng, không tồn trữ tiền bạc, không ăn trộm, không nói vu khống, đặt

điều, không sát sanh Định là thiền định Tuệ là trí tuệ

 Lục độ: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ

Như vậy toàn bộ nhân sinh quan của Phật giáo nằm trong TỨ DIỆU ĐẾ

b Thế giới quan của Phật giáo:

Lý thuyết về nhân duyên: tất cả các sự vật hiện tượng xuất hiện đều có nguyên nhân và điều kiện Cái gì

có sự tác động giữa vật gây ra một hay nhiều kết quả là nhân Cái gì kết tập từ nhân gây ra gọi là quả Duyên là điều kiện giúp nhân thành quả Thế giới là vô tận và không có nguyên nhân đầu tiên

Lý thuyết về nhân quả: là sự tiếp tục phát triển lý thuyết nhân duyên, nhân nào quả đó Triết học Phật giáo chính là luật nhân quả, vạn pháp đều đều do nhân duyên sinh ra Luật nhân quả chỉ chịu tác động bởi luân hồi

- Tự nhiên: thế giới sự vật hiện tượng đều có nhân duyên của nó Mọi sự khổ não của sinh lão bệnh tử có nhân từ sự xáo trộn của chân không Điều này là tất nhiên

- Xã hội: có nguyên nhân từ ngũ uẩn dẫn tới các mặt đối lập như tốt xấu, thiện ác, phải trái, nhũng điều này xuất phàt từ lòng tham sân si của con người gây ra nên phải luân hồi không ngừng nghỉ Đây chính nhân duyên xã hội có thể tránh được bằng chính cuộc sống đức hạnh của mình Cho nên phải tu và sống đức hạnhvà tập long từ bi hỷ xã nhiều kiếp mới giải thoát khỏi luân hồi sinh

tử Đây là giá trị đạo đức lớn nhất của đạo Phật

Thuyết vô thường: Phật giáo cho rằng thế giới luôn nằm trong vòng biến đổi lien tục không ngừng, không

ổn định tất cả giống như dòng nước chảy nay còn mai mất…từ cái này dẫn đến cái khác với chính nó Đây chính là phép biện chứng chất phát ngây thơ thời cổ đại

Trong khái niệm vô thường Phật vẽ ra bức tranh đa dạng, đồng nhất Phật vạch ra những ma6u thuẩn nội tại như ý thức mâu thuẩn vô thức, giác ngộ mâu thuẩn vô minh, tự ngã vô ngã, tâm sai biệt tâm tỉnh lặng sang suốt

Chính quy luật chi phối thế giới là qui luật nhân quả nhưng thiếu tính hiện thực, thần bí, tự phát chưa hoàn chỉnh, nhiều tiêu cực hơn tích cực

Thuyết vô ngã: Phật giáo cho rằng mọi sự vật hiện tượng đều ảo và giả tạo do vô minh gây ra, không có cái tôi thật (vô ngã) Vì danh và sắc hội tụ ngắn ngủi sau đó chuyển sang cái khác (ví dụ như người ta không thể nào tắm trên cùng một dòng song hay như chính con người chúng ta cũng bị biết đổi không ngừng là những tế bào này mất đi tế bào khác lại xuất hiện…) Có thực thể nhưng không có thực thể ấy vì

do cái khác sinh ra Có xét về mặt bản chất tức “không” Không tức là không có gì nhưng phải có gì mới gọi là không tức là không mà có

Thuyết tam thiên đại thiên thế giới: để diễn tả thế giới vô cùng vô tận không khởi đầu cũng không kết thúc Theo triết học Phật giáo thế giới bao gồm mặt trời, mặt trăng, trái đất, các vì sao Nhưng Phật giáo còn đi vào chi tiết như sau;

+ 1000 thế gới ấy hợp lại gọi là tiểu thiên thế giới

+ 1000 tiểu thiên thế giới hợp lại thành trung thiên thế giới

+ 1000 trung thiên thế giới hợp thánh đại thiên thế giới

+ 3 đại thiên thế giới hợp thành là một thế giới khách quan mênh mông xung quanh chúng ta Số thế giới này nhiều như số cát song Hằng

Tóm lại

Phật giáo nguyên thủy có tư tưởng vô thần

Có tư tưởng vô ngã và vô tạo giả

Có tư tưởng vô thường là tư tưởng biện chứng sơ khai: duyên khởi, nhân quả

Trang 7

Tuy nhiên thể hiện tính chất duy tâm chủ quan coi thế giới chỉ là ảo và giả tạo do tâm vô minh của con người tạo ra

TÓM TẮC NỘI DUNG PHẦN TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

(BUỔI 3 NGÀY 28/12/2010)

Tư tưởng về âm dương và tư tưởng về ngũ hành là hai luồng tư tưởng xuất hiện rất sớm từ thời nhà Thương Đó là hai cách giải thích khác nhau về bản nguyên, về cấu tạo, về tính biến dịch của thế giới-vũ trụ, vạn vật và con người

Để tìm hiểu vấn đề này chúng ta sẽ đi từ khái niệm và những quan điểm, lý giải của người Trung quốc về

vũ trụ, vạn vật và con người Qua đó chúng ta có thể thấy được tính khái quát hóa về những hiện tượng, thực tế cuộc sống mà họ quan sát được

I Triết lý âm dương:

1 Khái niệm:

Triết lý âm dương ngũ hành hình thành ở phương Đông từ những điều mắt thấy tai nghe và qua kinh nghiệm truyền đời của cư dân nông nghiệp mà hình thành hay còn có thể nói nó được hình thành từ khái quát do trực quan sinh động mà thấy được xu hướng cặp đôi của sự vật hiện tượng xảy ra trong thực tế cuộc sống Ví dụ như

Người ta quan sát những cặp đối lập nhau như thấp – cao, lạnh – nóng, phương Bắc – phương Nam, mùa đông – mùa hạ, đêm – ngày, sáng - tối, đây là những yếu tố liên quan đến ĐẤT-TRỜI

Người ta đồng nhất Đất là Mẹ, Trời là Cha

Đất là âm và Trời là dương

Từ thực tế cuộc sống người Trung quốc cổ đại cho rằng cho rằng bản thân vũ trụ cũng như vạn vật trong

nó, được tạo thành nhờ vào sự tác động lẫn nhau của hai cái đối lập nhau là âm và dương Và mọi tai họa

trong vũ trụ sở dĩ xảy ra cũng là do sự không điều hòa được hai lực lượng ấy

Âm là một phạm trù đối lập với dương phản ánh những yếu tố (sự vật hiện tượng, tính chất, quan hệ ) và khuynh hướng như: giống cái, đất, mẹ, vợ, nhu thuận, tối, ẩm, phía dưới, số chẵn

Dương là một phạm trù đối lập với âm, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện tượng, tính chất quan hệ )

và khuynh hướng như: giống đực, trời, cha, chồng, sáng, khô, phía trên, số lẻ, Đây là tư tưởng xuất phát

từ bản chất vũ trụ

2 Hai quy luật về triết lý âm dương:

a Quy luật thành tố: để xác định âm dương cần dựa vào những căn cứ:

- Không có cái gì hoàn toàn dương hay hoàn toàn âm Trong dương có âm và trong âm có

dương VD: nắng là dương, mưa là âm, trong mưa có nắng và trong nắng có mưa Vì khi nắng nóng nước

bốc hơi tạo thành mưa và khi mưa hết thì nắng xuất hiện Như vậy việc xác định âm dương là hết sức tương đối

Trang 8

- Phải xác định được đối tượng so sánh thì mới có cơ sở để phân biệt âm dương, ví dụ

như nam mạnh hơn nữ nên nam là dương còn nữ là âm Nếu nam đem so sánh với hổ thì nam là âm mà

hổ là dương Đây lại mang tính tương đối nữa, không có qui luật gì cả

- Phải xác định được cơ sở so sánh: cùng một ặp so sánh nếu cơ sở so sánh khác nhau thì

khác nhau Ví dụ: nếu so sánh về ức mạnh thì nam là dương và nữ là âm nhưng nếu xét về tính cách, sự chịu đựng thì nam là âm còn nữ là dương Hay như so sánh về đất và nuớc; xét về độ cứng thì đất là

dương còn nước à âm nhưng xét về tính linh động thì nước là dương còn đất là âm…

b Quy luật về quan hệ:

Âm dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa lẫn nhau, cứ dương cực thì âm sinh, dương tiến thì âm lùi, dương thịnh thì âm suy và ngược lại

3 Hai hướng phát triển của triết lý âm dương:

Triết lý âm dương phát triển theo hai hướng khác nhau đó là ngũ hành và bát quái

a Triết lý âm dương lưỡng nghi: sinh đôi thuần túy theo số chẵn Theo Kinh dịch, từ thái cực → lưỡng nghi → tứ tượng → bát quái

Cần nói rõ về Thái cực, Thái cực là cội nguồn của mọi sự biến hóa trong vũ trụ, nó thống nhất

trong mình hai lực lượng đối lập âm dương (lưỡng nghi) Lưỡng nghi giao cảm biến hóa lẫn nhau tạo thành tứ tượng (thái dương thiếu dương, thái âm thiếu âm) Khi chưa có chữ viết, âm được ký hiệu bằng

gạch đứt (- -) và dương được ký hiệu bằng gạch liền (−) Khi lấy dương chồng lên dương, lấy âm chồng lên dương, lấy âm chổng lên âm, lấy dương chồng lên âm ta lần lượt được thái dương, thiếu dương, thái

âm thiếu âm (các biểu tượng của tứ tượng) Khi lấy dương, rồi sau đó lấy âm chồng lần lượt lên tứ tượng

ta được 8 biểu tượng của bát quái (càn, ly, cấn, tốn, đoài, chấn khôn, khảm)…

b Tư duy theo số lẻ:

Hai sinh ba → tam tài

Ba sinh năm → ngũ hành

Việt nam chúng ta thường thích tư duy theo hướng này

II Cấu trúc không gian vũ trụ-mô hình tam tài ngũ hành:

1 Tam tài (3 phép hay 3 phương pháp): tam tài là Thiên, Địa, Nhân Đây là tư duy biện chứng của

cư dân nông nghiệp Cho rằng con ngươi là một tiểu vũ trụ vì con người đứng giữa Trời và Đất (tức

dương và âm)

2 Ngũ hành (là 5 loại vận động): từ thực tế cuộc sống người Trung quốc cổ đại cho rằng, bản thân

vũ trụ cũng như vạn vật trong nó được tạo thành từ năm yếu tố luôn vận động là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ Cụ thể, trong tự nhiên gỗ bị đốt cháy sinh ra lửa (mộc sinh hỏa); trong lóng đất sinh ra các quặng thể rắn-kim loại (thổ sinh kim); nước là thành phần không thể thiếu được để cây cối sinh sôi nẩy nở (thủy sinh mộc);…triết học ngũ hành được hợp từ hai bộ tam tài là Mộc-Kim-Thổ và Thủy-Hỏa-Thổ tạo thành

bộ 5 là ngũ hành

3 Hà đồ-cơ sở của ngũ hành: là một hệ thống những chấm đen và trắng được sắp xếp theo một cách nhất định Mô hình Hà đồ là sản phẩm của cư dân nông nghiệp mang tính triết lý sâu sắc:

- Là tổng hợp giữa số học và hình học

- Là tổng hợp cuộc đời của các con số và cuộc sống của con người Các số nhỏ từ 1→5 là

số sinh: nằm trong Các con số lớn từ 6→10 là số thành: nằm ngoài

- Là sự triết lý uyên thâm về các con số Mỗi nhóm số bao gồm một chẵn (-), một lẻ (+), một số nhỏ, một số lớn, một sinh, một thành Đặc biệt là số 5 ở giữa gọi là tam thiên, lưỡng địa

4 Ngũ hành theo hà đồ:

Trang 9

Mỗi một nhóm số của hà đồ tiếp nhận một hành tương ứng với mỗi phương Đây là năm yếu tố

hình thành nên vũ trụ theo quan niệm của cư dân Trung quốc, gồm:

- Thổ: hành thổ đặt tại phương trung ương, để cai quản 4 phương, giữa hạ và thu

- Thủy: hành thủy đặt ở phương Bắc (âm), mùa đông

- Hỏa hành hỏa đặt tại phương Nam (dương), mùa hạ

- Mộc hành mộc đặt tại phương Đông (dương), mùa xuân

- Kim hành kim đặt tại phương Tây (âm), mùa thu

Theo thứ tự Hà đồ thì thức tự ngũ hành được đọc như sau: Thủy-Hòa-Mộc-Kim-Thổ

 Xét về quan hệ tương sinh: quan hệ được xác định từng cặp theo trật tự chiều kim đồng hồ như: thủy sinh mộc; mộc sinh hỏa; hỏa sinh thổ; thổ sinh kim và kim sinh thủy

 Xét về quan hệ tương khắc: theo các cạnh hình ngôi sao cũng tiến theo chiều kim đồng hồ thể hiện quá trình tương khắc, như: thủy khắc hỏa; hỏa khắc kim; kim khắc mộc; mộc khắc thổ; thổ khắc thủy

Âm dương gia cho rằng không chỉ các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên mà cả hoạt động của con người và đời sống xã hội đều tuân theo qui luật ngũ hành tương sinh tương khắc Thí dụ: tháng giêng, mùa xuân, gió thổi tan hơi lạnh, sinh vật nằm yên trong mùa đông bắt đầu trỗi dậy Đó là tháng khí trởi tỏa xuống, khí đất dâng lên, trời đất hòa hợp nhau, cây cối đâm chồi nẩy lộc Vào thàng này bậc đế vương chỉ nên điều hòa mệnh lệnh làm vui, thi ân cho trăm họ được lấy lộc, cấm chặt cây cấm dấy binh lật đổ…

Nếu vào mùa xuân (mộc là chủ) mà thi hành lệnh mùa hạ (hỏa là chủ), thì không hợp thời làm cho cây khô, cỏ héo, quốc gia luôn có tai họa gần kề; còn nếu thi hành lệnh mùa thu (kim làm chủ) thì dân sẽ có bệnh dịch lớn; thi hành lệnh mùa đông (thủy là chủ), thì nước ngập tràn, sương tuyết rơi nhiều…

5 Ứng dụng của ngũ hành:

a Màu:

Riêng màu trắng và màu xanh thì không về âm dương, nhưng màu đỏ và đen thì rõ về âm dương

c Ứng dụng ngũ hành trong dân gian: trị tà dung ngũ sắc, ngũ hỗ hay cờ lễ hội đều có hình vuông và có năm màu,…hay tín ngưỡng dân gian như lạy chín phương trời lạy mười phương đất,…

d Bùa bát quái: lá bùa gồm tám quẻ gồm càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn, mỗi quẻ

gồm ba vạch liền và ba vạch đứt

III Cấu trúc thời gian vũ trụ-lịch âm dương và hệ can chi:

1 Lịch âm dương: hiện nay chúng ta sử dụng ba loại lịch:

- Thuần dương: dựa vào chu kỳ mặt trời, một năm có 365,25 ngày

- Thuần âm: dựa vào chu kỳ mặt trăng dài 29,5 ngày, một năm 354 ngày ít hơn 14 ngày so với lịch thuần dương

- Lịch Á đông: chính là lịch âm dương, là sản phẩm của tuy duy tổng hợp kết hợp cả chu

kỳ mặt trăng và mặt trời, có 3 giai đoạn:

Trang 10

+ định ngày trong tháng theo mặt trăng: căn cứ vào ngày sóc (trăng non) và ngày vọng (trăng tròn) Sau đó căn cứ vào mặt trăng để xác định các ngày còn lại Ví dụ: mồng một lưỡi trai, mồng hai lá lúa, mồng ba câu liêm, mồng bốn lưỡi liềm,…mười rằm trăng nấu, mười sáu trăng treo,…hăm mốt nữa đêm

+ định tháng trong năm theo mặt trời: xác định các ngày tiết như đông chí (lạnh nhất) và

hạ chí (nóng nhất) trong năm hay như căn cứ vào xuân phân và thu phân Tất cả cách xác định tháng trong năm như thế gọi là tứ thời Hoặc căn cứ vào bốn ngày khởi đầu bốn mùa như lập xuân, hạ, thu và đông

+ do mỗi năm chu kỳ mặt trời lớn hơn mặt trăng nên 3 năm lại điều chỉnh cho phù hợp nhau do đó phải đặt them tháng nhuận→9 năm có 7 năm nhuận

2 Hệ can chi: để gọi tên các đơn vị theo thời gian

a Hệ can:gồm 10 yếu tố như giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm và quí Do 5 hành phối hợp với 10 yếu tố này gọi là thập can hay thiên can:

b Hệ chi: gồm 12 yếu tố từ tý, sửu ,….hợi (12 con giáp)→ do 6 cặp âm dương biến hóa thành Vì vậy còn được gọi là thập nhị chi (địa chi), hệ chi dùng đễ chỉ giờ trong ngày Khởi đầu từ giờ tý lúc 23-1giờ sáng

Sửu từ 1-3 giờ sáng

Dần từ 3-5 giờ sáng

Hợi từ 21-23 giờ khuya

Ngoài ra còn dùng để tính tháng trong năm ví dụ như tháng tý là giữa mùa đông, khi dương khí bắt đầu sinh ra

Khi phối hợp can chi hình thành hệ đếm 60 đơn vị: giáp tý, ất sửu, bính dần, đinh mẹo, mậu thin, kỷ tỵ, canh ngọ, tân mùi, nhâm thân, quí dậu, giáp tuất, ất hợi,…→Gọi là hệ can chi hay lục giáp Hệ can chi được người phương Đông gọi tên giở, ngày, tháng, năm Cứ 60 năm gọi là một hội

Hội đầu từ năm thứ 4 sau công nguyên Đã có 33 hội trôi qua, hội gần nhất là năm 1984, giáp tý; 1985 ất sửu…

IV Nhận thức về con người:

1 Nhận thức về con người tự nhiên:

Có 3 thế giới là Thiên, Địa, Nhân Con người được xem là tiểu vũ trụ cụ thể con người có âm dương như vũ trụ Con người được xác định dựa vào hai căn cứ:

- Trên-dưới: từ ngực trở lên gọi là dương; từ bụng trở xuống gọi là âm

- Trước-sau: trước bụng là âm, sau lưng là dương

Nếu vũ trụ được cấu thành từ ngũ hành thì con người cũng được cấu tạo từ ngũ hành Vậy con người có 5 tạng và 5 phủ:

 Năm tạng gồm thận, tâm (tim), can (gan), phế (phối), tỳ (lá lách) Thận tàng tinh, tim nơi tập trung huyết mạch, tàng thần; can tang trữ máu, điều tiết huyết; phế dung để hô hấp; tỳ chủ về dinh dưỡng, thức ăn

Ngày đăng: 25/07/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w