1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

THỬ GIỚI HẠN NHIỄM KHUẨN pdf

46 3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 412,2 KB

Nội dung

Tuỳ theo thành phần và nồng độ của mẫu thử, có thể thêm vào môi trường để trung hoà chất ức chế các loại sau: lecithin đậu tương 0,5 %, polysorbat 20: 4 %.. Môi trường thạch Pseudomonas

Trang 1

THỬ GIỚI HẠN NHIỄM KHUẨN

Trang 2

THỬ GIỚI HẠN NHIỄM KHUẨN

Thử giới hạn nhiễm khuẩn nhằm đánh giá số lượng vi khuẩn hiếu khí, nấm, mốc có khả năng sống lại được và phát hiện các vi khuẩn chỉ điểm y tế có trong thuốc

Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện vô khuẩn Trong khi làm thí nghiệm, chú ý không đưa chất khử khuẩn vào mẫu thử

Thử nghiệm được áp dụng cho tất cả các dược phẩm gồm cả nguyên liệu và thành phẩm của các thuốc không tiệt khuẩn trong quá trình sản xuất

Thử nghiệm sơ bộ

Tìm chất ức chế có trong thuốc:

Thử nghiệm giới hạn nhiễm khuẩn sẽ không có giá trị nếu chất ức chế có trong thuốc cản trở đến khả năng phát hiện các vi khuẩn Vì vậy cần làm thí nghiệm kiểm tra trước bằng cách lấy dung dịch chế phẩm đã được pha ở nồng độ thích hợp vào môi trường

chọn lọc cho Escherichia coli, Salmonella, Staphylococcus, Pseudomonas aeruginosa,

rồi cấy vào đó 1ml canh khuẩn 24 h tuổi đã pha loãng với dung dịch đệm phosphat pH

Trang 3

7,2 ít nhất tới 10-3 các vi khuẩn tương ứng Nếu vi khuẩn không mọc, thí nghiệm cần thay đổi bằng cách:

1 Giữ nguyên lượng chất mang thử nhưng tăng thể tích môi trường

2 Cho vào môi trường một lượng vừa đủ chất khử hoạt tính thích hợp

3 Phối hợp cách làm (1) và (2) để vi khuẩn mang cấy có thể mọc được

Tuỳ theo thành phần và nồng độ của mẫu thử, có thể thêm vào môi trường để trung hoà chất ức chế các loại sau: lecithin đậu tương 0,5 %, polysorbat 20: 4 %

Làm lại thí nghiệm với điều kiện chất ức chế trong lượng mẫu mang kiểm tra đã được trung hoà

Môi trường

Môi trường nuôi cấy có thể pha theo cách dưới đây hoặc có thể dùng môi trường khô

do các hãng sản xuất môi trường vi sinh vật cung cấp Các môi trường tự pha chế phải hấp tiệt khuẩn bằng nồi hấp ở nhiệt độ 115oC trong 30 phút trừ khi có những chỉ dẫn riêng đối với loại môi trường đặc biệt

Thạch dùng cho pha chế môi trường có độ ẩm dưới 15% Nước và các chất dùng trong các công thức phải tinh khiết

Môi trường lỏng casein lecithin đậu tương polysorbat

Trang 4

960 ml

Hoà tan casein pancreatic và lecithin đậu tương vào 960 ml nước, đun cách thuỷ ở 48 -

50oC khoảng 30 phút cho tan hoàn toàn Thêm 40 ml polysorbat 20, trộn đều, phân chia vào các dụng cụ thích hợp

Môi trường thạch casein đậu tương

Casein pancreatic

Natri clorid

15,0 g 5,0 g

Trang 6

Nước 1000 ml

Hoà tan các chất rắn vào nước đun nóng nhẹ để tan hoàn toàn Để nguội dung dịch ở

nhiệt độ phòng, phân chia vào các bình thích hợp đã tiệt khuẩn pH sau khi tiệt khuẩn:7,3 + 0,2

Môi trường thạch muối - manitol

1000 ml Trộn, đun nóng, khuấy đều, đun sôi khoảng 1 phút để tan hoàn toàn, pH sau khi tiệt khuẩn : 7,4 + 0,2

Trang 7

950 ml

Đun nóng, khuấy đều sau đun sôi khoảng 1 phút, tiệt khuẩn, để nguội tới 45 - 50oC, thêm 10 ml dung dịch kali telurit 1% vô khuẩn và 50 ml nhũ dịch lòng đỏ trứng Trộn

kỹ, nhẹ nhàng rót vào các hộp

Chế tạo nhũ dịch lòng đỏ trứng bằng cách: Sát khuẩn toàn bộ bề mặt quả trứng, đập vỡ

vô khuẩn quả trứng, lấy lòng đỏ trứng vào ống trụ chia vạch vô khuẩn Thêm nước

Trang 8

muối vô khuẩn để có tỷ lệ lòng đỏ trứng so với nước muối là 3/7 Bỏ vào một cốc khuấy vô khuẩn, trộn với tốc độ lớn trong 5 phút

pH sau khi tiệt khuẩn 6,8 + 0,2

Môi trường thạch Vogel – Johnson

Trang 9

Nước 1000 ml

Đun sôi để hoà tan các chất rắn trong khoảng 1 phút Tiệt khuẩn, để nguội đến 45 -

500C Thêm 20 ml dung dịch kali telurit 1% vô khuẩn

pH sau khi tiệt khuẩn 7,2 + 0,2

Môi trường thạch cetrimid

Trang 10

Môi trường thạch Pseudomonas để phát hiện Fluorescin

Casein pancreatic

Peton

Dikali hydrophosphat khan

Magnesi sulfat (MgSO4.7H2O)

Thạch

Glycerin

Nước

10,0 g 10,0 g 1,5 g 1,5 g 15,0 g 10,0 ml

1000 ml

Hoà tan tất cả các chất rắn vào nước trước khi thêm glycerin Đun nóng, khuấy đều, đun sôi 1 phút cho tan hoàn toàn

pH sau khi tiệt khuẩn: 7,2 + 0,2

Môi trường thạch Pseudomonas để phát hiện Pyocyanin

Gelatin pancreatic

Kali sunfat khan

20,0 g 10,0 g

Trang 11

1000 ml

Hoà tan các chất rắn trong nước trước khi thêm glycerin Đun nóng, khuấy đều, đun sôi khoảng 1 phút để tan hoàn toàn

pH sau khi tiệt khuẩn: 7,2 + 0,2

Môi trường lỏng lactose

1000 ml Làm lạnh rất nhanh môi trường sau khi tiệt khuẩn

pH sau khi tiệt khuẩn : 6,9 + 0,2

Trang 12

Môi trường lỏng selenit - cystin

1000 ml Đun nóng để tan hoàn toàn Đun tiếp 15 phút nữa Không cần tiệt khuẩn tiếp theo

pH sau khi tiệt khuẩn : 7,0 +0,2

Môi trường lỏng tetrathionat

Trang 13

Môi trường thạch xanh brilliant

Trang 14

pH sau khi tiệt khuẩn: 6,9 +0,2

Môi trường thạch xylose - lysin - desoxycholat

Trang 15

Natri clorid

Săt (III) amoni citrat

Cao men bia

Nước

5,0 g 0,8 g 3,0 g

1000 ml

Đun nóng, lắc tròn để trộn đều chất rắn với nước Chú ý không để nóng quá Chuyển ngay vào bình cách thuỷ và giữ ở nhiệt độ 50oC Rót vào các đĩa ngay trước khi môi trường nguội hoàn toàn

pH sau khi tiệt khuẩn: 7,4 + 0,2

Môi trường thạch bismuth sulfit

Trang 16

1000

ml

Đun nóng, lắc tròn để hoà đều các chất rắn với nước, không để nóng quá Chuyển ngay vào bình cách thuỷ và giữ ở nhiệt độ 500C Rót vào các đĩa để nguội

pH sau khi tiệt khuẩn: 7,6 + 0,2

Môi trường thạch - sắt - ba đường

Trang 17

1000 ml

Hoà nóng các chất rắn với nước, đun sôi một phút cho tan hoàn toàn Chuyển vào các dụng cụ thích hợp để tiệt khuẩn

pH sau khi tiệt khuẩn: 7,3 + 0,2

Môi trường Mac - Conkey

Trang 18

1000 ml Hoà nóng các chất rắn với nước, đun sôi một phút cho tan hoàn toàn

pH sau khi tiệt khuẩn : 7,1 + 0,2

Môi trường thạch Levine - eosin - xanh methylen

Trang 19

1000 ml

Hoà tan nóng các thành phần gelatin pancreatic, dikali hydrophosphat và thạch trong nước, để lạnh Các thành phần còn lại chỉ thêm vào khi sử dụng bằng cách đun chảy môi trường rồi thêm vào theo tỷ lệ: Cứ 100 ml môi trường thêm 5 ml dung dịch lactose (1:5), 2 ml dung dịch eosin và 2 ml dung dịch xanh methylen (1:300) Môi trường sau khi hoà trộn phải trong

pH sau khi tiệt khuẩn: 7,1 + 0,2

Môi trường thạch Sabouraud

Glucosa 40,0 g

Trang 20

15,0 g

1000 ml Hoà tan, đun sôi cho tan hoàn toàn

pH sau khi tiệt khuẩn : 5,6 + 0,2

Môi trường thạch - khoai tây - glucose

Nấu 300 g khoai tây đã bóc vỏ và thái nhỏ trong 500 ml nước cất, lọc qua vải, thêm nước cất để được 1000 ml, rồi thêm vào các thành phần sau: thạch 15 g; glucose 20 g Hoà tan nóng Tiệt khuẩn Khi dùng đun nóng chảy, để nguội đến 45oC Điều chỉnh môi trường bằng dung dịch acid tartric (1:10) đến pH 3,5 + 0,1 Rót vào các đĩa

Chú ý:

Không dùng môi trường đun nóng trở lại lần thứ 2

Để ức chế vi khuẩn thường gặp mọc trên môi trường phát hiện nấm, mốc và men (môi trường Sabouraud hoặc môi trường thạch - khoai tây- glucose) thêm vào một lít môi trường 0,1g tetracyclin hoặc 50 mg cloramphenicol, làm đều ngay trước khi dùng

Trang 21

Dung dịch đệm Natri clorid – pepton pH 7,0

Kali dihydro phosphat 3,56 g

Natri hydro phosphat 7,23 g

Trang 22

Môi trường pepton - natri clorid

1000 ml 7,0 + 0,2

Môi trường tăng sinh cho Clostridia

Trang 24

Natri clorid

Thạch bột

Nước cất

5,0 g 15,0 g

1000 ml

Hoà tan thạch bằng cách đun nóng tới sôi, khuấy đều liên tục Nếu cần điều chỉnh pH sao cho sau khi tiệt khuẩn khoảng 7,3 + 0,2 Hấp tiệt khuẩn 121oC trong 15 phút Làm lạnh tới 45oC đến 50oC Khi cần có thể thêm 20 mg gentamycin base và rót vào các hộp Petri

Môi trường sulfit - lactose

1000 ml

Trang 25

Hoà tan tất cả các thành phần trong nước và điều chỉnh để có pH 7,1 + 0,1 Đóng vào các ống nghiệm 16 x 160 mm mỗi ống 8 ml và một ống nhỏ Durham Hấp tiệt khuẩn

121oC trong 15 phút Bảo quản ở 4oC

Môi trường lỏng Enterobacteria - Mossel

15 mg

1000 ml

Điều chỉnh pH sao cho sau khi đun là 7,0 - 7,4 Đun sôi trong 30 phút và làm lạnh ngay

Môi trường muối mật violet - red

Cao men bia 3,0 g

Trang 26

30 mg

2 mg 15.0 g

Trang 27

Một mẫu chế phẩm cần xác định giới hạn vi khuẩn phải thực hiện đầy đủ các thử nghiệm sau:

Đếm tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được, tính ra số lượng vi khuẩn, nấm mốc có trong 1g hoặc 1ml chế phẩm

Thử nghiệm tìm những vi khuẩn gây bệnh sau:

Đối với chế phẩm rắn, hoà tan trực tiếp hoặc nghiền mịn chế phẩm trong bình với dung môi hoặc chất nhũ hoá thích hợp

Trang 28

Đối với chế phẩm ở dạng lỏng như dung dịch thực, nhũ dịch trong nước, chất rắn hòa tan dễ dàng và hoàn toàn trong nước , dùng dung dịch đệm phosphat pH 7,2 hoặc dung dịch natri clorid 0,9% để hoà loãng

Những chế phẩm lỏng không thể hoà lẫn trong nước như dầu, kem hoặc sáp: Chế tạo nhũ dịch bằng cách thêm một lượng vừa đủ tác nhân nhũ hoá vô khuẩn thích hợp như các loại polysorbat Dùng phương pháp khuấy trộn cơ học hoặc đồng thời làm ấm bằng nhiệt nhưng không được vượt quá 45oC để có nhũ dịch chế phẩm đồng nhất

Các chế phẩm ở dạng khí dung - lỏng: Làm lạnh bình để các khí hoá lỏng rồi mở nắp

để lấy một lượng thích hợp mang thử

Trang 29

Thực hiện thử nghiệm phát hiện chất ức chế trước khi xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí Chế phẩm đã pha loãng phải cho ngay vào môi trường nuôi cấy mà không được để quá 1 giờ

Dung dịch đệm pH 7,2: Hoà 34g kali dihydrophosphat (KH2PO4) vào khoảng 500 ml nước cất trong bình định mức 1000 ml Điều chỉnh pH tới 7,2 + 0,1 bằng cách thêm dung dịch natri hydroxyd 2% Thêm nước cất tới vạch Trộn đều, phân chia vào các bình, tiệt khuẩn, bảo quản ở lạnh Khi dùng, hoà loãng với nước cất theo tỷ lệ 1: 800 và tiệt khuẩn

a) Phương pháp đĩa thạch

Hoà loãng chế phẩm sao cho khi cấy 1 ml dịch chế phẩm vào môi trường trong một hộp Petri, số khuẩn lạc mọc khoảng 30 đến 300 khuẩn lạc Lấy dung dịch có độ pha loãng cuối cùng cho vào 2 hộp Petri, mỗi hộp 1ml Thêm vào mỗi hộp 15 - 20 ml môi trường thạch casein đậu tương hoặc môi trường thạch thường đã đun chảy và để nguội đến 45oC Đậy hộp, trộn đều bằng cách xoay qua, xoay lại Sau đó để yên cho thạch đông cứng ở nhiệt độ phòng Lật ngược hộp, mang ủ ở 35oC từ 24 - 48 h Sau thời gian

ủ, kiểm tra vi khuẩn mọc ở đĩa, đếm số lượng khuẩn lạc Lấy giá trị của đĩa có số lượng khuẩn lạc lớn nhất mà số khuẩn lạc trong đĩa không lớn hơn 300 và tính ra số lượng khuẩn lạc trong 1g hoặc 1ml chế phẩm Nếu thấy không có khuẩn lạc mọc ở đĩa

có độ pha loãng 1/10 thì kết luận chế phẩm có ít hơn 10 khuẩn lạc trong 1 g hoặc 1 ml

b) Phương pháp pha loãng trong ống nghiệm

Trang 30

Cho vào 14 ống nghiệm cỡ thông thường, mỗi ống 9,0 ml môi trường lỏng casein đậu tương Lấy một dãy 12 ống chia thành 4 lô, mỗi lô 3 ống Dùng một lô 3 ống để kiểm tra

Thêm vào lô 1 gồm 3 ống và một ống thứ 4 (ống A) 1 g (hoặc1 ml) chế phẩm và trộn đều

Thêm vào lô 2 gồm 3 ống và một ống thứ 4 (ống B) 1 ml dung dịch lấy từ ống A và trộn đều

Thêm vào lô 3 gồm 3 ống, mỗi ống 1 ml dung dịch lấy từ ống B và trộn đều

Bỏ không sử dụng ống A và ống B

Theo cách pha trên có lô 1, lô 2, lô 3, tương ứng với lượng chế phẩm là: 100; 10; và 1

mg hoặc l trong mỗi ống Đậy kín các ống mang ủ ở 32 - 35oC trong 24 giờ, quan sát

vi khuẩn mọc ở các ống chứa chế phẩm, mang đối chiếu với bảng 1 để biết số lượng vi khuẩn có trong 1 g hoặc 1ml chế phẩm

Bảng 1: Tổng số vi khuẩn trong chế phẩm

Số mg (hoặc l) chế phẩm cho mỗi ống

100 10 1 Số lượng vi khuẩn lớn

nhất có thể có trong 1 g

Trang 32

Chuyển một lượng thích hợp dung dịch mẫu thử đó pha theo mục “Chuẩn bị mẫu”, (Tốt nhất là lấy một lượng dung dịch mẫu đó chuẩn bị tương đương với 1g hoặc 1ml mẫu cần thử; nếu lượng vi khuẩn có nhiều trong mẫu thử, có thể lấy lượng dung dịch mẫu ít hơn) Mỗi mẫu thử cần 2 màng lọc, dung dịch mẫu thử đó chuẩn bị phải lọc ngay qua màng Rửa màng lọc 3 lần, mỗi lần khoảng 100ml dung dịch thớch hợp như dung dịch đệm natri clorid – pepton pH 7,0 Khi cần cú thể thờm chất hoạt động bề

Trang 33

mặt như polysorbat 80 hoặc cỏc chất khử hoạt tớnh của cỏc chất khỏng khuẩn vào dung dịch dùng để rửa Cũng có thể rửa màng với số lần ít hơn, nếu thấy đủ loại hết thuốc và tác nhân ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm khỏi màng Chuyển một màng lọc lên môi trường thạch dùng phát hiện vi khuẩn Ủ ở 30° to 35°C, theo dừi, đếm số vi khuẩn mọc trên màng Chuyển màng lọc cũn lại lờn mặt mụi trường phát hiện nấm Ủ

ở 20° to 25°C, theo dừi trong khoảng 5 ngày, đếm số nấm mọc trên màng Nếu chắc chắn về thời gian mọc của nấm cần phát hiện thỡ cú thể theo dừi, đếm trong khoảng thời gian ngắn hơn Chọn đếm các đĩa có số khuẩn lạc cao nhất ít hơn 100 khuẩn lạc trên màng Tính số khuẩn lạc có trong 1 gam hoặc 1ml mẫu thử

Mẫu thử là thuốc dạng miếng đắp thấm qua da: Chuyển vô trùng 10 miếng dán vào bỡnh đó cú sẵn 500 ml dung dịch đệm natri clorid – pepton pH 7,0, Lắc đều trong 30 phút Lọc qua 2 màng lọc để tỡm vi khuẩn và nấm mỗi màng 50ml dung dịch Tiếp tục

ủ, theo dừi, đếm vi khuẩn và nấm mốc như ở trên

Thử nghiệm tìm các vi khuẩn

a) Tìm Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa

Cho chế phẩm vào 100 ml môi trường lỏng casein đậu tương, ủ ở 35 - 370C, kiểm tra

vi khuẩn mọc ở môi trường Nếu thấy mọc, dùng que cấy lấy môi trường, cấy lên đĩa thạch Vogel - Johnson (hoặc thạch Baird - Parker hoặc thạch manitol - muối) và môi

Trang 34

trường thạch cetrimid Đậy đĩa, lật ngược hộp Petri, mang ủ Sau khi ủ kiểm tra nếu không thấy có những khuẩn lạc với đặc tính như ghi trong bảng 2 và bảng 3 (nêu ở

phần sau) đối với từng môi trường đã sử dụng thì chế phẩm không có Staphylococcus

aureus và Pseudomonas aeruginosa Nếu thấy có khuẩn lạc nghi ngờ thì tiếp tục làm

các phản ứng sinh hoá của Staphylococcus aureus hoặc Pseudomonas aeruginosa như sau:

*Phản ứng coagulase (đối với Staphylococcus aureus):

Dùng que cấy chuyển khuẩn lạc nghi ngờ đặc trưng từ mặt thạch Vogel-Johnson (hoặc thạch Baird - Parket, hoặc thạch manitol - muối) thêm vào từng ống nghiệm, mỗi ống 0,5 ml huyết tương thỏ hoặc ngựa Đem ủ 37oC, kiểm tra các ống sau 3 giờ ủ rồi tiếp tục ủ thêm 24h Nếu thấy có đông huyết tương (ở bất kỳ mức độ nào), chế phẩm có

Thạch Baird - Parker

Trang 35

Khuẩn lạc màu đen bóng, viền quanh bằng một vùng sáng rõ 2 - 5

mm

*Phản ứng oxydase và sinh sắc tố ( đối với Pseudomonas aeruginosa):

Lấy những khuẩn lạc nghi ngờ đặc trưng từ mặt môi trường thạch cetrimid cấy ria trên mặt môi trường thạch Pseudomonas phát hiện Fluorescin và môi trường Pseudomonas phát hiện Pyocyanin trong hộp Petri Nếu nhiều khuẩn lạc cần được cấy truyền, có thể chia bề mặt hộp thành bốn phần, mỗi phần cấy một loại khuẩn lạc lựa chọn Đậy và lật ngược hộp môi trường đã cấy truyền và ủ ở 35 + 2oC ít nhất 3 ngày kiểm tra đường cấy dưới ánh sáng đèn tử ngoại Kiểm tra các đĩa để xác định có khuẩn lạc đặc trưng theo bảng 3 hay không Xác nhận bất kỳ khuẩn lạc nghi ngờ nào mọc trên

một hoặc nhiều môi trường Phát hiện Pseudomonas aeruginosa bằng phản ứng

oxydase: Nhỏ ngay lên khuẩn lạc hoặc chuyển khuẩn lạc lên một mẩu (hoặc một khoanh) giấy đã tẩm trước N - dimethyl - phenylen diamin dihydroclorid Nếu thấy

hiện màu đỏ hồng chuyển sang màu tím, chế phẩm có Pseudomonas aeruginosa Có thể xác định Pseudomonas aeruginosa bằng các phép thử sinh hoá và nuôi cấy thích

hợp khác

Ngày đăng: 25/07/2014, 14:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1:  Tổng số vi khuẩn trong chế phẩm. - THỬ GIỚI HẠN NHIỄM KHUẨN pdf
Bảng 1 Tổng số vi khuẩn trong chế phẩm (Trang 30)
Bảng 2: Đặc điểm hình thái của Staphylococcus aureus trên các môi trường lựa chọn - THỬ GIỚI HẠN NHIỄM KHUẨN pdf
Bảng 2 Đặc điểm hình thái của Staphylococcus aureus trên các môi trường lựa chọn (Trang 34)
Hình  thái - THỬ GIỚI HẠN NHIỄM KHUẨN pdf
nh thái (Trang 35)
Bảng  3.    Đặc  điểm  hình  thái  của  Pseudomonas    aeruginosa  trên  các  môi  trường  lựa  chọn - THỬ GIỚI HẠN NHIỄM KHUẨN pdf
ng 3. Đặc điểm hình thái của Pseudomonas aeruginosa trên các môi trường lựa chọn (Trang 36)
Bảng 4. Đặc điểm hình thái của Salmonella trên môi trường lựa chọn - THỬ GIỚI HẠN NHIỄM KHUẨN pdf
Bảng 4. Đặc điểm hình thái của Salmonella trên môi trường lựa chọn (Trang 37)
Bảng 5: Đặc điểm hình thái của Escherichia  coli trên thạch  Mac - Conkey - THỬ GIỚI HẠN NHIỄM KHUẨN pdf
Bảng 5 Đặc điểm hình thái của Escherichia coli trên thạch Mac - Conkey (Trang 39)
Bảng 6.  Tính lượng Bacteria  trong chế phẩm - THỬ GIỚI HẠN NHIỄM KHUẨN pdf
Bảng 6. Tính lượng Bacteria trong chế phẩm (Trang 40)
Bảng 7. Yêu cầu giới hạn nhiễm khuẩn - THỬ GIỚI HẠN NHIỄM KHUẨN pdf
Bảng 7. Yêu cầu giới hạn nhiễm khuẩn (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w