1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tại sao nói phương pháp hành chính - luật pháp là phương pháp chủ đạo trong công tác quản lý?

6 1,6K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 83 KB

Nội dung

Tại sao nói phương pháp hành chính - luật pháp là phương pháp chủ đạo trong công tác quản lý?

Trang 1

Đề tài: Tại sao nói phương pháp hành chính - luật pháp là phương pháp chủ đạo trong công tác quản lý? Anh (Chị) đã vận dụng phương pháp đó như thế nào trong công tác quản lý.

A Đặt vấn đề:

Phương pháp quản lý có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý Trong hoàn cảnh cụ thể, phương pháp quản lý có tác dụng quan trọng đến sự thành công hay thất bại của các nhiệm vụ, mục tiêu quản lý Quá trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo đúng những nguyên tắc, qui trình đã quy định Những nguyên tắc đó chỉ được vận dụng và được thể hiện thông qua các phương pháp nhất định Vì vậy, vận dụng các phương pháp quản lý là một nội dung cơ bản của hoạt động quản

lý Mục tiêu, nhiệm vụ quản lý được thực hiện thông qua tác động của các phương pháp quản lý Vai trò của phương pháp quản lý còn ở chỗ nó nhằm khơi dậy những động lực, kích thích tính năng động, sáng tạo của người lao động và tiềm năng của hệ thống cũng như cơ hội có lợi ở bên ngoài

Phương pháp quản lý là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ qua lại giữa chủ thể với đối tượng và khách thể quản lý Đó là mối quan hệ rất sinh động với tất cả sự phức tạp của đời sống giữa những con người cụ thể Vì vậy các phương pháp quản lý mang tính chất đa dạng và phong phú, nó là bộ phận năng động nhất của hệ thống quản lý Phương pháp quản lý thường xuyên thay đổi trong từng tình huống cụ thể tuỳ thuộc vào đặc điểm từng đối tượng, cũng như năng lực và kinh nghiệm của người quản lý

Tác động của phương pháp quản lý luôn luôn là tác động có mục đích Vì vậy, mục tiêu quản lý quyết định việc lựa chọn phương pháp quản lý Trong quá trình quản lý phải luôn luôn điều chỉnh các phương pháp quản lý, nhưng không được chủ quan tuỳ tiện muốn sử dụng phương pháp nào cũng được Bởi vì, mỗi phương pháp quản lý khi sử dụng lại tạo ra một cơ chế tác động mang tính khách quan vốn có của nó Bên cạnh các yếu tố tích cực, phù hợp với mục tiêu dự đoán của chủ thể, cũng có thể xuất hiện một số hiện tượng nằm ngoài dự đoán ban đầu , thậm chí trái ngược với mục tiêu đặt ra

Do đó, đòi hỏi chủ thể quản lý phải tỉnh táo, sâu sát thực tế, kịp thời có biện pháp bổ sung để khắc phục các mặt tiêu cực khi chúng xuất hiện Trong quản lý chúng ta có rất nhiều phương pháp, nhưng chủ yếu

là các phương pháp: Giáo dục chính trị tư tưởng, tâm lý xã hội, hành chính luật pháp, tổ chức -điều khiển và kinh tế Vậy tại sao nói phương pháp hành chính - luật pháp là phương pháp chủ đạo trong công tác quản lý? Phương pháp đó như thế nào? Để tìm hiêu sâu hơn ta hãy phân tích phương pháp quản lý này và từ đó vận dụng như thế nào trong công tác quản lý

B Phân tích:

Để phân tích phương pháp hành chính - luật pháp là phương pháp chủ đạo thì đầu tiên ta phải hiểu thế nào là phương pháp hành chính-luật pháp

a Khái niệm: Phương pháp hành chính – luật pháp là cách thức tác động trực tiếp của cơ quan quản lý cấp trên (hoặc các nhà chức trách) lên đối tượng và khách thể quản lý bằng các mệnh lệnh, các quyết định dứt khoát mang tính bắt buộc nhằm đạt mục tiêu đề ra trong những tình huống quản lý nhất định Đặc điểm của phương pháp hành chính – luật pháp là tính bắt buộc và tính quyền lực

Tính bắt buộc đòi hỏi các đối tượng quản lý chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định, các chỉ thị của chủ thể quản lý, nếu vi phạm sẽ bị xữ lý kỷ luật kịp thời và thích đáng Tính quyền lực đòi hỏi cấp trên chỉ đưa ra các tác động hành chính – luật pháp đúng quyền hạn và trách nhiệm của mình

V.I Lênin nói: “Nhà nước là lĩnh vực thực hành cưỡng bức Chỉ điên rồ mới từ bỏ cưởng bức, nhất là trong thời đại chuyên chính vô sản”

Trang 2

Vai trò của phương pháp này trong quản lý rất to lớn Nó xác lập trật tự, kỷ cương làm việc trong hệ thống, khâu nối các phương pháp thành một hệ thống, dấu được ý đồ hoạt động và giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý rất nhanh chóng

Các phương pháp hành chính – luật pháp tác động vào đối tượng quản lý theo hai hướng: tác động về mặt tổ chức và tác động điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý

Theo hướng tác động này, chủ thể quản lý ban hành các văn bản quy định về quy mô, cơ cấu, điều lệ hoạt động, các tiêu chuẩn nhằm thiết lập tổ chức và xác định các mối quan hệ hoạt động trong nội bộ

Theo hướng điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý, chủ thể quản lý đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh hành chính – luật pháp bắt buộc cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ nhất định, hoặc theo những phương hướng nhất định nhằm đảm bảo cho các bộ phận trong hệ thống hoạt động ăn khớp và đúng hướng, uốn nắn kịp thời những lệch lạc, rũi ro có thể xãy ra

Phương pháp hành chính – luật pháp đòi hỏi chủ thể quản lý phải có quyết định dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ người thực hiện, loại trừ khả năng có sự giải thích khác nhau đối với nhiệm vụ được giao

Tác động hành chính – luật pháp có hiệu lực ngay từ khi ban hành quyết định, vì vậy phương pháp này hết sức cần thiết trong những trường hợp hệ thống quản lý rơi vào những tình trạng khó khăn, phức tạp

Đối với những quyết định hành chính thì cấp dưới bắt buộc phải thực hiện, không được lựa chọn, chỉ người có thẩm quyền ra quyết định mới có quyền thay đổi quyết định

b.Nội dung của phương pháp hành chính – luật pháp:

 Cơ chế điều tiết bằng luật pháp các quan hệ kinh tế - xã hội:

Cơ chế này bao gồm hai yếu tố chủ yếu: quyết định ra các quy phạm pháp luật và sử dụng các quy phạm đó để điều tiết các quan hệ

Quy phạm luật pháp là các quy tắc được nhà nước quy định cho hành vi của mọi công dân, của các tập thể, đơn vị, cơ quan Quy phạm có các đặc trưng sau:

- Do nhà nước định ra

- Có hiệu lực bắt buộc thi hành

- Quy định cụ thể quyền hạn và nghĩa vụ của đối tượng

- Được đảm bảo thực hiên bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước

Ở nước ta, các quy phạm luật pháp được phản ánh qua các văn bản pháp luật Có hai loại văn bản pháp luật: văn bản luật và văn bản dưới luật (pháp quy)

* Các văn bản luật do Quốc hội, cơ quan quyền lức cao nhất ban hành có hiệu lực cao nhất, gồm có:

- Hiến pháp: là đạo luật cơ bản của nhà nước Các quy định của hiến pháp là nguồn, là căn cứ cho tất cả các ngành luật khác

- Luật: là văn bản pháp luật có giá trị sau hiến pháp, được ban hành nhằm cụ thể hóa các quy định của hiến pháp

Thí dụ: Luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý của nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội Luật dân sự là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh

Trang 3

các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ, quan hệ nhân thân phi tài sản như: danh dự, quyền phát minh, sáng chế, quyền tác giả

 Các văn bản dưới luật bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn luật Thí dụ: Pháp lệnh Ủy ban Thường vụ Quốc hội là những căn cứ pháp lý để các ngành, các cấp tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong thực tiển quản lý

- Lệnh: quyết định của Chủ tịch nước là cơ sở pháp lý để Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành các văn bản quản lý của mình

- Nghị quyết của Chính phủ ban hành các chủ trương chính sách lớn, các chính sách cụ thể, thông qua dự án kế hoạch về ngân sách nhà nước trước khi trình Quốc hội, phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ và những công tác quan trọng khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ

- Nghị định của Chính phủ: quy định cụ thể việc thi hành luật, pháp lệnh, ban hành các chế độ, thể

lệ cụ thể

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định các chính sách cụ thế, các chế độ bố nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, ký luật công chức, viên chức, phê chuẩn các kế hoạch Phê chuẩn hoặc bãi bỏ các văn bản sai trái cấp dưới

- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ truyền đạt những chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý chỉ đạo về tổ chức và hoạt động đối với các ngành, các cấp

Cấp Bộ:

- Quyết định: Ban hành các chế độ, thể lệ thuộc lĩnh vực công tác của ngành, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy thuộc quyền, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, phê duyệt các phương án kinh tế-xã hội trong ngành

- Chỉ thị: Nhằm truyền đạt các chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý, kiện toàn tổ chức… trong nội bộ ngành

- Thông tư: Hướng dẫn, giải thích hoặc đề ra các biện pháp thi hành chủ trương, chính sách, chế

độ, kế hoạch công tác

Thông tư liên bộ do hai hay nhiều cơ quan phối hợp ban hành cùng để hướng dẫn thi hành văn bản mà họ cùng có trách nhiệm thi hành chung

Văn bản của chính quyền các cấp ở địa phương bao gồm:

- Nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp: ban hành các biện pháp bảo đảm thi hành luật pháp, chuẩn y kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách, chuẩn y kế hoạch an ninh, quốc phòng, các biện pháp ổn định nâng cao đời sống địa phương

- Quyết định của UBND: ban hành các biện pháp thực hiên luật, nghị quyết của HĐND cùng cấp

tổ chức, giải thể các đơn vị thuộc UBND…

- Chỉ thị của UBND: truyền đạt, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các luật, nghi quyết và quyết định của cấp trên và của cấp mình

 Chế độ pháp lý về trách nhiệm trong quản lý

Trang 4

Trong hoạt động kinh tế - xã hội, chủ thể quản lý có rất nhiều mối quan hệ pháp luật với nhau Giữa các đơn vị thường thông qua hình thức hợp đồng để tiến hành hoạt động lao động Nếu bên nào vi phạm các điều khoản của hợp đồng thì phải bồi thường và bị phạt theo chế độ pháp luật về hợp đồng Cùng với nghĩa vụ hợp đồng còn các quy định các loại nghĩa vụ khác của cơ quan quản lý cấp trên, của các cơ quan chức năng: tài chính, ngân hàng, vật tư…

Trong các loại nghĩa vụ trên cần nghiêm chỉnh thi hành chế độ trách nhiệm cá nhân, đặc biệt cần chú ý đến chế độ trách nhiệm vật chất

 Cơ chế điều khiển hành chính - luật pháp trong quản lý

Trong thực tế hoạt đông xã hội xuất hiện các bối cảnh và tình huống rất đa dạng, chỉ riêng các

hệ thống quy phạm luật pháp thì chưa đủ, cần phải có cơ chế điều hành hành chính phù hợp, linh hoạt và nhạy bén để giải quyết mọi vấn đề lớn nhỏ nãy sinh Nó là tiến trình đưa vào ứng dụng các quy phạm luật pháp

Việc điều chỉnh hành chính - luật pháp được thực hiện dưới nhiều hình thức, thông qua việc hướng đẫn, đôn đốc và kiểm tra thực thi các chỉ tiêu kế hoạch, các quyết định, chỉ thị, điều lệ và các văn bản hành chính, luật pháp khác Trên thực tế, nhiều cơ quan, nhiều cá nhân lãnh đạo quan liêu, duy ý chí, lạm dụng quyền hành đưa ra các mệnh lệnh, quyết định, chỉ thị thiếu cơ sở khoa học và thực tế hoặc không dám chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình

c Sử dụng các phương pháp hành chinh-luật pháp đòi hỏi các cấp quản lý phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:

Một là, quyết định hành chính - luật pháp chỉ có hiệu quả cao khi nó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế xã hội

Khi đưa ra một quyết định phải cân nhắc, tính toán hợp lý các loại lợi ích: kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội, ngoài ra còn phải hiểu rõ tình hình thực tế, nắm vững tình huống cụ thể Chủ thể quản lý chỉ ra quyết định trên cơ sở có đầy đủ thông tin cần thiết Tập hợp đủ thông tin, tính toán đầy đủ đến các lợi ích, các khía cạnh có liên quan, đảm bảo cho quyết định hành chính - luật pháp có căn cứ khoa học

Người cán bộ quản lý giỏi, có nhiều kinh nghiệm không chỉ ra quyết định khi có đủ thông tin

mà còn dự báo được những nét phát triển chính, những mặt tích cực cũng như các mặt tiêu cực có thể diễn ra khi quyết định được thi hành Từ đó sẵn sang bổ sung các biện pháp, phát huy mặt tích cực và hạn chế, ngăn chặn mặt tiêu cực nếu có

Hai là, khi sử dụng phương pháp hành chính-pháp luật phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của người ra quyết định Mỗi đơn vị, mỗi cán bộ quản lý tùy quyền hạn của mình, phải có trách nhiệm sử dụng các quyền hạn đó Ở cấp càng cao, phạm vi tác động của pháp luật càng rộng, nếu sai thì tổn thất càng lớn Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm đầy đủ về quyết định của mình

Do vậy, phải đảm bảo gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm, chống việc lạm dụng quyền hành nhưng không dám chịu trách nhiệm, cũng như chống hiện tượng trốn tránh trách nhiệm, không dám ra quyết định, mệnh lệnh

Tóm lại các phương pháp hành chính luật pháp rất cần thiết cho quá trình quản lý, không có nó thì không thể quản lý có hiệu quả

C Vận dụng:

Trang 5

Để vận dụng tốt phương pháp trên vào thực tiễn công việc, trước tiên đòi hỏi cán bộ điều hành, quản lý nói chung là cấp lãnh đạo phải nắm rỏ các nguyên tắc, qui trình của phương pháp, đào tạo

kỹ năng cho cán bộ chuyên trách sao cho có một đội ngũ đồng đều về kiến thức và nhận thức đúng đắn về qui mô và phạm vi áp dụng trên

Bên cạnh đó, cán bộ lãnh đạo phải tăng cường công tác giám sát, kiểm tra nhằm điều chỉnh kịp thời cũng như nắm bắt được sâu sát vấn đề trước khi đưa ra các quyết định Vì đặc điểm của phương pháp này mang tính bắt buộc và quyền lực nên ngoài việc dứt khoát, quyết đoán, rỏ ràng,

cụ thể, đòi hỏi quyết định phải có tính chính xác cao để tạo được niềm tin và sự đồng thuận của tập thể

Ngoài ra, cần phải phân quyền quản lý nhằm giúp việc thực thi công việc cũng như rà soát tính hiệu quả được chi tiết, cụ thể hơn Việc phân quyền quản lý sẽ giúp phương pháp này đi sâu vào từng vùng, từng huyện thị, từng bộ phận, từng phòng ban và chúng ta có thể đánh giá quá trình thực hiện các mệnh lệnh cũng như sự phản hồi thực tế khách quan sau qua trình triển khai

Trần Quốc Bảo

Trang 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI:

Phương pháp hành chính - luật pháp

Phương pháp chủ đạo trong công tác quản lý - Vận dụng phương pháp đó trong công tác quản lý.

Người thực hiện: Trần Quốc Bảo Lớp 10 chuyên đề Quản lý giáo dục tại Đại học Quảng Nam

Quảng nam, tháng 05 năm 2008

Ngày đăng: 16/03/2013, 08:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w