Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
684 KB
Nội dung
0 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ART Liệu trình điều trị bằng thuốc kháng retro vi rút ARV Thuốc điều trị kháng retro vi rútvi rút BN Bệnh nhân CD4 Tế bào Lympho T CD4 CSTN Chăm sóc tình nguyện CSĐT Cơ sở điều trị CĐHA Chẩn đoán hình ảnh DALY Số năm sống điều chỉnh theo mức độ tàn tật DFID Cơ quan hợp tác phát triển vương quốc Anh DPLTMC Dự phòng lây truyền mẹ con HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người ICER Tỷ suất chi phí tăng thêm IDU Nghiện chích ma túy KCB Khám chữa bệnh MSM Nam quan hệ tình dục đồng giới NCH Người có HIV NTCH Nhiễm trùng cơ hội OPC Phòng khám ngoại trú PEPFAR Chương trình hỗ trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ PNMT Phụ nữ mang thai QALY Số năm sống điều chỉnh theo chất lượng QTC Quỹ Toàn cầu STI TB Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục Trung bình TTYT TTB Trung tâm y tế Trang thiết bị TW Trung ương UNAIDS Cơ quan thường trú của Liên hiệp quốc về phòng chống AIDS UNICEF Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc VCT Tư vấn xét nghiệm tự nguyện 0 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Để có căn cứ xây dựng các phương án chuẩn bị về nguồn lực cho chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trong Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, các thông tin về chi phí điều trị HIV/AIDS là các tham số đầu vào quan trọng giúp cho việc ước tính nhu cầu nguồn lực tài chính cho chương trình chăm sóc và điều trị được đầy đủ và khả thi Trong điều trị ARV, thời điểm điều trị có tác động rất lớn đến hiệu quả điều trị và số lượng bệnh nhân tiếp cận với chương trình. Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo điều trị sớm cho bệnh nhân HIV/AIDS và khởi điểm điều trị theo mức CD4<350 tế bào/mm3. Tuy nhiên tại Việt Nam việc phát hiện sớm và điều trị sớm vẫn còn là một thách thức khi bệnh nhân vẫn đến các cơ sở điều trị trong tình trạng bệnh đã tiến triển với CD4 xuống dưới mức 100 tế bào/mm 3 . Do đó, xác định thời điểm điều trị tối ưu trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế cũng là một vấn đề cần được giải quyết đối với các nhà quản lý chương trình điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam. Đề tài “Chi phí điều trị HIV/AIDS và chi phí - hiệu quả điều trị theo mức tế bào CD4 tại một số tỉnh, thành phố” được triển khai nhằm các mục tiêu sau: 1.Phân tích thực trạng chi phí điều trị HIV/AIDS tại một số tỉnh, thành phố Việt Nam giai đoạn 2009-2010. 2.Phân tích chi phí-hiệu quả điều trị theo mức tế bào CD4 tại các điểm nghiên cứu. * Những đóng góp mới của luận án: - Luận án đã mô tả đầy đủ thực trạng về chi phí điều trị HIV/AIDS tại 10 tỉnh, thành phố tại Việt Nam giai đoạn 2009-2010. Kết quả về chi phí điều trị HIV/AIDS trong luận án mang tính đại diện cao, có thể áp dụng cho chương trình điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam. Luận án đã phân tích sự thay đổi của chi phí điều trị HIV/AIDS theo các yếu tố liên quan và xác định được tỷ trọng của các thành phần chi phí theo từng giai đoạn điều trị. - Đây là đề tài đầu tiên về phân tích chi - phí hiệu quả trong lĩnh vực điều trị HIV/AIDS. Là nghiên cứu có sự kết hợp giữa một nghiên cứu y sinh học và nghiên cứu kinh tế y tế. Nghiên cứu đã xác định được mối liên hệ giữa chi phí và hiệu quả điều trị HIV/AIDS theo các mức CD4 trong đó hiệu quả được quy đổi và đo lường bằng số năm sống tăng thêm theo các mức CD4. * Bố cục của luận án: Luận án gồm 130 trang, 4 chương gồm Đặt vấn đề: 2 trang; Chương 1- Tổng quan: 32 trang; Chương 2- Đối 2 tượng và phương pháp nghiên cứu: 25 trang; Chương 3- Kết quả: 43 trang; Chương 4- Bàn luận: 25 trang; Kết luận: 2 trang; Kiến nghị: 1 trang; 39 bảng, 39 biểu đồ, 7 sơ đồ và 150 tài liệu tham khảo, trong đó 22 tài liệu tiếng Việt và 128 tài liệu tiếng Anh. Chương 1 TỔNG QUAN I.1. Điều trị HIV/AIDS, các mô hình điều trị HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam I.1.1.Tình hình điều trị HIV/AIDS và nhu cầu điều trị ARV trên thế giới Đến hết năm 2011, tại các quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập trung bình trên thế giới đã có 8.000.000 người được nhận thuốc điều trị kháng vi rút tăng gấp 25 lần so với năm 2002.Nhiều người nhiễm HIV đã được tham gia điều trị tuy nhiên họ đến các cơ điều trị muộn, CD4 thấp hơn rất nhiều mức CD4 do Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo bắt đầu điều trị. I.1.2.Nhu cầu điều trị ARV tại Việt Nam Cùng với việc tăng số người nhiễm HIV, nhu cầu được điều trị và chăm sóc HIV/AIDS cũng ngày càng tăng. Nhu cầu điều trị HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015 được ước tính như sau: Năm 2012 (119.298 người), Năm 2013 (129.379 người), Năm 2014 (139.646 người), Năm 2015 (150.120 người) và dự báo đến năm 2020 khoảng 195.380 người. 1.1.3. Các mô hình điều trị HIV/AIDS trên thế giới 1.1.3.1. Mô hình điều trị tập trung tại các cơ sở y tế 1.1.3.2. Mô hình điều trị HIV/AIDS dựa vào cộng đồng 1.1.4. Các mô hình điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam 1.1.4.1. Mô hình quản lý điều trị HIV/AIDS thuộc hệ thống y tế a) Tại các bệnh viện Trung ương b) Tại các bệnh viện đa khoa tỉnh/huyện c) Tại các trung tâm y tế tuyến tỉnh/huyện 1.1.4.2. Mô hình điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở ngoài hệ thống y tế a) Tại các trại giam và tại trung tâm 05-06 b) Mô hình điều trị tại các cơ sở bảo trợ xã hội c) Mô hình thí điểm: sáng kiến điều trị 2.0 và mô hình cung cấp dịch vụ điều trị cơ bản tại tuyến xã, phường 1.1.5. Nội dung phân tích chi phí - hiệu quả Phân tích chi phí - hiệu quả giúp tính toán chi phí trên một đơn vị hiệu quả tăng thêm (ICER). Để so sánh kết quả giữa các can thiệp 3 của quốc gia hay khu vực. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra quy ước về cách xác định các phương án chi phí - hiệu quả như sau: - ICER < GDP/đầu người/năm: Phương án can thiệp rất có tính chi phí - hiệu quả - ICER nằm trong khoảng 1-3 GDP/đầu người/năm: Phương án có tính chi phí - hiệu quả - ICER > 3 GDP/đầu người/năm: Phương án không có tính chi phí - hiệu quả Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu có hai cấu phần chính: 1) Phân tích chi phí điều trị HIV/AIDS và 2) chi phí-hiệu quả điều trị theo mức CD4. 2.1. Phân tích thực trạng chi phí điều trị HIV/AIDS tại một số tỉnh, thành phố Việt Nam giai đoạn 2009-2010. 2.1.1. Địa bàn, thời gian và đối tượng nghiên cứu 2.1.1.1. Địa bàn nghiên cứu Đề tài được tiến hành tại 17 cơ sở điều trị HIV/AIDS ngoại trú và nội trú trên 10 tỉnh, thành phố tại Việt Nam bao gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Hải Dương, Ninh Bình, Hải Phòng, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Khánh Hòa. 17 cơ sở điều trị này được lựa chọn có chủ đích trong 30 cơ sở điều trị đã tham gia nghiên cứu theo dõi kháng thuốc ARV thuần tập của Cục Phòng, chống HIV/AIDS năm 2009. 2.1.1.2 .Thời gian nghiên cứu Thời gian ước tính chi phí: 3/2009-3/2010. 2.1.1.3. Đối tượng nghiên cứu Là bệnh nhân HIV/AIDS người lớn (trên 15 tuổi), đã phát hiện HIV dương tính, có đăng ký khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú tại cơ sở điều trị thuộc mẫu nghiên cứu HIV/AIDS bao gồm bệnh nhân điều trị trước ARV, điều trị ARV bậc 1 năm đầu, điều trị ARV bậc 1 từ năm thứ hai và điều trị ARV bậc 2. Có thời gian điều trị thỏa mãn với yêu cầu thời điểm tính chi phí. 2.1.2.Phương pháp nghiên cứu 2.1.2.1.Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích và thu thập hồi cứu số liệu về chi phí điều trị nội trú và ngoại trú HIV/AIDS. Chi phí điều trị nội trú được tính theo chi phí/bệnh nhân/đợt điều trị Chi phí điều trị nội trú bao gồm toàn bộ các thuốc, vật tư tiêu hao, dịch vụ xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, chi cho nhân lực, chi 4 hành chính, khấu hao, phát sinh trong toàn bộ thời gian điều trị nội trú của người bệnh. Đợt điều trị nội trú là tổng thời gian tính từ thời điểm người bệnh nhập viện cho đến thời điểm xuất viện đối với tất cả người bệnh đã được xác định nhiễm HIV dương tính trước hoặc trong thời gian điều trị nội trú. Chi phí cho các giai đoạn điều trị ngoại trú được tính theo chi phí/bệnh nhân/năm. Chi phí cho bệnh nhân ngoại trú bao gồm chi phí cho tư vấn, xét nghiệm, thuốc và điều trị nhiễm trùng cơ hội, cho nhân lực, chi hành chính và khấu hao nhà, trang thiết bị, được phân theo các giai đoạn: - Trước điều trị ARV ( chi phí/người/năm) - Điều trị ARV bậc 1 năm đầu ( chi phí/người/năm) - Điều trị ARV bậc 1 từ năm thứ hai trở đi ( chi phí/người/năm) - Điều trị bậc 2 (Chi phí/người/năm) Điều trị ngoại trú được xác định theo quy trình điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút HIV (ARV) được ban hành kèm theo Quyết định số 3003/2006/QĐ-BYT ngày 09/6/2009 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS. 2.1.2.2. Quan điểm phân tích chi phí Quan điểm chi phí là của từ phía cung cấp dịch vụ với các cơ sở y tế công lập tham gia điều trị HIV/AIDS bao gồm các bệnh viện, trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh/thành phố, các trung tâm y tế huyện. 2.1.2.3. Phương pháp phân tích chi phí Phương pháp phân tích chi phí được sử dụng trong nghiên cứu này là sự kết hợp của phương pháp phân tích chi phí từ trên xuống (phương pháp phân bổ từng bước) đối với các chi phí lao động, chi vận hành, chi khấu hao và phương pháp phân tích chi phí từ dưới lên tức là ước tính chi phí chi tiết cho thuốc, vật tư tiêu hao, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm. Phương pháp giúp ước tính chi phí trung bình cho điều trị bệnh nhân theo các giai đoạn khác nhau. 2.1.2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu Nghiên cứu lựa chọn 20 bệnh án người lớn theo từng giai đoạn điều trị.Với 16 cơ sở điều trị ngoại trú HIV, tổng số bệnh án ngoại trú được lựa chọn ngoài phác đồ bậc 2 là 960 bệnh án. Với 5 cơ sở điều trị phác đồ bậc 2, nghiên cứu lựa chọn 1 mẫu gồm 150 bệnh nhân người lớn điều trị phác độ bậc 2. Đối với bệnh nhân điều trị nội trú; nghiên cứu sẽ thu thập 40 bệnh án người lớn tại từng cơ sở điều trị tuyến tỉnh và truyến trung 5 ương. Với 8 cơ sở điều trị nội trú trong mẫu nghiên cứu, tổng số bệnh án nội trú được lựa chọn là 320. Tổng số bệnh án được thu thập để tính chi phí là 1430 bệnh án. Trên thực tế đề tài đã phân tích chi phí trên 1401 bệnh án nội trú và ngoại trú HIV/AIDS. 2.1.3. Các chỉ số nghiên cứu - Nhóm chỉ số về thông tin chung đối tượng thuộc mẫu nghiên cứu bao gồm 4 chỉ tiêu về đặc điểm nhân khẩu, CD4 trung vị, tỷ trọng bệnh nhân theo các mức CD4 và tỷ lệ phân bố bệnh nhân theo tuyến và loại hình cơ sở điều trị. - Nhóm chỉ số về chi phí điều trị nội trú và ngoại trú HIV/AIDS và sự thay đổi của chi phí điều trị theo các yếu tố liên quan, tỷ trọng các thành phần chi phí: 27 chỉ số. 2.1.4. Bộ công cụ và vật liệu nghiên cứu Bộ công cụ thu thập số liệu gồm: (i) mẫu thu thập kết quả đầu ra của các cơ sở y tế; (ii) mẫu thu thập chi phí nhân lực; (iii) mẫu thu thập chi phí hành chính; (iv) mẫu thu thập chi phí khấu hao; (iv) mẫu thu thập chi phí điều trị nội trú; (v) mẫu thu thập chi phí điều trị ngoại trú 2.2. Phân tích chi phí-hiệu quả điều trị theo các mức tế bào CD4 tại các điểm nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm, đối tượng, địa bàn và thời gian nghiên cứu Để tính toán được hiệu quả là số năm sống tăng thêm khi người bệnh khởi điểm điều trị với các mức CD4 khác nhau, nghiên cứu đã phân tích số liệu thứ cấp từ nghiên cứu đánh giá đáp ứng lâm sàng và miễn dịch ở bệnh nhân người lớn điều trị ARV tại Việt Nam để phân tích sự thay đổi xác suất sống sót của người bệnh theo các mức tế bào CD4. Nghiên cứu đánh giá đáp ứng lâm sàng và miễn dịch ở bệnh nhân người lớn điều trị ARV tại Việt Nam được thực hiện trên 7758 bệnh nhân HIV/AIDS người lớn, tại 30 cơ sở điều trị được lựa chọn ngẫu nhiên từ 120 cơ sở điều trị trên toàn quốc đang điều trị từ 50 bệnh nhân điều trị ARV trở lên. 30 cơ sở điều trị này phân bố trên 16 tỉnh thành phố bao gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Điện Biên, Quảng Ninh, Hải phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình, Bình Dương, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh.Nghiên cứu được tiến hành vào năm 2010 được thiết kế là nghiên cứu thuần tập, thu thập số liệu hồi cứu từ bệnh án tại các cơ sở điều trị. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 6 Phân tích hiệu quả điều trị HIV/AIDS theo các mức CD4 được đo lường bằng tỷ lệ giữa chi phí và hiệu quả điều trị. Các tham số về chi phí được lấy từ kết quả cầu phần 1 và Hiệu quả điều trị bằng số năm sống tăng thêm theo các mức CD4 được tính toán dựa trên xác suất sống sót của người bệnh theo các mức CD4 Xác suất sống sót theo các mức CD4: Sử dụng phương pháp phân tích sống sót Kaplan Meier để tính toán xác suất sống của hai nhóm bệnh nhân điều trị sớm (CD4 >=100 tế bào/mm 3 ) và điều trị muộn (CD4 <100 tế bào/ mm 3 ) Phân tích nguy cơ tử vong của các đối tượng theo mẫu nghiên cứu: Sử dụng mô hình hồi quy đa biến Cox để so sánh các yếu tố liên quan đến tử vong Chi phí - hiệu quả của các can thiệp được đo lường bằng tỷ suất chi phí tăng thêm cho một năm sống sót tăng thêm (ICER) theo các mức CD4. 2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu Xác suất sống sót các đối tượng nghiên cứu theo mức CD4: 6 chỉ số. Phân tích nguy cơ tử vong của các đối tượng trong mẫu nghiên cứu theo các yếu tố liên quan: 4 chỉ số. Số năm sống tăng thêm theo các mức CD4: 3 chỉ số. Chi phí - hiệu quả theo các mức CD4: 1 chỉ số 2.3. Đạo đức nghiên cứu: Đề cương nghiên cứu được Hội đồng Y đức của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Dại học Y tế công cộng Hà Nội. Chương 3. Kết quả 3.1. Phân tích thực trạng chi phí điều trị HIV/AIDS tại một số tỉnh, thành phố Việt Nam giai đoạn 2009-2010 3.1.1. Thông tin chung của các đối tượng tham gia nghiên cứu Tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu là 1401 trường hợp bao gồm bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Trong đó có 319 bệnh nhân nội trú và 1.082 bệnh nhân ngoại trú (305 bệnh nhân điều trị trước ARV, 332 bệnh nhân điều trị ARV bậc 1 năm đầu, 323 bệnh nhân điều trị ARV bậc 1 từ năm thứ hai và 122 bệnh nhân điều trị ARV bậc 2). Nam giới chiếm 64% trong đó nữ giới chiếm 36%. Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu trong cả mẫu nghiên cứu là 33,6 năm (SE + 0,2 năm). 3.1.2. Chi phí điều trị nội trú HIV/AIDS 3.1.2.1. Chi phí điều trị nội trú HIV/AIDS và sự thay đổi của chi phí điều trị theo các yếu tố liên quan Chi phí điều trị đối với bệnh nhân nội trú HIV/AIDS là 4.341.253 đồng/ đợt điều trị (SE + 299.367 đồng). a) Chi phí điều trị và thời gian điều trị tại các cơ sở điều trị 7 Chi phí điều trị trung bình/đợt điều trị của bệnh viện trung ương và các bệnh viện thành phố trực thuộc trung ương cao hơn chi phí điều trị trung bình/đợt điều trị của các bệnh viện tuyến thấp hơn ( Biểu đồ 3.3) Biểu đồ 3.3.Chi phí điều trị và thời gian điều trị tại các cơ sở b) Tỷ trọng các bệnh nhiễm trùng cơ hội và chi phí điều trị tương ứng Biểu đồ 3.4. Số ca nhiễm trùng cơ hội và chi phí điều trị Viêm đường hô hấp là bệnh nhiễm trùng cơ hội có tần xuất xuất hiện cao nhất trong mẫu nghiên cứu, tiếp đến là lao, tiêu chảy, mắc nấm và một số triệu chứng. Chi phí điều trị cao nhất là hơn 10 triệu đồng cho các ca điều trị nhiễm trùng cơ hội như nấm toxo plasma tuy nhiên tần xuất xuất hiện bệnh này không nhiều như hai bệnh phổ biến là viêm hô hấp và lao với chi phí điều trị hai bệnh này đều xấp xỉ 3,7 triệu đồng/đợt điều trị. c) Sự thay đổi của chi phí điều trị theo giới tính và nhóm tuổi Bảng 3.6 và 3.7. Chi phí điều trị theo giới tính và nhóm tuổi 8 Đặc điểm N % Thời gian điều trị TB (ngày) Chi phí TB/đợt (VNĐ) Chi phí TB/ngày (VNĐ) Nam 235 74,4 15 4.451.606 296.774 Nữ 81 25,6 17 3.936.423 231.554 <=25 24 7,5 11 2.766.480 251.498 26-30 99 31,2 18 4.052.258 225.125 31-35 101 31,8 17 5.596.973 329.234 36-40 46 14,5 13 3.208.808 246.831 41-45 25 7,8 12 4.210.865 350.905 46+ 23 7,2 11 4.227.326 384.302 d) Sự thay đổi của chi phí theo tình trạng bệnh 42% bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ở tình trạng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng với CD4 xuống dưới 50 tế bào/mm 3 . Chi phí điều trị của nhóm bệnh nhân này cao gần gấp hai lần so với chi phí của nhóm bệnh nhân có tình trạng miễn dịch đã cải thiện. Bảng 3.9: Chi phí điều trị theo các mức tế bào CD4 Các mức CD4 khi nhập viện N % Thời gian điều trị TB (ngày) Chi phí TB/đợt (VNĐ) Chi phí TB/ngày (VNĐ <50 56 42,7 19 7.474.717 393.406 51-100 27 20,6 24 5.008.118 208.672 101-200 26 19,8 28 5.466.331 195.226 201+ 22 16,8 15 3.783.965 252.264 Chi phí điều trị trung bình/ngày của nhóm bệnh nhân có CD4 <50 tế bào/mm 3 là 393.406 đồng cao gần gấp hai lần so với chi phí của nhóm bệnh nhân có CD4 từ 50 - 101 tế bào/mm 3 và nhóm có CD4 từ 101 - 200 tế bào/mm 3 . e) Sự thay đổi của chi phí điều trị theo tuyến điều trị Bảng 3.10: Chi phí điều trị theo tuyến điều trị Phân bố bệnh nhân theo N % Thời gian điều trị TB (ngày) Chi phí TB/đợt (VNĐ) Chi phí TB/ngày (VNĐ) CSĐT trung ương 80 25,1 12 7.197.176 599.765 CSĐT tuyền tỉnh 195 61,1 11 3.225.616 293.238 TT PC AIDS tỉnh 44 13,8 38 4.092.966 107.710 Chi phí điều trị trung bình tại các cơ sở điều trị nội trú tuyến trung ương cao gấp 2,5 lần chi phí điều trị tại tuyến tỉnh. Chi phí điều trị nội trú trung bình tại các Trung tâm PC AIDS tuyến tỉnh cao hơn chi phí điều trị trung bình của các CSĐT tuyến tỉnh khác. [...]... 3.2.2 Chi phí - hiệu quả điều trị theo các mức tế bào CD4 Bảng 3.32 Chi phí - hiệu quả điều trị theo các mức tế bào CD4 Các mức CD4 (tế bào/ mm3) CD4 =100 Chi phí cho Số năm Chi phí/ số năm sống sống năm sống cả vòng đời (năm) (VNĐ) (VNĐ) C E C/E 326.455.952 17,98 18.155.576 524.186.495 30.60 17.131.795 Chi phí tăng thêm/năm sống Incr CE 15.672.675 Chi phí trên một năm sống sót tăng thêm của điều. .. các thành phần chi phí trong điều trị phác đồ bậc 2 17 3.2 Phân tích chi phí - hiệu quả điều trị HIV/AIDS theo các mức tế bào CD4 3.2.1 Số năm sống tăng thêm theo các mức CD4 Đánh giá chi phí - hiệu quả của điều trị ARV đối với bệnh nhân HIV theo ngưỡng CD4 < 100 tế bào/ mm3 và CD4 >= 100 tế bào/ mm3 bằng phần mềm TreeAge 2011 cho kết quả như sau: Biểu đồ 3.24 Số năm sống tăng thêm theo các mức CD4 3.2.2... tích chi phí theo các mức CD4 ở mức độ =100 tế bào/ mm3 như biểu đồ 3.9 dưới đây Chi phí điều trị giảm đi khi miễn dịch của bệnh nhân tốt hơn 13 Biểu đồ 3.9 Chi phí điều trị ngoại trú HIV/AIDS theo hai mức CD4 Chi phí điều trị sớm (CD4> =100 tế bào/ mm3) thấp hơn 38% so với chi phí điều trị muộn (CD4= 100 tế bào/ mm3 cho cả vòng đời là 524.186.495 đồng so với 326.455.952 đồng của điều trị muộn CD4 = 100 tế bào/ mm3 là 17.131.795 đồng so với 18.155.576 đồng của điều trị muộn CD4 = 100 tế bào/ mm 3 so với điều trị muộn . thêm theo các mức CD4 3.2.2. Chi phí - hiệu quả điều trị theo các mức tế bào CD4 Bảng 3.32. Chi phí - hiệu quả điều trị theo các mức tế bào CD4 Các mức CD4 (tế bào/ mm 3 ) Chi phí cho số năm sống cả. và chi phí - hiệu quả điều trị theo mức tế bào CD4 tại một số tỉnh, thành phố được triển khai nhằm các mục tiêu sau: 1.Phân tích thực trạng chi phí điều trị HIV/AIDS tại một số tỉnh, thành phố. Phân tích chi phí điều trị HIV/AIDS và 2) chi ph - hiệu quả điều trị theo mức CD4. 2.1. Phân tích thực trạng chi phí điều trị HIV/AIDS tại một số tỉnh, thành phố Việt Nam giai đoạn 200 9-2 010. 2.1.1.