Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _5 ppt

5 200 0
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _5 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG IV XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG NGẠCH QUÂN HOÀN CHỈNH. QUÂN CỐT TINH KHÔNG CỐT NHIỀU, NGỤ BINH Ư NÔNG, TOÀN DÂN LÀ LÍNH Thời Lý - Trần cũng như nhiều giai đoạn khác trong lịch sử dân tộc, vấn đề củng cố quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập tự chủ luôn luôn được nhà nước và nhân dân ta quan tâm đặc biệt. Gần như thông lệ sau khi củng cố được địa vị thống trị của mình, các triều đại phong kiến phương Bắc lại tìm cơ hội đưa quân sang xâm lược nước ta. Kẻ thù dân tộc ta lúc đó là các thế lực bành trướng nhà Tống, nhà Nguyên - Mông rất lớn mạnh: nước lớn, đông dân lương nhiều, quân đông, đã từng nổi tiếng thế giới đương thời về những đạo bộ binh, kỵ binh tinh nhuệ, các hạm thuyền lớn vượt biển Trong khi quân thù to lớn và tàn bạo thì trái lại, nước Đại Việt nhỏ bé chỉ có chừng 5 đến 7 triệu dân, quân đội thường trực lúc hòa bình chỉ khoảng 5 đến 10 vạn. Để đánh thắng giặc, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc thì nhiệm vụ xây dựng quân đội như thế nào là một phương lược lớn của tổ tiên ta thuở ấy. Bấy giờ hoàn cảnh đặt ra hai nhu cầu cấp thiết: vừa phải xây dựng nước nhà giàu mạnh, vừa phải tăng cường khả năng quốc phòng, sẵn sàng đối phó với nguy cơ xâm lược. Trước yêu cầu lịch sử đó, triều Lý và triều Trần đã không ngừng củng cố nhà nước tập quyền, tăng cường khối đoàn kết thống nhất, thực hiện khoan thư sức dân, xây dựng quân đội chính quy Thời đó, một hệ thống ngạch quân được tổ chức hoàn chỉnh với đủ các thành phần, trong đó, quân đội thường trực quốc gia là lực lượng nòng cốt được xây dựng theo phương thức “cốt tinh nhuệ không cốt nhiều”. Chính sách “ngụ binh ư nông” đã trở thành quốc sách, bảo đảm chất lượng và số lượng quân đội khi hoà binh cũng như lúc chiến tranh. Phương lược đó đã đáp ứng tốt mục tiêu của các triều đại Lý, Trần là xây dựng chính quyền quân chủ tập trung vững mạnh làm cho quốc gia thịnh vượng, “quốc phú binh cường”. I. XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG NGẠCH QUÂN HOÀN CHỈNH Đầu thế kỷ X, sau khi đánh tan giặc ngoại xâm, Ngô Quyền xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ. Tổ chức quân đội lúc đó còn thô sơ, biên chế chưa được phân định rõ rệt. Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn các sứ quân, bắt tay xây dựng nhà nước thống nhất và có dụng tâm tổ chức một quân đội mạnh. Năm Thái Bình thứ nhất (974), nhà Đinh định ngạch quân 10 đạo, mỗi đạo có 10 quân, mỗi quân có 10 lữ, mỗi lữ có 10 tốt, mỗi tốt có 10 ngũ, mỗi ngũ có 10 người. Quân đội do Thập đạo tướng quân Lê Hoàn chỉ huy. Nếu tính ra số quân triều Đinh có 100 vạn; chắc đó chỉ là ngạch quân biên sổ, đặt sẵn về mặt tổ chức biên chế, còn binh lính chủ yếu ở nhà sản xuất, khi có việc luyện tập, canh phòng hoặc chiến đấu mới gọi ra lệ thuộc các tướng. Vua Đinh đã để lại cho đời sau một di sản quý báu. Nhờ đó, năm 981, Lê Hoàn kế vị đã đem Thập đạo quân đánh tan quân xâm lược Tống. Năm Thiên Phúc thứ 7 (986), Lê Hoàn cho điểm dân làm lính, lấy người khỏe mạnh sung vào quân Túc vệ, mỗi người lính được thích vào trán ba chữ “Thiên tử quân”. Tiếp đó, vua Lê lại kiểm duyệt quân đội phân phối đi các đạo, phủ, tổ chức các đội ngũ, cho làm cung nỏ, rèn giáo mác và đóng chiến thuyền; chia tướng làm hai ban, chế mũ đầu mâu màu bạc phát cho quân lính, v.v… Như vậy trước thời Lý, Đại Việt đã có tổ chức quân đội chính quy. Thời Đinh - Lê đã quy định khung biên chế, nhiều lần cải cách tổ chức quân đội. bước đấu có những quy chế thống nhất về tổ chức và trang bị. Nhà Lý rồi nhà Trần kế tiếp nhau thừa hưởng thành quả của các triều đại trước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có tổ chức quân đội, và đều đạt được những thành tựu mới trên lĩnh vực này. Trên cơ sở tổ chức quân sự quốc phòng đạt được từ thế kỷ X, nhà nước Lý - Trần đã xây dựng hệ thống ngạch quân của mình. Đó là một hệ thống tổ chức quân sự từ trung ương đến tận làng xã, động bản. Lực lượng quân sự thời Lý - Trần bao gồm các thành phần sau đây: 1 - Quân chủ lực của triều đình. 2 - Quân của lộ, phủ, châu. 3 - Quân của quý tộc, tông thất (quân vương hầu) 4 - Lực lượng dân binh (hương binh) trong làng xã, động bản. Thành phần chủ yếu của lực lượng quân sự thời Lý - Trần là những đơn vị quân đội thuộc quyền quản lý trực tiếp của triều đình trung ương. Đây là lực lượng quân chủ lực của nhà nước, gồm có Cấm quân và Sương quân. Cấm quân bao giờ cũng là lực lượng nòng cốt, thường được gọi là Thân quân hay quân trong kinh. Lúc hòa bình Cấm quân đóng ở kinh thành, có nhiệm vụ bảo vệ vua và triều đình, khi có chiến tranh là chủ lực quân đánh giặc giữ nước. Trong xã hội phong kiến, kinh đô luôn luôn là mục tiêu bảo vệ quan trọng nhất. Kinh đô Thăng Long, nơi đầu não của đất nước, trông đó có vua, hoàng tộc và cả triều đình ở và làm việc, thường xuyên được bảo vệ cẩn mật. Nhiệm vụ này được nhà nước giao cho Cấm quân. Vì thế thời kỳ nào, triều đại nào, Cấm quân cũng được chú ý xây dựng và phát triển. Năm 1028, Lý Thái Tông đặt 10 vệ điện tiền Cấm quân, gồm tả và hữu các vệ: Quảng Thánh, Quảng Vũ, Ngự Long, Bổng Nhật, Phủng Nhật và Trừng Hải. Sử thần Ngô Thì Sỹ chép: “Đặt ra Cấm quân trước điện vua gọi là các vệ Quảng Thánh, Quảng Vũ, Ngự Long, Phủng Nhật và Trừng Hải, mỗi vệ chia ra tả và hữu trực; trại quân đóng cả trong cấm thành để bảo vệ, tổng cộng là 10 vệ”1. Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên các đô quân Khuông Thánh của Thần Vệ thành Củng Thánh, Quảng Đức thành Trung Vũ, Quảng Vũ thành Chiêu Vũ; đồng thời đặt thêm tả, hữu Long Dực đô, mỗi đô 100 người. Năm 1059, nhà vua lại chia quân thành tám hiệu: Ngự Long, Vũ Thắng, Long Dực, Thần Điện, Bổng Thắng, Bảo Thắng, Hùng Lược và Vạn Tiệp; mỗi hiệu quân đều chia làm tả, hữu, tiền, hậu, bốn bộ hợp thành 100 đội, trong đó có cả lính kỵ mã và lính bắn đá, mỗi người thích lên trán ba chữ “thiên tử quân”. Đến đời Lý Nhân Tông, năm 1104, duyệt binh Hưng Nam, Vũ Tiệp tả và hữu, đổi làm đô Ngọc Giai, binh Ngự Long đổi thành đô Hưng Thánh, Quảng Vũ; những người thuộc họ lớn trong dân cho làm binh Vũ Thắng, đồng thời đổi điền nhi làm binh Thiết Lâm. Năm 1118 nhà vua cho tuyển 350 con trai hạng hoàng đại nam khỏe mạnh để sung vào làm binh các đô Ngọc Giai, Hưng Thánh, Vũ Đô và Ngự Long. Năm sau, vua sai duyệt sáu binh Vũ Tiệp, Vũ Lâm, v.v…, hạng khỏe giỏi cho làm hỏa đầu (đội trưởng) ở các quân Ngọc Giai, Hưng Thánh, Bổng Nhật, Quảng Thánh, Vũ Đô, v.v…, hạng dưới cho làm lính các độ đó. Sử chép: “Binh chế buổi đầu đời Lý lấy thân quân làm trọng gọi là Cấm quân. Cấm vệ có 10 quân, mỗi quân có 200 người, đều có tả hữu; phải túc trực thường xuyên”2. . Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG IV XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG NGẠCH QUÂN HOÀN CHỈNH. QUÂN CỐT TINH KHÔNG CỐT NHIỀU, NGỤ BINH Ư NÔNG, TOÀN DÂN LÀ LÍNH Thời Lý - Trần. khi quân thù to lớn và tàn bạo thì trái lại, nước Đại Việt nhỏ bé chỉ có chừng 5 đến 7 triệu dân, quân đội thường trực lúc hòa bình chỉ khoảng 5 đến 10 vạn. Để đánh thắng giặc, bảo vệ vững. tranh là chủ lực quân đánh giặc giữ nước. Trong xã hội phong kiến, kinh đô luôn luôn là mục tiêu bảo vệ quan trọng nhất. Kinh đô Thăng Long, nơi đầu não của đất nước, trông đó có vua, hoàng

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan