Kế sách giữ nước thời Lý-Trần_30 pot

6 203 1
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần_30 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG II XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VỮNG MẠNH, THỰC HIỆN GIANG SƠN MỘT MỐI, VUA TÔI ĐỒNG LÒNG, CẢ NƯỚC GÓP SỨC Vương triều Lý nói riêng, bộ máy nhà nước thời Lý - Trần nói chung, xuất hiện trên vũ đài lịch sử vào tháng 10 năm Kỷ Dậu ( 1009) bằng việc Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn tự lập ngôi vua tại kinh đô Hoa Lư. Nhìn lại lịch sử hình thành tổ chức bộ máy nhà nước từ sau khi giành lại được nền độc lập tự chủ, vào đầu thế kỷ X, nếu như nhà nước thời Đinh ra đời trong dẹp loạn sứ quân, khôi phục nền thống nhất đất nước, thì nhà nước Tiền Lê (Lê Hoàn) ra đời từ chiến thắng quân xâm lược Tống lần thứ nhất. Như vậy, ngay từ thế kỷ đầu của kỷ nguyên mới nước Đại Cồ Việt đã vượt qua được những thử thách nghiêm trọng. Các nhà nước Đinh, Tiền Lê đã nối tiếp nhau tốn tại, phát triển, thực hiện chức năng quản lý xã hội, bảo vệ độc lập cho đất nước, tự do cho nhân dân. Còn gì nguy hiểm cho bằng đối với một quốc gia là chia rẽ, phân tán từ bên trong và giặc ngoài rắp tâm xâm lấn. Một đất nước dù có truyền thống dựng nước lâu dài, giữ nước kiên cường đến đâu, nhưng một khi đã lâm vào tình trạng “vô chủ” thì khó bể bảo vệ được nền độc lập quốc gia. “Chủ” ở đây là bộ máy nhà nước, đại diện cho dân, chịu trách nhiệm trước dân, trước lịch sử về sự tồn vong và phát triển của quốc gia dân tộc. Vương triều Lý xuất hiện, thay thế nhà Tiền Lê, đã thừa hưởng được một gia tài to lớn về phương diện tổ chức bộ máy nhà nước. Nhà nước thời Lý - Trần ra đời hoàn toàn không phải với hai bàn tay trắng như họ Khúc, họ Dương, họ Ngô. Đến lượt mình, các vua Lý vua Trần đã từng bước tiến hành những cải tổ quan trọng để xây dựng một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh, xứng đáng với tầm vóc của thời đại. Nhà nước thời Lý - Trần không chỉ xây dựng nên nước Đại Việt với nền văn hóa Thăng Long rực rỡ, mà quan trọng hơn là chiến thắng thù trong, giặc ngoài bảo vệ độc lập dân tộc, yên bình xã hội, mở mang bờ cõi, tạo thế đứng vững chãi, hùng mạnh cho đất nước trong bối cảnh khu vực còn đầy biến động. I. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ TRUNG ƯƠNG TẬP QUYỀN VỮNG MẠNH Để có được một nhà nước mạnh, trong bối cảnh phát triển chậm chạp của xã hội trung đại, không thể là công việc của một thời gian ngắn tính bằng năm tháng, mà phải tính bằng thế kỷ. Đó là một quá trình phát triển từng bước, từ nhận thức lý thuyết đến hoạt động thực tiễn: trải dài qua bốn thế kỷ - từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV. Nhà nước quân chủ ở nước ta hồi thế kỷ X tuy còn thô phác, đơn giản nhưng đã hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ của mình. Đến lúc này, nhà nước đó đã tỏ ra bất cập trước yêu cầu mới của xã hội. Sau khi Lê Hoàn mất, nhà nước Tiền Lê thời Long Việt, Long Dĩnh lâm vào tình trạng chao đảo do nội bộ bất hòa, người kế nghiệp hèn yếu, ít tài, kém đức. Mầm loạn lạc phân tán phát sinh, do việc Lê Hoàn chia các con đi trấn trị ở các địa phương. tạo ra cảnh tranh giành ngôi báu sau khi nhà vua qua đời. Mầm phân liệt vừa xuất hiện đã kịp thời bị dập tắt khi Long Đĩnh giết Long Việt lên ngôi trong cùng năm 905. Công bằng mà nói, ông vua cuối cùng của vương triều Tiền Lê có làm được nhiều việc như dẹp nội loạn, đặt lại quan chế, giao hảo với nhà Tống, đào sông, mở mang đường sá vào vùng Châu Ái (Thanh Hóa), Châu Hoan (Nghệ - Tĩnh), đặt quan hệ buôn bán với nước ngoài (Trung Quốc). Lê Long Đĩnh tuy có nhiều cố gắng nhưng đã tỏ ra lúng túng trong việc tìm kiếm một đường hướng để hoàn thiện bộ máy nhà nước quân chủ do ông đứng đầu. Cuối cùng Lê Long Dĩnh đã chọn kiểu nhà nước phong kiến Trung Hoa, lấy vương triều Tống làm mẫu mực: “Đổi lại quan chế và triều phục của các quan văn, võ và tăng đạo theo đúng như nhà Tống” vào năm 10061. Một năm sau, vào năm 1007, lại sai người “đem con tê trắng sang biếu nhà Tống, dâng biểu xin cửu kinh (chín kinh của nhà Nho) và kinh sách Đại Tạng (kinh sách nhà Phật). Nhà Tống ưng cho cả”2. Như vậy việc chủ động lựa chọn, tiếp thu mô hình tổ chức nhà nước phong kiến quân chủ trung ương tập quyền kiểu phương Đông không chỉ dừng lại ở sự sắp đặt về hình thức tổ chức, mà quan trọng hơn là ở lí thuyết cơ bản, đó là Nho giáo. Việc làm của Lê Long Đĩnh biểu thị một tinh thần tự giác đón nhận, tiếp thu thành tựu văn hóa văn minh của nhân loại trong tổ chức quản lý xã hội qua con đường giao lưu giữa các quốc gia trong khu vực vì mục đích xây dựng đất nước vững mạnh. Lý Thái Tổ lên ngôi thay nhà Tiền Lê, chuyển đô từ Hoa Lư ra Thăng Long lập nên vương triều Lý tiếp theo là nhà Trần đã kiến thiết, xây dựng kinh đô mới, sắp đặt bộ máy nhà nước quân chủ theo hướng đã lựa chọn từ thời Lê Long Đĩnh. Đó là một bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyền từng bước đi vào quỹ đạo của học thuyết Nho giáo gồm một hệ thống tổ chức quản lý hành chính từ triều đình trung ương cho đến các lộ- châu-trấn, phủ-huyện, hương-giáp-xã. Nhà nước thời Đinh, Tiền Lê với một hệ thống chính quyền đơn giản, qua nguồn tài liệu khan hiếm có thể nghĩ rằng chỉ gồm ba cấp: trung ương - đạo - giáp xã. Sự đơn giản đó còn thể hiện ở tổ chức bộ máy triều đình với một đội ngũ quan lại ít ỏi, buổi đầu có phân ban văn võ, phân nhiệm, nhưng chưa triệt để. Quan lại ở cấp đạo (10 đạo) có thể do nhà nước cắt cử, tuyển lựa từ đám thổ hào. Ở cấp hương - giáp, có lệnh trưởng, giáp trưởng đứng đầu giữ việc hộ tịch, đôn đốc các nghĩa vụ thu thuế và binh dịch mà mỗi thành viên phải đóng góp theo kiểu cống nạp. Một bộ máy nhà nước như vậy đã tỏ ra không còn phù hợp khi cơ sở xã hội công xã đã bước vào quá trình giải thể với sự xuất hiện của chế độ sở hữu ruộng đất tư nhân - một yếu tố khá năng động, góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình phát triển của lịch sử. Từ thế kỷ XI, sự phân hóa xã hội đã làm nẩy sinh những lợi ích của nhiều tầng lớp khác nhau mà nguyên tắc bình quân vốn có của công xã nông thôn không còn phù hợp. Nhà nước thô sơ hồi thế kỷ X không đủ khả năng và hiệu lực điều hòa lợi ích, giải quyết mâu thuẫn của một xã hội đang phát triển. Từ đó dẫn đến khả năng phân tán nhằm thiết lập những vùng thế lực làm suy yếu đất nước. Mặt khác, chiến tướng giặc Tống lần thứ nhất vào năm 980-981 diễn ra vào lúc nhà Tống mới thiết lập, còn đang trong quá trình đánh dẹp các thế lực cát cứ - tàn dư của cái gọi là “năm đời mười nước”. Đặc biệt nhà Tống còn tập trung đối phó với Liêu, Khiết Đan ở phía tây, Hạ ở phía bắc triền miên gần một thế kỷ. Cuộc kháng chiến chống giặc Tống lần thứ hai vào năm 1075 - 1077 dưới triều Lý diễn ra trong bối cảnh khác trước. Nhà Tống, thời Tống Thân Tông đã được củng cố, phát triển về mọi mặt với cuộc cải cách của Tể tướng Vương An Thạch. Trong hoàn cảnh đó, mặc dù tinh thẩn yêu nước, kiên quyết chống giặc ngoại xâm vốn là truyền thống quý báu của nhân dân ta, nhưng tồ chức nhà nước cỏn đơn giản, thô phác, quản lý lỏng lẻo của thời Đinh, Tiền Lê không đủ khả năng đánh thắng giặc ngoại xâm. Nhà Lý với Lý Công Uẩn - người mở đầu thời đại Lý - Trần thoát thai từ cửa Phật, từng được học hành, “ham thích kinh sử”, thông qua sự giáo dục của nhà chùa. Từ một chức quan võ cỡ lớn: Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ dưới thời Lê Long Đĩnh, Lý Công Uẩn lên ngôi vua vào lúc 36 tuổi đời (tuổi Ất)3. Như vậy. người đứng đầu bộ máy nhà nước quân chủ mở đẩu thời đại mới đã tích hợp trong mình những yếu tố đặc trưng của thời đại: tắm mình trong cái nôi của Phật giáo, hấp thụ tri thức của học thuyết Nho giáo, trưởng thành từ nghiệp võ. Trong khi đó, những người cầm đầu nhà nước hối thế kỷ X có chăng chỉ xuất thân từ nghiệp võ. Vị trí, vai trò của cá nhân người đứng đầu nhà nước bất kỳ ở đâu, vào thời nào cũng cực kỳ quan trọng, tác động không nhỏ - nếu không muốn nói là quyết định, đối với sự phát triển của đất nước. Ở trường hợp Lý Công Uẩn, nếu như thời đại đã hun đúc nên ông thì đến lượt mình, khi lên ngôi vua, ông đã tác động theo hướng tích cực, khẳng định sự lựa chọn đường hướng phát triển của lịch sử làm cho thời đại tỏa sáng với bản sắc độc đáo của đất nước và con người Đại Việt. ___________________________________________ . Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG II XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VỮNG MẠNH, THỰC HIỆN GIANG SƠN MỘT MỐI, VUA TÔI ĐỒNG LÒNG, CẢ NƯỚC GÓP SỨC Vương. bộ máy nhà nước từ sau khi giành lại được nền độc lập tự chủ, vào đầu thế kỷ X, nếu như nhà nước thời Đinh ra đời trong dẹp loạn sứ quân, khôi phục nền thống nhất đất nước, thì nhà nước Tiền. tổ quan trọng để xây dựng một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh, xứng đáng với tầm vóc của thời đại. Nhà nước thời Lý - Trần không chỉ xây dựng nên nước Đại Việt với nền văn hóa Thăng

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan