Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _34 pot

6 202 0
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _34 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG II XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VỮNG MẠNH, THỰC HIỆN GIANG SƠN MỘT MỐI, VUA TÔI ĐỒNG LÒNG, CẢ NƯỚC GÓP SỨC Sử cũ ghi chép có thể chưa đầy đủ, nhưng cũng đã phản ánh nét nổi bật ở các thế kỷ XI XIII, về hiệu lực quản lý của nhà nước; đối với các vùng núi xa xôi ở phía tây, tây - bắc, phía nam (Hoan Ái) còn gặp nhiều trở ngại. Có khá nhiều cuộc nổi dậy của thổ tù, thủ lĩnh, châu mục buộc nhà vua, vương hầu hoặc đại quan phải đi đánh dẹp. Ít nhất vùng Hà Tuyên: 3 cuộc vào các năm 1013, 1015, 1024; vùng Châu Phong (Vĩnh Phú): 2 cuộc vào năm 1024, 1199; vùng Lâm Tây (Tây Bắc): 2 cuộc vào các năm 1037, 1154; Cao Bằng: 3 cuộc vào các năm 1038, 1050, 1125; vùng Hòa Bình: 3 cuộc vào các năm 1088, 1119, 1184; vùng Lạng Sơn: 4 cuộc vào các năm 1027, 1042, 1043, 1139-1141; vùng châu Ái (Thanh Hóa): 7 cuộc vào các năm 1011, 1029. 1035, 1043, 1050, 1061, 1188; vùng Hoan Diễn (Nghệ Tĩnh): có 6 cuộc vào các năm 1026, 1031, 1103, 1161, 1198, 12081. Ngoài những vụ nổi dậy đã trình bày trên đây còn phải kể đến các vụ điển hình như vụ “loạn ba vương” sau cái chết của Lý Thái Tổ vào năm 1028 tại Thăng Long, vụ cát cứ của họ Nùng ở Cao Bằng vào các năm 1038-1052; vụ Thân Lợi ở Châu Lạng vào các năm 1139-1141 thời Lý; vụ Ngô Bệ ở vùng núi Yên Phụ (Hải Hưng) vào các năm 1344 -1360; vụ Dương Nhật Lễ ở Thăng long sau cái chết của Trần Dụ Tông vào năm 1364 - 1370 thời Trần. Hiện tượng này không thấy diễn ra ở vùng đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, và hầu như rất hiếm thấy tái diễn dưới triều Trần, từ thế kỉ XIII trở đi. Thực tế trên phản ánh sự lớn mạnh không chỉ về tổ chức, về hiệu lực quản lý đất nước của nhà nước quân chủ thời Lý - Trần, mà còn biểu thị sự đoàn kết, tập hợp của cả cộng đồng các dân tộc xung quanh triều đình trung ương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính sách “cơ mi” đối với vùng các dân tộc ít người của nhà nước quân chủ còn kéo dài đến thời Trần, nhưng với một hình thức khác. Nhà nước thời Trần không dùng quan hệ hôn nhân, mà đã cắt đặt đơn vị hành chính cấp trấn, lộ bao khắp vùng ở lãnh thổ thượng du, biên viễn. Đó là các lộ Lạng Giang, lộ Tam Giang, trấn Thiên Quan, trấn Thiên Hưng, trấn Thái Nguyên, trấn Lạng Sơn, trấn Tuyên Quang, do các chức an phủ, trấn thủ đứng đầu như các trấn lộ khác. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình và dân cư, ở các vùng này, nhà nước cũng chỉ nắm giữ đến cấp trấn, lộ, còn cấp châu, phủ vẫn tuyển chọn từ các thổ tù, tù trưởng, giao cho họ quản giữ. Nhìn chung, nhằm mục tiêu xây dựng bộ máy quản lý đất nước, các vương triều Lý - Trần bằng những biện pháp quản lý mềm dẻo đã đạt được một bước phát triển đáng kể góp phần đoàn kết khối đại gia đình các dân tộc, tạo sức mạnh vô địch trong chống giặc giữ nước như lịch sử đã ghi nhận. Ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông ở thế kỷ XIII là một thử thách lớn đối với hiệu lực tổ chức, quản lý của nhà nước quân chủ và với khối đoàn kết toàn dân. Nhìn chung ba cuộc kháng chiến, trong vòng 30 năm (1258, 1285, 1287 - 1288) đặc biệt là cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285), mọi miền của đất nước đều có giặc và cả nước đều tập hợp chung quanh triều đình để đánh thắng giặc. Để có được sức mạnh vượt qua những thử thách lớn lao đó, bên cạnh việc quan tâm sử dụng các biện pháp mềm dẻo để đoàn kết các tộc ít người miền thượng du, biên viễn, nhà nước còn giao cho quý tộc vương hầu trấn trị những vùng đất trọng yếu. Nếu như thời Lý trong buổi đầu có Khai Quốc vương Bồ trấn trị phủ Trường Yên, Uy Minh hầu Nhật Quang giữ Nghệ An, Lý Thường Kiệt (nguyên họ Ngô được ban họ nhà vua) giữ Thanh Hóa, Lý Đạo Thành giữ Nghệ An thì đầu thời Trần có Trần Thủ Độ, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật từng quản giữ Thanh Hóa, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang quản giữ Diễn Châu (Nghệ An). Ngoài việc làm trên, nhà nước Trần còn tiến thêm một bước, cho vương hầu quý tộc được hưởng thái ấp, có phủ đệ ở các địa phương trọng yếu, chỉ về kinh đô dự triều hội. Như: Yên Sinh Vương Trần Liễu ở Đông Triều, Yên Hưng (Quảng Ninh) Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp (Chí Linh - Hải Hưng) Trần Thủ Độ ở Quắc Hương (Tức Mạc - Nam Hà) Trần Quốc Chẩn ở Chí Linh (Hải Hưng) Trần Nhật Hao ở xã Dương Xá (huyện Hưng Hà - Thái Bình ) Trần Quang Khải ở xã Cao Đài (huyện Mỹ Lộc - Nam Hà) Trần Quốc Tảng ở Tỉnh Bang (huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng ) Trần Khát Chân ở Cổ Mai (huyện Thanh Trì - Hà Nội) Trần Khánh Dư ở Dưỡng Hòa (huyện Duy Tiên - Nam Hà ). Trưởng công chúa quản ở Bạch Hạc (Vĩnh Phú). Chính sách ưu đãi đặc quyền, đặc lợi cho vương hầu qúy tộc đặc biệt ở thời Trần kết hợp với chủ trương tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước phản ánh phương châm “tông tử duy thành” (dùng con cháu tông thất làm thành lũy) mang đặc trưng của nhà nước quân chủ qúy tộc thời kỳ này. Nhà vua thời Lý - Trần đặc biệt quan tâm đến củng cố đoàn kết nhất trí trong nội bộ vương triều, xem như hạt nhân quan trọng của khối đoàn kết toàn dân, tạo nên thế cả nước đồng lòng. Vua - tôi, nhà nước - toàn dân cố kết thành một khối là điều kiện quyết để các vương triều Lý - Trần, từ cảnh giác đề phòng đến kiên quyết đánh thắng giặc từ phía bắc, đẩy lùi kẻ thù phía nam. Cũng nhờ có sự đoàn kết nhất trí đó mà nhà nước còn đập tan được nhiều vụ phản loạn, gây rối từ bên trong. Nếu như kẻ thù xâm lăng từ bên ngoài, phản loạn từ bên trong là những hiểm họa nhất thời đối với sự mất còn của đất nước thì việc bị xâm phạm, gây rối nơi biên cương, đặc biệt ở phía tây và phía nam vẫn thường xuyên diễn ra buộc nhà nước thời Lý-Trần phải quan tâm. Bước vào thời kỳ độc lập tự chủ, biên giới phía nam của nước ta đến Hoành Sơn, giáp với Chăm Pa (Chiêm Thành). Phía tây là địa bàn của các tộc Lão Qua và người Chân Lạp đang trong quá trình biến động trước làn sóng di cư của người 'Thái từ phía bắc tràn xuống, gây nên nhiều xáo trộn trong khu vực. Các bộ tộc người Lão Qua (Lào) sau hàng thế kỷ bị người Chân Lạp (Khơ Me) tiếp đến người Thái (vương quốc Sukhôthai, vương quốc Ayuthaya) thống trị, đến giữa thế kỷ XIV, Phạ Ngừm mới đuổi được bọn đô hộ, lập nên quốc gia Lạng Xạng (nước Lào), đẩy lùi vương quốc Chân Lạp về phía nam. Trong bối cảnh lịch sử đó, ở phía nam, vùng đất Hoan Diễn (Nghệ Tĩnh ngày nay) và ven biển phía đông nam là đối tượng thường xuyên bị cướp phá, vi phạm của người Chiêm Thành; ở phía tây, vùng tây bắc (Đà Giang) thượng du Thanh Hóa (đầu nguồn sông Mã), Nghệ An (vùng Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông) lại thường xuyên bị người Chân Lạp, Ngưu Hống, người Lão xâm nhập. Nhận thức được mối hiểm họa từ phía nam, tây nam này, nhà nước thời Lý - Trấn đã nhiều lần cất quân đánh dẹp. Không kể nhiều lần nhà vua, hoặc thượng hoàng trực tiếp cầm quân, ta thấy còn có nhiều gương mặt có tên tuổi, như Lý Thường Kiệt (1069, 1074), Dương Anh Nhĩ (1132), Tô Hiến Thành (1167), Phạm Ngũ Lão (1291, 1301, 1311), Trần Khánh Dư, Trần Quốc Chấn, Đoàn Nhữ Hài (1311), Nguyễn Trung Ngạn (1334), Đỗ Tử Bình, Hồ Quý Ly (1377, 1380, 1382, 1383 ), Trần Khát Chân (1389 - 1390) đã phải xuất quân giữ yên bờ cõi. Tóm lại, nhà nước quân chủ thời Lý - Trần , nhờ củng cố được khối đoàn kết các dân tộc miền xuôi, miền ngược, đoàn kết toàn dân bằng nhiều biện pháp linh hoạt mềm dẻo, đã chiến thắng kẻ thù xâm lược ồ ạt từ phía bắc, ổn định biên thùy phía tây, đẩy lùi nguy cơ xâm lược của người Chiêm Thành, mở rộng lãnh thổ, đặt thêm hai lộ Tân Bình (từ Hoành Sơn đến bắc sông Thạch Hãn) và Thuận Hóa (nam sông Thạch Hãn đến phía nam Hải Vân), tạo thế vững mạnh cho đất nước. . Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG II XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VỮNG MẠNH, THỰC HIỆN GIANG SƠN MỘT MỐI, VUA TÔI ĐỒNG LÒNG, CẢ NƯỚC GÓP SỨC Sử cũ. đất nước của nhà nước quân chủ thời Lý - Trần, mà còn biểu thị sự đoàn kết, tập hợp của cả cộng đồng các dân tộc xung quanh triều đình trung ương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính sách. nhà vua) giữ Thanh Hóa, Lý Đạo Thành giữ Nghệ An thì đầu thời Trần có Trần Thủ Độ, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật từng quản giữ Thanh Hóa, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang quản giữ Diễn

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21