Định hình tính cách cho trẻ ngay từ bé Tính cách không phải bẩm sinh mà có, nó được hình thành qua quá trình học hỏi và rèn luyện. Vì vậy, cha mẹ có trách nhiệm rất lớn trong việc định hình tính cách cho bé ngay từ những năm đầu đời. Việc xây dựng và định hình tính cách cho con phụ thuộc vào việc bố mẹ có thực hiện nghiêm ngặt theo các bước sau đây hay không? Bước 1 Luôn giữ đúng mực vai trò của những người lớn, người làm cha mẹ đối với con, không nên vì những công việc bận rộn mà xao nhãng việc chăm sóc và chơi với con. Từ khi con bé, nếu trẻ đã cảm nhận được việc mình không được quan tâm, cha mẹ ít có thời gian cho con thì dần dần chúng sẽ nghĩ rằng bạn đang bỏ rơi chúng và xa rời cha mẹ hơn. Bước 2 Dành nhiều thời gian cho con hết mức có thể, nếu quá bận rộn, bạn hãy điều chỉnh cho phù hợp để hàng ngày có đủ vài tiếng để chơi và chăm sóc con. Bước 3 Trẻ trong thời gian đầu hình thành tính cách thường hay bắt chước các hành động, cử chỉ, cách nói chuyện của người lớn. Chính vì vậy, hãy làm gương cho con, nói với con những điều bạn muốn dạy bé, để bé có thể học và làm theo. Bước 4 Thường xuyên theo dõi và nắm rõ được các mối quan hệ cũng như thói quen của con. Quan tâm đến việc con đọc gì, xem gì, chơi gì, chơi với các bạn cùng trang lứa ra sao, cư xử với người lớn như thế nào Dạy bé thật nhẹ nhàng nếu bạn muốn uốn nắn cách cư xử, lời nói của con, không nên quát mắng khiến bé hoảng sợ vì bản thân bé chưa hiểu được mình sai ở đâu. Nếu bé chơi những trò chơi nguy hiểm, bạn có thể rủ bé chơi những trò khác cùng bạn. Bước 5 Hãy trò chuyện với bé như với hai người ngang hàng, để bé thấy hứng thú với câu chuyện của bạn. Biến thời gian này thành thời điểm để bé vui chơi, kể chuyện, đọc sách, chơi trò chơi Sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của bé bằng những giải đáp phù hợp với độ tuổi của bé. Bước 6 Luôn đặt ra các giới hạn hành vi cho con, nếu con vượt qua các giới hạn đó, bạn có thể đưa ra hình phạt khi cần thiết. Điều quan trọng là khi phạt, bạn phải giải thích được cho con lý do bé bị phạt. Hãy cứng rắn dạy con để lần sau con không tái phạm. Bước 7 Thường xuyên nói chuyện và lắng nghe những điều bé nói, để bé thấy bố mẹ giống như những người bạn mà bé có thể tâm sự cùng bất cứ lúc nào. Khéo léo hướng dẫn và khuyến khích bé nói ra những điều bé đang giấu giếm. Bước 8 Các hoạt động của bé ở bên ngoài, ở trường lớp cần nhận được sự quan tâm từ phía bố mẹ, hãy khen ngợi mỗi khi con có thành tích học tập tốt, hoạt động được giải cao Cần nhớ, khuyến khích con cố gắng hơn nhưng không được tự mãn với kết quả đó, ngược lại, nếu con thất bại, bố mẹ phải ở bên động viên, an ủi con. Bước 9 Duy trì thường xuyên bữa ăn tối trong gia đình và hãy tận dụng thời gian này để các thành viên trong gia đình nói chuyện với nhau, tạo ra một truyền thống tốt cho trẻ sau này trong việc hình thành nhân cách. Bước 10 Nếu muốn nói với con cái này tốt, cái kia xấu, bạn nên chỉ cho bé thấy và chứng minh được vì sao nó tốt, nó xấu. Thường xuyên cho con tham gia các hoạt động cộng đồng để bé có thể giao lưu, học tập các bạn cùng trang lứa, đồng thời cũng rèn được tính kỷ luật, thói quen làm việc từ người khác. Bước 11 Hãy dạy trẻ biết cách lắng nghe, trình bày ý kiến và thể hiện được quan điểm riêng của bé. Để con biết nghe ý kiến người khác, biết quan tâm đến những người xung quanh và giải quyết được những vấn đề hàng ngày gặp phải. Theo: Ehow/Eva . Định hình tính cách cho trẻ ngay từ bé Tính cách không phải bẩm sinh mà có, nó được hình thành qua quá trình học hỏi và rèn luyện. Vì vậy, cha mẹ có trách nhiệm rất lớn trong việc định hình. vậy, cha mẹ có trách nhiệm rất lớn trong việc định hình tính cách cho bé ngay từ những năm đầu đời. Việc xây dựng và định hình tính cách cho con phụ thuộc vào việc bố mẹ có thực hiện nghiêm. tốt cho trẻ sau này trong việc hình thành nhân cách. Bước 10 Nếu muốn nói với con cái này tốt, cái kia xấu, bạn nên chỉ cho bé thấy và chứng minh được vì sao nó tốt, nó xấu. Thường xuyên cho