Báo cáo chi tiết TSCĐ

73 321 0
Báo cáo chi tiết TSCĐ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo chi tiết chuyên nhành kế toán TMDV chuyên đề : Hoàn thiện kê toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ tại Doanh nghiệp TMDV trong điều kiện áp dụng phần mềm kê toán...............................................................................................................................................................

Trường CĐ Du lịch và Thương mại MỤC LỤC GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B 11 Trường CĐ Du lịch và Thương mại 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Lý do khách quan. Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có ba yếu tố đó là con người lao động, tư liệu lao động và đối tượng để thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị của chủ sở hữu. Tư liệu lao động trong doanh nghiệp chính là những phương tiện vật chất mà con người lao động sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Nó là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất mà trong đó tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những nhân tố hết sức quan trọng tham gia trực tiếp, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất, làm việc kết hợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ như đầu tư, bảo quản, sửa chữa, kiểm kê, đánh giá được tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả thì sẽ giúp phần tiết kiệm được tư liệu sản xuất, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm sản xuất, như vậy doanh nghiệp sẽ thực hiện được nhiều mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình. Nói tóm lại, vấn đề sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất của TSCĐ sẽ giúp sản xuất phát triển, thu hồi đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang thiết bị thêm và đổi mới không ngừng TSCĐ, là những mục tiêu quan trọng khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Trong thực tế, hiện nay ở Việt Nam, trong các doanh nghiệp mặc dù đã nhận thức được tác dụng của TSCĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có những kế hoạch biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng bộ và chủ động cho nên TSCĐ vẫn còn sử dụng một cách lãng phí chưa phát huy được hết hiệu quả kinh tế. Nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo nên sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên theo thời gian dưới tác động của các nhân tố bên ngoài những tài sản này có xu hướng bị giảm giá trị và mất dần giá trị sử dụng. Chính vì vậy mọi tài sản trong GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B 22 Trường CĐ Du lịch và Thương mại doanh nghiệp đều phải được theo dõi quản lý sử dụng và trích khấu hao hợp lý với chế độ kế toán của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế phải lựa chọn phương pháp khấu hao một cách hợp lý, nhất quán đảm bảo có lợi cho doanh nghiệp, không gây biến động lớn về giá thành của sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.2. Lý do chủ quan. Là một sinh viên kế toán với sự yêu thích, niềm đam mê của bản thân mong muốn được học hỏi đi sâu nghiên cứu sự thay đổi của tài sản cố định qua từng năm, tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ Mặt khác đây chính là đề tài gắn liền với chuyên ngành mà em và các bạn sinh viên đang theo học nên nó cũng phần nào ứng dụng một cách hiệu quả trong công việc sau này. Công ty TNHH Một thành viên Kim khí Chiến Hoài là một doanh nghiệp chuyên bán buôn sắt, thép. Thép hình và các loại lưới sắt. Bán buôn tôn mạ màu, tôn mạ kẽm, nhôm tấm, nhôm ống, nhôm hộp, inox, inox tấm, xà gỗ…Qua thời gian thực tập tại công ty em đã đi sâu và tìm hiểu quá trình hoạt động của công ty và nhận thấy việc kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp một cách có hiệu quả, tránh không gây lãng phí lớn là cả một vấn đề. Vì vậy,em đã chọn đề tài và đi sâu nghiên cứu chuyên đề: “Hoàn thiện kế toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định tại công ty TNHH Một thành viên Kim khí Chiến Hoài trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán”, nhằm góp một phần lý luận thực tiễn trong việc hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tài sản cố định của công công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Tìm hiểu về thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty. Tìm hiểu hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán máy. Đưa ra biện pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán máy. Ứng dụng lý thuyết với thực tiễn để nhằm phục vụ công việc sau này. 3. Phạm vi nghiên cứu. GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B 33 Trường CĐ Du lịch và Thương mại Bộ phận kế toán trong công ty TNHH Một thành viên Kim khí Chiến Hoài Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán, làm rõ vấn đề đã nêu ra, đưa ra biện pháp sử dụng TSCĐ trong công ty TNHH Một thành viên Kim khí Chiến Hoài. Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2014 đến tháng 7/2014 Số liệu minh họa chủ yếu là số liệu trong tháng 5/2014 4. Ý nghĩa của nghiên cứu. Có 2 ý nghĩa: - Đối với bản thân: Với vốn kiến thức đã học được tiếp cận thực tế quá trình hạch toán kế toán TSCĐ tại công ty, nhìn nhận công việc hạch toán cụ thể cũng như thực hiện các quy định về TSCĐ ở các doanh nghiệp hiện nay. Từ đó củng cố thêm kiến thức đã được học, đánh giá khách quan về thực trạng kế toán TSCĐ tại công ty thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài làm cơ sở hoàn thiện công tác sau này. - Đối với đơn vị thực tập tốt nghiệp: Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định và hoàn thiện việc ứng dụng phần mềm máy vi tính của công ty. Phát huy những điểm mạnh đã đạt được và tìm ra nguyên nhân để khắc phục những thiếu sót tồn tại để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. 5. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp khái quát tình hình và kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian nhất định; Phương pháp tiếp cận quan sát thực tiễn: Là phương pháp vận dụng khả năng quan sát thực tế, từ đó áp dụng lý thuyết giải quyết vấn đề một cách rõ ràng, tinh tế; GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B 44 Trường CĐ Du lịch và Thương mại Phương pháp so sánh: Là phương pháp so sánh dựa trên thực tế sự biến động của tình hình tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian nhất định; Phương pháp phân tích: Là phương pháp dựa trên phương pháp dựa trên phương pháp thực tiễn nhằm phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. 6. Bố cục của chuyên đề. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chuyên đề gồm ba phần chính: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kế toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán. Chương 2: Thực trạng kế toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán. Chương 3: Hoàn thiện kế toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định tại công ty TNHH Một thành viên Kim khí Chiến Hoài trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán. Do thời gian thực tế chưa nhiều và trình độ nghiệp vụ còn hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi sai xót và chưa đầy đủ. Em rất mong được sự hướng dẫn, góp ý của thầy giáo Th.s Trịnh Phú Bình cũng như các thầy cô giáo trong khoa kế toán và Ban giám đốc, phòng kế toán công ty TNHH Một thành viên Kim khí Chiến Hoài để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn và em có thể nâng cao kiến thức và nghiệp vụ sau này. GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B 55 Trường CĐ Du lịch và Thương mại CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN. 1.1. Những định nghĩa, khái niệm cơ bản. 1.1.1. Khái niệm, tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định.  Khái niệm: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh sức lao động và đối tượng lao động, các doanh nghiệp còn cần phải có tư liệu lao động. Trong đó bộ phận tư liệu có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài trong quá trình sản xuất kinh doanh gọi là TSCĐ Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị của tài sản cố định đã bị giảm dần và được chuyển vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao.  Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03, 04, một nguồn lực của doanh nghiệp được coi là TSCĐ khi thỏa mãn đồng thời 4 điều kiện sau: - Nguyên giá được xác định một cách đáng tin cậy; - Thời gian sử dụng tương đối dài (ước tính từ 1 năm trở lên); - Giá trị tương đối lớn (từ 30 triệu đồng trở lên); - Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản. 1.1.2. Bản chất tài sản cố định. Trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh, TSCĐ có những đặc điểm nổi bật sau: - Về hình thái vật chất: Tài sản cố định tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng (Tài sản cố định hữu hình); GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B 66 Trường CĐ Du lịch và Thương mại - Về hình thái giá trị: Giá trị TSCĐ bị giảm dần và dịch chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Tài sản cố định vô hình). Giá trị các tài sản cố định vô hình cũng bị hao mòn vô hình trong quá trình sử dụng do các tiến bộ khoa học kĩ thuật. Tóm lại, khi tham gia vào quá trình sản xuất nhìn chung TSCĐ không bị thay đổi hình thái biểu hiện nhưng tính năng công suất giảm dần tức là nó bị hao mòn và cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng thì giá trị của nó cũng giảm đi. 1.1.3. Nguyên tắc kế toán tài sản cố định. 1.1.3.1. Phân loại tài sản một cách khoa học. Tài sản cố định trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau, tính năng công dụng khác nhau. Vì vậy, để thuận tiện cho việc quản lý tài sản cố định cần phân loại một cách khoa học - Phân loại theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư: Theo cách phân loại này, tài sản trong doanh nghiệp được chia thành: + Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể như nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện vận tải + Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định được giá trị. Theo Quyết định QĐ 206/2003/ QĐ-BTC quy định về các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản cố định vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thõa mãn 7 điều kiện sau: . Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán; . Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán; . Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó; . Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai; . Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó; GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B 77 Trường CĐ Du lịch và Thương mại . Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó; . Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị sử dụng theo quy định. Riêng đối với các chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế thương mại không phải là tài sản cố định vô hình nên được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động. + Tài sản cố định thuê tài chính: Là tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản. Theo chế độ hiện hành, tài sản cố định thuê tài chính chỉ bao gồm những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tổng số tiền thuê theo quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Những hợp đồng nếu không thỏa mãn các quy định trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động. - Phân loại theo quyền sở hữu của tài sản, tài sản cố định được chia thành: + Tài sản cố định tự có: Là những tài sản cố định được xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc vốn vay. + Tài sản cố định thuê ngoài: Là những tài sản cố định mà doanh nghiệp được chủ sở hữu tài sản nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định dựa trên hợp đồng thuê. - Phân loại theo nguồn hình thành của tài sản cố định. Theo cách phân loại này, tài sản cố định trong doanh nghiệp được chia thành: GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B 88 Trường CĐ Du lịch và Thương mại +Tài sản cố định hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu: Là những tài sản mà doanh nghiệp tiếp nhận thì phải đồng thời ghi tăng vốn chủ sở hữu hoặc vốn khác như tài sản được Nhà nước cấp, nhận vốn góp, mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn chủ sở hữu. + Tài sản cố định hình thành bằng nguồn vốn vay: Là những tài sản cố định được mua sắm bằng các nguồn vốn đi vay. - Phân loại theo tính chất của tài sản cố định trong doanh nghiệp, tài sản cố định được chia thành: + Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: Là những tài sản cố định được doanh nghiệp sử dụng phục vụ cho mục đích kinh doanh. + Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: Là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục đích kể trên. + Tài sản cố định bảo quản hộ, cất hộ; giữ hộ Nhà nước: Là những tài sản cố định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho các đơn vị khác hoặc Nhà nước. 1.1.3.2. Xác định giá trị ghi sổ tài sản cố định. Trong mọi trường hợp, tài sản cố định phải được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế - Nguyên giá tài sản cố định: Là toàn bộ chi phí doanh nghiệp bỏ ra để đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Vì vậy, tùy trường hợp tăng tài sản cố định mà nguyên giá được xác định khác nhau. + Tài sản cố định mua sắm: Nguyên giá bao gồm giá mua ghi trên hóa đơn + Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua – sản phẩm tạo ra trong quá trình chạy thử. + Tài sản cố định cho bộ phận xây dựng cơ bản tự làm bàn giao: Nguyên giá là giá thành thực tế của công trình xây dựng cùng các khoản chi phí có liên quan. GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B 99 Trường CĐ Du lịch và Thương mại + Tài sản cố định nhận vốn góp liên doanh, liên kết : Nguyên giá là giá trị do hội đồng liên doanh đánh giá cùng các chi phí hợp lý có liên quan. + Tài sản được cấp, phát, điều chuyển: Nguyên giá là giá trị ghi sổ còn lại của đơn vị cấp phát trên cùng các chi phí có liên quan. + Tài sản được biếu tặng, viện trợ: Nguyên giá được tính theo giá trị thị trường tại thời điểm tiếp nhận. 1.1.4. Khái niệm và phương pháp tính khấu hao tài sản cố định. 1.1.4.1. Khái niệm. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 thì: Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định. Số khấu hao từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào nguyên giá của tài sản khác như tài sản cố định hữu hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nên tài sản cố định vô hình, hoặc chi phí khấu hao tài sản hữu hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác. Ở đây, Giá trị phải khấu hao = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị TSCĐ có thể thu hồi được Như vậy khấu hao tài sản cố định là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị tài sản cố định đã hao mòn. Khác với hao mòn là hiện tượng khách quan làm giá trị và giá trị của tài sản bị giảm dần và cuối cùng bị loại bỏ thì khấu hao lại là biện pháp chủ quan trích dần giá trị phải khấu hao tài sản cố định vào chi phí kinh doanh nhằm thu hồi vốn đầu tư hay các chi phí đã đầu tư vào TSCĐ để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hỏng, bị lạc hậu, kết thúc hao mòn TSCĐ không còn sử dụng được nữa, hay nó không còn khả năng đem lại lợi ích kinh tế. Còn kết thúc khấu hao, TSCĐ vẫn có thể sử dụng được, và đồng nghĩa với nó là TSCĐ vẫn có thể mang lại lợi ích kinh tế. GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B 1010 [...]... tiết phục vụ cho công tác kế toán và quản lý liên quan tới TSCĐ:  Sổ tài sản cố định;  Sổ theo dõi TSCĐ;  Thẻ tài sản cố định;  Bảng tính khấu hao TSCĐ;  Báo cáo chi tiết TSCĐ;  Báo cáo kiểm kê TSCĐ;  Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ;  Báo cáo tăng giảm TSCĐ GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình 21 SV: Mai Thị Dung – KT8B Trường CĐ Du lịch và Thương mại CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI... xuất báo cáo tài chính, báo cáo thuế, sổ chi tiết, báo cáo thống kê, phân tích, Từ đó, người sử dụng có thể xem, lưu trữ, in ấn hoặc xuất khẩu dữ liệu,… để phục vụ cho các mục đích phân tích, thống kê, quản trị hoặc kết nối với các hệ thống phần mềm khác • Tùy theo nhu cầu của người sử dụng thực tế cũng như khả năng của từng phần mềm kế toán, người sử dụng có thể thêm, bớt hoặc chỉnh sửa các báo cáo. .. danh mục tăng giảm tài sản; - Bộ phận sử dụng: Nhấn Enter để chọn mã bộ phận sử dụng đã khai báo trong danh mục bộ phận sử dụng - Tài khoản TSCĐ: Khai báo tài khoản TSCĐ ( 2111, 2112, 2113…) - Tài sản khấu hao: Khai báo tài khoản khấu hao TSCĐ (2141,2143…) - Tài khoản chi phí: Là tài khoản khai báo khi kết chuyển chi phí khấu hao (6424, 6414,6274…) - Ngày tăng tài sản: Là ngày nhập tài sản về dùng; - Ngày... hao tháng Khai báo bằng cách thức này thể hiện trong phần “ Khai báo các tham số hệ thống” GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình 20 SV: Mai Thị Dung – KT8B Trường CĐ Du lịch và Thương mại 1.3.7 Kiểm tra các loại sổ tổng hợp, sổ chi tiết phục vụ công tác kế toán và quản lý Các loại sổ tổng hợp, sổ chi tiết phục vụ cho công tác kế toán và quản lý liên quan tới TSCĐ:  Sổ tài sản cố định;  Sổ theo dõi TSCĐ;  Thẻ tài... thì kế toán định khoản và hạch toán trên phần mềm - Kế toán TSCĐ: Thu thập hồ sơ, chứng từ, mở sổ sách quản lý theo dõi sự tăng giảm của TSCĐ theo theo quy định của Bộ tài chính, lập các báo cáo kiểm kê định kì TSCĐ theo mẫu của Bộ tài chính - Thủ Quỹ: Phải cập nhập nhập đầy đủ, chính xác , kịp thời thu, chi, tồn quỹ tiền mặt vào sổ quỹ Báo cáo cho Ban giám đốc, kế toán trưởng về tình hình quỹ tiền... khí Chi n Hoài Công ty TNHH Một thành viên Kim khí Chi n Hoài tài sản được hình thành do mua sắm, mua mới và việc đánh giá của công ty được tiến hành theo nguyên tắc chung của chế độ kế toán Đó là việc đánh giá TSCĐ theo nguyên giá và theo giá trị còn lại Nguyên giá TSCĐ = Giá mua TSCĐ + Các loại chi phí - Chi u khấu (mua sắm) (Thuế NK nếu có) (các khoản giảm giá nếu có) Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ... 1.536.217.452 TSCĐ hữu hình khác 349.841.636 257.911.715 TSCĐ vô hình 187.550.000 156.076.650 Quyền sử dụng đất 103.000.000 103.000.000 Phần mềm máy tính 84.550.000 53.076.650 Cộng 24.328.835.906 13.866.076.137 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công Ty TNHH Một thành viên Kim khí Chi n Hoài) Khi công ty có nghiệp vụ biến động tăng giảm TSCĐ, kế toán tài sản tại công ty tiến hành phân loại TSCĐ chi tiết theo TSCĐ... Tính quản trị ngược: cho phép truy xuất ngược dữ liệu từ tổng hợp đến chi tiết, từ chi tiết xem và sửa chứng từ  Tính quản trị xuôi: cho phép xem báo cáo ngay khi đang lập chứng từ  Định khoản chênh lệch tỷ giá tự động  Tham số hoá chương trình, cho phép khai báo các thông số của hệ thống một cách mềm dẻo: các hình thức ghi sổ, khai báo tính giá thành, phương pháp tính giá vốn, các đồng tiền sử dụng... được thời gian sử dụng của TSCĐ, mức khấu hao bình quân hàng năm của TSCĐ được tính như sau: Mức khấu hao bình quân Nguyên giá TSCĐ = hàng năm của TSCĐ Thời gian sử dụng - Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi doanh nghiệp xác định lại mức khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá... hơn ngày tăng TSCĐ; - Tính khấu hao: Có tính hay không (đối với các TSCĐ không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì không tính khấu hao); - Số tháng khấu hao: Khai báo số tháng khấu hao của TSCĐ, ví dụ: Tài sản khấu hao 4 năm thì khai báo 48 tháng; GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình 17 SV: Mai Thị Dung – KT8B Trường CĐ Du lịch và Thương mại - Tỷ lệ khấu hao: Không phải khai báo, khai báo tháng khấu . quả xử lý dữ liệu kế toán trong công đoạn 2, phần mềm tự động kết xuất báo cáo tài chính, báo cáo thuế, sổ chi tiết, báo cáo thống kê, phân tích, Từ đó, người sử dụng có thể xem, lưu trữ, in. các chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi. hành. • Độ chính xác của đầu ra báo cáo phụ thuộc vào yếu tố con người như kế toán thủ công. * Mô hình hoạt động của phần mềm kế toán: Dữ liệu đầu vào Xử lý Báo cáo đầu vào Cơ sở dữ liệu Thông

Ngày đăng: 25/07/2014, 09:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan