1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dịch thể loại pps

5 148 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 161,01 KB

Nội dung

Dịch thể loại Một khi khác biệt giữa các nền văn hóa được thừa nhận, vai trò của dịch giả cũng thay đổi: dịch giả đã trở thành nhà trung giới (mediator), nhà thương thảo (negotiator), người có trách nhiệm không chỉ đối với tác phẩm gốc, với tác phẩm của tác giả sinh hạ nó, mà còn đối với công chúng đích (target audience). Dịch giả do đó vừa là độc giả vừa là nhà văn, tức giải mã văn bản trong một ngôn ngữ rồi tái mã hóa nó trong một ngôn ngữ khác, và phải luôn ghi nhớ những quy ước và kỳ vọng khác nhau của lớp độc giả thứ hai. Cho dù tương đương thế nào đi nữa, thì sau quá trình giải mã và tái mã hóa, sự tương đương đó chắc chắn không thể là một sự đồng nhất. Văn bản dịch sẽ khác biệt, sẽ được đọc theo cách khác, sẽ được tiếp nhận theo cách khác bởi nó tồn tại trong những bối cảnh khác nhau. Người ta có thể cắt nghĩa điều này theo hướng tiêu cực, xem nó như là một mất mát, sự bóp méo và phản bội, hoặc tích cực hơn - như Walter Benjamin đã chỉ ra khi ông đề xuất rằng dịch chính là hậu kiếp của văn bản - xem dịch như là hành động đem lại cho văn bản một hình thức tồn tại mới trong một thời gian và không gian khác. Dịch theo cách nhìn này sẽ không phải là phản (traducement) mà là hồi sinh (resurrection). Những nghiên cứu buổi đầu dưới ngọn cờ của ngành dịch thuật chủ yếu dựa vào các mô hình cấu trúc luận, nhưng đã tiến triển nhanh chóng khi chủ đề được phát triển sâu theo hướng các lý thuyết văn hóa. Một điều nhanh chóng được thừa nhận là cách tiếp cận dịch thuật này, ban đầu được khơi gợi từ thuyết đa hệ của Itamar Even-Zohar và Gideon Toury, nhấn mạnh đến tính ý thức hệ trong dịch (6) . Cái trước kia từng bị xem như một hoạt động văn chương ngoại biên nay đã được nhìn nhận theo một quan điểm khác. Văn học dịch, như Even-Zohar nhận định trong một tiểu luận quan trọng, có xu hướng chiếm giữ vị trí ngoại biên trong hệ thống văn học đích (7) . Quả thực là như vậy, nếu chúng ta quan sát tác động của những tác phẩm dịch ở Anh ngày nay làm ví dụ. Ngoại biên cũng có nghĩa là dịch giả, khi đã thấm thía địa vị thứ cấp của mình, sẽ ít dám mạo hiểm hơn, thử nghiệm ít hơn và bị các quy tắc bảo thủ chi phối nhiều hơn. Nhưng nếu quan sát văn học dịch dưới góc độ lịch đại thì ta sẽ thấy điều này không phải lúc nào cũng đúng, cũng như không phải lúc nào dịch cũng có tác động mờ nhạt đối với văn học đích. Tác động đó, ngược lại, thường là rõ nét và một trong những nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu dịch thuật là phải thiết lập được phả hệ của dịch thuật để có thể soi chiếu xem dịch đã bị ngoại biên hóa thế nào, hoặc ở thái cực ngược lại, xem dịch đóng vai trò kiến tạo to lớn trong lịch sử văn học như thế nào. Mà quả thật dịch đã thực hiện đúng vai trò này. Những dạng thức mới đã vượt qua biên giới văn hóa thông qua dịch: thể thơ xon-nê chẳng hạn, hoặc sớm hơn nữa có thể nhắc tới sự chuyển vị từ hình thức anh hùng ca sang tiểu thuyết diễn ra khắp châu Âu. Thật vậy, xu hướng chuyển vị từ anh hùng ca sang thơ trữ tình và tiểu thuyết diễn ra trong thế kỷ XII và đầu thế kỷ XIII là một ví dụ của sự chuyển vị thể loại trên phạm vi rộng lớn mà dịch đã đem lại. Sự chuyển vị đó mạnh mẽ đến nỗi chúng ta có thể thấy dư chấn của nó trong câu chuyện về một thể loại lớn ở châu Âu không thể bước ra khỏi biên giới ngôn ngữ của chính nó. Tôi muốn nói tới những bản saga của Iceland, được viết ở thời điểm anh hùng ca của cộng đồng ngôn ngữ German đang bị thay thế bằng tiểu thuyết của cộng đồng ngôn ngữ Franco-Celtic, những tác phẩm tạo tiền đề cho kiệt tác của các nhà văn như Ariosto và Tasso. Saga Iceland chẳng có tác động nào tới nền văn học châu Âu và hầu như chẳng ai biết đến nó, cho tới tận thế kỷ XIX chúng mới được phát hiện khi được dịch, được viết lại và được các nhà văn tân trang trên đường tìm về quá khứ hào hùng của dân tộc Đức. Trong The Vikings and the Victorians [Người Viking và người thời kỳ Victoria], Andrew Wawn bàn về việc người dân thời Victoria mê đắm những bản saga, về nỗ lực dịch saga tốt hơn (mà thật ra là tệ hơn), về việc phổ cập các huyền thoại và saga của người Viking đặc biệt thông qua loại sáng tác hư cấu dành cho các cậu trai nhỏ. Trong phần kết luận, tác giả đã quan sát hậu quả của thị hiếu thời thượng giai đoạn Victoria dành cho người Viking: “Song trong nước Anh thời hậu chiến, tâm lý sùng Viking lại nổi lên, ít nhiều còn nguyên vẹn như trước, và tiếp tục sản sinh ra các sách tranh, phim, chương trình quảng cáo trên vô tuyến, những câu chuyện dành cho trẻ em và người lớn, những slogan quảng cáo, truyện tranh, sách hài, và (giờ đây) những trang web, nhiều hơn cả đối thủ một thời là người Anglo-Saxon” (8). Cũng có thể liệt kê thêm vào danh sách của Wawn cả những trò chơi trên máy tính, việc tạo mẫu, và các câu lạc bộ diễn lại các trận chiến của người Viking, nhưng điểm đáng chú ý ở đây là một thể loại văn học, thể saga Iceland, cái thể loại chẳng tạo nên bất cứ một tiến triển nào cho dòng văn học chủ lưu của châu Âu trong nhiều thế kỷ, lại được chính dòng chủ lưu đó tái phát hiện trong thế kỷ XIX khi ý thức dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy với nỗi khát khao muốn chứng minh rằng những người khai hoang mở cõi của Đế quốc Anh là có nguồn gốc từ một quá khứ chiến binh. Lịch sử những lần chuyển vị thể loại gắn bó mật thiết với dịch thuật, và như đã được đề cập, dịch thuật không thể tách rời khỏi thời điểm tồn tại lịch sử của nó. Dịch thuật là một hoạt động bắc cầu nối diễn ra cả trên bình diện liên văn hóa lẫn liên thời gian. Một trong những nhiệm vụ xuyên suốt của ngành dịch thuật là thông qua một chuỗi nghiên cứu điển hình (case study) để xác định các thời điểm quan trọng trong lịch sử của các nền văn hóa khi dịch thuật ít hay nhiều có xu hướng diễn ra trên một phạm vi rộng lớn. Even-Zohar nhận định rằng những điều kiện cho hoạt động dịch thuật được đề cao bao gồm ba yếu tố: ‘Khi một đa hệ thống chưa được kết tinh, nghĩa là: a) khi một nền văn học còn “trẻ”, đang trong quá trình được kiến tạo; b) khi một nền văn học hoặc còn nằm ở vùng “ngoại vi”, hoặc còn “yếu”, hoặc cả hai, và c) khi có những bước ngoặt, những cuộc khủng hoảng hoặc những khoảng trống văn học (literary vacuum) (9) . Do vậy, một nền văn học đang phát triển sẽ có xu hướng được dịch lớn hơn là một nền văn học tự nhận thức là đã phát triển ở trình độ cao. Có thể kể đến ở đây những trường hợp tiêu biểu: nền văn học Anh thế kỷ XIII và XIV, quãng thời gian có một khối lượng rất lớn hoạt động dịch thuật gắn liền với một chương trình chính trị xem dịch thuật như là “Anh ngữ hóa” (Englishing) (xem từ của Martin Luther verdeutschen [Đức ngữ hóa] Thánh Kinh), hoặc hoạt động dịch sang tiếng Séc mạnh mẽ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX khi phong trào dân tộc chủ nghĩa phát triển và cuộc vận động hồi sinh dân tộc Séc bắt đầu trỗi dậy. Hoặc chẳng hạn chúng ta cũng có thể nghĩ tới truyền thống dịch thuật sôi nổi ở Scotland hay Phần Lan khi cả hai đều tự nhận thức về vị trí “ngoại vi” của mình trước các nền văn học châu Âu khác. Vài ví dụ cho yếu tố thứ ba theo nhận định của Even-Zohar có thể là Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm 1920 khi đất nước này đưa ra chương trình dịch thuật văn học một cách hệ thống như là một phần trong dự án Tây phương hóa của Kemal Ataturk, hoặc Trung Quốc ngày nay nơi mà mối quan tâm tới dịch thuật là vô cùng to lớn. Dịch thuật không bao giờ diễn ra trong chân không, mà luôn diễn ra trong một sự liên tục. Nếu chúng ta vẽ ra một biểu đồ cho quá trình dịch thuật thì chúng ta thấy nó cũng chẳng diễn ra theo phương nằm ngang bởi hầu như chẳng bao giờ hai hệ thống văn học nào đó lại được xem là đẳng vị với nhau. Trong một số trường hợp, một nền văn học hoặc cá nhân một nhà văn có thể được xem như là ở đẳng cấp cao đến mức bất kỳ dịch phẩm nào dù thế nào chăng nữa cũng bị đánh giá là mất mát. Nhưng cũng có khi chuyện lại ngược lại, và hệ thống đích được nhìn nhận là ở đẳng cấp cao hơn hệ thống nguồn. Việc dịch các nền văn học ngoài châu Âu hay có khuynh hướng thứ hai này. Còn nhớ phát biểu nổi (khét) tiếng (10) của Edward Fitzgerald, dịch giả của cuốn The Rubaiyat of Omar Khayham [Bài thơ roba’i của Omar Khayham] khi ông cho rằng: “Thật thích khi tôi có thể xử lý thoải mái tùy thích với mấy người Ba Tư này, những người (như tôi quan niệm) chẳng phải Thi sĩ cho lắm để khiến người ta sợ hãi mà không dám du ngoạn, và thực sự mấy nhà thơ đó cũng muốn chút ít Nghệ thuật để mà định hình chính mình” (11) . . chuyển vị thể loại trên phạm vi rộng lớn mà dịch đã đem lại. Sự chuyển vị đó mạnh mẽ đến nỗi chúng ta có thể thấy dư chấn của nó trong câu chuyện về một thể loại lớn ở châu Âu không thể bước. Lịch sử những lần chuyển vị thể loại gắn bó mật thiết với dịch thuật, và như đã được đề cập, dịch thuật không thể tách rời khỏi thời điểm tồn tại lịch sử của nó. Dịch thuật là một hoạt động. Dịch thể loại Một khi khác biệt giữa các nền văn hóa được thừa nhận, vai trò của dịch giả cũng thay đổi: dịch giả đã trở thành nhà trung giới

Ngày đăng: 25/07/2014, 08:20