CÁC VỊ CHỦ TƯỚNG TRẬN BẠCH ĐẰNG Đất nước Đại Việt thời trung cổ là quê hương của những dòng sông. Có một dòng sông Đại Việt mang hi vọng lịch sử là Bạch Đằng Giang. Bởi chỉ cũng ba lần hào hùng trong những trang sử vẻ vang của dân tộc đến đỗi về sau. Mỗi con sông đều cuốn hóa Bạch Đằng. Đó mãi là tứ thơ ngợi ca dòng sông hiền quí này. Nguyễn Trãi xưa chắc đã nghiền ngẫm rất nhiều để tìm ra được câu và chữ ách để nói rằng Bạch Đằng là dòng sông quang hà, dòng sông của cửa ải và cửa ngõ của đất nước, là nơi thiêng nhiệm, có cái lợi hại của trời…và khẳng định là hào kiệt công danh thử địa tầng. Các bật hào kiệt xưa, chính đã từ chỗ này, dòng sông này đã lập công và nên danh, là các vị chủ tướng của ba trận Bạch Đằng. Đó là Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo. Ngô Quyền vị chủ tướng trận Bạch Đằng lần thứ nhất: Trận Bạch Đằng lần thứ nhất (năm 938) của chủ tướng Ngô Quyền, không chỉ là chiến thắng nhanh nhất chỉ trong một ngày mà còn là mẫu mực của sự khai phá cách đánh và thắng giặc độc đáo của Việt Nam từ ngàn xưa. Khi chọn dòng quang hà Bạch Đằng để chỉ một trận đánh giải quyết thắng lợi cả một cuộc kháng chiến. Ngô Quyền là người đầu tiên quyết định dùng phương thức gây chiến trực diện đánh đầu phủ đầu, đánh giặc ngay sau khi chúng kéo vào cửa ngõ của non sông. Khí thế là như vậy, về thực lực, Ngô Quyền là chủ tướng còn biết mình , biết người khi thấy rằng quân giặc mạnh hơn ta rất nhiều, vì vậy ông biết khai thác caí thiêng liêng của dòng sông rồi sẽ đi vào lịch sử để dùng kế thiên thời và địa lợi của non sông, đất nước mà tăng lực cho nhân hòa của đạo quân kháng chiến mà mình đứng đầu. Đây chính là tài năng quân sự của một bật chủ tướng. Từ đây mà tìm ra sự lợi hại của thủy chế dòng quang hà Bạch Đằng. Lần đầu tiên đưa thủy triều vào thành một nhân tố, một lực lượng thủy chiến của trận đánh. Đây là sự sáng tạo đầu tiên mà lịch sử vàng son của dân tộc đã ghi công lao cho Ngô Quyền. Đến như lại nghĩ ra cách cây tre, cây cọc bọc sắc nhọn mà tung hứng cùng thủy triều biến dòng sông thành những chiến bẩy nhân tạo khổng lồ, biến những cây chông cổ truyền của dân tộc, phóng đại thành một trận địa cọc. Đây chính là sự thiên tài quân sự của một vị chủ tướng và tất cả những điều hiếu chí sáng tạo như thế đã đúc kết thành ngôn từ một thời được chép vào chính sử, thành lời tổng kết chiến tranh đầu tiên của Ngô Quyền: “Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vót nhọn đầu và bịt sắt, thuyền của họ nhân khi nước triều lên, tiến vào bên trong àng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự, không kế gì hơn kế này cả”. Việc đưa những lời độc ngôn như thế này muốn thuộc về sự mưu trí, tính toán của trận đại chiến rồi thiên biến, thuận hóa, điều binh khiển tướng mà chính xác đến từng chi tiết. và phút chót trong thực hành chiến tranh, khi ấy là những ưu việc tài năng quân sự của Ngô Quyền. * GV-TP Hồ Chí Minh Vào cuối mùa thu năm 938, đoàn chiến thuyền của đại quân xâm lược nhà Nam Hán đích thân do Hoàng thái tử Lưu Hoằng Tháo rất hung hăng trong ý đồ chiến tranh nhưng vẫn chần chừ, thận trọng khi mới kéo binh đến cửa ngõ quang hà Bạch Đằng của nước Việt,. Bấy giờ vẫn là lúc triều cường, những cây chông khổng lồ và về sau được gọi là những chiếc cọc Bạch Đằng lợi hại vẫn chỉa mũi nhọn vào thế chờ giặc chìm sông nước, vùng của sông phải làm sao như cho giặc tiến sâu vào bãi chông của sông Bạch Đằng trước khi thủy triều xuống. Đây chính là sự tài tình của trận chiến thành công. Tiếp theo là làm sao phải đánh chặn, đánh được quân giặc tháo chạy ngược ra cửa sông vừa đến lúc thủy triều xuống. Những chiếc cọc Bạch Đằng lợi hại đã đội nước mà nhô lên chặng đứng, đâm nát chiến hạm của quân địch, hổ trợ đắc lực cho các cánh quân tiêu diệt sạch ở nơi quang hà Bạch Đằng Giang ấy, toàn bộ quân xâm lược bị giết tại trận và đại chỉ huy Hoằng Tháo. Trận Bạch Đằng lần thứ nhất của vị chủ tướng thiên tài Ngô Quyền mãi mãi xứng đáng ngợi ca hào hùng của chính sử Đại Việt sử kí toàn thư: “Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới hợp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói một cơn giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy” (Lê Văn Hưu). Và không chỉ sử thần Ngô Sĩ Liên, ở thế kỉ XV mà cả Ngô Thì Sĩ sử thần ở thế kỉ XVIII nữa: “ Trận thắng lớn trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc phục lại quốc thống. Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào cái uy danh lẫm liệt ấy để lại ấy. Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi”(Việt sử tiêu án). Vang vọng đến ngàn thu, không chỉ một thời mà mãi mãi chiến công và nhân thân của lịch sử đánh trận Bạch Đằng lần thứ nhất của tướng Ngô Quyền, về những sáng tạo thần kì đầu tiên, về hậu quả mở ra của một trong những chiến thắng lớn của cửa khẩu Trung Nguyên lần thứ nhất…Tất cả đều từ trận đánh và trận thắng đầu tiên trên sông, từ đây trở thành dòng sông lịch sử. Từ đây trở thành dòng sông mà tất cả các con sông của nước Việt đều nhóm lại hàng trăm và hàng trăm năm sau vẫn còn sống mãi bao thế hệ công dân nước Việt ở khắp mọi nơi. . tầng. Các bật hào kiệt xưa, chính đã từ chỗ này, dòng sông này đã lập công và nên danh, là các vị chủ tướng của ba trận Bạch Đằng. Đó là Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo. Ngô Quyền vị chủ tướng. CÁC VỊ CHỦ TƯỚNG TRẬN BẠCH ĐẰNG Đất nước Đại Việt thời trung cổ là quê hương của những dòng sông. Có một dòng sông Đại Việt mang hi vọng lịch sử là Bạch Đằng Giang. Bởi. tướng trận Bạch Đằng lần thứ nhất: Trận Bạch Đằng lần thứ nhất (năm 938) của chủ tướng Ngô Quyền, không chỉ là chiến thắng nhanh nhất chỉ trong một ngày mà còn là mẫu mực của sự khai phá cách