Hiện trạng và những vấn đề của nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc trong thế kỉ mới pot

5 341 1
Hiện trạng và những vấn đề của nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc trong thế kỉ mới pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hiện trạng và những vấn đề của nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc trong thế kỉ mới Mặt khác, theo sự biến đổi của ngữ cảnh xã hội, không khí văn học sau thập kỷ 90 đã không còn là tình hình của thập kỷ 80 nữa. Nhiệt độ văn học giảm sút khiến không những văn học thuần mất đi mảnh đất tồn tại mà còn khiến cho giá trị của bản thân văn học thuần cũng bị hoài nghi. Rất nhiều người đã qui tội làm suy thoái tinh thần nhân văn trong xã hội kinh tế thị trường, làm hỗn loạn quan niệm giá trị và làm đạo đức xuống dốc cho "văn học thuần”. Trong khi suy ngẫm lại và phê phán "văn học thuần" cùng "chủ nghĩa hình thức", "tính văn học” dường như lại trở thành mặt đối lập với năng lực gánh vác xã hội, năng lực truy hỏi hiện thực, tinh thần trách nhiệm, tinh thần sứ mệnh, v.v của văn học. Quan niệm giá trị của "văn học thuần" do tiểu thuyết tiên phong xác lập bằng phương thức "cách mạng" rầm rộ ở thập kỷ 80 dường như chỉ trong một đêm đã bị lật nhào. Từ góc độ trên đây mà nói, vấn đề đánh giá văn học Trung Quốc thực ra đã phát sinh từ vấn đề tiêu chuẩn đánh giá văn học Trung Quốc. Một mặt, tiêu chuẩn đánh giá văn học Trung Quốc lâu nay vẫn thiếu tính ổn định, lâu nay vẫn không hình thành được giá trị cốt lõi và thước đo cốt lõi có tính phổ quát; mặt khác, tiêu chuẩn đánh giá văn học Trung Quốc lâu nay vẫn là tùy cơ, theo kiểu xé lẻ, chưa hình thành một hệ thống tiêu chuẩn có tính hữu cơ, có tính tổng hợp bao dung được hình thái, yêu cầu và lý tưởng thẩm mỹ khác nhau, vì thế vẫn hoặc tả hoặc hữu, khái quát toàn thể bằng sự thiên lệch và xuất phát từ những góc độ khác nhau, cục bộ khác nhau, ý niệm khác nhau để hoàn thành sự phán đoán về hình thái văn học khác hoặc tình hình chỉnh thể của văn học Đây cũng là nguyên nhân khiến cho phê bình xã hội, phê bình lịch sử, phê bình chính trị, phê bình thẩm mỹ, phê bình đạo đức, phê bình tinh thần luôn bị cực đoan hóa. Từ thời kỳ mới đến nay, theo đà thực hiện từng bước yêu cầu đa dạng hóa văn học, theo đà dâng cao chưa từng có của tưởng tượng mang tính văn học, thực ra lịch sử đã cung cấp cho văn học Trung Quốc cơ hội để xây dựng tiêu chuẩn văn học có tính hữu cơ, tính tổng hợp, song đáng tiếc là tính khả năng đã không chuyển hóa thành tính hiện thực, trái lại từ cực đoan này đi sang cực đoan khác. Sau "buổi cuồng hoan của văn học thuần", do toàn cầu hoá, nghiên cứu văn hóa và truyền thông đại chúng thao túng, đã xuất hiện trạng thái hỗn loạn giá trị, hư vô giá trị không biết theo đâu là đúng. Ranh giới giữa kinh điển và phi kinh điển, hay và dở trở nên mơ hồ, thậm chí còn xuất hiện cả khuynh hướng phủ nhận "tính văn học", trở lại với phê bình hình thái ý thức. Thước đo đánh giá văn học lại một lần nữa xuất hiện sự biến đổi rất lớn khiến cho vấn đề kinh điển hóa, lịch sử hoá văn học đương đại Trung Quốc một lần nữa bị lần khân. Biểu hiện chủ yếu của việc này như sau: Một là, thước đo đánh giá văn học bằng "thuyết đề tài quyết định", "thuyết thân phận quyết định" trên văn đàn Trung Quốc sau thập kỷ 90 lại một lần nữa đang ở thế ngóc đầu. Theo một ý nghĩa nào đó, những cái gọi là "sáng tác về người vô sản", "sáng tác về tầng lớp dưới", "nông dân lên thành phố”, "văn học làm thuê", "văn học về giai cấp trung lưu", "sáng tác về dòng xoáy chính", "tiểu thuyết chống tham ô, hủ hóa", "tiểu thuyết thế hệ tân sinh", "sáng tác của lứa sau 8X", v.v được lưu hành trên văn đàn Trung Quốc chính là những thể hiện điển hình của phương thức tư duy văn học phán đoán giá trị cao thấp của văn học từ góc độ đề tài, chủ đề, thế giới quan và nhân thân nhà văn. Chúng ta thường chỉ quen bàn luận vấn đề "phi văn học" rút ra từ bản thân văn học mà bỏ qua bản thân văn học. Đương nhiên chúng ta biết bản thân "văn học thuần" có tính giả định, tính sách lược và sắc thái không tưởng. Chúng ta không nói văn học thuần túy đến mức có thể thảo luận tính văn học ở trạng thái chân không, bỏ qua những vấn đề như đề tài, chủ đề, nhân thân nhà văn, thời đại nhà văn, mà nói nên bàn luận những vấn đề ấy trên ý nghĩa văn học, và quan trọng hơn nữa là chúng không nên tạo thành sự che đậy cho bản thân tính văn học. Về vấn đề này, chúng ta nên lấy "cơn sốt văn học tầng lớp dưới" (1) làm thí dụ để thảo luận. Sang thế kỷ XXI, cuộc thảo luận về "văn học tầng lớp dưới" càng ngày càng sôi nổi, không những đủ loại tạp chí văn học mở chuyên mục "văn học tầng lớp dưới" mà các hội thảo về "văn học tầng lớp dưới" cũng không ngừng được tổ chức, hơn nữa còn xuất hiện nhiều phạm trù như "nhà văn làm thuê", "văn học làm thuê", "tự sự tầng lớp dưới", "văn học rễ cỏ" (2) . Là một hiện tượng văn học, bản thân "cơn sốt văn học tầng lớp dưới" không có gì đáng chê trách, nó tiêu biểu cho sự quan tâm, nâng đỡ một tầng lớp xã hội ở thế yếu của toàn xã hội, tiêu biểu cho lòng mong đợi và tưởng tượng thẩm mỹ của giới văn học về một quần thể văn học mới và tính khả năng văn học mới. Nhưng đồng thời chúng ta cũng nhìn thấy ở đằng sau "cơn sốt văn học tầng lớp dưới" có một tư duy văn học khiến người ta e ngại đang sống lại, nhìn thấy sự xuyên tạc và che đậy văn học được tiến hành với danh nghĩa văn học. Điều đó không thể không khiến chúng ta lo lắng và cảnh giác. Trước hết, khuynh hướng thần thánh hóa "văn học tầng lớp dưới" và nhân thân "nhà văn tầng lớp dưới "ở mức độ nào đó đã che lấp sự đi sâu nghiên cứu về bản thân văn học tầng lớp dưới. Nhiều khi ý nghĩa và giá trị của "văn học tầng lớp dưới" và "nhà văn tầng lớp dưới" dường như trở thành sự tồn tại tiên nghiệm, không cần chứng minh cũng sáng tỏ. "Vì viết về tầng lớp dưới nên có giá trị", "vì là nhà văn làm thuê nên có giá trị" đã trở thành lôgích cơ bản của rất nhiều người khi thảo luận về văn học tầng lớp dưới. Tôi cảm thấy, đứng về phía chính phủ và ngành quản lý mà nói, việc quan tâm đặc biệt đối với "văn học tầng lớp dưới" và "nhà văn làm thuê", thậm chí ủng hộ, giúp đỡ bằng chính sách đặc biệt đều là việc đáng làm. Nhưng đối với nội bộ giới văn học, quả thực chúng ta không cần thiết coi văn học và nhà văn viết về tầng lớp dưới là một tầng lớp văn học đặc thù đáng được cung phụng, đáng được chiếu cố và quan tâm đặc biệt. Thứ nữa, việc bỏ qua nguyên tố tính văn học và nguyên tố tính thẩm mỹ của văn học tầng lớp dưới trên thực tế đã lẫn lộn mối quan hệ tính phổ biến và tính đặc thù của văn học, tạo ra một cách biến tướng "tiêu chuẩn song trùng" về vấn đề văn học. “Văn học tầng lớp dưới" hay "văn học làm thuê" cũng vậy, cả hai đều chỉ ở tầng văn học mới có ý nghĩa, cả hai đều không thể tiến vào lãnh địa văn học nhờ chúng ta thông cảm, thương hại, quan tâm chiếu cố đặc biệt hoặc hạ thấp bậc cửa mà phải tiến vào lãnh địa văn học bằng phẩm chất văn học của chính bản thân mình. Nhà văn viết về tầng lớp dưới một khi trở thành nhà văn thì người ấy là nhà văn trên ý nghĩa phổ biến chứ không phải nhà văn có tính đặc thù, người ấy phải bình đẳng với bất kỳ nhà văn thuộc loại hình nào. Vì thế chúng ta hoàn toàn không cần thiết lập riêng một bộ tiêu chuẩn đánh giá cho "văn học tầng lớp dưới" và "văn học làm thuê". Lại thứ nữa, sự quan tâm hạn hẹp ở tầng xã hội học đối với "văn học tầng lớp dưới", sự nhấn mạnh phiến diện mối quan hệ giữa "văn học tầng lớp dưới" với văn học cánh tả, văn học vô sản, ca ngợi "tính rễ cỏ", tính tự phát, tính nguyên thủy của loại văn học này, trên thực tế là buông thả, khoa trương và phóng đại nhân tố phi tính văn học trong "văn học tầng lớp dưới". Trên thực tế, đối với văn học tầng lớp dưới mà nói, cái thực sự có giá trị là tính văn học tự nhiên, thô dã bắt nguồn từ thể nghiệm sinh mệnh thiết thân và rung động tinh thần. Không nghi ngờ gì nữa, tính văn học này mới thanh tân, nguyên thủy và có sức mạnh so với "tính văn học" lâu nay được đủ loại quan niệm văn học, giáo điều văn học, thuyết giáo chính trị và đạo đức tu sức trở đi trở lại. Bảo vệ tính văn học thực sự đó như thế nào, làm sao khiến tính văn học đó được nuôi dưỡng, phát triển, lớn lên một cách lành mạnh và cuối cùng trở thành của cải quý giá của văn học Trung Quốc thì đấy là công việc mà giới văn học ngày nay cần coi trọng và nghiên cứu cấp bách. Hai là, phán xét văn học từ góc độ linh hồn, tinh thần, đạo đức, thế giới quan và "yêu ma hóa" văn học từ góc độ biến nó thành trò chơi tiêu khiển là phương thức "mưu sát" văn học tuy khác nẻo nhưng cùng về một chốn. Phương thức này khiến cho bộ mặt của văn học đương đại Trung Quốc bị bóp méo và bị viết lại một cách nghiêm trọng. Về phương thức đầu mà nói, do nguy cơ tinh thần xã hội sau thập kỷ 90 tăng thêm ở mức độ nào đó và khuynh hướng này đã được trào lưu sáng tác thế tục hóa, dục vọng hóa mà tiêu biểu là "tiểu thuyết tân tả thực", "tiểu thuyết tư nhân hoá" chứng thực, đã khiến toàn thể xã hội bất mãn với văn học hiện nay, đồng thời cũng có ý chờ đợi mới về giá trị khai sáng và về công năng "cải tạo tinh thần quốc dân" của văn học. Mặt khác, do tiểu thuyết tiên phong với yêu cầu "thuần văn học" ở thập kỷ 80 dưới cái ô che chở là chủ nghĩa hình thức đã biểu hiện quá mức nhân tính ác và đủ loại dục vọng méo mó khiến sắc điệu văn học ngày càng trở nên đen tối, âm u; sau đó, tiểu thuyết "tân tả thực", "tiểu thuyết tư nhân hóa" cũng viết về chủ đề này với tư thái cuồng nhiệt lại đã làm thay đổi rất lớn hình tượng của văn học. Có thể nói, sự chờ đợi của xã hội đối với văn học và xu thế phát triển của bản thân văn học sau thập kỷ 90 đã tạo nên mối xung đột gay gắt. Có lẽ chính điều này là căn nguyên khiến người ta càng ngày càng thất vọng, càng bất mãn với văn học đương đại. Theo ý nghĩa nào đó mà nói, đây cũng chính là bối cảnh của cuộc "đại thảo luận về tinh thần nhân văn" do giới trí thức Trung Quốc phát động ở thập kỷ 90. . Hiện trạng và những vấn đề của nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc trong thế kỉ mới Mặt khác, theo sự biến đổi của ngữ cảnh xã hội, không khí văn học sau thập kỷ. luận tính văn học ở trạng thái chân không, bỏ qua những vấn đề như đề tài, chủ đề, nhân thân nhà văn, thời đại nhà văn, mà nói nên bàn luận những vấn đề ấy trên ý nghĩa văn học, và quan trọng. thấp của văn học từ góc độ đề tài, chủ đề, thế giới quan và nhân thân nhà văn. Chúng ta thường chỉ quen bàn luận vấn đề "phi văn học& quot; rút ra từ bản thân văn học mà bỏ qua bản thân văn

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan