Hiện trạng và những vấn đề của nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc trong thế kỉ mới_2 pdf

5 396 1
Hiện trạng và những vấn đề của nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc trong thế kỉ mới_2 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hiện trạng và những vấn đề của nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc trong thế kỉ mới Với bối cảnh ấy, cuộc tranh luận giữa Trương Vĩ, Trương Thừa Chí và Vương Sóc, cuộc tranh luận giữa Vương Mông và Vương Bân Bân đều đã vượt bản thân văn học mà tiến vào tầng đạo đức; tính ưu việt của đạo đức thường là vũ khí chủ yếu trong lời thoại của đôi bên. Giới phê bình cũng dựa vào đây để hoàn thành việc chuyển đổi từ hệ thống lời thoại "thuần văn học" sang hệ thống lời thoại đạo đức. Từ thập kỷ 90 đến nay, chúng ta thấy thái độ phủ định văn học đương đại Trung Quốc càng ngày càng khinh suất, dễ dàng, lớn tiếng mạnh mồm, còn khẳng định thì yếu ớt, không tự tin. Song bất kể là phủ định hay khẳng định, về cơ bản người phê bình đã rời bỏ thước đo tính văn học, chỉ cuồng hoan với lời thoại thuần túy đạo đức, tinh thần và luân lý. Có thể nói, giới văn học khi phủ định những Phế đô, Tần xoang của Giả Bình Ao, Huynh đệ của Dư Hoa, Ngực nở mông tròn, Đàn hương hình, Sống chết mệt mỏi của Mạc Ngôn, Búp bê Thượng Hải của Vệ Tuệ, Đường của Miên Miên, Tôi yêu đôla của Chu Văn, v.v không ai là không chĩa vào tầng đạo đức và tinh thần. Tại đây, nhà phê bình thường tỏ rõ khí thế giận dữ, lấn lướt của một viên thẩm phán về đạo đức với tính ưu việt không gì so sánh nổi về tinh thần; dường như giá trị hỗn loạn, lòng người không còn chân thành thuần phác, đạo đức xuống dốc trong xã hội kinh tế thị trường đều do những tiểu thuyết kể trên gây ra. Về phương thức thứ hai mà nói, cùng với sự xuất hiện của phương tiện truyền thông mới trỗi dậy như mạng internet, truyền thông đại chúng ngày càng đậm thú vui chơi dấy lên cùng văn hóa thịnh hành và văn hóa đại chúng, văn học bị truyền thông đại chúng "yêu ma hóa", "du hý hóa" dường như là một số phận không tránh thoát được. Truyền thông đại chúng không hề thích thú với bản thân văn học, cái mà nó thấy thích thú chỉ là văn học có thể bằng hình tượng quái dị, bằng tiếng nói biến điệu như thế nào để thu hút ánh mắt của đại chúng và tạo nên hiệu ứng sôi động. Đó cũng là nguyên nhân khiến tin tức mặt trái và tiếng nói phê phán văn học của thập kỷ 90 luôn được phóng đại và khoa trương tới cực điểm. "Khốc bình" (3) thịnh hành, nhà phê bình phái chửi bới lên hương, đỏ rực. Những sự kiện như Mã Kiều từ điển của Hàn Thiếu Công, Trong mộng hoa rơi biết bao nhiêucủa Quách Kính Minh, Huynh đệ của Dư Hoa, Ám toán của Mạch Gia, v.v thì đằng sau chúng đều có sự thao túng làm mưa làm gió của truyền thông đại chúng và tác dụng của tâm lý văn hóa méo mó của thời đại kinh tế thị trường. Trong con mắt những người theo chủ nghĩa đạo đức, giới văn học ngày nay đều hoàn toàn sai lầm, một màu đen kịt: nào là đạo đức nhà văn xuống cấp, tác phẩm thiếu sức tưởng tượng và sức sáng tạo, giải thưởng văn học phủ màn đen, không công bằng, không đáng tin Thái độ của họ đối với văn học đúng như một học giả nước ngoài chỉ ra: "Chủ nghĩa lý tưởng mà mọi người hết sức tỏ lòng kính trọng chính là phong khí học viện ngày nay. Dưới danh nghĩa giữ vững hài hòa xã hội và uốn nắn sự bất công của lịch sử, mọi tiêu chuẩn mỹ học và phần đông tiêu chuẩn tri thức đều bị vứt bỏ" (4) . Đương nhiên chúng ta phải thừa nhận sự tồn tại của những sự thực đó, nhưng mặt khác chúng ta cũng cần thấy rằng, lối hạ thấp và phủ định toàn diện văn học đương đại Trung Quốc ấy thực ra chính là điều truyền thông đại chúng mong đợi khi "yêu ma hóa" văn học Trung Quốc. Về ý nghĩa này, những nhà phê bình theo chủ nghĩa đạo đức của chúng ta chẳng qua chỉ là một quân cờ và công cụ trong tay truyền thông đại chúng mà thôi. Lời gầm thét tức tối của họ chẳng qua chỉ được văn hóa thương nghiệp đáp lại bằng nụ cười ruồi. Tôi không hề có ý phủ nhận tầm quan trọng của những từ đạo đức, tinh thần đối với văn học, mà ngược lại tôi cho rằng nguyên tố đạo đức, tinh thần mãi mãi là nội hàm quan trọng nhất của văn học và cũng là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá văn học. Sự tồn tại của cả hai chỉ nên làm mạnh thêm tính văn học của tác phẩm văn học chứ không nên gây hại cho tính văn học ấy. Vấn đề bây giờ là: những từ vựng đạo đức mà chúng ta vận dụng ấy phải chăng đã được vận hành trong hệ thống lời thoại văn học? Phải chăng chúng ta đã xa rời quĩ đạo tính văn học? Thực ra khi phân tích ngữ cảnh văn học đương đại Trung Quốc, chúng ta sẽ phát hiện nhiều khi nhà phê bình của chúng ta rơi vào bẫy của truyền thông và văn hóa đại chúng một cách không tự giác, họ đã dùng phương thức phi văn học để bàn về văn học. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến việc xây dựng giá trị cho văn học đương đại Trung Quốc chẳng những không tiến tới mà ngược lại có xu thế tụt hậu nào đó. Về văn học đương đại Trung Quốc mà nói, nếu chúng ta có ý đồ xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn học hữu cơ, ổn định, đa dạng, bao dung, mở cửa thì tính văn học nên là một ranh giới cơ bản. Không có ranh giới này, văn học không trở thành văn học, văn học sử cũng không trở thành văn học sử. Chúng ta cần đề đạt lại và giữ vững niềm tin đối với tính văn học và lý tưởng của văn học thuần, nếu không, khi chúng ta lại bàn về văn học trên ý nghĩa đề tài và chủ đề, trên vấn đề nhân thân và thế giới quan của nhà văn, trên lập trường đạo đức và luân lý thì người ta ắt có cảm giác lịch sử không ngừng lặp lại và tuần hoàn, dường như thực tiễn văn học từ thập kỷ 80 đến nay chưa hề xảy ra, những thần thoại và tưởng tượng về "văn học thuần” chẳng qua chỉ là một giấc mộng xuân. Với bối cảnh như thế, văn học đương đại Trung Quốc làm sao có thể được định vị một cách khoa học và đánh giá cho chính xác được? III. Công năng phê bình bị hiểu sai, hình tượng phê bình bị đảo lộn, thử hỏi phê bình văn học có còn năng lực xây dựng văn học sử một cách chính diện hay không? Đối với văn học một thời đại mà nói, sáng tác văn học và phê bình văn học là hai bộ phận hợp thành, dựa vào nhau mà tồn tại, không thể chia cắt. Văn học phồn vinh vừa chỉ tác phẩm văn học phồn vinh, vừa chỉ phê bình văn học phồn vinh, hai bên có quan hệ bổ sung cho nhau, thúc đẩy lẫn nhau theo lối nhân quả. Nhưng trong đời sống văn học của Trung Quốc ngày nay, phê bình văn học đang bị hiểu sai chưa từng có, địa vị phê bình ngày càng sa sút, hình tượng phê bình ngày càng bị đảo lộn, công năng phê bình bị hiểu lầm, phê bình văn học sa vào cảnh khốn đốn chưa thấy bao giờ. Đó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến văn học đương đại Trung Quốc bị phủ định và hạ thấp, việc kinh điển hoá và lịch sử hóa văn học đương đại không cách gì hoàn thành được. Theo tôi, công năng của phê bình văn học chủ yếu thể hiện ở ba mặt như sau: Một là, thâm nhập và phản ứng nhạy bén về hiện trường văn học. Phê bình văn học nên có năng lực phản ứng trước tiên đối với những tác phẩm văn học, hiện tượng văn học, trào lưu tư tưởng văn học, kinh nghiệm văn học tươi rói đang phát sinh hiện nay. Phê bình văn học có thể trở thành cây cầu giữa nhà văn và bạn đọc, giữa văn học và đời sống xã hội, từ đó có lợi cho việc truyền bá, tiếp thu tác phẩm văn học. Từ ý nghĩa này mà nói, phê bình văn học nên có độ nóng của hiện trường văn học như nhà phê bình Trần Hiểu Minh đã chỉ ra: "Lúc nào cũng đi tìm và giải thích văn học sống động, từ đó khai quật kinh nghiệm văn học mới và kinh nghiệm tồn tại mới, đó nên là một thái độ của chúng ta đối với văn học" (5) . . Hiện trạng và những vấn đề của nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc trong thế kỉ mới Với bối cảnh ấy, cuộc tranh luận giữa Trương Vĩ, Trương Thừa Chí và Vương Sóc,. ranh giới này, văn học không trở thành văn học, văn học sử cũng không trở thành văn học sử. Chúng ta cần đề đạt lại và giữ vững niềm tin đối với tính văn học và lý tưởng của văn học thuần, nếu. nhất của văn học và cũng là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá văn học. Sự tồn tại của cả hai chỉ nên làm mạnh thêm tính văn học của tác phẩm văn học chứ không nên gây hại cho tính văn học ấy. Vấn

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan