1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thơ lãng mạn Trung Hoa - Từ Khuất Nguyên đến Lý Bạch và Lý Hạ _3 pot

5 808 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 199,47 KB

Nội dung

Cũng là ngọn gió của cung đàn lãng mạn, nhưng mĩ cảm ở Lý Bạch rạo rực xuân tình thổi dậy mùi hương Phong xuy liễu hoa mãn điếm hương Kim Lăng tửu tứ li biệt, thổi bay tà áo giai nhân Ph

Trang 1

Thơ lãng mạn Trung

Hoa - Từ Khuất Nguyên

đến Lý Bạch và Lý Hạ

Trang 2

Ngọn gió xuân – thu đều mang ý nghĩa thời gian với tính chất chảy trôi vô thường Cũng là ngọn gió của cung đàn lãng mạn, nhưng mĩ cảm ở Lý Bạch rạo rực xuân tình thổi

dậy mùi hương Phong xuy liễu hoa mãn điếm hương (Kim Lăng tửu tứ li biệt), thổi bay tà áo giai nhân Phong phiêu hương duệ không trung cử (Thái liên khúc), bến ngộ giữa gót chân tuấn mã và nụ cười người đẹp (Mạch thượng tặng mĩ nhân)… Còn ở Lý Hạ cũng có hoa nhưng ngập tràn cảnh gió tàn hoa rụng, gió như mái tóc được chải lược bằng lá cây Quế diệp

loát phong quế trụy tử (Thần huyền khúc), cũng có gió xuân bay mái tóc giai nhân mà đẹp

say ảo giác Liêu trai Xuân phong xuy mấn ảnh (Vịnh hoài), nhuốm màu sắc bi thương gió mãi thổi đêm thâu ngày dài trên mộ người con gái xấu số Phong vi thường, thủy vi bội (Tô

Tiểu Tiểu mộ) Ngọn gió thu thổi suốt ngàn năm trên mặt biển còn đọng giọt lệ bao trắc

ẩn Văn chương hà xứ khốc thu phong Đó cũng là hai mặt tương phản bổ sung ở Tiên và

Quỷ: cái đẹp – bóng hình cái đẹp; sự sống, hạnh phúc – tàn phai, biệt ly

2.4 Khi thơ ca mang dạng thức dòng sông

Khi hồn thơ là những dòng sông ào ạt trào tuôn, thì thơ cũng mượn dạng thức của những dòng sông mà chở mọi nguồn cảm xúc Nhà thơ ít bằng lòng đóng khung trong dạng thức thơ ngắn hoặc thơ luật, mà để hồn tha hồ dào dạt với những thể thơ dài Khuất Nguyên với Sở từ, Lý Bạch - Lý Hạ với cổ phong và Nhạc phủ

Ly tao được khẳng nhận là bài thơ dài nhất trong lịch sử thơ ca Trung Hoa Với 373

câu dồi dào âm điệu, Ly tao đã chuyển tải được những cung bậc tình cảm mạnh mẽ của Khuất Nguyên Trong một dạng thức dài không hạn định, số chữ nhiều,Sở từ rõ ràng có ưu thế hơn kiểu thơ 4 chữ của Kinh Thi Cũng như vậy, Lý Bạch và Lý Hạ ít làm thơ luật vì

khuôn khổ gò bó chặt chẽ của thơ luật không đủ để thể hiện cảm xúc phong phú của nhà thơ Lý Bạch tung hoành với thể thơ cổ phong, số dòng, số chữ, số câu dao động ở biên độ lớn, phù hợp với khí thơ mạnh, hùng tráng Lý Hạ sở trường nhạc phủ, trong hình thức thơ

Trang 3

dân gian ông để trí tưởng tượng tha hồ bay bổng, đồng thời tìm thấy âm điệu riêng cho những bài thơ của mình

Sức tưởng tượng là một trong những phú bẩm tâm linh vĩ đại nhất của loài người, là tiền đề và năng lực tâm lý quan trọng nhất cho hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật ở những thiên tài Sức tưởng tượng ở cả ba nhà thơ lãng mạn Khuất Nguyên – Lý Bạch – Lý Hạ đều mang tính tự do dong ruổi, tính thể nghiệm thiết thân và tính nhất thể của tình cảm – tư tưởng… nên sự chiếm lĩnh thế giới, lý giải thế giới, hệ thống biểu tượng, ý tượng… sáng tạo của họ đều thấm đẫm tình cảm thẩm mĩ nồng nàn Lãng mạn – xét

trên góc độ này – là kiểu tư duy về thế giới trên đôi cánh thăng hoa của tư tưởng – Câu thần

xin mượn bút hoa… Khi thơ ca là sự bay bổng của trí tưởng tượng thì dòng chảy của sông

cũng đầy ngẫu hứng Tứ thơ có sự thay đổi, đi về giữa quá khứ - hiện tại – tương lai, giữa trời

và đất, tiên – quỷ và người… Trong Ly tao có sự đan xen của những chiều thời gian, thơ Lý

Bạch lại là sự bay nhảy của không gian, tự nhiên đến bất ngờ trong cấu tứ hình ảnh; mạch thơ

đi mạnh, như những đợt sóng trùng điệp Đặc biệt, khi tưởng tượng lạc sang địa hạt của ảo giác, thậm chí vô thức, thì mạch thơ trở nên đứt nối, phi logic như trường hợp của Lý Hạ Trong thơ ông, ranh giới thời gian – không gian bị xóa nhòa, giữa các câu dường như có sự nhảy cóc về ý, khó nắm bắt Tuy vậy, nếu đọc kỹ ta vẫn nhận ra một mạch ngầm bên trong Với hiện tượng thơ Lý Hạ, thơ lãng mạn Trung Hoa đã nhuốm màu sắc siêu thực

Như mọi nhà thơ lãng mạn, Khuất Nguyên – Lý Bạch – Lý Hạ không dựa trên Danh

lý (Logical) mà nhận thức bằng trực giác (Intaition) Cho nên cái mà Chu Quang Tiềm gọi là

“kinh nghiệm mỹ cảm”(8) trong thơ của họ là trực cảm khoảnh khắc của chính cuộc đời mình

mà thăng hoa, ngưng đọng vĩnh cửu với thời gian Kinh nghiệm mỹ cảm ấy chính là khoảng cách giữa mặt đất họ đang đứng và bầu trời họ ngước nhìn – chảy mãi dòng sông huyền diệu ngang trời đến hôm nay qua mỹ cảm liên tưởng đồng vọng

3 Để hiểu đúng và cảm hay dòng thơ ca phương Đông – đặc biệt là thơ ca cổ điển – với những phương thức trữ tình, khuynh hướng lãng mạn… không nên thuần túy dựa vào giai đoạn, thời kỳ chủ yếu với những tiền đề bối cảnh xã hội… đã sản sinh ra nó (như các

Trang 4

khuynh hướng, trào lưu tiêu biểu ở phương Tây – dễ bị rơi vào cái gọi là “gọt chân cho vừa giày”) Còn có thể đi vào nghiên cứu theo một hệ thống khác: tâm thức thẩm mỹ mang tính dung hợp, quan niệm (gắn liền với phương thức biểu đạt, diễn đạt) về cái đẹp, cái thực “nhòe hóa” qua tâm, cái kỳ ảo, cái phi logic… với những sự pha trộn tinh tế mà phức tạp toát ra từ dòng văn học đó Thơ trữ tình – lãng mạn phương Đông phải được nhìn ngắm theo cái cách nhà thơ đã làm ra nó, toát ra các đặc trưng riêng của nó

Khuất Nguyên – Lý Bạch – Lý Hạ là những đỉnh cao của thơ cổ Trung Hoa mà chỗ cao diệu như vẫn ẩn hiện trong mây không có chỗ tận cùng Khuất Nguyên là sự khởi đầu vĩ đại, Lý Bạch và Lý Hạ là sự kế thừa kiệt xuất của dòng thơ lãng mạn vượt ra ngoài khuôn khổ cổ điển Tất nhiên, thể thơ tự do đặt nền móng cho chủ nghĩa lãng mạn trong thơ mới

phải chờ đến tậpNữ thần (1921) của Quách Mạt Nhược (1892-1978) với tinh thần sáng tạo

“tự do tuyệt đối” mang vẻ đẹp hào sảng mặt trời, ánh sáng, phượng hoàng, hy vọng… theo dòng chảy “tiết tấu tình cảm” Xét về khuynh hướng sáng tác – chứ không phải dựa trên những tiền đề cơ sở xã hội – với những đặc trưng, cảm hứng, lý tưởng thẩm mĩ, chủ thể trữ tình cái tôi… thì chưa hẳn “khuynh hướng “lãng mạn” trong văn học cổ điển phương

Đông xa lạ với chủ nghĩa lãng mạn ở phương Tây”(9) Thơ ca lãng mạn Trung Quốc nói riêng và phương Đông nói chung không hình thành trên một trào lưu, trường phái, vì ngoài những tiền đề lịch sử - xã hội, còn có yếu tố con người: không có tầng lớp trí thức độc lập, không tách riêng ra một dòng trên con đường công danh quan chức Khuất Nguyên ôm ấp hoài bão lý tưởng cao đẹp mà không được trọng dụng, phải lưu đày Lý Bạch ôm mộng kinh

bang mà không chịu qua vòng thi cử Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng, bất như ý nên giằng co

giữa hai lẽ xuất – xử Lý Hạ mang tham vọng chủ quan “Đằng các vương tôn” va đập thế tục – dù Hàn Dũ đã gắn “húy biện” vẫn vỡ tan hoang, vụn thành ảo giác… mới sinh ra những tiếng hót lạ trên miền đất quen đến độ thâm nghiêm Sự khác biệt giữa Đông Tây là dễ nhận thấy, nhưng hồn người muôn thuở vẫn gặp nhau ở một mẫu số chung Gần đây, giới nghiên

cứu – bắt nguồn từ một ý kiến của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam – nói nhiều đến

“duyên kỳ ngộ” giữa Đường thi với thơ tượng trưng Pháp ngay trong ngôi nhà Thơ mới Việt Nam (1932-1945) với những tính chất tượng trưng, ám thị, trực giác phi lý tính(10)… Lãng mạn vẫn là một mạch ngầm tươi mát chảy hàng ngàn năm nuôi dưỡng mảnh đất thơ ca, với

Trang 5

bao điều kỳ thú muôn đời mới lạ chưa nói hết Từ khởi nguyên, nối tiếp, những nhánh rẽ… xuôi về hiện đại, có lẽ cần một chuyến đi dài

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w