Thử sắp xếp truyện cổ Phật giáo Việt Nam theo bảng tra cứu các type truyện dân gian của A. AARNE và S. THOMPSON (A-T) 6. Nhà sư đi tìm lại bộ lòng đã vứt (biến thành chim bìm bịp) (10 bản truyện): Một nhà sư giáo hóa cho kẻ giết người, được nhờ mang hộ quả tim (bộ lòng) dâng Phật nhưng vứt chúng vào bụi. Đức Phật hóa ra cụ già hỏi về vật được gửi. Nhà sư quay lại tìm những thứ đã vứt, hóa thành chim bìm bịp (hoặc cá he). 7. Nhà sư và chiếc rìu bị bỏ quên (2 bản truyện): Các nhà sư trông thấy một cái rìu bỏ quên. Họ bộc lộ lòng tham qua những câu tụng niệm không có trong kinh Phật. Chủ nhân chiếc rìu xuất hiện, đòi lại vật dụng của mình cũng theo lối tụng kinh của các vị sư tham lam đó. Đây là một type truyện thuộc loại truyện cười tôn giáo. 8. Nhà sư và cô gái đẹp (7 bản truyện): Một cô gái đẹp tới quyến rũ vị cao tăng. Nhà sư không vượt qua được thử thách và bị trừng phạt (bị biến thành con ếch). Type truyện này còn được gắn với tên tuổi của nhà sư Huyền Quang, một vị cao tăng của đạo Phật và cung nữ Điểm Bích, nhưng thường cho rằng nhà sư bị oan. 9. Những phép màu của nhà sư (4 bản truyện): Nhà sư đắc đạo có những phép thuật kì lạ, trả được thù cha. Do nhân quả báo ứng, nhà vua (là kiếp sau của nhà sư) hóa hổ, được những nhà sư đắc đạo khác giải thoát. Type truyện này thường được gắn với tên tuổi của các vị cao tăng như Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không. 10. Sự hy sinh của cá Ông Nam (2 bản truyện): Sự xả thân cứu nạn cho mọi người của con cá voi (hay một vị hoàng tử) được nhân dân lập miếu thờ (hoặc được lên niết bàn thành Phật). 11. Sự nhẫn nhịn của nhà tu hành (3 bản truyện): Một nhà sư (là nữ cải trang hoặc là một người ái nam ái nữ) chịu oan khuất (mang tiếng phá giới luật, chịu phạt và nhận nuôi đứa trẻ không phải là con của mình), được giải oan và trở thành Phật Bà Quan Âm; ngược lại, nhà sư không làm tròn lời phát nguyện nhẫn nhịn bị trừng phạt (biến thành chim tu hú). 12. Sự tích chuông, trống và mõ (3 bản truyện): Một người cứu mãng xà và bị nó đòi ăn thịt. Trâu và cá chẽm đồng tình với hành động của mãng xà. Đức Phật biến mãng xà thành cái giá treo chuông, phạt trâu phải lột da để bịt trống, cá chẽm phải trở thành cái mõ. 13. Sự tích con muỗi (2 bản truyện): Theo lời Phật, người đàn ông yêu vợ cứu sống vợ mình bằng ba giọt máu. Người vợ thay lòng đổi dạ, anh ta đòi lại ba giọt máu. Người vợ chết và bị Phật biến thành con muỗi. 14. Sự tích Phật Mẫu Man Nương (2 bản truyện): Người con gái vô danh có mang một cách kì lạ khi nhà sư (gốc Ấn Độ sang truyền đạo) bước qua, sau này được tôn thành Phật Mẫu Man Nương. Type truyện này giải thích nguồn gốc hội Tắm Phật. 15. Thủy ngân trong cái cân biến thành cục máu (5 bản truyện): Hối hận, vợ chồng người thương gia giàu có làm lễ sám hối và đem cái cân rỗng ra chẻ. Thủy ngân trong cái cân đã biến thành cục máu. Hai đứa con trai (do lũ quỷ đầu thai) lăn ra chết, hai đứa con trai khác hiền lành, giỏi giang được sinh ra. 3. Một số nhận xét rút ra 3.1. Ngoài type 1730 nằm trong mục truyện cười tôn giáo, 7 trong số 8 type truyện cổ Phật giáo còn lại thuộc hiện tượng trùng khung nằm trọn vẹn trong chủ đề Thần thánh thưởng và phạt theo khung số truyện tôn giáo của bảng tra cứu A-T. Có lẽ là do trong tâm thức của người Việt Nam, Phật (hay Bụt) cũng chỉ giống như là một vị thần luôn có mặt ở mọi nơi, sẵn sàng cứu giúp những người tốt và trừng phạt kẻ xấu. Sự ban thưởng hay trừng phạt này là kết quả của mối quan hệ nhân quả báo ứng trong đạo Phật, đồng thời cũng thể hiện quan niệm “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” phổ biến trong dân gian. 3.2. Trong số 30 type truyện cổ Phật giáo được khảo sát, có 7 type (23,3%) thuộc loại truyện cười tôn giáo. 6/7 type truyện loại này nằm lệch khung hoặc ngoài khung số truyện tôn giáo trong bảng tra cứu A-T. Truyện cười dân gian liên quan tới tôn giáo thường khai thác những mặt trái của tôn giáo nào đó. Những mặt trái, mặt cần phê phán này thường bộc lộ vào giai đoạn thoái trào trong sự phát triển của chính tôn giáo ấy. Với truyện cười Phật giáo, nội dung các type truyện chủ yếu xoay quanh sự vi phạm những điều cấm kỵ đối với đạo Phật như kiêng sắc giới (type 1678), kiêng sát sinh, kiêng ăn thịt chó (type 1565**), không được tham lam (type truyện Nhà sư và chiếc rìu bị bỏ quên),… Như vậy, nội dung chính của các type truyện cổ Phật giáo Việt Nam cũng xoay quanh các yếu tố cơ bản của một tôn giáo như nhân vật tôn giáo (các vị Phật, các nhà sư và Phật tử) và các giáo lý của Phật giáo theo quan điểm chính thống (như trong các type truyện truyền thuyết Phật giáo, ngụ ngôn Phật giáo…) hay quan điểm phi chính thống (như trong các type truyện cười Phật giáo). 3.3. Ba mươi type truyện cổ Phật giáo Việt Nam có lẽ chưa phải là con số cuối cùng song có thể nói là khá phong phú, xấp xỉ 8% (7,85%) số lượng type truyện tôn giáo trong bảng tra cứu A-T. Một nửa (tức 50%) số type truyện cổ Phật giáo đó có thể đánh số theo bảng tra cứu A-T, có ý nghĩa khẳng định hiệu quả ứng dụng không thể phủ nhận của bảng tra cứu này trong việc sắp xếp các kho tư liệu truyện dân gian của các quốc gia khác nhau theo lý thuyết type và motif. Đối tượng truyện tôn giáo trong bảng tra cứu A-T chủ yếu là truyện cổ Thiên Chúa giáo, trong khi đối tượng truyện tôn giáo mà chúng tôi tiến hành khảo sát là truyện cổ Phật giáo, vì vậy sự lệch chuẩn của 23% số type truyện so với khung số truyện tôn giáo trong bảng tra cứu A-T là điều có thể lý giải được. Số 50% còn lại của các type truyện cổ Phật giáo nằm ngoài khung so với bảng tra cứu A-T, cho thấy độ chênh lệch khá lớn của thực tế nguồn tư liệu truyện kể dân gian Việt Nam. Kết quả tương tự cũng được các nhà nghiên cứu folklore châu Á như Đinh Nãi Thông (Trung Quốc), Hiroko Ikeda (Nhật Bản) thu nhận khi tiến hành lập bảng tra cứu type truyện dân gian Trung Quốc và Nhật Bản theo bảng tra cứu A-T. Kết quả trên còn cho thấy, bảng tra cứu A-T qua thời gian đã trở thành một hệ thống chỉ dẫn tích cực cho việc phân loại các type truyện kể dân gian của nhiều quốc gia khác nhau, song thực tế không thể áp dụng một cách máy móc, dập khuôn. Bởi có thể có các type truyện nằm ngoài khung số tra cứu của bảng tra cứu A-T, khẳng định sự phong phú cũng như tính địa phương rõ nét của truyện kể dân gian các nước, đồng thời cũng phản ánh tính chưa bao quát triệt để của bảng tra cứu. Tóm lại, trong quá trình nghiên cứu về truyện cổ Phật giáo và những vấn đề liên quan tới các type truyện loại này, thông qua khảo sát đối chứng, chúng tôi nhận thấy độ chênh lệch như đã nêu ở trên chủ yếu là do vấn đề bao quát tư liệu (chúng tôi nhấn mạnh). Do vậy, nhằm bổ sung và làm tăng hiệu quả ứng dụng của bảng tra cứu A-T, việc tiếp tục mở rộng phạm vi tư liệu về các type truyện dân gian ở các nước trên thế giới, cũng như việc tiến hành lập một bảng tra cứu các type truyện dân gian ở Việt Nam nói riêng, vẫn luôn là một yêu cầu cần thiết và có tính thời sự đối với khoa nghiên cứu folklore hiện nay . Thử s p xếp truyện cổ Phật giáo Việt Nam theo bảng tra cứu các type truyện dân gian c a A. AARNE và S. THOMPSON (A- T) 6. Nhà s đi tìm lại bộ lòng đã vứt. giáo trong bảng tra cứu A- T. Một n a (tức 50%) s type truyện cổ Phật giáo đó có thể đánh s theo bảng tra cứu A- T, có ý ngh a khẳng định hiệu quả ứng dụng không thể phủ nhận c a bảng tra. tra cứu này trong việc s p xếp các kho tư liệu truyện dân gian c a các quốc gia khác nhau theo lý thuyết type và motif. Đối tượng truyện tôn giáo trong bảng tra cứu A- T chủ yếu là truyện cổ