1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thử sắp xếp truyện cổ Phật giáo Việt Nam theo bảng tra cứu các type truyện dân gian của A. AARNE và S. THOMPSON (A-T) pdf

5 426 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 221,83 KB

Nội dung

Thử sắp xếp truyện cổ Phật giáo Việt Nam theo bảng tra cứu các type truyện dân gian của A. AARNE và S. THOMPSON (A-T) Các type số 1565**, 1531A và 1678 của Việt Nam thuộc loại truyện cười Phật giáo, song nằm chệch ra khỏi khung số truyện cười tôn giáo (từ type số 1725 đến 1849) trong bảng tra cứu A-T. Các type truyện này thường gắn với những điều cấm kị trong đạo Phật như kiêng ăn thịt chó (type 1565**), kiêng sắc dục (type 1678)… Trong type số 1565** (VN) (14) , truyệnThịt chó được gọi là đậu phụ được kể: Một nhà sư thường khuyên mọi người ăn chay, tránh sát sinh nhưng lại thích và thường ăn vụng thịt chó. Ồng ta bắt chú tiểu phải gọi thịt chó là đậu phụ. Chú tiểu giải thích tiếng bầy chó ầm ĩ ngoài cửa chùa là tiếng lũ đậu phụ cắn nhau. Hay được kể: Nhà sư xuống núi thăm một nhà phú hộ ở trong làng, bị chó sủa, ông ta giả bộ thanh tịnh, gọi con chó là chim để xin một con. Khi con chó không chịu theo người lạ, ông ta buột miệng dọa con chó: “Có đi không thì lá húng, lá húng!”. Ai cũng biết món thịt chó được ăn kèm với lá húng, do đó, cùng với lời mắng chó, sư ta đã tự đánh rơi cái mặt nạ thanh tịnh của mình. Type 1531A(A-T) Người đàn ông bị cạo râu và cắt tóc đã không nhận ra được chính mình không được Antti Aarne và Stith Thompson giới thiệu thêm về nội dung type truyện. Chúng tôi cho rằng type này tương ứng với type Người nghĩ rằng mình là một nhà sư , thuộc mảng truyện cười Phật giáo ở Việt Nam. Nội dung của type Người nghĩ rằng mình là một nhà sư (VN) kể về: Một người trong lúc say rượu bị cạo trọc đầu, khi tỉnh dậy, nghĩ rằng mình là một nhà sư. Type 1678 là một type truyện khá thú vị, chỉ cần thay đổi nhân vật ông bố và cậu bé trong truyện của A-T thành nhà sư và chú tiểu là ta có được type 1678 của Việt Nam. Type 1678 (A-T) là: Cậu bé chưa một lần nhìn thấy phụ nữ. Khi cậu nhìn thấy một cô gái, cậu đã hỏi bố mình rằng đó là gì, người bố nói với cậu rằng đó là quỷ Satan. Khi được hỏi là điều gì làm cho cậu thích nhất. Cậu trả lời “Quỷ Satan”. Còn type 1678 (VN) là: Nhà sư chưa bao giờ trông thấy phụ nữ. Một chú tiểu tu ở ngôi chùa trên núi, chưa hề tiếp xúc với phụ nữ. Khi cùng sư phụ xuống núi, gặp cô thôn nữ đang cấy lúa, anh ta hỏi sư phụ xem đó là con vật gì. Nhà sư bảo đó là “Con dã hổ” ở đồng bằng, con này còn hung ác hơn cả con mãnh hổ ở núi. Khi được sư phụ hỏi về thứ mà anh ta thích nhất trong chuyến đi, nhà sư trẻ đáp rằng: “Con dã hổ”… Những truyện cười về nhà sư như thế rất phổ biến, xuất hiện nhiều lần trong những sưu tập truyện tiếu lâm của Việt Nam. Như vậy, trong những type truyện cổ Phật giáo mà chúng tôi khảo sát ở trên, rõ ràng yếu tố tôn giáo là căn cốt của câu chuyện, song không đem áp được vào khung số truyện tôn giáo trong bảng tra cứu A-T. 2.3. Hiện tượng ngoài khung Các type truyện cổ Phật giáo mà chúng tôi tìm được trong trường hợp này rất phong phú, có tới 15/30 type, bằng 50% tổng số các type truyện cổ Phật giáo đang khảo sát. Vì nằm ngoài khung tra cứu của bảng tra cứu A-T nên chúng tôi không gọi các type này theo số mà tạm đặt tên cho type truyện theo nội dung chính của mỗi type và xếp theo vần A, B, C… lần lượt như sau: 1. Đối đáp với sư hổ mang (2 bản truyện): Nhà sư hổ mang (hay ăn thịt chó) lại thường tỏ ra khinh người, bị một người học trò vạch mặt bằng những lời đối đáp nhiều ẩn ý. 2. Ghép đôi cho tượng Phật (2 bản truyện): Đây là type truyện thuộc loại truyện cười tôn giáo, đả kích sự mê tín thái quá của dân chúng. 3. Mối thù truyền kiếp (3 bản truyện): Một người phải biến thành trâu hay phải rơi vào các hoàn cảnh éo le để trả món nợ kiếp trước (nợ tiền hoặc nợ tình). 4. Nguồn gốc cái chân sau con chó (2 bản truyện): Một người đàn bà đã lấy một cái chân sau của con chó làm bánh cho các nhà sư tham lam ăn. Đức Phật cho chó một cái chân khác và phạt cả bọn sư bất lương và người đàn bà xuống địa ngục. Tương truyền, người đàn bà đó được cứu thoát khỏi địa ngục nhờ sự thành tâm tụng kinh niệm Phật của người con. Đó cũng là nguồn gốc của tết rằm tháng Bảy (còn có tên khác là lễ Vu Lan). 5. Nhà sư ác tâm bị trừng phạt (biến thành bình vôi) (5 bản truyện): Một tên trộm ăn năn, hối hận, xin vào chùa tu và nhận công việc giữ lửa. Một vị sư/sãi xấu bụng dập tắt lửa. Nhân vật đi lấy lửa, hứa để cọp ăn thịt sau khi mang lửa về chùa. Lúc buông mình từ trên cây xuống cho cọp ăn thịt, anh ta được Phật độ về Tây Phương cực lạc. Vị sư xấu bụng bắt chước, bị rơi xuống đất và hóa thành cái bình vôi/ cái ống nhổ. 6. Nhà sư đi tìm lại bộ lòng đã vứt (biến thành chim bìm bịp) (10 bản truyện): Một nhà sư giáo hóa cho kẻ giết người, được nhờ mang hộ quả tim (bộ lòng) dâng Phật nhưng vứt chúng vào bụi. Đức Phật hóa ra cụ già hỏi về vật được gửi. Nhà sư quay lại tìm những thứ đã vứt, hóa thành chim bìm bịp (hoặc cá he). 7. Nhà sư và chiếc rìu bị bỏ quên (2 bản truyện): Các nhà sư trông thấy một cái rìu bỏ quên. Họ bộc lộ lòng tham qua những câu tụng niệm không có trong kinh Phật. Chủ nhân chiếc rìu xuất hiện, đòi lại vật dụng của mình cũng theo lối tụng kinh của các vị sư tham lam đó. Đây là một type truyện thuộc loại truyện cười tôn giáo. 8. Nhà sư và cô gái đẹp (7 bản truyện): Một cô gái đẹp tới quyến rũ vị cao tăng. Nhà sư không vượt qua được thử thách và bị trừng phạt (bị biến thành con ếch). Type truyện này còn được gắn với tên tuổi của nhà sư Huyền Quang, một vị cao tăng của đạo Phật và cung nữ Điểm Bích, nhưng thường cho rằng nhà sư bị oan. 9. Những phép màu của nhà sư (4 bản truyện): Nhà sư đắc đạo có những phép thuật kì lạ, trả được thù cha. Do nhân quả báo ứng, nhà vua (là kiếp sau của nhà sư) hóa hổ, được những nhà sư đắc đạo khác giải thoát. Type truyện này thường được gắn với tên tuổi của các vị cao tăng như Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không. 10. Sự hy sinh của cá Ông Nam (2 bản truyện): Sự xả thân cứu nạn cho mọi người của con cá voi (hay một vị hoàng tử) được nhân dân lập miếu thờ (hoặc được lên niết bàn thành Phật). 11. Sự nhẫn nhịn của nhà tu hành (3 bản truyện): Một nhà sư (là nữ cải trang hoặc là một người ái nam ái nữ) chịu oan khuất (mang tiếng phá giới luật, chịu phạt và nhận nuôi đứa trẻ không phải là con của mình), được giải oan và trở thành Phật Bà Quan Âm; ngược lại, nhà sư không làm tròn lời phát nguyện nhẫn nhịn bị trừng phạt (biến thành chim tu hú). 12. Sự tích chuông, trống và mõ (3 bản truyện): Một người cứu mãng xà và bị nó đòi ăn thịt. Trâu và cá chẽm đồng tình với hành động của mãng xà. Đức Phật biến mãng xà thành cái giá treo chuông, phạt trâu phải lột da để bịt trống, cá chẽm phải trở thành cái mõ. 13. Sự tích con muỗi (2 bản truyện): Theo lời Phật, người đàn ông yêu vợ cứu sống vợ mình bằng ba giọt máu. Người vợ thay lòng đổi dạ, anh ta đòi lại ba giọt máu. Người vợ chết và bị Phật biến thành con muỗi. 14. Sự tích Phật Mẫu Man Nương (2 bản truyện): Người con gái vô danh có mang một cách kì lạ khi nhà sư (gốc Ấn Độ sang truyền đạo) bước qua, sau này được tôn thành Phật Mẫu Man Nương. Type truyện này giải thích nguồn gốc hội Tắm Phật. 15. Thủy ngân trong cái cân biến thành cục máu (5 bản truyện): Hối hận, vợ chồng người thương gia giàu có làm lễ sám hối và đem cái cân rỗng ra chẻ. Thủy ngân trong cái cân đã biến thành cục máu. Hai đứa con trai (do lũ quỷ đầu thai) lăn ra chết, hai đứa con trai khác hiền lành, giỏi giang được sinh ra. . Thử s p xếp truyện cổ Phật giáo Việt Nam theo bảng tra cứu các type truyện dân gian c a A. AARNE và S. THOMPSON (A- T) Các type s 1565**, 153 1A và 1678 c a Việt Nam thuộc loại truyện. khung tra cứu c a bảng tra cứu A- T nên chúng tôi không gọi các type này theo s mà tạm đặt tên cho type truyện theo nội dung chính c a mỗi type và xếp theo vần A, B, C… lần lượt như sau: 1 những type truyện cổ Phật giáo mà chúng tôi khảo s t ở trên, rõ ràng yếu tố tôn giáo là căn cốt c a câu chuyện, song không đem áp được vào khung s truyện tôn giáo trong bảng tra cứu A- T. 2.3.

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w