1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tính nguyên hợp của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam _3 ppsx

7 773 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 168,8 KB

Nội dung

Tính nguyên hợp của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam mang những đặc trưng cơ bản của của văn học Việt Nam trung đại. Trong đótính nguyên hợp (Văn - Sử - Triết bất phân), một dấu hiệu cho thấy qui luật hỗn hợp vốn là một đặc trưng của văn hóa trung đại nói chung, phản ánh tình trạng chưa có sự phân chia rạch ròi giữa các "ngành", bộ phận trong khoa học xã hội. Với sự chuyên biệt hóa cao độ, ngày nay chúng ta có sự phân biệt trong tư duy sáng tác, giữa tư duy luận lý và tư duy hình tượng, nên không còn hiện tượng "ba trong một" như trong một số thể loại văn học trung đại. Tìm hiểu tính nguyên hợp của tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam nhằm khẳng định một đặc trưng của thể loại tồn tại bên cạnh những đặc trưng nổi bật khác, đồng thời củng cố thêm nhận thức trong nghiên cứu cũng như thưởng thức lâu nay. Việc xác định một cách rõ ràng bút pháp của tác phẩm là văn hay sử thật không dễ dàng, bởi vì bản thân tác phẩm được sinh ra trong một môi trường văn hóa nguyên hợp nên việc nhận thức chúng cũng phải được đặt trong tư duy nguyên hợp. Nếu quan niệm tên gọi phản ánh đặc trưng thể loại tác phẩm, chúng ta sẽ có cách giải thích đơn giản về các tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam. Trong số những tác phẩm được chọn, chúng tôi thấy thường có các chữ "chí", "ký", "diễn chí" "Diễn chí" thực chất là lối diễn sử, giảng sử giống kiểu diễn nghĩa của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc. Cách đặt tên tác phẩm đã thể hiện rõ tính thể loại, bởi "chí", "lục" đều liên quan tới lịch sử, đến việc chép sử và đều được sử dụng để đặt tên cho tác phẩm văn học. Tính nguyên hợp trong văn học càng về sau càng "nhạt" dần đi. Tuy nhiên, cho mãi tới những năm đầu thế kỷ XX dấu vết "bất phân" vẫn còn quan sát được rất rõ ở hàng loạt tác giả và tác phẩm. Khi tìm hiểu văn học trung đại, của Việt Nam cũng như của thế giới, cần phải tính đến đặc điểm này. Theo Trần Ngọc Vương: Ở Trung Quốc từ rất sớm đã có sự phân hóa mạnh mẽ đội ngũ trí thức thành môn đồ của rất nhiều “giáo”, học phái, học thuyết, khác nhau. Tuy nhiên sự phân hóa chủ yếu dựa trên một trục đối lập chủ yếu là trục "lưu, phái, thuyết, giáo". Thắng lợi của Nho giáo trên cương vị ý thức hệ từ đời Hán đã "nguyên hợp hóa" trở lại đội ngũ trí thức ấy. Lối hình dung "tam giáo đồng nguyên", "tam giáo tịnh hành", "Nho pháp tĩnh dụng", châm ngôn thuộc nằm lòng của các nhà Nho "Nhất nghệ bất tri Nho giả sở sỉ", v.v đã kìm hãm có kết quả các quá trình chuyên môn hóa (1) . 1. Nguyên hợp tác giả và thể loại Trong thực tế, không chỉ khó lòng bóc tách hay định vị một cá nhân nào đó là thuộc mẫu nhà nho này hay nhà nho kia, thậm chí ở cấp độ cao hơn, chung hơn, ngay cả việc coi cá nhân nào đó là thuộc về Nho, thuộc về Đạo hay thuộc về Phật giáo. Một người nào đó, hành xử giữa đời đồng thời trong nhiều tư cách, nhiều vai diễn khác nhau là sản phẩm của hoạt động tinh thần của những trí thức "nguyên hợp" như vậy dĩ nhiên cũng mang tính nguyên hợp. Có ý kiến cho rằng, khi nghiên cứu một văn bản của một tác giả trên trường quan sát đó, các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau và nhiều lúc rất xa nhau của các khoa học hiện đại đều cảm thấy đủ thẩm quyền coi đó là đối tượng nghiên cứu original của mình. Thực tế cho thấy, "Tham đồ hiển quyết" trước khi là tác phẩm văn chương, hẳn có quyền được coi là văn kiện tôn giáo, một sự trình bày triết học. "Xuân thu quản kiến" chắc chắn là một công trình khảo cứu theo lối học thuật nhưng cũng là một thứ văn kiện trình bày những kiến giải chính trị của tác giả trước thời cuộc. Kệ là thơ mà kệ cũng là sự khải thị tôn giáo. Nhà chùa mời nhà Nho hay chữ viết bi ký dĩ nhiên trước hết để xiển dương công đức và giáo lí của tôn giáo mình thì nhà Nho "tiện thể" cảm thán về thế đạo nhân tâm và không từ cả việc phê phán luôn Phật giáo. Một trong những đặc trưng của văn học cổ bắt nguồn từ nhận thức của thời đại về quan niệm "văn - sử - triết bất phân". Cách hiểu này xuất phát từ nền văn học cổ Trung Quốc. Người Trung Hoa cổ đại quan niệm một chữ "văn" có rất nhiều nghĩa mà nghĩa chính là trang sức bề ngoài của chất, dần dần quy nạp thành khái niệm "văn" với bất kỳ thể thức nào dùng đến văn tự để biểu hiện đạo lý thánh nhân. Chữ "văn" vì thế bao gồm rất nhiều thể loại. Quan niệm nguyên hợp trong văn học hình thành từ đấy và trở thành quan niệm chi phối người cầm bút một cách không tự giác. Văn sử bất phân không có nghĩa là chỉ giữa văn và sử mới không phân ranh giới mà còn giữa chúng với nhiều bộ môn khác như triết học, tôn giáo, địa chí, y dược thậm chí cả công văn hành chính. Khi nghiên cứu về vấn đề này, Nguyễn Huệ Chi cho rằng, “bởi lẽ, các bộ môn này đều gặp nhau trong việc dùng chung một số thể loại, vận dụng chung một số biện pháp tu từ. Nhưng không phải chỉ có thế. Từ quan niệm "văn sử triết bất phân" tất yếu sẽ đi đến cách nhìn nhận đánh đồng các thể loại mang tính chức năng và các thể loại mang tính thẩm mỹ. Tiến thêm một bước nữa, sự phân biệt giá trị của thể loại sẽ không còn phụ thuộc vào sức chinh phục nghệ thuật của nó, mà tùy vào khả năng truyền tải đạo lý thánh nhân. Lẽ tự nhiên một sự sắp xếp thứ bậc các thể loại bắt buộc phải đặt ra, trong đó các thể loại chức năng như cáo, chế, biểu, hịch trở thành ưu trội so với các thể loại phi chức năng như truyện thơ, tiểu thuyết” (2) . Như vậy, từ loại hình tác giả nguyên hợp của đội ngũ trí thức trung đại đã dẫn đến tính nguyên hợp trong sản phẩm của hoạt động nghệ thuật. Những người làm quan, làm những ngành nghề khác nhau hoặc nắm giữ những vai trò quan trọng trong xã hội vẫn có thể tham gia hoạt động sáng tác văn học. Từ đó dẫn đến hiện tượng tác phẩm nghệ thuật mang trong nó nhiều phẩm chất, tri thức của nhiều "chuyên ngành" khác nhau. Quá trình đó đã kéo dài trong lịch sử trung đại mà không gặp phải những khó khăn trong thưởng thức. Một phần, do yêu cầu nhận thức chưa đòi hỏi phải có sự tách bạch cũng như ý thức về "bản quyền" thể loại chưa được đặt ra. Phần nữa do hạn chế về cơ cấu thể loại trong tổng thể nền văn học nên hiện tượng vay mượn, sử dụng chung một thể loại nào đấy trong sáng tác không phải là chuyện hiếm. Và trong thực tế, việc này đã được chấp nhận một cách hoàn toàn tự nhiên. 2. Mối quan hệ Văn - Sử Căn cứ trên phương diện nội dung, đề tài và mục đích sáng tác, chúng tôi cho rằng, tác giả tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam xây dựng tác phẩm nhằm lưu lại, kể lại lịch sử của thời đại, triều đại mình cho đời sau. Hầu hết các bộ tiểu thuyết chương hồi đều liên quan đến con người và sự kiện lịch sử Việt Nam. Lần lượt điểm qua các tác phẩm, thấy rằng: Hoan Châu ký có nội dung miêu thuật lịch sử 8 thế hệ đầu của dòng họ Nguyễn Cảnh ở Nghệ An thuộc đất Hoan Châu cổ, những người có nhiều đóng góp trong công cuộc "phò Lê diệt Mạc" và tạo dựng nền Trung hưng của nhà Lê; Nam triều công nghiệp diễn chílà câu chuyện kể về công lao sự nghiệp của Nam triều, tác phẩm phản ánh thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, lịch sử trải qua 5 đời chúa Nguyễn, từ chúa Nguyễn Hoàng đến chúa Nguyễn Phúc Trăn; Hoàng Lê nhất thống chí có nội dung ghi chép sự nghiệp nhất thống nước nhà của vua Lê; Hoàng Việt long hưng chí, tác phẩm ghi chép về một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động trong thời gian khoảng 50 năm cuối thế kỷ XVIII đầu XIX; Việt Lam xuân thu, cuốn sách kể lại cuộc đời vua Lê Thái Tổ, bậc khai quốc của nhà Lê trong quá trình giành lại đất nước; Trùng Quang tâm sử, cuốn dật sử, chỉ là câu chuyện hư cấu trên cơ sở trang sử mất nước đời hậu Trần, để ngụ ý chống Pháp của một sĩ phu yêu nước hồi đầu thế kỷ XX. Nếu căn cứ vào nội dung phản ánh của những tác phẩm tiểu thuyết chương hồi được nghiên cứu, có thể cho rằng, đây là những tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử, (khiến nhiều người vẫn gọi chúng là tiểu thuyết lịch sử). Nhưng nếu dựa trên hình thức thể loại, đặc biệt là dựa trên kết cấu tác phẩm, dựa trên những kết quả nghiên cứu tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc và Việt Nam, có thể đi tới một nhận định khi cho rằng đây là những bộ tiểu thuyết có kết cấu chương hồi. Có thể so sánh với những tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc như Tam Quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng, Thủy hử, Tây du ký tính văn học ở mỗi bộ tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam có thể cao thấp, không giống nhau, sự thăng trầm cũng không theo quy luật cái sau tiến bộ hơn cái trước. Lâu nay, vẫn có hiện tượng không phân biệt rõ ràng trong cách gọi tên một thể loại văn học khi căn cứ trên hình thức thể hiện và nội dung phản ánh. Khi nói tiểu thuyết lịch sử là căn cứ trên nội dung phản ánh cùng đề tài mà tác phẩm này quan tâm. Khi nói tiểu thuyết chương hồi cũng có nghĩa vấn đề thuộc về hình thức, cấu trúc của tác phẩm. Mối quan hệ văn - sử trong thể loại tiểu thuyết chương hồi mang màu sắc của mối liên hệ giữa nội dung đề tài và phương thức biểu hiện. Bỏ qua lối ghi chép lạnh lùng, nghiêm trang của "sử bút", tác giả tiểu thuyết chương hồi đã tìm được một phương thức truyền tải những nội dung thuộc về lịch sử bằng một cách thức uyển chuyển, sinh động và mềm dẻo hơn. Chính điều này đã đảm bảo cho tính nguyên vẹn, chính xác và đầy đủ thông tin của những sự kiện và nhân vật lịch sử. Nói cách khác, lịch sử đã tìm được con đường, phương thức tốt hơn để đem đến cho bạn đọc những thông tin cần truyền tải. Những vấn đề của lịch sử sẽ không còn nặng nề, khô khan, thay vào đó là sự linh động của "văn bút" với chút lãng mạn của hư cấu nghệ thuật. Đối với tác giả tiểu thuyết chương hồi, trong bối cảnh vay mượn hình thức thể loại của nước ngoài, để có nguồn đề tài phong phú là chuyện không hề đơn giản. Trong khi đó, lịch sử dân tộc với những cuộc biến đổi sơn hà, những mưu đồ chính trị, nội chiến và chống ngoại xâm là những trang sử hào hùng nhất hoặc những tấm gương anh hùng của bao lớp người Việt Nam rất đáng được lưu truyền cho hậu thế. Lựa chọn tiểu thuyết chương hồi để phản ánh những vấn đề lớn lao của lịch sử dân tộc là sự lựa chọn đúng đắn của các tác giả trung đại. Đây được xem là mối giao duyên tuyệt vời không phải lúc nào, ở đâu cũng có được. Thực tế đã chứng minh sự lựa chọn đúng đắn đó bằng sự thành công của những tác phẩm tiểu thuyết chương hồi. 3. Mối quan hệ Văn - Triết và những quan niệm triết học phương Đông trong tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam Dù mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng tiểu thuyết chương hồi được chọn để nghiên cứu lần này đều mang tính nguyên hợp. Trong đó, mối quan hệ giữa Sử - Văn rõ ràng hơn. Chất triết học chỉ có thể hiểu là những nội dung tư tưởng được biểu hiện trong những quan niệm của Nho giáo dưới hình thức những hoạt động đấu tranh chính trị, chiến đấu chống thù trong giặc ngoài, xây dựng các triều đại phong kiến, tôn phò dòng chính thống… Trong quá trình khảo sát tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam, chúng tôi cho rằng, hầu hết các tác phẩm đều ít nhiều thể hiện tư tưởng thiên mệnh khi chỉ ra nguyên nhân hưng vong của các triều đại. Có thể nói rằng, tư tưởng thiên mệnh đã ăn sâu vào trong tiềm thức của tầng lớp nhà Nho nói riêng, người dân phương Đông nói chung nên chẳng xa lạ gì khi tác giả giải thích các sự kiện lịch sử bằng thiên mệnh, phong thủy hoặc ít ra là niềm tin vào sự linh thiêng của những thế lực siêu nhiên. Trong tác phẩm Hoan Châu ký, tác giả đã cho người đọc biết nguyên nhân "phát tích" của dòng họ Nguyễn Cảnh ở đất Hoan Châu là bởi "một cụ già râu tóc bạc phơ, mặt đỏ như gấc", một thầy địa lý, giỏi thuật tướng số đã chỉ cho nơi có một long mạch tuyệt hảo thuộc loại "vương công thượng cách" có cái thế "Tân long chuyển tốn nhập tả hữu, cước kết kim tinh khai thủy huyệt", "phía trước thì thân, phía sau thì hợp, bên trái thì rồng, bên phải thì hổ, có vẻ như trương cờ mở lọng vậy. Mặt trước có sông lớn chảy qua, dòng lượn quanh co, nước trong leo lẻo. Đây đúng là đất phát "tam công, võ tướng", một long mạch tuyệt hảo" (3) . Chính vì thế "Cảnh theo lời dặn suy ngẫm đến nửa năm, rồi mới bắt đầu công việc tu tạo mộ triệu, đem hài cốt mẹ cải táng vào đấy. Quả thực từ đấy làm nên gia nghiệp" (4) Trong lời kết của tác giả ở cuối sách cũng đã khẳng định điều này: Mới hay: Từ chuyện người thày thuốc tiếp được ông già say rượu ở Sa Nam, biết được ngày hôm nay quán rượu tiếp được rất nhiều tửu khách. Từ chuyện kẻ qua đường mắng chó ở Ngọc Sơn, biết được ngày hôm nay hàng thịt bày bán rất nhiều món ngon lành. Chẳng qua là có rượu thì say, không có thịt thì không no. Một say, một no, lẽ nào không phải khởi đầu từ điềm lành khách say rượu ở Sa Nam? Đến như chuyện dấy nên sự nghiệp, là nhờ thời sáng sủa. Sống giữa buổi vô lo, còn biết gì nói thêm (5) . . Tính nguyên hợp của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam mang những đặc trưng cơ bản của của văn học Việt Nam trung. một" như trong một số thể loại văn học trung đại. Tìm hiểu tính nguyên hợp của tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam nhằm khẳng định một đặc trưng của thể loại tồn tại bên cạnh những. bằng sự thành công của những tác phẩm tiểu thuyết chương hồi. 3. Mối quan hệ Văn - Triết và những quan niệm triết học phương Đông trong tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam Dù mức độ đậm

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w