1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam

18 2,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 198,38 KB

Nội dung

Thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam

Trang 1

bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o viÖn khoa häc x∙ héi viÖt nam

viÖn v¨n häc

vò thanh hμ

thÓ lo¹i tiÓu thuyÕt ch−¬ng håi

ch÷ h¸n viÖt nam

Chuyªn ngµnh : Lý luËn v¨n häc

M∙ sè : 62.22.32.01

tãm t¾t luËn ¸n tiÕn sÜ ng÷ v¨n

hμ néi - 2009

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Viện Văn học - Viện Khoa học X∙ hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn

PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh

Phản biện 1: GS.TSKH Bùi Văn Ba

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Phản biện 2: PGS.TS Trần Ngọc Vương

Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội

Phản biện 3: PGS.TS Trần Thị Việt Trung

Đại học Thái Nguyên

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước, họp tại Viện Văn học, 20 Lý Thái Tổ, Hà Nội

Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2009

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia

và Thư viện Viện Văn học - Viện Khoa học X∙ hội Việt Nam

Trang 3

Các công trình khoa học đ∙ công bố

liên quan đến đề tμi luận án

1 Vũ Thanh Hà (2005), ""Hoàng Lê nhất thống chí" và thể loại tiểu thuyết chương hồi

trong văn học trung đại Việt Nam", Nghiên cứu Văn học, (6)

2 Vũ Thanh Hà (2006), ""Hoàng Lê nhất thống chí" - một tác phẩm biên niên sử của

văn học trung đại Việt Nam", Tạp chí Khoa học, Đại học Vinh, Tập XXXV,

(3B)

3 Vũ Thanh Hà (2006), "Chất hài trong tiểu thuyết chương hồi "Hoàng Lê nhất thống

chí"", Tạp chí Khoa học, Đại học Vinh, Tập XXXV, (4B)

4 Vũ Thanh Hà (2008), ""Trùng Quang tâm sử"của Phan Bội Châu và thể loại tiểu

thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam", Tạp chí Khoa học, Đại học Vinh, Tập

XXXVII, (2B)

5 Vũ Thanh Hà (2009), "Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong một số tiểu thuyết

chương hồi chữ Hán Việt Nam", Ngữ học trẻ 2008

6 Vũ Thanh Hà (2009), "Tính chất hỗn dung thể loại của tiểu thuyết chương hồi chữ

Hán Việt Nam", Tạp chí Khoa học, Đại học Vinh, Tập XXXVII, (3B)

Trang 4

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

1.1. Tiểu thuyết chương hồi (TTCH) chữ Hán là một bộ phận cấu thành bức tranh thể

loại, đồng thời góp phần làm nên giá trị của văn học Việt Nam trung đại Thể loại này

được nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện Phần lớn những bài viết, công trình nghiên cứu tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam (TTCHCHVN), chủ yếu nghiên cứu những tác phẩm

đơn lẻ, so sánh một số TTCHCHVN với những bộ TTCH Trung Quốc hoặc TTCH chữ Hán của các nước Triều Tiên - Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v

1.2 Cho đến nay, Việt Nam đã có một Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam

nhưng vẫn còn tác phẩm chưa được đưa vào tổng tập này Đối với công tác nghiên cứu,

việc lựa chọn, thống kê và đưa ra những tiêu chí phân loại vẫn chưa đầy đủ và thống nhất ở các nhóm nghiên cứu, dẫn đến tình trạng không thống nhất về số lượng TTCHCHVN Việc phân định rạch ròi khái niệm thể loại cũng như cách gọi tên tác phẩm TTCH chữ Hán vẫn đang được đặt ra đối với công tác nghiên cứu

1.3 Đối với nghiên cứu sinh, là người tham gia giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở

trường trung học phổ thông, nghiên cứu TTCHCHVN giúp nâng cao nhận thức phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy Nội dung khoa học của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, học tập của sinh viên các trường đại học, cao đẳng có giảng dạy chuyên ngành lý luận văn học và văn học cổ trung đại

1.4 Nghiên cứu thể loại là một phương pháp nghiên cứu đang trở thành một trong

những hướng đi đạt được nhiều kết quả đối với giới nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại trong những năm gần đây Thành quả của những công trình nghiên cứu thể loại trong những năm qua ở Việt Nam đã trở thành cơ sở cho việc lựa chọn đề tài cũng như phương pháp nghiên cứu lý thuyết đối với TTCHCHVN

2 Lịch sử vấn đề

Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm và đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo về thể

loại này Các công trình nói trên chủ yếu tập trung nghiên cứu về các phương diện:

Quan niệm, nhận định và phân loại tác phẩm; nội dung và nghệ thuật; văn bản, tác giả và nhân vật; sự ảnh hưởng của TTCH Trung Quốc đối với TTCHCHVN Nhìn

chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề trọng tâm của TTCHCHVN Tuy nhiên, việc đặt vấn đề nghiên cứu TTCHCHVN trên cấp độ thể loại thì vẫn chưa được quan tâm đúng mức Trên cơ sở đó, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn

TTCHCHVN làm đề tài nghiên cứu

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Những tiền đề văn hóa - văn học của tiểu thuyết chương hồi

chữ Hán Việt Nam; Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật và miêu thuật các sự kiện lịch sử; Đặc điểm kết cấu và vấn đề thể loại của tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu: gồm bảy tác phẩm: Hoan Châu ký, Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí, Hoàng Việt long hưng chí, Việt Lam xuân thu, Tây Dương Gia Tô bí lục, Trùng Quang tâm sử

Trang 5

4 Phương pháp nghiên cứu

Những phương pháp nghiên cứu thể loại văn học: Phương pháp loại hình, phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp so sánh Ngoài ra, luận án còn vận dụng những phương pháp nghiên cứu hiện đại đang được sử dụng trong nghiên cứu văn xuôi như thi pháp học, tự sự học, cấu trúc, Cùng với những phương pháp nghiên cứu trên, luận án

sử dụng các thao tác cụ thể như khảo sát, thống kê, phân loại, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát, đánh giá

5 Đóng góp khoa học của luận án

5.1 Luận án tập trung nghiên cứu TTCHCHVN với cái nhìn toàn diện về một thể loại

quan trọng của văn học Việt Nam trung đại Đồng thời, hệ thống lại những quan điểm của các nhà nghiên cứu về TTCHCHVN từ trước đến nay, từ đó làm rõ những vấn đề

liên quan đến khái niệm Tiểu thuyết chương hồi

5.2 Ngoài việc tìm hiểu những giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng cùng những giới

hạn của thể loại văn học này, luận án đánh giá vị trí của TTCHCHVN trong tiến trình phát triển văn học, của văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng Luận án đem đến cái nhìn khái quát về TTCH, viết bằng chữ Hán Luận án có nhiệm vụ đối sánh một số phương diện của TTCH giữa các nền văn học trong khu vực cùng chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, để nhận diện bản sắc của TTCHCHVN

5.3 Nghiên cứu theo phương pháp thể loại là một cách tiếp cận tương đối mới các

tác phẩm văn học Việt Nam trung đại Với hướng nghiên cứu này, luận án giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến TTCH, viết bằng chữ Hán nhằm chỉ ra những đặc trưng, tính chất thể loại, cấu trúc và những nguyên tắc nghệ thuật xây dựng nhân vật và miêu tả sự kiện lịch sử Ngoài ra, chúng tôi mong được đóng góp một số ý kiến về công tác nghiên cứu văn xuôi cũng như những thể loại khác của văn học Việt Nam trung đại

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về sự ra đời thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt

Nam

Chương 2: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật và miêu thuật các sự kiện lịch

sử

Chương 3: Đặc điểm kết cấu và vấn đề thể loại của tiểu thuyết chương hồi chữ Hán

Việt Nam

Trang 6

nội dung cơ bản của luận án

Chương 1

Khái quát về sự ra đời thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam 1.1 Tiểu thuyết và những quan niệm về tiểu thuyết chương hồi

1.1.1 Những quan niệm về tiểu thuyết

Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa về tiểu thuyết được đưa ra, mỗi định nghĩa

đều có những nội dung đúng đắn, hợp lý nhưng không định nghĩa nào đạt được sự thống nhất tuyệt đối Những nhà lý luận và sáng tác trên thế giới và các tác giả Việt Nam đều có những ý kiến phát biểu dưới hình thức những "tuyên ngôn" hoặc những nhận định về tiểu thuyết nhưng không có định nghĩa nào đủ sức bao quát được toàn bộ tính chất của thể loại này

Ngay từ những ngày đầu thế kỷ XX, các học giả Việt Nam đã có những nhận định

về tiểu thuyết Phạm Quỳnh cho rằng, nghĩa hai chữ "tiểu thuyết" trong sách Trung Quốc rộng lắm, phàm sách gì không phải là sách "chính thư" đều là tiểu thuyết, nhưng tiểu thuyết đây tức là tạp thuyết, có khác với nghĩa tiểu thuyết như ngày nay Trần Nghĩa cho rằng, đây là một thể loại văn học lớn mà đặc trưng cơ bản là thông qua việc miêu tả tình tiết câu chuyện và hoàn cảnh cụ thể để khắc họa tính cách nhân vật, nhằm phản ánh cuộc sống muôn màu muôn vẻ Đối với các học giả cổ đại Trung Quốc, tiểu thuyết không phải là cái được phân loại, mà là vì không phân loại được nên mới thành tiểu thuyết Với các nhà nghiên cứu phương Tây, dường như họ không có ấn tượng gì về tiểu thuyết cổ ở Trung Quốc và các nước sử dụng chữ Hán trong quá trình đưa ra định nghĩa về tiểu thuyết Với các học giả phương Đông, cụ thể là ở Trung Quốc và Việt Nam, định nghĩa tiểu thuyết cũng rất mơ hồ và hầu như chưa được cô đúc thành một khái niệm và mới chỉ là những quan niệm hết sức ngắn gọn, giản đơn, chưa nêu lên

được những đặc trưng cơ bản của thể loại

1.1.2 Khái niệm Tiểu thuyết chương hồi

Thuật ngữ Tiểu thuyết chương hồi chỉ một dạng thức tiểu thuyết trường thiên, một

thể loại quan trọng trong văn học cổ điển Trung Quốc và Việt Nam Tiểu thuyết viết theo dạng này được phân chia thành các hồi khác nhau, phát triển từ lối giảng sử thoại bản thời Tống - Nguyên (Trung Quốc) Thoại bản giảng sử thường là trường thiên, là những câu chuyện lịch sử dài, có dung lượng lớn nên họ không thể kể xong ngay một lần, buộc phải ngắt ra từng phần khác nhau, mỗi phần được đặt một tiêu đề còn gọi là

hồi mục để tóm lược nội dung Đó chính là cơ sở để hình thành các hồi, tiết, quyển của

TTCH sau này

1.2 Từ tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc đến sự ra đời của tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam

1.2.1 Vài nét về tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc

Trung Quốc là một nước có nền văn học phát triển rực rỡ và lâu đời Bên cạnh những thể loại gắn với một triều đại như Đường thi, Tống từ, người ta không thể không

nhắc tới TTCH thời Minh - Thanh, với những tác phẩm như Tam quốc diễn nghĩa, Tây

du ký, Thủy hử, Hồng lâu mộng Trong phần này, chúng tôi điểm qua một số tác

phẩm TTCH tiêu biểu của văn học Trung Quốc, để đưa ra những nét đặc trưng tiêu

Trang 7

biểu Đối với TTCH Trung Quốc và TTCHCHVN, nghệ thuật kể chuyện theo lối chương hồi đã làm nên một sáng tạo độc đáo

1.2.2 ảnh hưởng của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc

TTCHCHVN tiếp thu từ mô hình TTCH Trung Quốc trong bối cảnh nền văn học nước ta chưa có một thể loại văn học phù hợp, tương ứng, để phản ánh những vấn đề lớn lao của lịch sử Tuy nhiên, các tác giả Việt Nam chỉ mượn lối viết, khuôn mẫu tác phẩm (hình thức nghệ thuật) cũng như những quy tắc nghệ thuật Chữ Hán được sử dụng trong các sáng tác TTCH (viết bằng văn xuôi) trong khi chữ Nôm lại được trọng dụng trong sáng tác văn vần - truyện thơ Nội dung của TTCHCHVN là những vấn đề lịch sử cụ thể của đất nước và con người Việt Nam trong những thời điểm nhất định, thậm chí là lịch sử đương thời của tác giả

1.2.3 Tiếp thu có chọn lọc

Tiếp thu những nguyên tắc nghệ thuật TTCH Trung Quốc, các tác giả Việt Nam đã tạo lập cho mình một thể loại văn học phù hợp với nhu cầu phản ánh, thưởng thức và tư

duy nghệ thuật của người Việt Thứ nhất, mô hình tác phẩm chương hồi được dùng

trong việc kể chuyện lịch sử Trung Quốc vốn quen thuộc với bạn đọc Việt Nam đã

được vận dụng vào việc kể những câu chuyện lịch sử của nước Việt Thứ hai, tác giả

Việt Nam đã thừa hưởng những nguyên tắc xây dựng nhân vật, kinh nghiệm miêu tả

các sự kiện lịch sử cũng như lối dẫn dắt câu chuyện lịch sử Thứ ba, kết cấu "hồi cố"

với cụm từ "lại nói ", "nay lại nói " được vận dụng triệt để trong việc dẫn dắt câu

chuyện và liệt kê các sự kiện Thứ tư, chữ Hán là sự lựa chọn bắt buộc đối với các tác

giả Việt Nam Người ta không thể phủ nhận sự phù hợp giữa chữ Hán và thể loại này Ngôn ngữ khoa trương, hoành tráng phù hợp với lối diễn đạt giàu hình ảnh, hoa mỹ, tượng trưng, ước lệ trong những câu văn đăng đối nhịp nhàng đã làm nên sức mạnh truyền tải nội dung Cho dù thế, TTCHCHVN không phải là cái bóng của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc

1.2.4 Bản sắc tiẻu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam

Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc có nguồn gốc từ lối giảng sử thoại bản, là sự

đúc kết từ những câu chuyện lịch sử trong dân gian, có độ lùi khá lớn về thời gian Với TTCHCHVN, lịch sử đi vào tác phẩm gần như trực tiếp, thậm chí là lịch sử đương thời Nếu TTCH Trung Quốc được thừa hưởng cốt truyện với các tình tiết và hệ thống nhân vật đã định hình tương đối hoàn chỉnh qua truyền thống "thuyết thư" thì TTCHCHVN phản ánh khá chân thực lịch sử Việt Nam đương thời hoặc không cách xa thời của tác giả bao nhiêu Đây cũng là lý do khiến TTCHCHVN "gần với ký sự lịch sử", ít bị ảnh hưởng của yếu tố văn hóa dân gian, huyền thoại hóa Không phải TTCHCHVN nào cũng tuân thủ theo lối chép sử biên niên một cách cứng nhắc mà có những sáng tạo nhất định Trong TTCHCHVN có sự tham gia của tác giả như một nhân vật ngay trong tác phẩm Đây là việc rất mới mẻ so với TTCH của các nước trong khu vực

TTCHCHVN chủ yếu tập trung khai thác những vấn đề liên quan đến vận mệnh tổ quốc hoặc những sự kiện và nhân vật lịch sử Ngoài đề tài lịch sử, TTCH của những nước khác trong khu vực tập trung vào đề tài tình yêu đôi lứa Sự ảnh hưởng của TTCH Trung Quốc đối với nền văn học của các nước xung quanh rất lớn, không chỉ chữ viết, mô hình thể loại, các nguyên tắc sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, mà còn ảnh hưởng bởi tư duy tiểu thuyết, khác hẳn tư duy khoa học lịch sử

Trang 8

1.3 Từ điểm nhìn sử gia đến điểm nhìn tác giả tiểu thuyết chương hồi

1.3.1 Điểm nhìn tác giả trong sáng tác văn xuôi

Các tác giả TTCHCHVN đứng trên quan điểm của tác giả văn học để phản ánh lịch

sử, dùng cái nhìn của nhà văn để nhận thức lịch sử Bằng cách này, họ muốn cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn khác (so với chính sử) về những sự kiện, nhân vật trong lịch

sử Từ điểm nhìn nhà sử học chuyển sang điểm nhìn nhà văn là một vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp trong bối cảnh sự tôn trọng của công chúng đối với hai loại hình tác phẩm, tác giả này rất khác nhau

1.3.2 Tác giả tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam

Khi có một thể loại văn học cũng đồng nghĩa với việc công nhận một kiểu, một loại hình tác giả tương ứng TTCHCHVN có nội dung liên quan đến lịch sử quốc gia, do người Việt Nam thực hiện nhưng mô hình, nguyên tắc sáng tác và chữ viết lại được vay mượn của nước ngoài Một trong những yêu cầu tiên quyết là tác giả đó phải là người thông thạo Hán ngữ, có trình độ học vấn cao, có điều kiện nhiều nơi để khảo sát tư liệu lịch sử Tất nhiên, khi viết về những vấn đề liên quan đến lịch sử Việt Nam, đòi hỏi người cầm bút phải tinh thông lịch sử Tác giả TTCH là những người vừa có niềm đam

mê của nhà sử học vừa có tâm hồn lãng mạn của nhà tiểu thuyết

1.3.3 Từ tác giả lịch sử đến tác giả tiểu thuyết chương hồi

Có thể nói, nhà sử học đã kết hợp cả ý thức khoa học khách quan với ý thức văn nghệ linh hoạt sinh động Họ vừa nghiên cứu quy luật, phục chế sự kiện, chi tiết vừa miêu tả, đánh giá Chính họ làm nên tính nguyên hợp trong văn học trung đại nói chung, TTCH nói riêng Trong mối liên hệ giữa thực tế và lý luận, tác giả sử học là nguyên mẫu của kiểu tác giả tự sự trung đại Từ bỏ sự tôn sùng đối với tác giả lịch sử

để đảm nhận vai trò tác giả TTCH được xem là sự "dũng cảm" của người cầm bút

Tóm lại, dù nguồn gốc hình thành, quan niệm và cách gọi của nhiều người có khác

nhau nhưng TTCHCHVN đã được khai sinh, phát triển cho đến khi có một loại hình tiểu thuyết mới thay thế TTCHCHVN có bản sắc và những giá trị nổi bật, khu biệt với TTCH của một số nước trong khu vực chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc

Sự dịch chuyển trong điểm nhìn tác giả TTCHCHVN là một vấn đề quan trọng của văn học trung đại TTCHCHVN đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn phong phú, sinh

động hơn về những vấn đề của lịch sử, đồng thời tạo nên một đội ngũ tác giả có ý thức

sáng tác văn chương nghệ thuật Bước đầu có thể xác định, TTCH là một khái niệm

mang tính khu vực

Trang 9

Chương 2

nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật

vμ miêu thuật các sự kiện lịch sử 2.1 Từ nhân vật lịch sử đến nhân vật tiểu thuyết chương hồi

2.1.1 Nhân vật và vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi

Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam hầu như lấy sự kiện và nhân vật phần nhiều có thật trong lịch sử làm đề tài Khác với nhà sử học, ghi chép về một người nào

đó đòi hỏi cao ở tính chân xác, tác giả tiểu thuyết lại đem đến cho bạn đọc một hình

ảnh về con người sinh động như "nó vốn có" hoặc "cần phải có" trong cuộc sống Nhân vật của tiểu thuyết là người đang sống có suy nghĩ, hành động, ngôn ngữ, tính cách của con người trong cuộc sống hiện thực Đối với tác giả tiểu thuyết, các nhân vật lịch sử

được quan sát từ nhiều phía, thậm chí được nhìn từ "trong bóng tối", vì vậy mà rõ ràng

và đầy đủ hơn

2.1.2 Quan niệm về nhân vật lịch sử trong văn học

Nhân vật lịch sử là những con người có thật trong lịch sử, có vai trò quan trọng trong một thời điểm lịch sử gắn với một sự kiện hoặc địa danh cụ thể Nhân vật đó có tầm ảnh hưởng lớn trong những bước ngoặt lịch sử, là người đại diện cho xu thế phát triển của thời đại Dưới cái nhìn của các nhà sử học, nhân vật lịch sử chỉ đơn thuần là các hiện tượng lịch sử, được sử sách ghi chép lại bằng những nét rất cơ bản, nếu trong truyền thuyết sự mơ hồ lại càng lớn Tác giả TTCH trở thành người thư ký "trung thành" trong việc phản ánh những gì mà các sử gia còn bỏ sót, trung thành với lý lịch, thời đại của nhân vật nhưng những chi tiết cụ thể về diện mạo, tính cách, ngôn ngữ, hành động, tâm tư tình cảm, thái độ của nhân vật đã được hư cấu Vì thế, nhân vật lịch sử trong tác phẩm văn học sinh động hơn, đầy đủ hơn

2.1.3 Mức độ sáng tạo của nhà văn đối với nhân vật lịch sử

Để khắc họa tính cách nhân vật, tác giả thường chọn những khoảnh khắc lịch sử quan trọng, những thời điểm có tính chất "thử vàng", nhân vật buộc phải bộc lộ tính cách TTLS nói chung, TTCHCHVN nói riêng, nhân vật được miêu tả căn cứ trên một

cứ liệu lịch sử nhất định Cũng không phải "tầm thường hóa, xác thịt và con người hóa" một số "anh hùng", "thần tượng" Sáng tạo đối với nhân vật lịch sử là đem đến một cái nhìn mới từ một hình tượng cũ, quen thuộc

Vua chúa là người đại diện cho triều đại, đồng thời là nhân vật trung tâm của tác phẩm, phản ánh những vấn đề nổi bật, mâu thuẫn chính, các xung đột chính trị trong các tập đoàn phong kiến Ca ngợi công lao của các bậc khai quốc, tổ nghiệp là lẽ thường tình nhưng không phải lúc nào ý thức dân tộc tiến bộ cũng được tôn trọng, nhiều khi chỉ là sự bênh vực dòng chính thống mà dẫn đến phê phán phe đối lập (có thể là những người tiến bộ hơn) để bảo vệ sự lạc hậu, thối nát, sa đọa của phe mình Hư cấu những sự kiện, nhân vật có thật trong lịch sử là trình bày một nhận thức mới của tác giả, giúp người đọc dễ hình dung về lịch sử hơn Miêu tả sáng tạo làm cho lịch

sử sống lại, lung linh hơn Nhờ thế người đời sau dễ hiểu về quá khứ hơn, cũng là sự bổ sung cho chính sử

2.2 Nghệ thuật miêu tả nhân vật

2.2.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Trang 10

2.2.1.1 Bút pháp miêu tả công thức, tượng trưng, ước lệ

TTCHCHVN chưa phải là đỉnh cao của nghệ thuật miêu tả nhân vật và cũng chưa thực sự thoát khỏi lối miêu tả tượng trưng, khuôn mẫu, công thức của bút pháp trung

đại, nhưng dù sao thể loại này cũng đã tạo sự khác biệt đáng kể so với sử TTCHCHVN thường miêu tả nhân vật theo nguyên tắc miêu tả của TTCH Trung Quốc, cho nhân vật xuất hiện một cách đột ngột trong các trận đánh, giới thiệu qua một câu nói gây sự chú

ý Sự xuất hiện ban đầu bao giờ cũng được đặc tả về ngoại hình như dáng vóc, nước da, khuôn mặt, râu tóc, vũ khí sử dụng và đặc biệt là tư thế xung trận của họ Thậm chí có tác giả còn mô phỏng nhân vật, miêu tả chiến trận theo hình mẫu có sẵn trong TTCH Trung Quốc Có ba kiểu hình tượng nhân vật đáng chú ý

2.2.1.2 Hình tượng nhân vật vua, chúa

2.2.1.3 Hình tượng nhân vật quan lại, khanh tướng

2.2.1.4 Hình tượng nhân vật nữ

Có thể nói, hầu như các tác giả TTCHCHVN chưa thoát khỏi cách xây dựng, miêu tả nhân vật theo công thức tượng trưng, ước lệ của bút pháp miêu tả nhân vật trong văn học trung đại

2.2.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

Miêu tả tâm lý nhân vật phải đợi đến tiểu thuyết hiện đại Nhưng xét cho cùng, tác giả TTCHCHVN cũng đã bắt đầu chú ý đến tâm lý nhân vật, mặc dù vẫn ở một mức độ sơ khai, đơn giản Tác giả TTCHCHVN thường chú trọng vào hành động của nhân vật, thông qua lời nói của bản thân hoặc những nhận xét của người khác mà chưa chú tâm vào miêu tả tâm lý

2.2.3 Ngôn ngữ nhân vật

Nhân vật của TTCHCHVN được xây dựng chủ yếu dựa trên bút pháp tượng trưng,

ước lệ, cho nên ngôn ngữ của nhân vật cũng chịu ảnh hưởng bởi bút pháp này Ngôn ngữ của nhân vật bị qui định chặt chẽ bởi lối diễn đạt công thức, nhiều sáo ngữ hoa

mỹ, chơi chữ, sử dụng thành ngữ, tục ngữ hoặc lối diễn đạt giàu hình ảnh, vận dụng

điển cố, điển tích hoặc thường so sánh, ví von với các nhân vật nổi tiếng trong sử sách Trung Quốc hoặc Việt Nam Dù nhân vật là người có trình độ học vấn cao hay chỉ

là kẻ bề tôi hèn mọn không biết chữ thì ngôn ngữ của họ cũng rất sang trọng Tranh luận

về chính thống, chính - ngụy, về sự "sáng", "tối", "Nho tiểu nhân", "Nho quân tử"… đã

được tác giả khéo léo đưa vào các mẩu đối thoại giữa các nhân vật, không còn là những lời giáo thuyết khô khan

2.3 Nghệ thuật miêu tả các sự kiện lịch sử

Sức hấp dẫn của TTCHCHVN chính là chỗ nó đã miêu tả thành công hàng loạt những sự kiện lịch sử diễn ra trong suốt năm thế kỷ, từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XIX Mặc dù được miêu tả theo những công thức có sẵn theo cách vận dụng binh pháp nhưng tác giả đã đem đến cho người đọc cảm giác được sống lại những giây phút hào hùng của những trận chiến kinh thiên động địa, những phen biến đổi sơn hà

2.4 Vấn đề không gian, thời gian trong tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam

2.4.1 Thời gian trong tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam

2.4.1.1 Thời gian biên niên, xâu chuỗi sự kiện liên tục

Lối liệt kê sự kiện lịch sử theo chiều tuyến tính của thời gian hiện thực bằng cách ghi rõ năm tháng, tuế thứ, can chi của lối ghi chép biên niên đã làm cho người đọc

Ngày đăng: 04/04/2014, 08:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w