Theo như lời giáo sĩ De Choisy chép lại thì những người đã thuật chuyện về nước Việt Nam cho ông nghe là giáo sĩ Vachet, giáo sĩ Fucite và giáo sĩ Courtaulin toàn là những người đã ở xứ
Trang 1NƯỚC VIỆT NAM DƯỚI MẮT CÁC GIÁO SĨ VÀ NGƯỜI TÂY PHƯƠNG
HỒI THẾ KỶ 17 - 18
Khi còn ở trong cơ, ngũ, thì lương bổng rất phải chăng, mỗi người lính thường mỗi tháng cũng lãnh được một đồng và một thùng gạo, có thể đủ nuôi mình và vợ con Cứ ba năm một lần, lính lại được phép về thăm cha
mẹ Đến lúc 60 tuổi thì nhà vua cho về hẳn ở nhà được cấp dưỡng trong lúc tuổi già yếu
“Ông vua trị vì bấy giờ (xứ Đàng Trong) là một vì vua vừa công bằng, vừa thích việc vũ bị Nhà vua thường thân ra xử kiện một cách rất công bằng, vừa nghe hai bên nguyên, bị khai, vừa dự cuộc đối chứng Nói tóm lại không những nhà vua xử kiện lại còn chính mình chịu khó dự thẩm Năm 1676, có người nói nhà vua có ý muốn truyền ngôi cho con cả, nhưng những người rõ việc nhất không tin như thế”
Giáo sĩ De Choisy tuy không bao giờ đặt chân đến đất Việt Nam, ông chỉ đi tàu chạy theo ven bể xứ này và ông đã biết xứ này nhờ vào lời thuật lại của các giáo sĩ khác đồng thời với ông Tuy vậy giáo sĩ De
Choisy cũng góp nhặt những điều đã nghe thấy về xứ Bắc và Nam trong
Trang 2hồi giữa thế kỷ 17 và viết thành một cuốn ký sự Cuốn sách đó không mấy ai biết đến, cha Cadière đã nói rõ trong tập kỷ yếu của hội “Đô
thành Hiếu cổ” số thứ 3 năm thứ 16 (Juillet-Septembre 1929) Theo như lời giáo sĩ De Choisy chép lại thì những người đã thuật chuyện về nước Việt Nam cho ông nghe là giáo sĩ Vachet, giáo sĩ Fucite và giáo sĩ
Courtaulin toàn là những người đã ở xứ Bắc và Nam kỳ lâu năm trong hồi đó
Cuốn ký sự của giáo sĩ De Choisy cũng nói qua đến địa dư, lịch sử và sản vật của nước Nam hồi bấy giờ Cuốn sách đó lại nói cả về quân lực hai xứ Bắc và Nam kỳ lúc đó đang đánh nhau và cách tổ chức quân đội của mỗi nước Giáo sĩ De Choisy không quên nói qua đến phong tục và luật lệ trừng phạt những người mắc tội khi quân (những người này bị lăng trì, khi hành hình nếu là quân lính, thì mỗi người lính phải cắt một miếng thịt của người có tội rồi phải ăn) Cuối cùng tác giả có nói qua đến tôn giáo của người Nam và truyền đạo Thiên Chúa ở xứ đó trong mấy năm đầu
Tác giả lại có viết một đoạn nói thêm về sâm và yến sào [8] là hai thứ sản vật của nước ta Phần nhiều các giáo sĩ, tuy thường bị cấm đoán và bạc đãi, nhưng vẫn có cảm tình rất tốt với dân ta Trái lại, ý kiến của một vài nhà du lịch và nhà buôn người Tây phương đối với xứ ta lại khác hẳn
Trang 3Như ông Pierre le Poivre mà trên kia đã có dịp nói tới, đến thăm xứ
Nam, giang sơn của chúa Nguyễn, hai lần (1742-1749) Ông Poivre đã
đi bộ từ Tourane đến Thuận Hóa và ông đã viết một tập ký sự về những điều tai nghe mắt thấy trong mấy tháng lưu lại Huế để điều đình việc buôn bán
Ông đã tả rõ về quân đội của Võ Vương là vị chúa Nguyễn đang cầm quyền lúc đó: “Từ khi chinh phục được miền hạ Đàng Trong, thì nhà vua
có thể tuyển được tới 60.000 quân lính, nhưng khí giới thì chỉ có giáo mác gậy gộc và một vài khẩu súng bắn bằng mồi lửa (tức là súng hỏa mai) từ Tàu đem sang”
Poivre lại nói quân lính ăn uống không đủ và lương bổng ít, nên nhân dân không hoan nghênh việc ra lính Poivre nói ông đã thấy một toán hai trăm người thiếu niên cổ mang gông, đó là những lính mới mộ
Võ Vương tiếp đãi Pierre le Poivre rất tử tế và hỏi chuyện rất ân cần, có
lẽ vì thế mà cảm tưởng của nhà du thuyết Tây phương đối với vị chúa Nguyễn đó không đến nỗi quá xấu, nhất là về bề ngoài:
“Nhà vua có vẻ rất hiền lành và nhân đức, hỏi tôi sang đây về việc gì tôi đáp rằng sức mạnh và đức tính tốt của nhà vua nức tiếng đồn đến tận
Trang 4Tây phương, tôi được phái từ nước Pháp là nước phú cường nhất Âu châu sang đây để dâng nhà vua các phẩm vật và thay mặt nước Pháp mong ký với nhà vua một hợp ước thân thiện và thương mãi…
“Nhà vua nói chuyện với tôi trong nửa giờ rất thân mật, trong lúc nói chuyện nhà vua hay cười và có vẻ rất nhã nhặn”
Pierre le Poivre lại nói tiếp về Võ Vương:
“Võ Vương vị chúa Nguyễn thứ 8 ở Đàng Trong, nguyên là dòng dõi quyền thần ở Bắc kỳ, là ông vua mạnh và độc đoán nhất đã cầm quyền ở
xứ Đàng Trong Ngài trị vì từ 20 năm nay tuy ngài mới 39 tuổi Ngài có
vẻ mạnh khoẻ và thân thể vặm vỡ, nét mặt nở nang, đầu xinh tóc xám và dài, rậm và giữ rất khéo, trán rộng, tai dài, mắt và lông mày đen, mũi ngắn, râu mép đen và nhiều, miệng so với mặt vừa khéo; cằm to và râu cằm ít, cổ vững, hai vai và ngực rộng, bụng to và tay chân béo Khi nhà vua mặc lễ phục thì có vẻ rất sang và giữa đám các quan ngài trổi hẳn, người ta phân biệt rất dễ, vì trong hàng các quan không ai đẹp hơn ngài Khi ngài nhìn có vẻ hiền từ, da mặt trắng, nhưng thường thay đổi cũng như các người ở xứ nóng; khi trắng hơn, khi xám hơn là tuỳ ở sức khoẻ Khi nhà vua cười thì nét mặt đổi hẳn vì trong miệng ngài chỉ còn có mấy cái răng đen”
Vẻ bề ngoài thì nhà vua còn có vẻ tốt, nhưng khi xét đến người và các đức tính, thì Pierre le Poivre không nể lời: “Vị vua đó có ba dục vọng
Trang 5chính, do đó mà sinh ra nhiều tính xấu: nhà vua keo kiệt, mê sắc đẹp và hay khoe khoang Vì keo kiệt, mà thành ra tàn ác, không công bằng và không từ việc xấu xa gì mà không làm Tình yêu lộn xộn đối với đàn bà làm cho ông vua đó không chăm chỉ và có ý lơ đãn với việc bổn phận làm chúa một nước, lại nhu nhược, và bất lực về các công việc Đó là thứ tình yêu tàn nhẫn, thiếu hẳn sự nhã nhặn về tính tình và không phải
tự lòng thương mến mà sinh ra, và tình yêu đó không làm cho nhà vua thiết vật gì Ông vua keo kiệt và say đắm tình dục đó chỉ biết có một cung và két bạc, sống giữa một lũ đàn bà lặt ở khắp nơi trong xứ là
những kẻ dạy ông bọc khâu và thêu thùa, và giữa một lũ “công đạo” cùng chia với nhà vua cái xác chết của một nước khốn nạn, rồi lại dùng một phần của đó để mua cái quyền ăn cắp một cách tự do hơn, không hề
bị ai trừng phạt cả
“Hai cái lòng dục vọng đó rất là tổn hại cho dân chúng, và dân thấy mình bị vua ruồng bỏ mà lại vẫn bị bóc lột và hà hiếp bởi những kẻ mượn tiếng nhà vua làm bậy
“Tính kiêu hãnh là dục vọng thứ ba chỉ làm cho chính mình vua và làm cho vua trở nên đáng khinh”
Cảm tưởng của Pierre le Poivre đối với các quan đại thần trong triều Võ vương cũng không tốt hơn thế Ông đã từng nhiều lần giao thiệp với ông
Trang 6Tả ngoại Trương Phúc Loan, một nhân vật giữ địa vị rất trọng yếu trong triều đình xứ Đàng Trong hồi đó, và một vị quốc cữu lại là thông gia với nhà vua Đó là một vì đại thần rất tham lam và theo lời Pierre le Poivre, thì nhờ có địa vị quan trọng ấy, nên họ Trương đã chiếm hết cả quyền bính trong nước Vị quyền thần này mỗi năm có thể thu lợi được 4, 5 vạn quan, lại thêm độ 3, 4 vạn quan về việc kiểm soát tàu bè Đã thế mà còn tìm đủ cách để hối lộ Vị quan đó giàu đến nỗi, sau một vụ nước lụt, vàng của ông đựng trong hòm đem phơi bày ra khắp cả sân mới hết Chính sự tàn ác và tham lam của vị quyền thần ấy, đã gây nên nhiều vụ loạn lạc và một dịp tốt cho quân Tây Sơn thắng thế để đến nỗi giang sơn nhà Nguyễn đã một hồi bị nguy ngập, nếu không nhờ có vua Gia Long
có công đánh dẹp để mở mang bờ cõi nước Nam và trung hưng, thì
giang sơn họ Nguyễn đã mất về tay kẻ khác
Đối với các quan đại thần khác, Pierre le Poivre cũng quan sát một cách rất nghiêm khắc và kết luận ông cho rằng có toàn là “những kẻ không thạo công việc, chỉ để ý đến những việc tình dục, ngoài ra không còn biết gì khác nữa…”
Nói tóm lại, nước ta từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 thường ở trong cảnh loạn lạc phân tranh, nên dầu có một vài vị vua chúa thông minh lỗi lạc, thực tâm giúp nước, và các việc văn trị vũ công rất rực rỡ đáng ghi vào sử sách; cũng không thể nào tiến bộ và cường thịnh được Tình hình nước
ta khi mới tiếp xúc với văn minh Tây phương là tình hình một nước chia
Trang 7rẽ: hết hồi Nam, Bắc triều là hồi họ Mạc tiếm ngôi nhà Lê, lại đến hồi hai họ Nguyễn, Trịnh đánh nhau trong gần nửa thế kỷ, và các vụ loạn lạc
do những đám giặc cỏ gây nên, và sau cùng đến hồi Tây sơn nổi lên đánh họ Nguyễn và họ Trịnh
Vì ở trong tình thế đó, nên các vua chúa chỉ nghĩ đến mở mang vũ bị để giữ thế lực mình, không có thì giờ để nghĩ đến việc mở mang kỹ nghệ, thương mãi, văn hóa, mỹ thuật trong nước
Hồi đó chính là hồi nước ta mới tiếp xúc với văn minh Âu Tây do các người tây phương mang lại, thực là một dịp rất tốt cho công cuộc tiến hóa mà dân ta đã bỏ mất không biết lợi dụng