Thế giới phi lý và nỗi âu lo, hy vọng trong tiếng cười hài kịch của N. Gogol Câu nói đầu tiên của Thị trưởng mở màn vở kịch “Các vị, tôi mời các vị tới đây để thông báo một tin rất không vui. Quan thanh tra đến chỗ chúng ta” đã được Gogol sửa đi sửa lại, giảm từ 78 từ xuống còn có 15 từ trong nguyên bản. Câu nói này được Gogol quan tâm đặc biệt bởi nó chính là câu thắt nút vở kịch. Nhà đạo diễn V.I. Nemirovich -Danchenko đã phải kinh ngạc thán phục câu thắt nút “mạnh bạo, đồng thời giản dị”, ngay lập tức vận hành toàn bộ hành động kịch và “xung động cơ bản nhất - nỗi sợ” (6) . Chính Gogol trong bản “Chỉ dẫn” thứ ba (1842) dành cho diễn viên diễn Quan thanh tra cũng đặc biệt lưu ý đến “nỗi sợ làm mờ mắt tất cả” [IV,116] này. “Nỗi sợ” quan thanh tra trong vở hài kịch của Gogol trước hết mang ý nghĩa thời sự lịch sử. Gogol tuyên bố: “Trong Quan thanh tra tôi quyết định tập hợp thành một khối tất cả những gì tệ hại ở nước Nga mà tôi từng biết, tất cả những sự bất công xảy ra ở những nơi và trong những trường hợp cần công bằng cho con người hơn hết, và nhạo báng suốt lượt tất cả” [VIII,440].Quan thanh tra động chạm đến những vấn đề thời sự chính trị nóng bỏng của triều đại Sa hoàng Nikolai I: chính sách cai trị bằng mọi biện pháp đàn áp được hình tượng hoá qua nhân vật Thị trưởng và những nhân viên cảnh sát; chính sách kiểm duyệt thư tín và sử dụng những kẻ chỉ điểm cũng bị ám chỉ qua đam mê xem trộm thư của Chủ sự bưu vụ và lòng nhiệt thành viết thư tố cáo của Viện trưởng Viện tế bần; thái độ của nhà nước đối với “tư tưởng tự do” thể hiện qua nỗi lo lắng của viên Kiểm học; chủ trương của chính quyền không coi việc nhận hiện vật là hối lộ thực chất đã mở đường cho cả Thị trưởng, Chánh án công khai nhận quà biếu dù trong lòng đều hiểu “dù sao cũng là hối lộ”; chính sách của Sa hoàng đối với thân nhân “hạ sĩ quan” đã làm Thị trưởng đặc biệt lo lắng về “mụ vợ goá hạ sĩ quan”, dường như không phải bị ông ta đánh, mà đã “tự đánh mình” Vở hài kịch còn phản ánh cả thời sự báo chí, văn học đương thời: nhân vật Khlestakov tự xưng là nhà văn Zagoskin, tự xưng là bạn của Puskin và nhận mình là “nam tước Brambeus” (nhà báo Senkovski) Vở kịch còn nhắc đến cả tên “Iokhim” vênh vác, người tạo mẫu và chủ của những cỗ xe ngựa sang trọng nhất Peterburg, rồi đến cả món cá tuyết muối tươi “labardan” lúc đó mới xuất hiện ở Nga như món ăn đặc quyền của giới thượng lưu Không khí thời đại lịch sử được phản ánh vào Quan thanh tra và được đông đảo khán giả đương thời đón nhận như là lời phê phán gay gắt đối với xã hội. Đó là cơ sở để nhà văn A.I. Ghertsen tuyên bố Quan thanh tra (và Những linh hồn chết) là “lời tự thú khủng khiếp của nước Nga đương đại” (7) . Tuy nhiên, quá trình sáng tác và sửa chữa văn bản Quan thanh tra của Gogol cho thấy nhà văn có khuynh hướng xây dựng một tác phẩm không chỉ mang tính thời sự nhất thời. Trong bản “Chỉ dẫn” năm 1842, nhà văn yêu cầu diễn viên “tránh rơi vào đả kích” và phải đặc biệt chú ý đến “sự thể hiện tính người nói chung” [IV,112] của các nhân vật. Không coi nhẹ ý nghĩa thời sự lịch sử của Quan thanh tra, cần lưu ý rằng, qua cốt truyện mang tính dân tộc, tính lịch sử cụ thể trong tác phẩm của mình, Gogol là một trong những nhà văn đầu tiên đem lại cho văn học châu Âu cảm quan “lo âu” mang tính toàn nhân loại trong thời đại chuyển mình tiến về thời hiện đại. Chính vì lẽ đó, chúng tôi không thể nhất trí với khuynh hướng bó hẹp ý nghĩa tác phẩm của Gogol trong tính thời sự nhất thời, coi Gogol chỉ như “một nhà văn chính trị là chủ yếu” (8) . “Nỗi sợ” thắt nút cho Quan thanh tra của Gogol không phải chỉ là nỗi sợ bị trừng phạt bởi cấp trên của một nhóm công chức tỉnh lẻ như hệ quả chính sách cai trị của một triều đại cụ thể trong lịch sử nước Nga, nó còn thể hiện sự bất an của nền tảng một cuộc sống không ra cuộc sống của con người. * Thị trưởng và Khlestakov là hai nhân vật có vị trí quan trọng nhất trong hài kịch Quan thanh tra của Gogol. Nhà văn S.Aksakov có kể lại rằng Gogol rất bức xúc vì trong lần công diễn đầu tiên “vai chính Khlestakov diễn không đạt” (9) , còn trong “Chỉ dẫn” cho diễn viên năm 1842 nhà văn gọi Thị trưởng là “một trong những vai chính” [IV,113]. Năm 1839, nhà phê bình V. Belinski nhận định: “Nhiều người coi Khlestakov là nhân vật chính của vở hài kịch. Điều đó không đúng. Khlestakhov không độc lập, mà xuất hiện trong vở hài kịch hoàn toàn tình cờ, thoáng qua Nhân vật chính của vở hài kịch - Thị trưởng, như đại diện cho cái thế giới bóng ma ấy” (10) . Nhưng năm 1842, Belinski lại viết cho Gogol: “Tôi đã hiểu tại sao anh coi Khlestakov là nhân vật chính trong vở hài kịch của anh, và tôi đã hiểu anh ta đúng là nhân vật chính của nó” (11) . Nhìn từ góc độ kết cấu bề mặt, nhân vật Khlestakov xuất hiện chỉ từ hồi II và biến mất khi kết thúc hồi IV, còn Thị trưởng có mặt từ đầu đến cuối trong cả năm hồi của vở kịch, từ lúc thông báo tin về quan thanh tra cho đến khi vỡ mộng và kinh hoàng khi nghe tin thanh tra thật đến. Nếu coi “quan thanh tra” trong vở kịch như một nhân vật cụ thể mang tính thời sự choán lấy tinh thần tất cả các nhân vật trong thị trấn tỉnh lẻ ấy, thì Thị trưởng có thể coi là nhân vật trung tâm từ đầu đến cuối. Nhưng nếu ta lưu ý rằng thế giới trong hài kịch của Gogol là một “thế giới bóng ma” tồn tại phi lý đến đáng cười - đáng buồn và Khlestakov là “gương mặt quái ảo” (“лицо фантасмагорическое”) như “sự giả dối hiện hình người” [IV,117-118], như cơn ác mộng ở bên trong nỗi lo âu về một vị “quan thanh tra” thật sự chân chính của cuộc sống con người, thì có thể thấy Khlestakov chính là trọng tâm của vở kịch, là “bóng ma của các bóng ma”. Tiếng cười hài kịch của Gogol được xây dựng không phải trên xung đột cá nhân, mà trên xung đột giữa toàn thể cuộc sống đang có với cuộc sống cần phải có, xung đột giữa “sự trống rỗng của những hành vi thể hiện những mối quan tâm tủn mủn và vị kỷ nhỏ nhen với lý tưởng cuộc sống” (12) . Khlestakov là hiện thân của sự “trống rỗng” tầm thường và ảo tưởng “hồn nhiên” phổ biến ở trong mỗi nhân vật của “thế giới bóng ma” mà Gogol giễu cợt như một phản đề khẳng định thế giới chân chính cần phải có. Vở hài kịch của Gogol được xây dựng trên môtip “nhận nhầm” quan thanh tra. Có thể dễ dàng nhận thấy ở đầu vở kịch có một nỗi lo âu mơ hồ xâm chiếm tâm trí Thị trưởng và đám công chức. Đó là ý niệm về một quan thanh tra vô hình có thể xuất hiện như một sự báo ứng, như định mệnh. Chính vì vậy tin quan thanh tra đến làm tất cả bàng hoàng như một việc “phi thường”. Trong lớp I hồi I, Thị trưởng bị ám ảnh bởi giấc mơ về “hai con chuột cống kỳ quái đen và to lớn lạ thường” và lá thư thông báo về sự hiện diện của quan thanh tra. Ông ta mơ hồ nghĩ đến “số phận”: “Rõ là số phận phải vậy! (Thở dài). Từ trước tới giờ, ơn Chúa ”; Chúa còn được đem ra để biện minh cho “tội lỗi”: “Chẳng có người nào lại không mang một tội lỗi gì đó. Chính Chúa đã sắp đặt như vậy ”. Viện trưởng viện tế bần cũng viện lấy cái “tự nhiên” của số mệnh để biện minh cho mình: “Tôi và Christian Ivanovich đã có cách: càng gần với tự nhiên càng tốt,- thuốc đắt tiền chúng tôi không sử dụng. Con người ta giản dị lắm: nếu chết, thì chết, nếu khỏi, thì khắc khỏi thôi”. Tương tự như vậy, việc viên bồi thẩm “lúc nào cũng sặc mùi như ở hầm rượu ra” được giải thích là mùi “có từ lúc cha sinh mẹ đẻ”: “lúc nhỏ mẹ anh ta đánh rớt anh ta, và từ đó người anh ta lúc nào cũng thoảng mùi vodka”. Kết hợp chuyện đó với chuyện anh thầy giáo dạy sử hay “làm mặt khó coi” và “quá nóng tính” lúc bốc lên “quật gãy cả ghế”, Thị trưởng kết luận: “Đó là qui luật huyền bí của số mệnh: người thông minh - hoặc là nát rượu, hoặc làm mặt khó coi, đến thánh cũng chả chịu nổi”. Đang lời qua tiếng lại với Chánh án về việc nhận “chó nòi” hay nhận “áo khoác lông thú giá 500 rúp” mới bị coi là hối lộ, Thị trưởng đột nhiên nói: “Nhưng ông lại không tin Chúa; ông chẳng bao giờ đi lễ nhà thờ; còn tôi, ít nhất cũng giữ vững đức tin và chủ nhật nào cũng tới nhà thờ. Còn ông Tôi biết ông lắm: ông mà động đến chuyện Sáng thế, thì cứ là tóc dựng ngược cả lên”. “Thế giới bóng ma” biện minh cho mình bằng đức tin, bởi mơ hồ lo âu về báo ứng của định mệnh. Câu nói kết thúc màn kịch của Thị trưởng gợi liên tưởng đến môtip “Ngày phán xử cuối cùng” trong Kinh Thánh: “Incognito đáng nguyền rủa. Bất thình lình ngó tới và tuyên bố: “A, các ngài thân mến, ở đây cả rồi! Thế ai là Chánh án? – “Liapkin- Tiapkin” “Cho gọi Liapkin- Tiapkin ra đây! Còn ai là Viện trưởng viện tế bần?” Zemlianika” “Cho gọi Zemlianika ra đây!” Đấy mới là tai họa!” Sự mỉa mai chua xót của lớp kịch như sự “giễu nhại” Kinh Thánh này còn thể hiện một cách cay đắng ở sự tham dự của ông bác sĩ “ngô ngọng”, không phải vô tình mang tên Christian Ivanovich - tên của Chúa (13) : ông ta “chả biết từ tiếng Nga nào”, nhưng thỉnh thoảng lại “phát ra âm thanh nửa giống âm “i” nửa giống âm “ie” như muốn đáp lời! Kinh Thánh và triết lý định mệnh được viện dẫn trong Quan thanh tra không chỉ có tác dụng gây cười bởi nó bị đám công chức vận dụng một cách tráo trở hồn nhiên đến mức “Chúa cũng không thốt nên lời”, nó còn thể hiện cảm giác lo âu mơ hồ về sự phán xét của Đấng tối cao đối với cuộc sống không ra cuộc sống con người của họ. Nỗi lo âu của Thị trưởng cũng như của đám công chức trong Quan thanh tra bắt nguồn từ cảm thức tội lỗi. Ngay sau mỗi hành động hay thậm chí chỉ sau một câu nói tội lỗi, lại là sự cầu cứu đến Chúa và cả lời hứa hẹn như “đút lót” Đấng tối cao. Thị trưởng dặn dò đám cảnh sát chuẩn bị đón quan thanh tra: “Nếu có viên chức nào ghé qua mà hỏi các anh có vừa ý với công việc không - thế nào cũng phải nói: “Thưa quan lớn, tất cả đều vừa ý ạ”; còn ai mà không vừa ý thì liệu hồn, ta sẽ cho biết thế nào là không vừa ý Ôi, ôi, ôi! Bao nhiêu tội lỗi, biết bao nhiêu tội lỗi. (Thay vì cầm mũ, cầm nhầm phải cái bao). Lạy Chúa, xin người phù hộ cho con tai qua nạn khỏi, sau này con xin thắp dâng người một cây nến chưa từng có ai thắp cho người ”. Sợ cái vô hình bí ẩn, cố bám vào cái hữu hình quen thuộc như cứu cánh, tất cả đám công chức, kể cả tay lõi đời như Thị trưởng, dễ dàng nhất trí với nhận diện “quan thanh tra” của Dobchinski và Bobchinski về hành vi kỳ quặc đúng kiểu “quan thanh tra” vi hành của Khlestakov: “công chức từ Peterburg đến” nói là đi Saratov mà lại cứ ở lì tại quán trọ thị trấn, “không trả tiền, mà cũng không chịu đi”, lại “cứ nhìn xăm xoi vào đĩa cá hồi” Đặc biệt, khi Khlestakov phân trần “thật như giả” và nhập vai “giả như thật”, rồi nhận tiền một cách hồn nhiên, thì anh ta đã trở thành một vị quan thanh tra đúng với hình dung thông thường, làm đám công chức cảm thấy yên tâm hơn, bởi họ đã quá quen với sự “lộn sòng” của thế gian “bịp bợm” hiện hữu. Với một thanh tra cụ thể, lạ mà quen, Thị trưởng đã có thể không chỉ nói “những lời có cánh” về việc phụng sự quốc gia, mà dường như còn tìm kiếm sự đồng cảm, thậm chí là chia sẻ cả lời phàn nàn nửa như tâm sự, nửa rào đón trước như lẽ biện minh: “Còn có thể làm gì ở nơi heo hút này nữa? Đấy, như ở đây chẳng hạn: ngày đêm không ngủ, gắng sức vì Tổ quốc, chẳng tiếc thân mình, mà phần thưởng thì chưa rõ bao giờ mới có”. Vì “phần thưởng chưa rõ bao giờ mới có” mà có phải phạm tội “đôi chút” bây giờ thì cũng là lẽ thường tình! . Thế giới phi lý và n i âu lo, hy vọng trong tiếng cười hài kịch của N. Gogol Câu n i đầu ti n của Thị trưởng mở m n vở kịch “Các vị, tôi mời các vị tới đây để thông báo một tin. là nh n vật trung tâm từ đầu đ n cuối. Nhưng n u ta lưu ý rằng thế giới trong hài kịch của Gogol là một thế giới bóng ma” t n tại phi lý đ n đáng cười - đáng bu n và Khlestakov là “gương mặt. tầm thường và ảo tưởng “h n nhi n phổ bi n ở trong mỗi nh n vật của thế giới bóng ma” mà Gogol giễu cợt như một ph n đề khẳng định thế giới ch n chính c n phải có. Vở hài kịch của Gogol được