1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thế giới phi lý và nỗi âu lo, hy vọng trong tiếng cười hài kịch của N.Gogol doc

5 382 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 191,68 KB

Nội dung

Thế giới phi lý và nỗi âu lo, hy vọng trong tiếng cười hài kịch của N. Gogol Thế giới trong vở kịch của Gogol, thực chất, không thể có “hôn sự” bởi mỗi người xa lạ với người khác một cách khủng khiếp. Người ta chỉ có thể tác động đến nhau bằng lời mắng chửi, hoặc những lời yêu thương giả dối, sáo mòn, những lời nói dối trắng trợn, người ta sẵn sàng chịu phỉ nhổ để đạt được mục đích. Kochkarev phải mắng chửi Podkolesin thậm tệ thì mới lôi được anh ta ra khỏi nhà. Cũng chính Kochkarev khuyên cô gái kén chồng đuổi thẳng cổ những kẻ cầu hôn phiền toái “Xéo đi!”, và dặn trước: “Nếu người ta có nhổ vào mặt thì cũng chả sao, không có khăn tay ngay đó thì đã đành, đằng này, khăn đấy, lấy mà lau là xong”. Từ Huân chương Vladimir tam đẳng đến Hôn sự, có thể thấy, tiếng cười hài kịch của Gogol có khuynh hướng pha trộn hài hước với châm biếm sâu cay, tìm cái bất thường trong cái bình thường. Tiếng cười ấy đi từ phê phán xã hội đến triết lý về sự tồn tại phi lý của bản thể, đi từ những hiện tượng bề mặt đến chiều sâu tâm lý của con người trong thế giới đương đại. * Ngày 7 tháng Mười năm 1835, Gogol viết cho Puskin: “Làm ơn cho tôi một cốt truyện nào đó, dù buồn cười hay không buồn cười, nhưng là một giai thoại thuần Nga. Thời gian này tay tôi muốn viết hài kịch đến phát run lên. Nếu không thì thời gian của tôi sẽ uổng phí, và tôi chẳng biết làm thế nào với hoàn cảnh của mình. Xin anh, hãy cho tôi một cốt truyện; viết một hơi là sẽ có một hài kịch năm hồi, tôi thề là sẽ buồn cười ghê gớm”. Puskin đã kể cho Gogol nghe chuyện viên chủ sự xuất bản tờ tạp chíKý sự Tổ quốc P. Svinin “trong thời gian đến vùng Bessarabi đã giả làm một viên chức cấp cao từ Peterburg về, và chỉ khi ông ta bắt đầu nhận những lời thỉnh cầu thì mới bị chặn lại” (4) . Theo lời thuật lại của nhà văn V.A. Sollogub thì trước đó, từ năm 1833, Puskin đã từng kể cho Gogol nghe chuyện ở thị trấn Ustiuzhna thuộc tỉnh Novgorod có một kẻ đã “giả danh viên chức từ trên Bộ về để bóc lột quan chức địa phương” (5) . Cốt truyện của Puskin đã có tác dụng đòn bẩy huy động toàn bộ vốn sống và năng lực sáng tạo của Gogol. Gogol bắt tay vào viết Quan thanh tra từ đầu tháng Mười năm 1835. Chỉ sau chưa đầy hai tháng, ngày 6 tháng Mười hai năm đó, Gogol đã thông báo cho nhà văn Pogodin rằng “ba ngày trước” vở hài kịch đã hoàn thành: “Hài kịch muôn năm! Cuối cùng thì tôi cũng có một vở cho nhà hát ” [X,379]. Gogol đã sáng tác Quan thanh tra trong một thời gian ngắn tới kỷ lục đối với chính bản thân ông. Tất nhiên, nhà văn còn tiếp tục sửa chữa vở kịch khi chuẩn bị cho lần công diễn đầu tiên tại nhà hát Aleksandrinski vào tháng Tư năm 1836. Sau đó, Gogol còn nhiều lần cắt bỏ những tình tiết, thậm chí cả những lớp kịch mà ông cho là “trì hoãn hành động”, kết cấu lại, thêm bớt, thay đổi từ ngữ, rà soát kỹ lưỡng để hoàn thiện vở kịch. Văn bản cuối cùng của Quan thanh tra xuất bản năm 1842 là kết quả lần sửa chữa thứ năm của Gogol. Câu nói đầu tiên của Thị trưởng mở màn vở kịch “Các vị, tôi mời các vị tới đây để thông báo một tin rất không vui. Quan thanh tra đến chỗ chúng ta” đã được Gogol sửa đi sửa lại, giảm từ 78 từ xuống còn có 15 từ trong nguyên bản. Câu nói này được Gogol quan tâm đặc biệt bởi nó chính là câu thắt nút vở kịch. Nhà đạo diễn V.I. Nemirovich -Danchenko đã phải kinh ngạc thán phục câu thắt nút “mạnh bạo, đồng thời giản dị”, ngay lập tức vận hành toàn bộ hành động kịch và “xung động cơ bản nhất - nỗi sợ” (6) . Chính Gogol trong bản “Chỉ dẫn” thứ ba (1842) dành cho diễn viên diễn Quan thanh tra cũng đặc biệt lưu ý đến “nỗi sợ làm mờ mắt tất cả” [IV,116] này. “Nỗi sợ” quan thanh tra trong vở hài kịch của Gogol trước hết mang ý nghĩa thời sự lịch sử. Gogol tuyên bố: “Trong Quan thanh tra tôi quyết định tập hợp thành một khối tất cả những gì tệ hại ở nước Nga mà tôi từng biết, tất cả những sự bất công xảy ra ở những nơi và trong những trường hợp cần công bằng cho con người hơn hết, và nhạo báng suốt lượt tất cả” [VIII,440].Quan thanh tra động chạm đến những vấn đề thời sự chính trị nóng bỏng của triều đại Sa hoàng Nikolai I: chính sách cai trị bằng mọi biện pháp đàn áp được hình tượng hoá qua nhân vật Thị trưởng và những nhân viên cảnh sát; chính sách kiểm duyệt thư tín và sử dụng những kẻ chỉ điểm cũng bị ám chỉ qua đam mê xem trộm thư của Chủ sự bưu vụ và lòng nhiệt thành viết thư tố cáo của Viện trưởng Viện tế bần; thái độ của nhà nước đối với “tư tưởng tự do” thể hiện qua nỗi lo lắng của viên Kiểm học; chủ trương của chính quyền không coi việc nhận hiện vật là hối lộ thực chất đã mở đường cho cả Thị trưởng, Chánh án công khai nhận quà biếu dù trong lòng đều hiểu “dù sao cũng là hối lộ”; chính sách của Sa hoàng đối với thân nhân “hạ sĩ quan” đã làm Thị trưởng đặc biệt lo lắng về “mụ vợ goá hạ sĩ quan”, dường như không phải bị ông ta đánh, mà đã “tự đánh mình” Vở hài kịch còn phản ánh cả thời sự báo chí, văn học đương thời: nhân vật Khlestakov tự xưng là nhà văn Zagoskin, tự xưng là bạn của Puskin và nhận mình là “nam tước Brambeus” (nhà báo Senkovski) Vở kịch còn nhắc đến cả tên “Iokhim” vênh vác, người tạo mẫu và chủ của những cỗ xe ngựa sang trọng nhất Peterburg, rồi đến cả món cá tuyết muối tươi “labardan” lúc đó mới xuất hiện ở Nga như món ăn đặc quyền của giới thượng lưu Không khí thời đại lịch sử được phản ánh vào Quan thanh tra và được đông đảo khán giả đương thời đón nhận như là lời phê phán gay gắt đối với xã hội. Đó là cơ sở để nhà văn A.I. Ghertsen tuyên bố Quan thanh tra (và Những linh hồn chết) là “lời tự thú khủng khiếp của nước Nga đương đại” (7) . Tuy nhiên, quá trình sáng tác và sửa chữa văn bản Quan thanh tra của Gogol cho thấy nhà văn có khuynh hướng xây dựng một tác phẩm không chỉ mang tính thời sự nhất thời. Trong bản “Chỉ dẫn” năm 1842, nhà văn yêu cầu diễn viên “tránh rơi vào đả kích” và phải đặc biệt chú ý đến “sự thể hiện tính người nói chung” [IV,112] của các nhân vật. Không coi nhẹ ý nghĩa thời sự lịch sử của Quan thanh tra, cần lưu ý rằng, qua cốt truyện mang tính dân tộc, tính lịch sử cụ thể trong tác phẩm của mình, Gogol là một trong những nhà văn đầu tiên đem lại cho văn học châu Âu cảm quan “lo âu” mang tính toàn nhân loại trong thời đại chuyển mình tiến về thời hiện đại. Chính vì lẽ đó, chúng tôi không thể nhất trí với khuynh hướng bó hẹp ý nghĩa tác phẩm của Gogol trong tính thời sự nhất thời, coi Gogol chỉ như “một nhà văn chính trị là chủ yếu” (8) . “Nỗi sợ” thắt nút cho Quan thanh tra của Gogol không phải chỉ là nỗi sợ bị trừng phạt bởi cấp trên của một nhóm công chức tỉnh lẻ như hệ quả chính sách cai trị của một triều đại cụ thể trong lịch sử nước Nga, nó còn thể hiện sự bất an của nền tảng một cuộc sống không ra cuộc sống của con người. * Thị trưởng và Khlestakov là hai nhân vật có vị trí quan trọng nhất trong hài kịch Quan thanh tra của Gogol. Nhà văn S.Aksakov có kể lại rằng Gogol rất bức xúc vì trong lần công diễn đầu tiên “vai chính Khlestakov diễn không đạt” (9) , còn trong “Chỉ dẫn” cho diễn viên năm 1842 nhà văn gọi Thị trưởng là “một trong những vai chính” [IV,113]. Năm 1839, nhà phê bình V. Belinski nhận định: “Nhiều người coi Khlestakov là nhân vật chính của vở hài kịch. Điều đó không đúng. Khlestakhov không độc lập, mà xuất hiện trong vở hài kịch hoàn toàn tình cờ, thoáng qua Nhân vật chính của vở hài kịch - Thị trưởng, như đại diện cho cái thế giới bóng ma ấy” (10) . Nhưng năm 1842, Belinski lại viết cho Gogol: “Tôi đã hiểu tại sao anh coi Khlestakov là nhân vật chính trong vở hài kịch của anh, và tôi đã hiểu anh ta đúng là nhân vật chính của nó” (11) . Nhìn từ góc độ kết cấu bề mặt, nhân vật Khlestakov xuất hiện chỉ từ hồi II và biến mất khi kết thúc hồi IV, còn Thị trưởng có mặt từ đầu đến cuối trong cả năm hồi của vở kịch, từ lúc thông báo tin về quan thanh tra cho đến khi vỡ mộng và kinh hoàng khi nghe tin thanh tra thật đến. Nếu coi “quan thanh tra” trong vở kịch như một nhân vật cụ thể mang tính thời sự choán lấy tinh thần tất cả các nhân vật trong thị trấn tỉnh lẻ ấy, thì Thị trưởng có thể coi là nhân vật trung tâm từ đầu đến cuối. Nhưng nếu ta lưu ý rằng thế giới trong hài kịch của Gogol là một “thế giới bóng ma” tồn tại phi lý đến đáng cười - đáng buồn và Khlestakov là “gương mặt quái ảo” (“лицо фантасмагорическое”) như “sự giả dối hiện hình người” [IV,117-118], như cơn ác mộng ở bên trong nỗi lo âu về một vị “quan thanh tra” thật sự chân chính của cuộc sống con người, thì có thể thấy Khlestakov chính là trọng tâm của vở kịch, là “bóng ma của các bóng ma”. Tiếng cười hài kịch của Gogol được xây dựng không phải trên xung đột cá nhân, mà trên xung đột giữa toàn thể cuộc sống đang có với cuộc sống cần phải có, xung đột giữa “sự trống rỗng của những hành vi thể hiện những mối quan tâm tủn mủn và vị kỷ nhỏ nhen với lý tưởng cuộc sống” (12) . Khlestakov là hiện thân của sự “trống rỗng” tầm thường và ảo tưởng “hồn nhiên” phổ biến ở trong mỗi nhân vật của “thế giới bóng ma” mà Gogol giễu cợt như một phản đề khẳng định thế giới chân chính cần phải có. . Thế giới phi lý và n i âu lo, hy vọng trong tiếng cười hài kịch của N. Gogol Thế giới trong vở kịch của Gogol, thực chất, không thể có “h n sự” bởi mỗi người xa lạ với người. xung đột giữa “sự trống rỗng của những hành vi thể hi n những mối quan tâm t n m n và vị kỷ nhỏ nhen với lý tưởng cuộc sống” (12) . Khlestakov là hi n th n của sự “trống rỗng” tầm thường và. động chạm đ n những v n đề thời sự chính trị n ng bỏng của triều đại Sa hoàng Nikolai I: chính sách cai trị bằng mọi bi n pháp đ n áp được hình tượng hoá qua nh n vật Thị trưởng và những nhân

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN