1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thế giới phi lý và nỗi âu lo, hy vọng trong tiếng cười hài kịch của N.Gogol pot

5 297 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 191,34 KB

Nội dung

Thế giới phi lý và nỗi âu lo, hy vọng trong tiếng cười hài kịch của N. Gogol N.V. Gogol (1809-1852) không chỉ là cây bút văn xuôi xuất sắc hàng đầu trong lịch sử văn học Nga, mà còn là một trong số ít những nhà văn đóng vai trò quyết định trong việc đặt nền móng phát triển cho sân khấu kịch Nga và châu Âu hiện đại ngay từ thập niên thứ ba của thế kỷ XIX. N. Gogol đặc biệt tâm đắc với nghệ thuật sân khấu. Nhà văn yêu thích kịch từ nhỏ và luôn coi sân khấu kịch là “trường học vĩ đại”, là “diễn đàn mà từ đó có thể nói với thế gian nhiều điều tốt lành” (1) . Gogol mang trong mình cảm quan của một nhà viết kịch ngay cả khi không sáng tác kịch (2) . Có thể dễ dàng nhận thấy tính kịch chi phối cả những truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết của nhà văn. Trong các thể loại kịch, Gogol quan tâm hơn hết đến hài kịch. Ông quan niệm: “Hài kịch phải là bức tranh và tấm gương phản chiếu cuộc sống xã hội của chúng ta” [V,160]. Gogol tin vào khả năng “thanh lọc” tâm hồn của tiếng cười, dù là tiếng cười cất lên từ sự hài hước cay đắng nhất. “Tiếng cười qua những giọt nước mắt” xuyên suốt toàn bộ sáng tác của Gogol thực chất là tiếng cười lưỡng trị (3) được xây dựng trên mâu thuẫn mang tính kịch của buổi giao thời: nó vừa có ý nghĩa “huỷ diệt”, phủ định thế giới phân rã đến phi lý, vừa hướng tới khát vọng “tái sinh”, thống nhất cộng đồng trong tương lai. Tiếng cười “vạch mặt chỉ tên tệ xấu” chi phối toàn bộ “cơ cấu của cuộc sống” trong sáng tác của Gogol “trọn vẹn cất lên từ bản chất tươi sáng của con người” [V,169]. Năm 1835-1836, phản ứng với những vở kịch vay mượn cốt truyện, nhân vật từ văn hoá Pháp và Đức, những vở kịch kiểu mélodrame, vaudeville, với tiếng cười dễ dãi, những tình tiết li kì, lắt léo, xa rời thực tại, đang tràn ngập trên sân khấu kịch Nga, Gogol chất vấn: “Đâu rồi cuộc sống của chúng ta? Đâu rồi chính chúng ta với tất cả những đam mê và thói kỳ quặc đương đại? Hãy cho chúng tôi xem những tính cách Nga! Hãy cho chúng tôi xem những kẻ bợm nghịch, những kẻ lập dị của mình! Hãy đưa chúng lên sân khấu! Để mọi người cùng cười giễu chúng!” [VIII,182,186]. Toàn bộ sáng tác kịch của Gogol chính là câu trả lời cho lời chất vấn đó: cuộc sống đương đại được nhà văn phơi bày trên sân khấu như sự tồn tại “kỳ quặc” đến phi lý của những nhân vật “bợm nghịch”, “lập dị”. Tiếng cười trong hài kịch Gogol cất lên từ sự kỳ quặc ấy, sự kỳ quặc mang nặng nỗi lo âu và cả niềm hy vọng “ngây thơ đến kỳ vĩ” của nhà văn. * Từ năm 1832-1833, Gogol trăn trở thử nghiệm mình trong lĩnh vực sân khấu. Trong thời gian này, Gogol bắt tay vào sáng tác vở Huân chương Vladimir tam đẳng với dự định miêu tả tấn kịch của một nhân vật công chức tìm mọi cách xoay xở để có được một tấm huân chương Vladimir, nhiều lần tưởng như nó đã ở trong tầm tay rồi lại thất bại, trong cơn tuyệt vọng, nhân vật hoá điên, ngây người ngồi trước gương diễn tả mình như một chiếc huân chương hình thập tự khổng lồ. Viết được hai hồi của vở kịch này, Gogol đột nhiên bỏ dở, không viết tiếp nữa. Các nhà nghiên cứu lâu nay vẫn cho rằng Gogol không hoàn thành vở kịch vì sợ Kiểm duyệt của chính quyền Sa hoàng không bỏ qua cho cảm hứng phê phán mãnh liệt trong vở kịch này. Tuy nhiên, nguyên nhân có lẽ không phải chỉ ở Kiểm duyệt của chính quyền, mà ở chính trong nguyên tắc sáng tác của Gogol. Nhà văn không phải chỉ cần đả kích một hiện tượng, một thói xấu cụ thể, ông muốn chỉ ra sự phi lý của cả nền tảng cuộc sống đang tồn tại không ra cuộc sống của con người. Chính vì vậy mà Gogol đã có ý định lồng ghép vào cốt truyện chính nhiều câu chuyện phụ đến nỗi chúng không đủ sức kết nối vào cốt truyện chính nữa, làm cho tác phẩm không thể hoàn tất được. Những mảnh vụn còn sót lại của ý đồ sáng tác Huân chương Vladimir tam đẳng đã chứng minh điều đó. Buổi sáng của một người bận việc, Vụ kiện, Phòng đầy tớ, Trích đoạn, vốn vỡ ra từ ý đồ sáng tác Huân chương Vladimir tam đẳng, sau đó được Gogol sửa chữa lại và đưa vào Tuyển tập tác phẩm năm 1842 như những vở kịch một hồi độc lập. Trong những vở kịch ngắn này, Gogol đã vẽ nên bức tranh của cả một thế giới tha hoá tồn tại đến phi lý, một thế giới đáng cười và đáng buồn. Trong số những hài kịch một hồi của Gogol, vở Những kẻ bài bạc được coi là hoàn thiện hơn cả. Ý đồ sáng tác vở kịch này có lẽ đã được nảy sinh sau khi Huân chương Vladimir tam đẳng không thành, khi Gogol, lo lắng về Kiểm duyệt, đã phải tâm sự: “Tôi chỉ còn biết nghĩ ra cốt truyện hoàn toàn vô thưởng vô phạt đến mức anh trật tự dân phố cũng không thể giận được” [V,263]. Nhìn bề ngoài, vở kịch quả thực tưởng như “vô thưởng vô phạt”. Nó được xây dựng xung quanh câu chuyện kẻ bài bạc lừa đảo lõi đời Ikharev bị một toán lừa đảo khác chơi cho một vố lừa ngoạn mục đến mức phải nguyền rủa: “Quỉ tha ma bắt! Cả cái thế gian bịp bợm thế này!”. Nghịch lý của vở kịch là ở chỗ “thế gian bịp bợm” bao gồm đủ mặt những người tự xưng là “tử tế”, là những “người đáng kính”, “cao thượng”: công chức, địa chủ, sĩ quan. Trong cuộc nói chuyện bên canh bạc, những từ ngữ như “khoa học”, “bổn phận”, “nghĩa vụ”, “lòng nhiệt thành”, “anh hùng”, “hiệp sĩ”, “người nhân hậu”, “không tiếc mạng sống” được bọn bài bạc dùng một cách tự nhiên cùng với những tiếng lóng đỏ đen để che đậy và biện minh cho sự lừa đảo. Một trong nhũng kẻ chủ mưu vụ lừa đảo tuyên bố với đồng bọn: “Trong kinh tế chính trị người ta gọi đây là phân công lao động”. Trong thế giới đã được “phân công lao động” ấy kẻ bị lừa đảo và kẻ lừa đảo thường xuyên tráo đổi vị trí cho nhau và tệ hại chẳng kém gì nhau. Trong thế giới ấy bộ bài được nâng niu, yêu thương, phụng thờ và được đặt cho cái tên của một cô gái đáng yêu: “Adelaida”! Tệ hại nhất là “thế gian lừa đảo” lại còn sản sinh ra những kẻ “hậu sinh khả uý”: cả bọn trầm trồ tán thưởng câu chuyện về “cậu bé thần đồng” mới mười một tuổi đã “tráo bài một cách nghệ thuật hơn bất cứ một tay chơi lão luyện nào”! Năm 1833, gần như cùng lúc với Những kẻ bài bạc, Gogol khởi thảo vở kịch Những kẻ cầu hôn. Năm 1835, vở kịch hoàn thành với cái tên mới là Hôn sự. Sau đó nó còn được tiếp tục sửa chữa cho đến lần xuất bản năm 1842. Vở kịch xây dựng trên cốt truyện “lấy vợ” rất đời thường này lại có phụ đề là Sự kiện hết sức phi thường. Cái bất thường trong vở kịch không chỉ thể hiện ở cốt truyện kiểu vaudeville với cái kết bất ngờ, hài hước: nhân vật chính, viên công chức Podkolesin, mơ đến chuyện lấy vợ mà không có khả năng tự vận động kiếm vợ; nhờ sự năng động và mánh khoé dọn đường của anh bạn Kochkarev, chỉ trong một ngày Podkolesin đã được một cô gái “trông vừa được mắt, vừa có của hồi môn” nhận lời tiến tới hôn sự, nhưng đúng vào lúc chuẩn bị làm lễ thành hôn anh ta lại sợ hãi nhảy qua cửa sổ trốn mất. Cái bất thường khó tin trong vở kịch còn thể hiện qua tiếng cười châm biếm sự tồn tại tủn mủn, trống rỗng đến phi lý của các nhân vật. Cô gái kén chồng chỉ muốn lấy công chức, quí tộc, không muốn lấy tay nhà buôn mà bà cô giới thiệu vì nhà buôn thường “thô bạo”, và vì “ông ấy râu xồm: khi ăn tất cả cứ theo bộ râu chảy lòng ròng”. Thế nhưng, công chức - kẻ thì nghiện rượu, kẻ lại học đòi, còn quí tộc thì, như bà cô tuyên bố, “trụi thùi lụi, chả biết mặc gì ra đường”. Những kẻ cầu hôn phần lớn đều đặc biệt quan tâm xem “động sản và bất động sản” của cô gái thế nào, hoặc chí ít thì cô cũng phải “có da có thịt”, hay phải nói được tiếng Pháp cho có vẻ là “người có giáo dục”. Trước những kẻ cầu hôn ấy, cô gái kén chồng phân vân không biết chọn ai, mơ ước: “Giá mà cặp môi của Nikanor Ivanovich gắn vào dưới mũi của Ivan Kuzmich, lấy thêm một chút suồng sã của Baltazar Baltazarovich, và có lẽ cộng thêm cả cái béo tốt của Ivan Pavlovich - thì ta đã có thể quyết định ngay!”. Bảy lớp kịch đầu của hồi I Hôn sự là cuộc hỏi đáp dấm dẳn của cặp chủ - tớ Podkolesin và Stepan. Cuộc hỏi đáp không chỉ thể hiện mối quan hệ thù ghét - phụ thuộc giữa ông chủ và đầy tớ mà còn thể hiện sự tồn tại trống rỗng, vô nghĩa của Podkolesin. Cuộc sống của con người suốt ngày “nằm dài trên đi văng và hút tẩu thuốc” này quẩn quanh với ý thức mình là “cố vấn cung đình chứ không phải bọn mạt hạng nào”, với mối quan tâm đến giày, đến xi bóng, đến màu của bộ lễ phục, đến sợi tóc bạc, cùng với nỗi lo người khác liệu có dị nghị gì chăng về mình, có làm phiền gì mình. Cuộc sống bất động của Podkolesin và cảm hứng vận động ồn ã, bất chấp tất cả của Kochkarev, suy cho cùng, đều trống rỗng và vô nghĩa như nhau, bởi thực chất, cả hai đều chỉ muốn mình phải là trung tâm vũ trụ và chỉ sợ người ta không biết đến mình. . Thế giới phi lý và n i âu lo, hy vọng trong tiếng cười hài kịch của N. Gogol N. V. Gogol (1809-1852) không chỉ là cây bút v n xuôi xuất sắc hàng đầu trong lịch sử v n học Nga,. mà c n là một trong số ít những nhà v n đóng vai trò quyết định trong việc đặt n n móng phát tri n cho s n khấu kịch Nga và châu Âu hi n đại ngay từ thập ni n thứ ba của thế kỷ XIX. N. Gogol. dựng tr n mâu thu n mang tính kịch của buổi giao thời: n vừa có ý nghĩa “huỷ diệt”, phủ định thế giới ph n rã đ n phi lý, vừa hướng tới khát vọng “tái sinh”, thống nhất cộng đồng trong tương

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN