Thế giới phi lý và nỗi âu lo, hy vọng trong tiếng cười hài kịch của N.Gogol pdf

5 368 0
Thế giới phi lý và nỗi âu lo, hy vọng trong tiếng cười hài kịch của N.Gogol pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thế giới phi lý và nỗi âu lo, hy vọng trong tiếng cười hài kịch của N. Gogol Trong cơn hứng khởi Khlestakov tuyên bố: “Tôi biết mình lắm chứ. Tôi ở khắp nơi khắp nơi! ”. Khlestakov mang trong mình đặc điểm phổ biến của hầu hết các nhân vật trong Quan thanh tra – lòng mong muốn lẩn tránh con người đáng khinh của mình trong thực tại và khát vọng thể hiện mình một cách bệnh hoạn bằng sự thoát ly vào thế giới ảo tưởng tầm thường mang tính vật chất. Các nhân vật trong vở hài kịch cố gắng lấp đầy sự trống rỗng của bản thân bằng một sự trống rỗng khác, ồn ã hơn, nhưng không kém phần vô nghĩa. Cuộc sống hai mặt của các nhân vật trong Quan thanh tra được Gogol đặc biệt chú ý khi sắp xếp hệ thống những lời chỉ dẫn vô cùng phong phú về lời nói và cử chỉ của các nhân vật trên sân khấu thành hai tuyến song song, đồng thời: “nói một mình”, “nói sang bên”, “ngẫm nghĩ”, “suy tư”, “đờ người ra, run rẩy toàn thân”, “rón rén”, “căng mắt lên” đối lại với “nói to”, “vội vã nói”, “vừa nói vừa thở”, “làm vẻ mặt”, “múa tay trước trán”, “ôm đầu”, “vung tay” Phong cách lời thoại của các nhân vật, đặc biệt là Thị trưởng, thay đổi liên tục tuỳ theo trạng thái tâm lý và đối tượng người nghe. Nhưng những lúc nhân vật cao hứng anh ta dường như không nghe thấy tất cả những người xung quanh và đối thoại trở thành độc thoại (Khlestakov, Thị trưởng). Những mối quan tâm đến nhu cầu vật chất tủn mủn, vụn vặt làm cho số lượng những từ liên quan đến cái ăn, cái mặc chiếm ưu thế trong lời thoại các nhân vật. Sự trống rỗng của cuộc sống các nhân vật có lúc làm cho một số đối thoại trở nên phi lý đến cực điểm: “Khlestakov: Tôi hỏi điều này khí không phải: Cô định đi đâu đấy ạ?/ Maria Antonovna: Thật, tôi không đi đâu cả./ Khlestakov: Ờ, vì lẽ gì cô lại không đi đâu cả?/ Maria Antonovna: Tôi nghĩ không biết mẹ tôi có ở đây không / Khlestakov: Không, tôi muốn biết vì lẽ gì cô lại không đi đâu cả kia mà?”. Thế giới nhân vật trong Quan thanh tra là một thế giới nhộn nhạo như những bóng ma vô hồn, lúc nhúc những “chuột cống”, “mõm lợn” dường như báo hiệu trước sự ra đời thế giới của Kafka. Có thể coi Gogol là một trong những nhà văn đầu tiên phản ánh vào văn học khuynh hướng “vật hoá”, “mờ hoá” nhân cách của thế giới con người. Nhiều nhân vật dù có tên nhưng chỉ được gọi bằng vị trí xã hội (Thị trưởng, Chủ sự bưu vụ ), hoặc chẳng có tên (vợ thợ nguội, vợ goá hạ sĩ quan ), hay được định danh chỉ như một đám người cùng chung một tiếng nói (“đám nhà buôn”, “đám khách khứa”, “đám người cầu xin” ). Tên của những viên cảnh sát trong vở kịch như mô phỏng hành động mang tính chức năng của họ: Svistunov (Thổi còi), Pugovitsưn (Giật cúc), Derzhimorda (Giữ mõm). Các nhân vật trong Quan thanh tra thường hay nhại lại nhau một cách phi lý. Chính vì vậy mà một số yếu tố hề kịch được Gogol sử dụng một cách hữu hiệu: cặp đôi nhân vật Dobchinsky – Bobchinski luôn nhại lại nhau như những nhân vật hề; cái hắt xì hơi của Thị trưởng là cơ hội để những người bạn - kẻ thù của ông ta tung ra câu thành ngữ biến thái: “Quỉ bắt mày đi!”, “Biến mẹ mày đi!”, đáp lại những câu nửa chúc nửa chửi ấy Thị trưởng tuyên bố: “Xin chân thành cảm ơn, tôi cũng chúc quí vị như thế!” Không gian thị trấn trong Quan thanh tra được chính các nhân vật ý thức như một nơi “heo hút” như một vùng đất huyền thoại bị Chúa bỏ quên. Thị trưởng tuyên bố: “Từ nơi này, dẫu có phi ngựa ba năm cũng chẳng tới được quốc gia nào”. Biểu tượng của không gian ấy là phòng trọ “nhớp nháp”, “tăm tối”, mang hơi hướng “mục ruỗng”, nơi trú ngụ của loài “gặm nhấm”, “ăn bẩn”, gần với không gian “Hamlet” của Shakespeare: “Thị trưởng: Thật chẳng ra thế nào cả, thậm chí trong phòng này tăm tối quá phải không ạ?/ Khlestakov: Đúng, tối tăm quá thể. Chủ quán theo thông lệ không cho thắp nến”. Các nhân vật trong Quan thanh tra đặc biệt hãi sợ những cánh cửa “đột ngột mở toang”, sợ ai đó “ập vào” và cố gắng trốn chạy bằng ảo tưởng vào những “khung cửa sổ” (“cúi nhìn qua cửa sổ”, “chạy ra cửa sổ”, “lại bên cửa sổ” ). Cái phi lý của sự tồn tại bản thể có lúc được Gogol khái quát lên bằng những hình tượng nghịch dị mang sức ám gợi, như mụ vợ goá hạ sĩ quan “tự đánh mình”, nhà thờ chưa từng xây đã coi như “cháy tiệt rồi”, những công trình xây dựng “càng ngổn ngang đổ vỡ bao nhiêu càng chứng tỏ hành động tích cực của lãnh đạo thành phố bấy nhiêu” Ở hồi V của vở kịch, khi Khlestakov đã cao chạy xa bay, đem theo đồ hiến tế của cả thị trấn, bức thư của Khlestakov bị Chủ sự bưu vụ phát hiện, Thị trưởng vỡ mộng một cách cay đắng: “Tôi chẳng thấy gì nữa cả. Xung quanh, tôi không thấy mặt người, chỉ toàn thấy mõm lợn!”. Chính vào lúc ấy Thị trưởng ném vào mặt tất cả những nhân vật khác (và cả khán giả) câu nói như sự tự ý thức của cả cái thế giới tồn tại phi lý đến vô nghĩa trong Quan thanh tra: “Các vị cười gì vậy? Các vị đang cười chính mình đấy!” Câu nói này cùng với lời đề từ “Đừng đổ lỗi cho gương, nếu mặt mình méo mó” được Gogol đưa vào văn bản năm 1842 để nhấn mạnh ý nghĩa khái quát của vở kịch. Trong độc thoại vỡ mộng của Thị trưởng, nỗi lo âu về việc báo ứng lại nổi lên một cách khẩn thiết. Mạch sự kiện của vở kịch dường như lại quay về điểm xuất phát với nỗi lo âu về “Ngày phán xử cuối cùng”. Nỗi lo âu ấy chuyển thành nỗi kinh hoàng khi “Hiến binh” xuất hiện và thông báo thanh tra thật đến. “Hiến binh” và “quan thanh tra” thật không có trong danh sách các nhân vật của vở kịch, mà xuất hiện như một sự kỳ ảo (15) - hệ quả nỗi lo âu khủng khiếp của các nhân vật, nó làm các nhân vật hoá đá trong “Màn câm” kết thúc vở kịch – màn kịch hi hữu trong lịch sử sân khấu thế giới. Môtip “nhận nhầm” quan thanh tra được triển khai như sự tráo đổi “giả mà thật”, “thật mà ảo” và kết thúc bằng màn “nhận biết” chân giá trị của “thế giới bóng ma”. Đoạn kết của các hồi kịch trong Quan thanh tra là những cái kết dành riêng cho thế giới bóng tối: hồi I kết thúc bằng cuộc cãi nhau giữa vợ và con gái Thị trưởng - “Màn hạ xuống và che đi cả hai người đứng bên cửa sổ”; hồi II kết thúc bằng tiếng chửi đổng của Thị trưởng: “Ma quỉ biết thế này là thế nào!”; hồi III kết thúc bằng cảnh Thị trưởng dặn dò viên cảnh sát “thẳng tay” với đám người đến gặp quan thanh tra để kiện cáo, dặn rồi “rón rén đi ra” như một bóng ma; hồi IV kết thúc bằng những tiếng vọng hậu trường từ biệt Khlestakov hòa với “tiếng lục lạc” của cỗ xe đưa Khlestakov biến mất vào hư vô; “Màn câm” kết thúc toàn bộ vở kịch ghi lại nỗi kinh hoàng của thế giới tội lỗi vào khoảnh khắc báo ứng. Yếu tố kỳ ảo mang sắc thái tượng trưng được Gogol sử dụng để nhấn mạnh cơn mê sảng đầy lo âu của thực tại và có ý nghĩa cảnh báo. * Trong màn kịch Tản mát ra về sau buổi công diễn hài kịch mới (1842), Gogol tuyên bố: trong Quan thanh tra có một nhân vật chính diện, “nhân vật trung thực và cao thượng đó là tiếng cười” [V,169]. Tiếng cười hài kịch của Gogol không chỉ có mục đích “sửa chữa phong hoá”, phê phán xã hội, hay những thói xấu - hiện tượng xã hội như trong hài kịch của Molière, tiếng cười hài kịch của Gogol còn bắt khán giả nhìn vào con người bên trong của chính mình, đau nỗi đau về sự tồn tại phi lý của bản thể, cảnh báo khán giả về sự tồn tại của một cuộc sống khác với cuộc sống trống rỗng hiện tại. Ước vọng Khai sáng kết hợp với cảm quan nghiệt ngã về thực tại đã làm nên kiệt tác Quan thanh tra. Ngay từ năm 1846, nhà văn I.Turghenev đã nhận định rằng Quan thanh tra của Gogol “đã chỉ ra con đường mà văn học kịch của chúng ta sẽ đi theo dòng thời gian” (16) . Quan thanh tra của Gogol trực tiếp soi đường cho những kiệt tác kịch tâm lý xã hội của A. Ostrovski, báo hiệu trước cho sự ra đời của kịch A. Chekhov và Kịch phi lý thế kỷ XX. Trong thư gửi Puskin ngày 25/5/1836, Gogol tuyên bố: “Bất cứ ai cũng phải có lúc, nếu không nói là nhiều lúc, đã và đang trở thành Khlestakov, nhưng tất nhiên, không ai muốn thú nhận điều đó Tóm lại, hiếm có ai không phải có lúc trở thành Khlestakov dù chỉ một lần trong đời” [IV,101]. Nếu câu nói của Gogol còn đúng trong thời đại của chúng ta, có nghĩa là Quan thanh tra vẫn tiếp tục sống trong lòng độc giả, khán giả. Và tiếng cười hài kịch của Gogol vẫn còn có ý nghĩa . phong hoá”, phê ph n xã hội, hay những thói xấu - hi n tượng xã hội như trong hài kịch của Molière, tiếng cười hài kịch của Gogol c n bắt kh n giả nh n vào con người b n trong của chính mình,. mang trong mình đặc điểm phổ bi n của hầu hết các nh n vật trong Quan thanh tra – lòng mong mu n l n tránh con người đáng khinh của mình trong thực tại và khát vọng thể hi n mình một cách bệnh. Thế giới phi lý và n i âu lo, hy vọng trong tiếng cười hài kịch của N. Gogol Trong c n hứng khởi Khlestakov tuy n bố: “Tôi biết mình lắm chứ. Tôi ở khắp n i khắp n i! ”.

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan