Đi tìm dòng họ Lý ở Hàn Quốc _2 pptx

6 313 0
Đi tìm dòng họ Lý ở Hàn Quốc _2 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đi tìm dòng họ Lý ở Hàn Quốc Ngày trở về Tuy không sử dụng được tiếng Việt để nói chuyện nhưng ánh mắt Lý Tường Tuấn ngời niềm hạnh phúc khi kể về cội nguồn của mình: “Tôi sinh ra ở Myungdong (trung tâm Seoul). Tôi luôn nhớ ơn cha vì chính cha đã cho tôi biết nguồn gốc và tổ tiên của mình. Sinh thời, ông là một người làm việc có đạo đức và luôn dạy chúng tôi tính siêng năng cũng như tính chịu đựng vượt qua thử thách, và điều quan trọng là phải biết yêu kính nguồn cội của mình”. “Khi xem tivi hoặc nghe những câu chuyện nói về VN, cha mẹ và những người thân trong gia đình tôi thường nhắc nhở: con chính là hậu duệ của hoàng thân Lý Long Tường, có nguồn gốc từ VN, phải sống sao cho xứng đáng với con dòng cháu giống” - ông Tuấn kể. Rồi lớn lên, dù cuộc sống với biết bao bộn bề trong công việc kinh doanh, ông vẫn dành thời gian để tìm hiểu cội nguồn của mình. “Trước khi đến VN, tôi cũng chỉ ý thức một cách mơ hồ về nguồn gốc của mình. Tuy nhiên, những lần đến VN đã thôi thúc trái tim tôi: cội nguồn, gốc rễ Việt đã nằm sâu trong máu thịt và từ đây một nửa cuộc đời tôi thuộc về quê hương thứ hai” - ông Tuấn tâm sự. Ông Tuấn bồi hồi nhớ lại: “Tôi vẫn nhớ như in giây phút đầu tiên đặt chân đến VN vào năm 2003, lúc cửa máy bay vừa mở ra ở sân bay Nội Bài, tôi đã cảm nhận được một cảm giác thật khác lạ: người Hàn vốn không quen với khí hậu nóng bức, nhưng với cơ thể tôi lúc đó, cái nóng này dường như rất dễ chịu và thân quen”. Kể từ đó, ông Tuấn bắt đầu tìm đến VN đều đặn. Chỉ trong ba năm qua, ông đã trở về đất tổ hơn 30 lần. Ấn tượng nhất với ông Tuấn là khi về dự lễ hội kỷ niệm dòng họ Lý ở làng Đình Bảng (Bắc Ninh) vào ngày rằm tháng ba âm lịch hằng năm. Khi được người dân ở đó xem như người thân xa quê lâu ngày trở về, ông đã không kìm được nước mắt. “Mỗi lần về quê hương, tôi có dịp hình dung công lao của triều đại nhà Lý thời xưa. Việc cụ tổ Lý Long Tường đã rời VN đến Triều Tiên là sự kiện lịch sử cho thấy mối lương duyên gắn bó giữa hai dân tộc. Điều làm tôi sung sướng và cảm thấy hạnh phúc nhất là đi đâu, gặp người VN nào họ đều xem tôi như người thân trong nhà, không còn hàng rào khoảng cách. Là hậu duệ dòng họ Lý, tôi khao khát góp tay giúp đỡ sự phát triển kinh tế của VN” - ông Tuấn bộc bạch. Bắc một nhịp cầu Và người hậu duệ dòng họ Lý ấy đã không nói suông. Ông Lý Tường Tuấn quyết định đầu tư lớn về VN thông qua Tập đoàn tài chính Golden Bridge (Cầu Vàng) do ông thành lập vào năm 2000. Hiện nay, Golden Bridge đang sở hữu nguồn vốn khoảng 300 triệu USD với mười công ty con bao gồm công ty cho vay tài chính, công ty điều hành quĩ đầu tư, công ty chứng khoán, tái cơ cấu doanh nghiệp Ông nói rằng dòng máu Việt trong ông đã đưa ông trở về với đất Việt yêu dấu. Đầu năm 2006, ông thành lập văn phòng đại diện Golden Bridge tại Hà Nội và đến tháng 9-2006 Golden Bridge chính thức khai trương công ty của mình tại Hà Nội với số vốn ban đầu hơn 1 triệu USD. Ngày khai trương, ông mời 150 nhân viên của mình sang VN, vì như ông nói, “để cho họ thấy quê hương của tôi xinh đẹp và có tiềm năng phát triển như thế nào”. Nói về mục tiêu lâu dài sắp tới tại VN, ông chủ tịch họ Lý rạng rỡ: “Chúng tôi sẽ hoạt động lâu dài ở VN, Golden Bridge cũng đang có kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, bất động sản, giáo dục Chúng tôi sẽ tài trợ sinh viên VN du học MBA, hỗ trợ hoạt động quảng bá VN tại Hàn Quốc. Chúng tôi muốn Golden Bridge không phải là một công ty Hàn Quốc mà còn là một công ty của VN, là một nhịp cầu nối giữa hai quốc gia”. Ông Lý Tường Tuấn có năm người con. Ban đầu, khi ông Tuấn nói với các con rằng tổ tiên của chúng là người VN, chúng đã lắc đầu nguầy nguậy hệt như năm xưa cha chúng chưa hiểu lời ông nội. “Bây giờ, các con tôi đã bắt đầu hỏi han về đất nước VN, rất muốn đến đất nước này - ông Tuấn kể và quả quyết - Tôi sẽ luôn dạy bảo con tôi rằng chúng là người gốc VN và phải tự hào về điều này”. Mỗi lần sang VN, ông đều lân la vào các quầy sách tìm mua cho các con những quyển sách về văn hóa VN. Ông bảo: “Tuổi thơ tôi đã trải qua một thời gian thiếu thông tin về VN nên tôi không muốn con mình thiếu thốn như vậy nữa. Chúng phải biết, phải hiểu và hiểu thật rõ về quê cha đất tổ của mình”. Bốn con đầu của ông Tuấn đang du học ở Mỹ, Anh và Trung Quốc. Riêng với con út Lee Roo Lee mới lên 9, ông Tuấn cho biết ông đã quyết định cho sang VN học sau khi cháu học hết chương trình cấp II tại Hàn Quốc. Ông kể: “Tôi đã nói chuyện với cháu rồi và cháu đã rất vui vẻ đồng ý khi hiểu ra rằng việc sang VN học chính là về với đất tổ của mình, về với cội nguồn của mình”. Ông Tuấn cảm thấy tiếc khi giờ đây công việc kinh doanh vẫn còn bộn bề nên ông chưa thể ở lại luôn VN. Tuy nhiên, ông sẽ phấn đấu đúng vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tới đây, tức vào năm 2010, ông sẽ chính thức nhập cư sống lâu dài ở Hà Nội. “Đó là niềm khát khao lớn nhất của tôi trong quãng đời còn lại” - ông chủ tịch họ Lý ao ước. Một điều ưu tư nữa của ông Tuấn là mỗi lần ông sang VN, nhiều người cứ luôn gọi ông là người Hàn Quốc, người nước ngoài. Ông nói: “Xin đừng gọi tôi là người nước ngoài nữa, tôi là người VN mà. Cũng đừng gọi tôi là ông Lý, hãy gọi tôi là ông Tuấn theo cách gọi của người Việt”. Ông nói bây giờ ông đang là người sống xa quê Việt, song dòng máu Việt trong ông không ngừng thôi thúc Hậu duệ dòng họ Lý Long Tường thành đạt tại Hàn Quốc không phải là ít. Một trong những người nổi tiếng tại Seoul là ông Lý Hy Luận (hiện là chủ tịch cộng đồng họ Lý xuất thân từ Hoa Sơn) là cựu tổng giám đốc Tập đoàn xây dựng lớn Booyoung lẫn tham gia Tập đoàn công nghiệp chế tạo Hyundai. Ông Luận nói với phóng viên TS: “Tôi rất hạnh phúc khi biết được tổ tiên mình là người VN. Tôi đã về thăm quê hương nhiều lần và vui mừng khi thấy VN đầy tiềm năng phát triển kinh tế”. Ông Lý Xương Căn, người họ Lý đầu tiên làm được “sứ mệnh tổ tiên” về thăm quê cha đất tổ, đã mời cha mình (ông Lý Khánh Huân) sang VN sống nốt tuổi già còn lại ở quê hương. Ông Lý Xương Căn mang cả gia đình (vợ là bà Kim Min Sun) sang sinh sống tại Hà Nội từ năm 1999 đến nay. Cả ba người con ông Căn đều đang học hành tại VN: cô con gái lớn 18 tuổi Lee You Jin, con trai Lee Hyuk Chan và riêng cậu út được đặt cái tên đầy ý nghĩa: Lý Việt Quốc. Lee Hyuk Chan (học sinh Trường Liễu Giai, Hà Nội) nói tiếng Việt rất giỏi, cậu bảo: “Bố tôi đã dạy cho tôi về tình yêu quê hương và gốc gác tổ tiên. Tôi yêu và tự hào về cả hai quê hương Hàn Quốc và VN”. . Đi tìm dòng họ Lý ở Hàn Quốc Ngày trở về Tuy không sử dụng được tiếng Việt để nói chuyện nhưng ánh mắt Lý Tường Tuấn ngời niềm hạnh phúc. Việt, song dòng máu Việt trong ông không ngừng thôi thúc Hậu duệ dòng họ Lý Long Tường thành đạt tại Hàn Quốc không phải là ít. Một trong những người nổi tiếng tại Seoul là ông Lý Hy Luận. Tuấn đang du học ở Mỹ, Anh và Trung Quốc. Riêng với con út Lee Roo Lee mới lên 9, ông Tuấn cho biết ông đã quyết định cho sang VN học sau khi cháu học hết chương trình cấp II tại Hàn Quốc. Ông

Ngày đăng: 25/07/2014, 00:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan