Thời kỳ bắc đầu thuộc pháp DỤC ĐỨC ( LÀM VUA BA NGÀY) Trước khi đăng quang, Dục Đức bàn với ba đại thần chính là Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và Trần Tiến Thành sẽ không đọc một đoạn nhận xét về mình trong di chiếu tại lễ lên ngôi. Cả ba vị phụ chính đều đồng ý. Ngày hôm sau, khi Trần Tiến Thành đọc đến đoạn ấy, hạ giọng xuống hầu như không ai nghe rõ, thì Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết lại nổi giận bảo Nguyễn Trọng Hợp đọc lại rồi chia quân túc vệ canh gác trong ngoài thành thật nghiêm ngặt và bắt gọn 10 người thân tín của vua nối ngôi trong đó có Nguyễn Như Khuê. Hai hôm sau, tại buổi thiết triều có đông đủ hoàng thân và đình thần, Nguyễn Văn Tường đứng lên tuyên cáo phế truất Dục Đức vì bốn tội. - Cắt bớt một đoạn trong di chiếu của vua cha - Tự tiện đưa một giáo sĩ vào hoàng thành - Mặc áo màu xanh trong khi để tang vua cha - Thông dâm với nhiều cung nữ của vua cha Dục Đức bị tống giam tại một phòng kín vừa được cấp tốc xây lên ngay trong biệt điện mình. Dục Đức bị đối xử như một tù nhân thường. Nhờ người lính gác thương tình chủ cũ, hàng ngày đút lót cho một nắm cơm và một chiếc áo cũ thấm nước, vắt ra uống, Dục Đức sống thoi thóp được gần 1 tháng thì chết, xác vùi trên một quả đồi, không quan tài và không ai được đi đưa tang. Hơn 20 năm sau, con trai thứ 7 tức Thành Thái lên ngôi làm vua. Dục Đức mới được khôi phục lại đế hiệu và tôn là “ Cung tôn huệ hoàng đế”. Hiệp hòa ( 6/1883 – 11/ 1883) Niên hiệu: Hiệp Hòa Tên thật là Hồng Dật, con thứ 29 và là con út của thiệu Trị, sinh tháng 9 năm thiệu Trị thứ 7 tức năm Bính Ngọ ( 1846). Năm Ất Sửu ( 1865) Hồng Dật 18 tuổi được phong Văn Lãng công. Năm Tự Đức 31 tức năm Kỷ Mão ( 1879) được tấn phong Lãng Quốc công. Tháng 6 năm Quý Mùi ( 1883) phế xong Dục Đức, theo ý của Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường, được ý chỉ của Từ Dụ Hoàng thái hậu, triều đình cử một phái đoàn ra Kim Long rước Lãng Quốc công vào Đại Nội để chuẩn bị làm lễ đăng quan. Lãng Quốc công khóc mà nói rằng “ Tôi là con út của tiên đế, tư chất tầm thường, không dám nhận ngôi vua”. Phái đoàn vừa phải năn nỉ vừa dùng vũ lực mới đưa được Hồng Dật vào Cấm thành. Thế là hai hôm sau Lãng Quốc công trở thành vua Hiệp Hòa! Hiệp Hòa lên nối ngôi, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết cậy tôn lập nên thâu tóm mọi quyền hành, không thèm đếm xỉa gì đến vua. Hiệp Hòa ghét lắm, muốn tước bớt quyền hạn của họ. Vua đã kiên quyết điều Tôn Thất Thuyết từ bộ binh sang bộ lại. Làm vua được 4 tháng thì Hiệp Hòa nhận được lệnh mật sớ của hai người thân tín là Hồng Phi ( Tham tri bộ Lại, con trai Tùng thiện vương) xin giết hai quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. Hiệp Hòa phê vào sớ “ Giao cho Trần Khanh ( Trần Tiến Thành) phụng duyệt”, bỏ sớ vào tráp giao thái giám Trần Đại đem đến nhà Trần Tiến Thành ở chợ Dinh Ông. Việc bại lộ, Tôn Thất Thuyết cùng với Nguyễn Văn Tường bàn cách phế truất Hiệp Hòa. Họ cho mời các đại thần đến họp, kể tội Hiệp Hòa và Trần Tiến Thành, Hồng Phi và Hồng Sâm có âm mưu dựa vào quân Pháp giết hại hai đại thần phụ chính, với chứng cớ hẳn hoi ( tờ mật sớ). Sau ép các quan ký vào tờ sớ đòi phế truất Hiệp Hòa xong, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết vào cung Điện thọ xin ý kiến của Hoàng thái hậu đồng thời cho người dẫn 50 lính vào điện Càn thành bắt Hiệp Hòa phải tự xử mình theo lệ “ Tam ban triều điển” dành cho các đế vương, khanh tướng phạm tội tử hình. Đang đêm khuya, nhà vua mới biết có sự biến, hỏi đến trực hầu, chỉ có một vài thái giám. Vua sai thái giám Trất Đạt đem chiếu nhường ngôi tới và xin được trở về phủ cũ. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường giả vờ nhận lời, cho người đem võng đưa vua và cung phi về phủ cũ ở xã Phú Xuân xong lại bí mật dặn riêng Ông Ích Khiêm và Trương Văn Đễ đón ở cửa Hiểu Nhân chặn đường, đưa vua đến nhà Hộ thành, ép uống thuốc độc tự vẫn. Riêng Trần Tiến Thành, cáo ốm nằm ở nhà cũng bị lính đến giết ngay đêm ấy. Đó là một ngày mùa đông ( 29 – 11 – 1883), Hiệp Hòa làm vua được 4 tháng, chết 36 tuổi, giao cho chủ Tôn nhân chôn cất theo nghi lễ Quốc công. Kiến phúc ( 12/1883 – 8/ 21884) Niên hiệu : Kiến Phúc Húy là Hạo, tự là Ưng Hỗ, lại có tự là Ưnh Đăng, nuôi con thứ 3 của Tự Đức, sinh ngày 2 tháng giêng năm Canh Ngọ ( 1870). Năm lên hai ( 1871) vì Tự Đức không có con Hạo được kén vào cung, xưng làm Hoàng thiếu tử, do học phi Nguyễn Thị Chuyên nuôi dưỡng. Từ nhỏ Hạo đã sớm hiểu biết, ôn hòa, lặng lẽ và sạch sẽ, cẩn thận lời nói và việc làm. Vì thế, Tự Đức rất khen và tỏ ý yêu dấu khác thường. Mùa thu năm Nhâm Ngọ ( 1882) được tới nhà đọc sách gọi là Dưỡng thiện đường và được vua sai kèm cặp đạo làm vua. Trong di chiếu, Tự Đức tỏ ý muốn nhường ngôi nhưng vì nhỏ tuổi ( mới 14 tuổi) đành thôi. Tự Đức mất, Hoàng thiếu tử ra ngoài thành, ở nhà Quan xá ngoài của Vụ Khiêm. Mờ sáng ngày 30 tháng 11 năm Quý Mùi ( 1883) được quần thần đón về điện Quan Canh ở sở Tịch Điền. Thấy người đến đón, Hoàng tử sợ hãi, quan lính phải ôm lên võng khênh đi. Đến nơi, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường báo là xin lập lên làm vua. Hoàng tử trả lời. Ta con bé, sợ làm không nổi. Hai phụ chánh nói. Tiên đế ( tức Tự Đức) đã có ý ấy nhưng chưa kịp làm ngày. Nay là mệnh trời, vậy xin nghĩ đến tôn miếu xã làm trọng. Xong họ truyền lệnh họp triều thần lại tôn lập vua mới. Thế là ngày 1 tháng 12 năm Quý Mùi ( 1883), Dưỡng Thiện ( Ưng Đăng) lên nối ngôi, niên hiệu là Kiến Phúc. Từ ngày Kiến Phúc lên ngôi thế lực bà Học Phi ngày càng lớn, Nguyễn Văn Tường đã nhận ra điều này và hết sức tranh thủ cảm tình của bà. Dịp may đã đến với Nguyễn Văn Tường khi nhà vua bị bệnh đậu mùa. Bà Học Phi ngày nào cũng ở cạnh vua còn bé bỏng của mình từ mờ sáng đến nửa đêm. Thế là phụ chính Nguyễn Văn Tường tối nào cũng vào chầu Hoàng đế và Hoàng mẫu, có khi đến nửa đêm mới về. Trước thái độ quá ân cần và có nhiều lả lơi của Nguyễn Văn Tường với bà mẹ nuôi, Kiến Phúc đã tỏ thái độ hết sức khó chịu. Có lần thiu thiu ngủ, nghe được câu chuyện giữa hai người, vua liền quát : « Khi nào lệnh bệnh rồi tao sẽ chặt đầu cả bọn nhà mi ». Tường nghe được bèn xuống thái y viện thuốc pha chế đưa cho Học Phi. Theo lời khuyên của dưỡng mẫu, Kiến Phúc đã uống thuộc đó tới sáng hôm sau thì qua đời. Ngay chiều hôm đó, tại buổi thiết triều bất thường, Nguyễn Văn Tường tuyên cáo Kiến Phúc đã băng hà vì bệnh tình biến chuyển đột ngột và đưa em ruột là Ưng Lịch lên nối ngôi. Kiến Phúc làm vua được 8 tháng thì mất, mới 15 tuổi. . Thời kỳ bắc đầu thuộc pháp DỤC ĐỨC ( LÀM VUA BA NGÀY) Trước khi đăng quang, Dục Đức bàn với ba đại thần chính là Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất. Ngọ ( 1846). Năm Ất Sửu ( 1865) Hồng Dật 18 tuổi được phong Văn Lãng công. Năm Tự Đức 31 tức năm Kỷ Mão ( 1879) được tấn phong Lãng Quốc công. Tháng 6 năm Quý Mùi ( 1883) phế xong Dục Đức, . nói và việc làm. Vì thế, Tự Đức rất khen và tỏ ý yêu dấu khác thường. Mùa thu năm Nhâm Ngọ ( 1882) được tới nhà đọc sách gọi là Dưỡng thiện đường và được vua sai kèm cặp đạo làm vua. Trong di