1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BÀNG QUANG pps

6 814 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 454,6 KB

Nội dung

Ở người trưởng thành và khi rỗng bàng quang nằm hoàn toàn trong chậu hông bé, ngay sau khớp háng, trên cơ nâng hậu môn và trước các tạng sinh dục và trực tràng.. Thiết đồ bổ dọc qua chậu

Trang 1

BÀNG QUANG

Bàng quang (vesica urinaria) là một tạng rỗng mà hình dạng kích thước và vị trí

thay đổi theo số lượng nước tiểu chứa bên trong

Bàng quang nhận nước tiểu từ hai thận qua niệu quản rồi thải ra ngoài qua niệu đạo Trung bình bàng quang có thể chứa được 500 ml nước tiểu mà không quá căng Bình thường, khi bàng quang có từ 250 - 350 ml nước tiểu thì có cảm giác muốn đi tiểu, nếu cố nín tiểu thì dung tích bàng quang có thể tăng lên nhiều Trong trường hợp

bí tiểu bàng quang căng to, có thể chứa tới vài lít nước tiểu

1 HÌNH THỂ, VỊ TRÍ

Bàng quang là một tạng nằm ở dưới phúc mạc Ở người trưởng thành và khi rỗng bàng quang nằm hoàn toàn trong chậu hông bé, ngay sau khớp háng, trên cơ nâng hậu môn và trước các tạng sinh dục và trực tràng Khi đầy, nó vượt lên trên khớp háng và tạo thành cầu bàng quang nằm trong ổ bụng Ở trẻ nhỏ, bàng quang có hình quả lê mà cuống là ống niệu rốn và phần lớn bàng quang nằm trong ổ bụng Khi trẻ lớn bàng quang tụt dần xuống vùng chậu, phần ống niệu rốn hẹp dần và bít lại thành dây chằng rốn giữa hay dây trên bàng quang (lia umbilicale medianum) Ở người già bàng quang hơi nhô lên trên về phía ổ bụng do trương lực của các cơ thành bụng yếu

1 Xương cùng

2 Trực tràng

3 Túi cùng tử cung - trực tràng

4 Âm đạo

5 Niệu đạo

6 Môi bé

7 Môi lớn

8 Xương mu

9 Bàng quang

10 Phúc mạc

11 Tử cung

12 Buồng trứng

13 Vòi trứng

Hình 3.29 Thiết đồ bổ dọc qua chậu hông nữ

Người trưởng thành, khi bàng quang rỗng có thể ví như một hình tứ giác với 4 mặt: mặt bên, mặt sau dưới (đáy bàng quang) và 2 mặt dưới bên Mặt trên và 2 mặt dưới bên gặp nhau ở phía trước gọi là đỉnh bàng quang (apex vesicae) có dây chằng rốn giữa treo bàng quang vào rốn Phần giữa đỉnh và đáy là thân bàng quang (corpus vesicae) Ở phía dưới, tại góc hợp bởi đáy và 2 mặt dưới bên bàng quang là lỗ niệu đạo trong (ostium urethrae intemum), qua đó bàng quang thông với niệu đạo; phần bàng quang quây xung quanh lỗ niệu đạo trong gọi là cổ bàng quang (cervix vesicae) Khi

Trang 2

bàng quang đầy các bờ tròn lại và biến mất, bàng quang có hình trứng Phúc mạc của thành bụng trước bị đẩy lên theo, ở phần trước các mặt dưới bên trở thành mặt trước

áp vào thành bụng trước ở vùng hạ vị, trên gồ mu và không có phúc mạc che phủ

Hình 3.30 Thiết đồ cắt đứng dọc qua chậu hông nam

1 Ống niệu rốn

2 Bàng quang

3 Xương mu

4 Đám rối tĩnh mạch

Santorini

5 Dây chằng treo

dương vật

6 Tuyến tiền liệt

7 Vật hang

8 Vật xốp

9 Vách bìu

10 Quy đầu

11 Hố thuyền

12 Tuyến hành niệu đạo

13 Cơ hành xốp

14 Hậu môn

15 Trung tâm gân đáy chậu

16 Hoành niệu dục

17 Trực tràng

18 Túi tinh

19 Xương cùng

20 Túi cùng bàng quang trực tràng

21 Phúc mạc

Trên thiết đồ đứng dọc, bàng quang có hình chữ Y Hai thành trước, sau chếch xuống dưới, cổ bàng quang ở dưới thông với niệu đạo Mặt trên bàng quang trũng xuống hình tam giác, nền ở sau và hai góc có hai niệu quản thông vào Đỉnh ở trên có dây treo bàng quang dính tới rốn Khi bàng quang đầy, mặt trên vồng lên, mặt trước bàng quang áp vào vùng hạ vị ở trên gồ mu

2 LIÊN QUAN

Nói chung, bàng quang nằm trong chậu hông bé, ở trong ô bàng quang giống như bình nước đặt trong một chiếc sọt và được giới hạn: đáy sọt là hoành chậu hông của đáy chậu, nắp là phúc mạc, thành trước bên là cân rốn trước bàng quang và thành sau là cân sinh dục phúc mạc (cân Dénonvillier)

2.1 Liên quan hai mặt dưới bên

Khi bàng quang rỗng, liên quan với xương mu, khớp mu và đám rối tĩnh mạch bàng quang nằm trong khoang mỡ sau mu (có thể thủng bàng quang khi gãy xương mu) Khi bàng quang đầy, 2 mặt dưới bên trở thành mặt trước, liên quan đến thành

Trang 3

bụng trước nên mặt này là mặt phẫu thuật của bàng quang

1 Dây treo bàng quang

2 Các động mạch rốn

3 Cân rốn trước bàng quang

4 Động mạch chậu trong

5 Niệu đạo

6 Dây chằng mu - bàng quang

7 Xương mu

8 Khoang trước bàng quang

9 Mạc ngang

10 Cơ thẳng bụng

Hình 3.31 Cân rốn trước bàng quang

Từ nông vào sâu gồm có:

- Da, tổ chức dưới da

- Các cơ thành bụng trước bên, chú ý đường trắng giữa ở đây rất hẹp

- Mạc ngang bụng

- Khoang trước bàng quang (khoang Retzius) trong khoang chứa đầy tổ chức mở

và tổ chức liên kết lỏng lẻo, đáy khoang liên quan với đám rối tĩnh mạch Santorini (khi phẫu thuật bàng quang phải nhét đầy gạc vào khoang này để tránh nước tiểu tràn vào khoang gây nhiễm trùng)

- Cân rốn trước bàng quang là một màng cân mỏng, ôm sát mặt trước bên bàng quang Cân có hình tam giác mà đỉnh dính vào rốn, 2 cạnh bẽn ôm lấy dây chằng rốn

trong (thừng động mạch rốn)

- Dây treo bàng quang: đi từ đỉnh bàng quang tới rốn

- Phúc mạc ở trong cùng và có 2 trường hợp cần chú ý:

+ Nếu bàng quang rỗng thì phúc mạc sau khi phủ thành bụng lật lên phủ bàng

quang bình thường

+ Nếu bàng quang đầy và có cầu bàng quang vượt trên khớp mu thì phúc mạc

sau khi phủ thành bụng, lật lên phủ bàng quang tạo thành túi bịt lách giữa bàng quang

và thành bụng trước (áp dụng nguyên tắc mổ bàng quang ngoài phúc mạc) Trong khi phẫu thuật người ta có thể dựa vào một số đặc điểm để nhận ra mặt trước bàng quang:

có hai tĩnh mạch đi song song hai bên đường giữa, phần cơ mặt trước bàng quang rất dầy

2.2 Mặt trên

Qua phúc mạc liên quan với các quai ruột non, ở nữ còn liên quan với tử cung và

Trang 4

dây chằng rộng

2.3 Mặt sau dưới

Còn gọi là đáy bàng quang và có hai liên quan chính:

- Với các tạng sinh dục và trực tràng, ở nam giới mặt sau bàng quang có bọng tinh, ống tinh, niệu quản (đoạn chậu) xa hơn là trực tràng; còn ở nữ giới, liên quan ở 1/3 trên với cổ tử cung, 2/3 dưới với âm đạo, xa hơn là trực tràng

- Với phúc mạc: sau khi bọc mặt sau dưới bàng quang, lật lên phủ các tạng sinh dục - trực tràng, tạo thành các túi cùng Đặc biệt túi cùng sâu nhất là túi cùng lách giữa tạng sinh dục và trực tràng gọi là túi cùng Douglase

- Riêng ở nam giới, đáy túi cùng Douglase dính chập lại tạo thành cân gọi là cân nhiếp hộ - phúc mạc, nằm ngăn cách giữa trực tràng và các tạng sinh dục

Hình 3.32 Bàng quang mặt sau, ống tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt

3 HÌNH THỂ VÀ CẤU TẠO

Cấu tạo thành bàng quang từ nông vào sâu:

- Lớp tổ chức liên kết bọc ngoài cùng trừ phần có phúc mạc che phủ

- Lớp cơ ở giữa có 3 lớp tế bào cơ trơn: 2 lớp cơ dọc ở trong và ngoài, 1 lớp vòng

ở giữa nhưng các thớ cơ giao nhau giữa các lớp nên không thể tách riêng rẽ các lớp này

- Lớp dưới niêm mạc không có ở vùng tam giác bàng quang

- Lớp niêm mạc ở trong cùng: bình thường mặt trong bàng quang màu đỏ hồng, nhẵn bóng ở người trẻ, sù sì khi lớn, có nhiều nếp lồi khi già

* Chú ý: 2 lỗ niệu quản đổ vào bàng quang cùng với lỗ niệu đạo tạo thành 1 tam

giác cân nằm ở mặt sau dưới của bàng quang gọi là tam giác bàng quang (tam giác Lieutaud ở nam và tam giác Pawllix ở nữ)

Trang 5

4 MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH

4.1 Động mạch

Các động mạch tới nuôi dưỡng cho bàng quang đều là những nhánh tách ra từ động mạch chậu trong hoặc từ các nhánh của động mạch chậu trong gồm: Động mạch

bàng quang trên (a vesicales superior) là phần không bị sơ hoá của động mạch rốn,

cung cấp máu cho mặt trên và một phần mặt dưới - bên của bàng quang

- Động mạch bàng quang dưới (a vesicales inferior) tách ra từ động mạch bàng

quang - sinh dục với 4 nhánh cung cấp máu cho túi tinh, ống tinh, mặt dưới - bên của bàng quang và tuyến tiền liệt

- Nhánh của động mạch trực tràng giữa (a rectalis media) cung cấp máu cho

phần đáy bàng quang Ở nữ, phần này còn được nuôi dưỡng bởi nhánh của động mạch

tử cung (a uterina) và động mạch âm đạo (a vnginalis)

- Nhánh của động mạch thẹn trong (a pudenta interna) và động mạch bịt ra obturutona) cung cấp máu cho mặt trước - dưới của bàng quang

4.2 Tĩnh mạch

Các tĩnh mạch tạo nên đám rối tĩnh mạch (plexus venosus Vesicalis) Ở 2 bên bàng quang rồi từ đó đổ về tĩnh mạch chậu trong (v iliaca interna) Đặc biệt có 2 tĩnh

mạch chạy song song ở mặt trước - trên bàng quang và đổ vào đám rối tĩnh mạch Santorini là mốc để nhận định bàng quang khi rỗng

1 Động mạch chậu ngoài

2 Bó mạch bịt

3 Thừng động mạch rốn

4 Động mạch bàng quang trên

5 Đám rối tĩnh mạch bàng quang

trước

6 Động mạch trực tràng giữa

7 Bó mạch thẹn trọng

8 Động mạch bàng quang dưới

9 Động mạch rốn

10 Thân trước động mạch chậu

trong

11 Niệu quản

Hình 3.33 Mạch máu nôi dưỡng cho bàng quang 4.3 Thần kinh

Chi phối cho bàng quang thuộc hệ thần kinh thực vật, gồm các sợi tách từ đám rối hạ vị và các sợi tách từ dây thần kinh sống SII, SIII tới vận động cho các cơ bàng quang và nhận cảm giác từ bàng quang, chủ yếu là cảm giác căng đầy, cảm giác đau và rát bỏng

Trang 6

1 Bàng quang

2 Đám rối bàng quang

3 Đám rối tiền liệt

4 Cơ hành xốp

5 Các TK tạng chậu hông

6 Đám rối cùng

7 Các TK tạng cùng

8 Niệu quản

9 Thân giao cảm

10 Các nhánh thông xám

11 Hạch gai

12 Rễ lưng

13 Rễ bụng

14 Các nhánh thông trắng

15 Các nhánh thông xám

16 Hạch thận

17 Hạch chủ thận

18 Các hạch tạng

19 Hạch mạc treo tràng trên

20 Động mạch thận và đám rối

21 Hạch mạc treo tràng dưới

Hình 3.34 Thần kinh chi phối cho bàng quang

Ngày đăng: 24/07/2014, 21:22

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w