1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SÔNG NGÒI VIỆT NAM: SƠ LƯỢC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI potx

6 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 257,27 KB

Nội dung

SÔNG NGÒI VIỆT NAM: SƠ LƯỢC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI Đồng Nai là một hệ thống sông lớn ở phía Nam cũng như trong cả nước ta, đặc biệt là về lượng nước. Hệ thống sông này phát triển trên các cao nguyên Mạ, Mnông, Di Linh và Lâm Viên ở phía Nam Tây Nguyên và một phần của đồng bằng Nam Bộ; chỉ có một bộ phận rất nhỏ nằm bên đất nước Campuchia anh em (668 km2 chiếm khoảng gần 2% diện tích toàn lưu vực). Đây là một vùng kinh tế rất trù phú, nhất là về các cây công nghiệp nhiệt đới như: cao su, cà phê. Trong lưu vực, nhiều nơi có thể xây dựng thành những trung tâm thủy điện. Cửa sông Đồng Nai lại rộng và sâu, thuộc kiểu cửa sông vịnh nên giao thông rất thuận tiện. Một vài đặc điểm về hình thái cơ bản Sông Đồng Nai dài khoảng 586,4 km, diện tích toàn lưu vực là 36.000 km2. Sông Đồng Nai, mà phía thượng lưu có tên là Đa Dung, bắt nguồn từ phía bắc dãy núi Lang Biang ở độ cao khoảng 1.770m. Sau khi hợp lưu với Đa Nhim, sông có tên là Đạ Đờng hay Đồng Nai Thượng. Từ đó cho tới chỗ hợp lưu với sông Sài Gòn, sông mang tên chính thức là Đồng Nai hay Đồng Nai ngắn. Dưới thành phố Hồ Chí Minh, sông chia làm 2 chi lưu chính. Ngay dưới thành phố Hồ Chí Minh là Lòng Tàu hay sông Sài Gòn, chảy vào vũng Cần Giờ. Cửa sông rộng và sâu nên tàu bè ra vào cảng Sài Gòn đều theo đường này. Nhánh dưới là sông Nhà Bè rồi đổ ra biển qua Soi Ráp. Hệ thống các sông Vàm Cỏ Đông và Tây từ Campuchia về đổ vào Đồng Nai ở cửa này. Cửa Soi Ráp rất rộng, có thể tới 11 km, song đi lại khó khăn vì vướng nhiều soi, bãi cát. Sông Đồng Nai uốn thành những khúc cong lớn trên cao nguyên Đà Lạt, nhất là trên cao nguyên Di Linh; song nhìn chung chảy theo một hướng khá đặc biệt gần như đông bắc - tây nam. Cho mãi tới Tân Vạn, sau khi hợp lưu với sông Bé, sông mới chuyển sang hướng tây bắc - đông nam khá điển hình, nhất là sau khi hợp lưu với sông Sài Gòn. Thực ra, có thể Đồng Nai trước đây đã có thời kì là phụ lưu của Mê Kông trên các dòng: Bé, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông và Tây mà các con đường bộ đã đi theo các hướng này: con đường Sài Gòn - Lộc Ninh - Kratiê và Sài Gòn - Tây Ninh - Kôngpông Chàm. Đồng Nai là một sông già được trẻ lại do tác động của tạo sơn Tân Sinh mà biểu hiện qua các cao nguyên xếp tầng: Lang Biang với độ cao khoảng 1.500m, Di Linh với độ cao khoảng 1.000m, các cao nguyên Mạ và Mnông với độ cao bình quân khoảng 750m và cuối cùng là đồng bằng Nam Bộ. Do đó trắc diện dọc của sông có dạng bậc thang phức tạp. Tuy vậy, vẫn có thể chia trắc diện dọc của sông chính Đồng Nai thành 3 đoạn như sau: Thượng lưu: tồn tại trong một đoạn ngắn từ nguồn cho tới Đankir (Lâm Đồng). Ở đây lòng sông hẹp và độ dốc rất lớn, có thể tới 20 - 25%. Lòng sông lởm chởm những đá, nên ít có tác dụng về giao thông cũng như thủy lợi. Đây là đoạn sông cũ, chưa bị tác dụng xâm thực thứ sinh. Trung lưu: phát triển rất dài từ Đankir đến Tân Uyên. Trong đoạn này, nói chung lòng sông mở rộng, độ dốc kém. Dòng sông uốn khúc quanh co giữa các soi, bãi 2 bờ. Dòng sông mới đang phát triển trong lòng sông này. Lượng nước sông đã nhiều hơn nên việc đi lại thuận lợi. Tuy vậy ở các chỗ chuyển tiếp của các cao nguyên, độ dốc lòng sông tăng và phát triển thành nhiều thác, ghềnh ít thuận lợi cho giao thông, song lại có nhiều triển vọng về thủy điện như các thác Ankroet, Trị An. Các phụ lưu lớn phát triển trên từng cao nguyên cũng mang rõ nét đặc tính này: Đa Nhim (trước Dran), La Ngà Hạ lưu: không phát triển lắm trên đoạn từ Tân Uyên cho ra tới Cần Giờ. Ở đoạn này, lòng sông rất rộng và sâu tới 18m, lại chịu tác động mạnh của thủy triều, nên mang tính chất của dạng cửa sông vịnh khá điển hình. Thủy triều tác động lên tới tận Tân Uyên với biên độ khá lớn. Đặc biệt, các chi lưu lớn phía dưới cũng chịu tác động mạnh của thủy triều: các sông Vàm Cỏ Đông và Tây, sông Sài Gòn và cả sông Bé nữa. Cảng Sài Gòn trên thành phố Hồ Chí Minh nằm trên sông Sài Gòn, ngay phía trên chỗ hợp lưu với Đồng Nai một đoạn. Hệ thống sông Đồng Nai có khá nhiều phụ lưu. Số phụ lưu có chiều dài dòng sông trên 10km tới 233 con. Tuy vậy trong số các phụ lưu này, đáng kể cũng chỉ có một vài sông lớn như Đa Nhim, La Ngà, Đak Nông, Đạ Huoai, Bé, Sài Gòn và hệ thống Vàm Cỏ - Đa Nhim (mà thượng lưu còn gọi là Đa E Cấp, bắt nguồn từ dãy núi Jaric (1930m). Ở cao nguyên Đà Lạt, thung lũng Đa Nhim đã khá phát triển. Trên bề mặt Dran, sông uốn khúc quanh co. Độ dốc lòng sông khoảng 6,4%. Song từ Dran trở đi, lòng sông hẹp lại ở nơi chuyển tiếp xuống cao nguyên Di Linh và sau đó nhập vào Đa Dung. Ở đoạn này, sông chảy qua nhiều thác: Liên Khương, Gu Ga, và nhất là thác Pongua cao tới 40m. La Ngà cũng là 1 phụ lưu ở tả ngạn. Sông bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh và chảy trên bề mặt khá bằng phẳng. Dòng sông dài khoảng 272 km và chảy theo hướng gần như song song với dòng chính. Độ dốc lòng sông khoảng 4,3%. Lòng sông uốn khúc quanh co, lại bị chặn bởi nhiều khối đá basalt nên nước sông khó tiêu, nhất là về mùa lũ sông thường gây ngập lụt. Tiếp về phía hạ lưu, Đồng Nai nhận thêm nước của sông Bé. Chiều dài dòng sông khoảng 344 km. Thượng lưu còn có tên là Đak Glun, chảy từ phía tây cao nguyên Mnông xuống. Ở đây sông nhiều thác ghềnh, song khi đi vào đồng bằng Nam Bộ, sông đã mang đầy đủ tính chất của 1 đoạn hạ lưu. Độ dốc lòng sông khoảng 2,1%, thủy triều tác động khá mạnh trên sông này. Dưới sông Bé là các sông: Sài Gòn và hệ thống Vàm Cỏ chảy từ Campuchia về cùng ở phía hữu ngạn. Sông Sài Gòn dài khoảng 130 km và độ dốc lòng sông là 0,6%, nên gần như một đoạn hạ lưu của Mê Kông cũ, ở hệ thống các sông Vàm Cỏ Đông và Tây. Lòng sông rộng và sâu, thủy triều tác động mạnh nên việc đi lại trên sông rất thuận lợi. Các phụ lưu này có thể cung cấp một phần nước lớn cho dòng chính: La Ngà khoảng hơn 1/8 và nhất là sông Bé có thể cung cấp tới khoảng 1/4 tổng lượng nước chung của toàn hệ thống Tuy vậy, các phụ lưu của hệ thống này lại họp thành một mạng lưới sông có dạng lông chim, nên tuy sông có lượng dòng chảy khá phong phú song lũ ít khi xảy ra là lũ hoàn toàn. Toàn thể lưu vực của hệ thống có độ cao bình quân khoảng 750m và mật độ lưới sông vào khoảng 0,64 km/km2. Tóm lại về mặt hình thái, đây là một sông lớn, song lưu vực hầu như ở trên lãnh thổ nước ta. Đồng Nai có dạng một sông già, được thanh xuân hóa dưới tác dụng của tân kiến tạo. Đây là vùng được nâng lên là chủ yếu, nên độ cao bình quân toàn lưu vực khá lớn, đặc biệt là dòng sông lại phát triển trên các cao nguyên xếp tầng. Sông nhiều nước, song lũ ít đột ngột vì lòng sông ít dốc, ngay ở một số đoạn trung lưu cũng vậy, đặc biệt là mạng lưới sông dạng lông chim của khu vực. Hạ lưu, nhất là cửa sông có dạng vịnh (estuaire) nên đi lại thuận tiện và ở đây có cảng Sài Gòn, một cảng lớn nhất của nước ta cũng như trong toàn bán đảo Đông Dương. Đặc trưng thủy văn Đồng Nai là một hệ thống sông lớn ở nước ta sau các hệ thống sông Mêkông, sông Hồng. Cũng như các hệ thống sông Hồng - Thái Bình đã tạo thành một mạng lưới sông ngòi Bắc Bộ, Đồng Nai trao đổi nước với hệ thống Mêkông tạo thành mạng lưới sông ngòi Nam Bộ. Đồng Nai được cung cấp một lượng nước nhất định, nhất là cát bùn, song lại trực tiếp đổ vào Soi Ráp ở gần cửa sông, nên tác dụng chủ yếu chỉ làm cho cửa sông này khó đi lại hơn. . SÔNG NGÒI VIỆT NAM: SƠ LƯỢC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI Đồng Nai là một hệ thống sông lớn ở phía Nam cũng như trong cả nước ta, đặc biệt là về lượng nước. Hệ thống sông này phát. văn Đồng Nai là một hệ thống sông lớn ở nước ta sau các hệ thống sông Mêkông, sông Hồng. Cũng như các hệ thống sông Hồng - Thái Bình đã tạo thành một mạng lưới sông ngòi Bắc Bộ, Đồng Nai trao. các sông Vàm Cỏ Đông và Tây, sông Sài Gòn và cả sông Bé nữa. Cảng Sài Gòn trên thành phố Hồ Chí Minh nằm trên sông Sài Gòn, ngay phía trên chỗ hợp lưu với Đồng Nai một đoạn. Hệ thống sông Đồng

Ngày đăng: 24/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w