- Quá trình hình thành khá nhanh quần cư đô thị lớn - Xuất hiện một khu đô thị tập trung với thành phố hạt nhân quá tải, bao bọc bởi các thành phố vệ tinh còn mang nặng cơ cấu truyền thống văn hóa xóm làng, văn minh nông nghiệp lúa nước, với mặt bằng dân trí còn thấp: - Sự phồn vinh của đô thị thu hút dân nhập cư từ nông thôn tạo ra các khu định cư tự phát, nghèo nàn. Có sự đối lập rõ nét giữa nhà cao tầng, khu ở sang trọng và các xóm nhà lụp xụp nghèo nàn. Nhiều căn bệnh đô thị xuất hiện, nhất là về mặt nhân văn: - Hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng sâu - Môi trường xa hội dễ bị xấu đi, do người nhập cư thiếu việc làm, nghề nghiệp không rõ rệt. Tệ nạn xa hội tăng nhanh ở các khu tạm cư đó - ô nhiễm, ách tắc giao thông sẽ ngày càng trầm trọng - Di sản kiến trúc, cảnh quan đô thị ngày càng mất dần. Từ lâu, đô thị hóa là hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đô thị hóa cũng đem lại sức mạnh và giàu có, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra các căn bệnh đô thị. Hà Nội không nằm ngoài quy luật đó. Trước mắt, Hà Nội đang đối phó với nạn bùng nổ dân số, tăng trưởng kinh tế nhanh và hiện tượng xây dựng tự phát. Sự di chuyển lao động nông thôn lên thành phố là tất yếu, nhất là khi đồng bằng sông Hồng dân đông và thiếu đất canh tác. Hà Nội có thể rút kinh nghiệm phát triển của bạn và tìm cách biến sự phát triển chậm của mình thành thế mạnh và bảo vệ tương lai bằng cách phát huy – chứ không nên làm lu mờ – những đặc điểm lịch sử, cảnh quan và di sản kiến trúc của mình. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com II. Để có một Thăng Long – Hà Nội 2000 năm lịch sử: 1.Hà Nội – một di sản kiến trúc chứa đựng đầy đủ đặc điểm của một đô thị mang dấu ấn nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển: Ngay từ những ngày đầu giải phóng miền Bắc đa dồn sức mình hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế để bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xa hội. Đến nay, trong một chuỗi dài lâu của những diễn biến đó, các thế hệ kiến trúc sư của chúng ta luôn mang nỗi niềm say mê day dứt, một khát vọng tột cùng, mong mỏi tìm ra một hướng đi, một phong cách – phong cách kiến trúc xa hội chủ nghĩa mang đậm đà bản sắc dân tộc. Những công trình mới mọc lên, đây đó có nhiều tranh cai giữa cái “chưa được” và cái “được”. Thật khó xác định cái “chưa được” khi mà người ta nhìn nó bằng một cảm nhận, trên một nền quy hoạch của thành phố chưa hoàn chỉnh với đúng nghĩa của nó. Đó là một đòi hỏi khách quan cần phân tích, đánh giá cho công bằng, chính xác. Nhưng cái “được” thì thật có ý nghĩa, vì mỗi công trình được xây dựng lên, được đánh dấu và qua thời gian nó sẽ trở thành chứng tích, là hiện vật sống cho một thời kỳ “thịnh” “suy” của một dân tộc. Sở dĩ ngày nay chúng ta còn phố cổ, la vì ông cha ta, những thế hệ trước, biết gìn giữ nó, hoặc chưa để tâm đến nó thì sắp tới đây kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, chúng ta mới có cái mà nói, còn có cái mà tự hào. Công bằng mà nói, ở đây ngoài một số di tích đa được xếp hạng và số công trình có giá trị về kiến trúc thì đa phần còn lại chỉ có ý nghĩa về thời gian, mà ít mang một giá trị nào khác. Thế thì, ý kiến cho là cần phải phá đi hoặc cải tạo triệt để một số công trình nào đó đa xây dựng trong những năm gần đây bị coi là “chưa được” là một điều cần được cân Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nhắc trước khi đi đến một giải pháp tiết kiệm tiền của và công sức của Nhà nước và của nhân dân. Có lẽ hay để thời gian minh chứng và mách bảo chúng ta cần phải làm gì đối với những công trình đó. Để tránh tình trạng các công trình vừa mới xây xong lại bị “đòi” đập bỏ đi, Hà Nội cần có một quy hoạch tổng thể của thành phố cho tương lai, đặc biệt là quy hoạch chi tiết, phù hợp với nền kinh tế, chính sách của từng giai đoạn và rất cần có một mô hình cụ thể cho từng khu vực để cho mỗi người dân đều hiểu được và mỗi kiến trúc sư, mỗi Hội đồng kiến trúc có cơ sở để thiết kế và phê duyệt phương án một cách khoa học, chính xác, tránh được nhữ tốn kém không cần thiết. 2. Vấn đề bảo tồn phố cổ với du lịch thủ đô Hà Nội của chúng ta vào năm 2010 sẽ kỷ niệm lịch sử 1000 năm. Thế nhưng phố cổ Hà Nội, một di sản cổ nhất của dân tộc đa bị biến dạng nhanh chóng. Hà Nội hình thành 36 phố cổ và mỗi phố đều có một nghề vừa sản xuất, vừa buôn bán, lại là nơi ăn ở của ông chủ. Điều đó chứng tỏ việc bảo tồn phố cổ là phải gắn lion với sự làm ăn sinh sống của người dân, chứ không đơn thuần là đầu tư xây dựng và di bớt dân đi để trở thành một bảo tàng khô cứng. Phố cổ phải là một bảo tàng sống động bằng không gian kiến trúc xưa cộng với cuộc sống đời thường và hơn thế nữa là kế sinh nhai, là cách làm giàu mang đến cho người dân từ chính việc bảo tồn khu phố cổ này. Đó mới là định hướng hợp lòng dân mà chúng ta nên thực hiện. Một trong những cách làm giàu của người dân và cũng nằm trong định hướng chung của Đảng và Nhà nước là phát triển du lịch – một ngành công nghiệp không khói. Hướng đi ấy hoàn toàn đúng, nhưng đáng tiếc là chúng ta vẫn chưa có những biện pháp để ngành du lịch góp sức vào việc bảo tồn phố cổ, bởi phố cổ là một tiềm Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com năng hấp dẫn nhất đối với khách du lịch khi tới thăm Thủ đô. Nhiều du khách đều có chung một nhận định rằng: Hà Nội phải là một thành phố du lịch có bản sắc về văn hóa, về kiến trúc và đặc biệt là trong cuộc sống đời thường của con người. Một minh chứng thực tế tại bản Lác – Mai Châu là khách rất thích thoải mái thư gian ở nhà sàn của người Thái, chứ không ở nhà mái bằng dù đầy đủ tiện nghi, mặc dù giá như nhau. Vậy Mai Châu hấp dẫn du khách bởi cái duyên của bản sắc từ những ngôi nhà truyền thống giữa một vùng rừng núi thơ mộng. Từ dẫn chứng trên, ta hay vận dụng vào một ô phố cổ của Hà Nội, có sự kết hợp giữa du lịch với kiến trúc, và thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Chúng ta tin một điều rằng, sự hoạch định đúng đắn sẽ tạo cho người dân một niềm hưng phấn, họ sẽ yên tâm cùng Nhà nước đầu tư, cùng giữ gìn di sản văn hóa của thủ đô và khi nền kinh tế đa phát triển, theo quy luật tự nhiên người dân sẽ thấy hết được giá trị của di sản ấy, mỗi tấc đất là một tấc vàng chỉ dùng cho kinh doanh, còn muốn có điều kiện ở tốt hơn thì họ tự giảm mật độ cư trú, tách hộ đến ở nơi khác cho hợp lý hơn. Thời gian không chờ đợi, chúng ta cần hoàn thiện quy hoạch tổng thể và chi tiết các khu phố Hà Nội để công cuộc xây dựng Thủ đô từng bước được cải thiện vững chắc, nhanh chóng để có thể hy vọng rằng những thế hệ mai sau khi kỷ niệm 2000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ còn có cái để mà nói, mà tự hào là Hà Nội của chúng ta còn có những khu phố như phố cổ hiện nay và cũng để những người viết lịch sử kiến trúc Hà Nội, của Việt Nam còn có cái để mà viết cho các đời sau, bởi lẽ mỗi công trình, mỗi ngôi nhà được xây dựng lên đều mang dấu ấn lịch sử một giai đoạn phát triển của mỗi điểm dân cư, của mỗi dân tộc. Kết Luận Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Quá trình phát triển đô thị là một sự vận động tất yếu, quá trình này sẽ tác động đến cấu trúc đô thị làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa vấn đề bảo tồn và phát triển. Quan niệm về các giá trị bảo tồn trong đó bao gồm cả phương pháp và kỹ thuật xây dựng truyền thống phụ thuộc vào sự nhận biết giá trị đó trong toàn bộ tiến trình lịch sử phát triển đô thị. Sẽ còn nhiều vấn đề khác nảy sinh trên con đường phát triển của lịch sử, sẽ còn nhiều thách thức khác trong việc gìn giữ các giá trị di sản dân tộc – những cái đa mất mát đi nhiều trong chiến tranh, nhưng sẽ lại còn nguy hiểm hơn khi bị mất mát ngay trong quá trình tái thiết thành phố. Vì vậy, ngay từ bây giờ Nhà nước nên có những chính sách, những định hướng phát triển thích hợp để có một Thăng Long – Hà Nội mang đậm bản sắc dân tộc. Tài liệu tham khảo Tạp chí kiến trúc – Hội kiến trúc sư Việt Nam Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . di sản kiến trúc của mình. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com II. Để có một Thăng Long – Hà Nội 20 00 năm lịch sử: 1 .Hà Nội – một di sản kiến trúc. niệm 20 00 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ còn có cái để mà nói, mà tự hào là Hà Nội của chúng ta còn có những khu phố như phố cổ hiện nay và cũng để những người viết lịch sử kiến trúc Hà Nội, của. lịch thủ đô Hà Nội của chúng ta vào năm 20 10 sẽ kỷ niệm lịch sử 1000 năm. Thế nhưng phố cổ Hà Nội, một di sản cổ nhất của dân tộc đa bị biến dạng nhanh chóng. Hà Nội hình thành 36 phố cổ