phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp biển Đông.. Địa hình: Thừa Thiên - Huế nằm trên một dải đấ
Trang 1KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH
THỪA THIÊN
Vị trí địa lý: Thừa Thiên - Huế là 1 trong 4 tỉnh kinh tế trọng điểm
miền Trung, nằm giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,
Trang 2phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp biển Đông
Diện tích tự nhiên là 5.054 km2 (số liệu thống kê năm 2003)
Dân số năm 2005 có 1.136,2 nghìn người, mật độ trung bình 225
người/km2
Đơn vị hành chính: Thừa Thiên Huế có 8 huyện (Quảng Điền,
Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, A Lưới, Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đồng) và Thành phố Huế với 150 xã, phường, thị trấn
Địa hình: Thừa Thiên - Huế nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài
127 km, chiều rộng trung bình 60 km với đầy đủ các dạng địa hình rừng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải, đầm, phá và biển tập trung trong một không gian hẹp, thấp dần từ Tây sang Đông, phía Tây là dãy núi cao, phía giữa là đồi núi thấp và phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp Phần phía Tây chủ yếu là đồi núi, chiếm tới 70% Núi chiếm khoảng 1/4 diện tích tự nhiên, nằm ở biên giới Việt – Lào và vùng tiếp giáp với Đà Nẵng Phần lớn các đỉnh núi có độ cao từ 800 đến hơn 1.000 m, trong đó có núi Bạch Mã và Hải Vân là những địa danh
du lịch nổi tiếng Địa hình phần đồi phân bố chủ yếu ở vùng trung
Trang 3du, trong các thung lũng, chiếm khoảng ¼ diện tích tự nhiên, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải
20 - 250
Khí hậu: Thừa Thiên - Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa,
mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta Thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 – 2.700
mm Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn, thường có mưa giông Nhiệt độ trung bình hàng năm tại Huế là 240C Số giờ nắng trung bình 2.000 giờ/năm Độ ẩm trung bình 84% Số lượng bão khá nhiều, thường bắt đầu vào tháng 6,
nhiều nhất là vào tháng 9, 10
Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất: Đất ở Thừa Thiên - Huế có khoảng 10 loại chính Các
loại đất có diện tích tương đối lớn là đất phù sa, đất đỏ vàng, đất mùn vàng trên núi, đất cát, mặn… phân bố trên các vùng khác nhau Quỹ đất đang sử dụng vào phát triển cây nông nghiệp là 59.710 ha, chiếm 11,8% diện tích tự nhiên Đất canh tác cây hàng năm là 44.879
ha, chiếm 75,1% diện tích đất nông nghiệp Ngoài ra, còn có đất
Trang 4trồng cây lâu năm và đất vườn tạp; đồng cỏ tái tạo dùng vào chăn nuôi và đất có mặt nước dùng vào nông - ngư nghiệp Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người hiện nay là 564 m2 Diện tích mặt nước chưa sử dụng là 26.183 ha có thể khai thác để phát triển nuôi trồng thuỷ sản các loại
Tài nguyên rừng: Thời điểm năm 2002, toàn tỉnh có 234.954 ha đất
lâm nghiệp có rừng, trong đó: 177.550 ha rừng tự nhiên và 57.395
ha rừng trồng Diện tích rừng chia theo mục đích sử dụng, rừng sản xuất là 62.778 ha, rừng phòng hộ 119.558 ha và rừng đặc dụng
52.605 ha Tổng trữ lượng gỗ toàn tỉnh khoảng 17,3 triệu m3 Hiện nay, đất trống, đồi trọc còn khoảng 125 nghìn ha, chiếm 25% diện tích tự nhiên Đây là nguồn tài nguyên lớn tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh mở rộng diện tích rừng trong những năm tới
Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của Thừa Thiên -
Huế rất phong phú và đa dạng, với hơn 100 điểm khoáng sản, trong
đó có các loại chủ yếu như: đá vôi, đá granít, cao lanh, titan, than bùn, sét, nước khoáng… Tổng trữ lượng đá vôi khoảng trên 1.000 triệu tấn gồm các mỏ Long Thọ có trữ lượng khoảng 14 triệu tấn, Phong Xuân trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, Văn Xá trữ lượng
khoảng 230 triệu tấn, Nam Đông khoảng 500 triệu tấn… Mỏ đá
granit đen và xám ở Phú Lộc trữ lượng lớn Cao lanh với tổng trữ
Trang 5lượng khoảng trên 40 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở A Lưới, Hương Trà Các mỏ cát với hàm lượng SiO2 trên 98,4% và trữ lượng khoảng trên 15 triệu tấn được phân bổ nhiều nơi trong tỉnh Titan có tổng trữ lượng khoảng trên 2 triệu tấn phân bổ dọc theo dải cát ven biển thuộc các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc Các mỏ nước
khoáng ở vùng Phong Điền, Phú Vang… đang được dùng để sản xuất nước giải khát và phục vụ chữa bệnh