KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH NGHỆ AN Điều kiện tự nhiên Diện tích: 16.487km2 Dân số: 2.915.055 người Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Sán Dìu, Thái, H'Mông, Ơ Đu, tộc người Đan Lai Tỉnh lỵ: Thành phố Vinh Huyện thị: Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa và 17 huyện, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn. Bản đồ Hành chính tỉnh Nghệ An Vị trí địa lý Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung bộ nước Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 18o33' đến 20o00' vĩ độ Bắc và từ 103o52' đến 105o48' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, Tây giáp nước bạn Lào, Đông giáp với biển Đông. Địa hình Nghệ An gồm có núi, đồi, thung lũng. Độ dốc thoải dần từ đông bắc xuống tây nam. Hệ thống sông ngòi của tỉnh dày đặc, có bờ biển dài 82 km. Giao thông đuờng bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường không đều thuận lợi: có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua tỉnh dài 94km, có cảng biển Cửa Lò, sân bay Vinh. Địa hình Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu). Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Hệ thống sông ngòi dày đặc; Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km Bờ biển dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển: cảng biển Cửa Lò. Khí hậu - Thời tiết Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Tài nguyên thiên nhiên Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.649.853 ha Trong đó: - Đất nông nghiệp là 1.170.716 ha - Đất phi nông nghiệp 114.221 ha - Đất chưa sử dụng 364.916 ha Tài nguyên rừng Tổng diện tích rừng 911.808, ha, độ che phủ đạt 55,2% (theo số liệu năm 2008). Trong đó: - Rừng sản xuất: 336.478,3 ha - Rừng phòng hộ: 375.118,4 ha - Rừng đặc dụng: 200.211,3 ha Trữ lượng gỗ có trên 52 triệu m3 gồm nhiều loại gỗ quý như pơmu, samu, lim, sấu, đinh hương, sến Tre, nứa, mét: có trên 1 tỷ cây; ước tính có khoảng 226 loài dược liệu và nhiều lâm sản quý. Tài nguyên biển Có trên 267 loài cá thuộc 91 họ, trong đó có 62 loài có giá trị kinh tế cao, có thể chia thành 2 nhóm sau: Nhóm gần bờ có 121 loài chiếm 45,32% (trong đó cá nổi có 20 loài bằng 7,5%, cá đáy và gần đáy 101 loài, tương ứng 37,82%). Nhóm xa bờ 146 loài chiếm 54,68% (trong đó cá nổi 39 loài bằng 14,61%, cá đáy và gần đáy 107 loài bằng 40,07%). Trữ lượng cá biển trên 80.000 tấn, trong đó cá xa bờ khoảng 50.000 tấn chiếm gần 62%, cho phép khai thác từ 30.000- 35.000 tấn, có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá chim; cá thu; cá hồng, nục Có 20 loài tôm thuộc 8 giống và 6 họ trong đó có tôm he, tôm rảo, tôm bộp, tôm vàng, tôm sắt, tôm đất, tôm sú và tôm hùm. Trữ lượng 610 - 680 tấn, phân bố tại các bãi tôm chính như sau: Bãi tôm từ cửa Lạch Bạng đến Lạch Quèn (huyện Quỳnh Lưu): 250 - 300 tấn. Bãi tôm Diễn Châu: 360-380 tấn, trong đó tôm he từ 100-150 tấn. Tôm hùm là loại tôm có giá trị xuất khẩu cao, có trữ lượng từ 20-25 tấn, tập trung tại các vùng rạn đá ven các đảo và các vùng có đá ngầm trong vùng biển. Ngoài ra, tài nguyên biển Nghệ An còn có một số loại hải sản quý khác, đó là mực. Mực phân bố khắp vùng biển và có nhiều loài, nhưng qua thực tế khai thác một số loài có sản lượng cao là mực cơm, mực ống và mực nang. Tài nguyên động vật Phát hiện 342 loài thuộc 91 họ - 27 bộ gồm: Động vật có vú: 9 bộ - 24 họ - 78 loài Lớp chim: 15 bộ - 47 họ - 202 loài Lớp bò sát: 2 bộ - 14 họ - 41 loài Lưỡng cư: 1 bộ - 6 họ - 21 loài Trong số 342 loài trên, có 48 loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ngoài ra các lớp khác chưa có nghiên cứu cụ thể. Danh mục loài có trong sách đỏ là: báo lửa, báo gấm, báo hoa mai, hổ, voi, mang lớn, bò tót, sao la, công, trĩ sao, gà lôi Tài nguyên thực vật Phát hiện 1.193 loài thuộc 163 họ - 537 chi. Trong đó: Hạt kín: 2 lá mầm 114 họ - 460 chi - 105 loài; 1 lá mầm 18 họ - 50 chi - 105 loài. Hạt trần: 4 họ - 6 chi - 10 loài Quyết thực vật: 19 họ - 21 chi - 34 loài. Trong đó có 4 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng Các loài có trong sách đỏ bao gồm: Lim xanh, giáng hương, giổi, lát hoa Tài nguyên khoáng sản Có 113 vùng mỏ lớn, nhỏ và 171 điểm quặng, nổi bật là: than, thiếc, bauxit, đá vôi, đá oplat, sét gạch ngói, sét xi măng và một số khoáng sản khác Khoáng sản nhiên liệu: Than mỡ ở mỏ than Khe Bố sản lượng khai thác hàng năm từ 30 - 40 ngàn tấn. Than nâu ở mỏ than Việt Thái (Nghĩa Đàn) và mỏ Đôn Phục (Con Cuông) với trữ lượng gần 1 triệu tấn. Khoáng sản kim loại: Kim loại đen: o Sắt: ở Vân Trình (Nghi Lộc) và Võ Nguyên (Thanh Chương). Trữ lượng cả 2 mỏ hơn 1,8 triệu tấn với hàm lượng Fe = 41,53 - 67,05%. o Manngan: ở Rú Thành (Hưng Nguyên) trữ lượng C1 là 91.735 tấn, C2 là 131.296 tấn. o Kim loại màu quý hiếm: o Thiếc: Tập trung ở vùng Quỳ Hợp và Quế Phong. Vùng Quỳ Hợp có 10 mỏ thiếc sa khoáng đã được điều tra với trữ lượng cấp C1+C2 là 33.678 tấn. Mỏ sa khoáng Na-Ca (Quế Phong) trữ lượng B + C1 + C2 loại SnO2 từ 367 đến 2027 g/m3 là 9760 tấn o Vàng được phát hiện ở nhiều nơi trong tỉnh gồm vàng sa khoáng, vàng gốc và vàng đã được điều tra ở nhiều mức độ khác nhau. o Monazit ở huyện Quỳ Hợp trữ lượng C2 đạt gần 3 triệu tấn Khoáng sản phi kim: Barit có ở nhiều nơi, trong đó mỏ Sơn Thành trữ lượng cấp C1 là 55.623 tấn quặng, 35.029 tấn Barit, cấp C2 là 108.997 tấn quặng, 66.398 tấn barit Kaolin: sét ở huyện Nghi Lộc trữ lượng cấp C2 là 6.982.812 tấn Đá vôi có trữ lượng lớn và chất lượng tốt, chủ yếu tập trung tại Phúc Sơn (Anh Sơn) và Hoàng Mai (Quỳnh Lưu) Sét đã tìm thấy ở 4 mỏ lớn với tổng trữ lượng 9 triệu tấn. Đá Marble và Granitte ở huyện Quỳ Hợp gồm nhiều loại và có màu sắc đẹp Photphorits phân bô ỏ các núi đá vôi Đa quý (rubi) có ở Quỳ Châu Các loại tài nguyên khác: Nghệ An có trữ lượng một số loại khoáng sản khá lớn, bao gồm: Đá vôi trên 1 tỷ tấn (Quỳnh Lưu, Đô Lương, Anh Sơn,…) Đá xây dựng trên 1 tỷ m3 (Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương, Nghiã Đàn, Anh Sơn) Đất sét làm nguyên liệu xi măng 300 triệu tấn (Quỳnh Lưu, Đô Lương, Anh Sơn,…) Đá trắng 982 triệu tấn (Quỳ Hợp, Quỳ Châu) Đá bazan 260 triệu m3 (Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp) Đá đen trên 54 triệu m3 (Con Cuông, Đô Lương) Đá Granite 160 triệu tấn (Tân Kỳ) Sét làm gốm sứ cao cấp trên 300 triệu tấn (Nghi Lộc, Đô Lương, Yên Thành, Tân Kỳ) Than 5 triệu tấn (Tương Dương, Con Cuông) Than bùn trên 10 triệu tấn (Tân Kỳ, Yên Thành) Vàng sa khoáng ở thượng nguồn sông Hiếu, sông Lam (Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn) Đặc điểm lợi thế là các tài nguyên trên của Nghệ An tập trung thành những quần thể, nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ ở gần nhau, có chất lượng cao, gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phân vi sinh v.v Nước khoáng: Được phát hiện ở huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương. Nước khoáng thuộc loại bicacbonat canxinatri có chứa CO2 tự do. Chất lượng tốt, được dùng giải khát và chữa bệnh. . KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH NGHỆ AN Điều kiện tự nhiên Diện tích: 16.487km2 Dân số: 2.915.055 người Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Sán Dìu, Thái, H'Mông, Ơ Đu, tộc người an Lai Tỉnh. Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn. Bản đồ Hành chính tỉnh Nghệ An Vị trí địa lý Nghệ An nằm ở vùng. lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua tỉnh dài 94km, có cảng biển Cửa Lò, sân bay Vinh. Địa hình Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt