KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH TÂY NINH docx

5 3.2K 37
KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH TÂY NINH docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH TÂY NINH Diện tích : 4.029,6 km2 (năm 2003) Dân số : 1.038,5 nghìn người (năm 2005) Tỉnh lị : thị xã Tây Ninh Mã điện thoại : 066 Biển số xe : 70 Vị trí địa lý: Tỉnh Tây Ninh nằm ở miền Đông Nam bộ, tọa độ từ 10057’08’’ đến 11046’36’’ vĩ độ Bắc và từ 105048’43” đến 106022’48’’ kinh độ Đông, là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long. Phía Tây và Tây Bắc giáp vương quốc Campuchia. Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước. Phía Nam giáp TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Tây Ninh có diện tích tự nhiên 4.029,6 km2 (số liệu thống kê 2003) Dân số năm 2005 có 1.038,5 nghìn người, tập trung nhiều ở Thị xã Tây Ninh và các huyện phía Nam của tỉnh như: các huyện Hoà Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng. Có 26 dân tộc anh em sinh sống. Dân tộc chính là Kinh (98%), ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số như: Khmer, Hoa, Chăm… Đơn vị hành chính: Tây Ninh có một thị xã (Thị xã Tây Ninh) và 8 huyện, gồm: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hoà Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng. Thị xã Tây Ninh là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh, cách TP. Hồ Chí Minh 99 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 22 và cách thủ đô Hà Nội 1809 km theo quốc lộ số 1. Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa ( từ tháng 5 – tháng 11). Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Mặt khác Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác. Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,40C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 – 2200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%, tốc độ gió 1,7m/s và thổi điều hoà trong năm. Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô. Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt ở Tây Ninh dựa vào hệ thống kênh rạch trên địa bàn toàn tỉnh và 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m3 và 1.053 tuyến kênh có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. Ngoài ra Tây Ninh còn có nhiều suối, kênh rạch; tạo ra một mạng lưới thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0,314 km/km2. Toàn tỉnh có 3.500 ha đầm lầy nằm rải rác ở các vùng trũng ven sông Vàm Cỏ Đông. Tổng diện tích ao, hồ có khả năng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1.680 ha, trong đó đã sử dụng nuôi trồng thuỷ sản khoảng 490 ha. Nguồn nước ngầm ở Tây Ninh khá phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh - Tổng lưu lượng nước ngầm có thể khai thác được 50 – 100 ngàn m3/giờ. Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Về khoáng sản của Tây Ninh, chủ yếu thuộc nhóm khoáng sản phi kim loại như: than bùn, đá vôi, cuội, sỏi, cát, sét và đá xây dựng. Than bùn có trữ lượng 16 triệu tấn, phân bố rải rác dọc theo sông Vàm Cỏ Đông, chất lượng rất tốt, dùng để chế biến phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp để cải tạo đất. Đá vôi có trữ lượng khoảng 100 triệu tấn. Cuội, sỏi, cát có trữ lượng khoảng 10 triệu m3. Đất sét dùng để sản xuất gạch ngói có trữ lượng khoảng 16 triệu m3 , được phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. Đá laterit có trữ lượng khoảng 4 triệu m 3 và đá xây dựng các loại có trữ lượng vào khoảng 1.300 – 1.400 triệu m3, phân bố chủ yếu ở núi Phụng, núi Bà huyện Hòa Thành. Rừng Tây Ninh phần lớn là rừng thứ sinh do bị tàn phá trong chiến tranh trước đây, đại bộ phận rừng thuộc dạng rừng thưa khô, rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ. Diện tích rừng còn khoảng 40.025 ha (kiểm kê rừng năm 1990).Theo qui hoạch tổng quan lâm nghiệp, rừng và đất để trồng rừng khoảng 70.000 ha/diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Tây Ninh là một tỉnh ở Đông Nam Bộ, Việt Nam. Phía Tây và Tây Bắc giáp với Vương quốc Campuchia; phía Đông giáp với tỉnh Bình Dương và Bình Phước; phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Tây Ninh là vùng đất có núi non, đồng bằng và nhiều phong cảnh đẹp rất hấp dẫn đối với nhiều khách du lịch. Rừng Tây Ninh có tới hơn 200 loài gỗ quý, 250 loài thú hiếm với một số lượng rắn ba sọc, rùa vàng lớn nhất ở Việt Nam cùng hơn 700 loài côn trùng. Ngày nay, những loài động thực vật quý này đang được bảo tồn và bảo vệ. Hành chính Tây Ninh bao gồm thị xã Tây Ninh và 8 đơn vị hành chính cấp huyện:  Huyện Tân Biên  Huyện Tân Châu  Huyện Dương Minh Châu  Huyện Châu Thành  Huyện Hòa Thành  Huyện Bến Cầu  Huyện Gò Dầu  Huyện Trảng Bàng Văn hóa Kiến trúc Chàm, nền văn minh Chàm và dân tộc Khmer được đánh giá cao như là một xã hội văn minh sớm xuất hiện ở miền Nam Việt Nam. Du lịch Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Núi Bà Đen cao 986m là nơi có nhiều truyền thuyết nổi tiếng, ở đây có một bảo tàng được xây dựng trong động Kim Quang và một ngôi chùa cùng tên rất nổi tiếng. Tây Ninh là thánh địa của đạo Cao Đài. Những người theo đạo này thờ Thiên Nhãn. Ngoài ra họ còn theo đạo Phật, đạo Kitô, Thánh Mẫu, đạo Lão, đạo Khổng và nhiều đạo khác . KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH TÂY NINH Diện tích : 4.029,6 km2 (năm 2003) Dân số : 1.038,5 nghìn người (năm 2005) Tỉnh lị : thị xã Tây Ninh Mã điện thoại : 066 Biển số xe : 70 Vị trí địa lý: . 70.000 ha/diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Tây Ninh là một tỉnh ở Đông Nam Bộ, Việt Nam. Phía Tây và Tây Bắc giáp với Vương quốc Campuchia; phía Đông giáp với tỉnh Bình Dương và Bình Phước; phía. vị hành chính: Tây Ninh có một thị xã (Thị xã Tây Ninh) và 8 huyện, gồm: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hoà Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng. Thị xã Tây Ninh là trung tâm

Ngày đăng: 24/07/2014, 15:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan