1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình XỬ LÝ TÍN HIỆU AUDIO VÀ VIDEO - Chương 1 docx

17 881 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 392,59 KB

Nội dung

Về mặt toán học, điều này có thể được chứng minh bằng phép phân tích Fourier các tín hiệu video tiêu biểu, song nó có thể được chứng minh theo trực giác bằng cách quan sát và thấy rằng,

Trang 1

Về mặt toán học, điều này có thể được chứng minh bằng phép phân tích Fourier các tín hiệu video tiêu biểu, song nó có thể được chứng minh theo trực giác bằng cách quan sát và thấy rằng, các thành phần có ý nghĩa nhất của sóng video là tín hiệu xoá dòng, đó là một chuỗi xung của tần số quét dòng Tất nhiên, phổ của xung này có thể bao gồm tần số quét dòng và hài của nó, như hình 1.10

Bản chất này là phổ năng lượng tín hiệu tập trung vào gần hài của tần số dòng

Có nghĩa là, có thể quét các dòng với tín hiệu mà các thành phần tần số của nó hầu hết có thể bị giảm ở giữa các hài của dòng Nếu điều này được thực hiện một cách

chính xác sẽ giảm thiếu được nhiễu giữa hai tín hiệu

1.8.4.3 Hệ thống truyền hình màu tổng hợp NTSC

Hệ thống truyền dẫn màu tổng hợp đầu tiên là công nghệ truyền hình màu NTSC xuất hiện tại Mỹ vào những năm 50 Hệ thống này kết hợp các tín hiệu thành phần ba màu thành một tín hiệu tổng hợp phù hợp với kênh 6MHz, kênh này sử dụng cho truyền hình quảng bá đen trắng Hơn nữa, tín hiệu này có thể đáp ứng được tính tương hợp giữa truyền hình màu và truyền hình đen trắng, tức là tín hiệu màu đen trắng có thể thu được tín hiệu màu và cả đen trắng nữa Hệ NTSC hiện nay vẫn được sử dụng hơn 50 năm sau khi ra đời

210 x fH

211 x fH

212 x fH

0 1.0 2.0 3.0 4.0

Tần số MHz

Sóng mang màu Dải tín

hiệu sắc

Dải biên tín hiệu chói

Phổ tín hiệu chói

Phổ tín sắc được chèn

Hình 1.11 Phổ của tín hiệu video màu tổng hợp minh họa quá trình chèn tần số

Ở hệ truyền hình màu NTSC hoặc PAL, hai tín hiệu màu được điều biên nén vuông góc đặc điểm của phương pháp điều chế này là sóng mang phụ sẽ bằng 0 khi không có tín hiệu, nó xảy ra khi truyền ảnh đen trắng Vì vậy, tín hiệu sóng mang màu sẽ biến mất ở ảnh đen trắng hoặc các vùng đơn sắc của ảnh màu Bởi vì các tín

Trang 2

Sóng mang màu được chọn ở miền tần số cao của phổ tín hiệu chói, bởi vì đặc tính của tín hiệu video là các thành phần tần số cao thường nhỏ và sự nhiễu tần số cao thì khó nhìn thấy hơn tần số thấp Cả hai vấn đề này điều làm giảm khả năng nhìn các sự xuyên âm giữa các thành phần quét dòng

Một đặc điểm cuối cùng góp phần làm giảm thiểu sự xuyên âm giữa các thành phần của tín hiệu NTSC là độ phân giải của mắt tuỳ theo màu Vì vậy, bằng cách chọn các thành phần màu phù hợp, nó sẽ giảm dải tần số tín hiệu màu R-Y và B-Y

có thể đến hơn một nữa, điều này yêu cầu thay đổi tín hiệu màu R-Y và B-Y thành hai tín hiệu Y (cùng pha) và Q (cầu phương) Biểu thức ma trận của tín hiệu này là:

I = 0.6R - 0.28G - 0.32B

Q = 0.21R - 0.51R + 0.30B Trong tiêu chẩn NTSC, tín hiệu I được truyền với dải thông là 1,3MHz, tín hiệu Q có dải thông là 0,5MHz, và tín hiệu Y được sử dụng toàn bộ dải thông 4,2MHz Bảng 1.3 đưa ra các thông số thực tế cho ba hệ truyền hình

4.406.250

Q=0,5

U = 1,3

V = 1,3

Bảng 1.3 Các thông số hệ thống của các hệ thống màu tổng hợp

Tần số mành 59,94 Hz của hệ NTSC có sự khác biệt rất nhỏ so với tần số 60Hz

vì một lý do rất quan trọng Nhằm giảm thiểu hiện tượng nhiễu điều biến xuyên có

Trang 3

dòng phải là ước số nguyên của 4,5MHz Tần số gần nhất tần số dòng 15.725Hz của tiêu chuẩn màn hình trắng đen là ước số thứ 286 của 4,5MHz là 15.7345,26Hz con

số này chia cho 525 và nhân với 2 sẽ cho tần số mành 59,94 Hz

1.8.4.4 Hệ thống truyền hình màu tổng hợp PAL

Vài năm khi hệ NTSC đưa vào sử dụng, hệ truyền hình màu PAL của châu Âu cũng được phát triển và đã thừa hưởng thành quả của hệ thống NTSC, nó có dải thông lớn hơn hệ NTSC và nó được dùng quảng bá châu Âu Cũng giống như NTSC hệ PAL cũng đáp ứng được tính tương hợp đối với hệ thống truyền hình đen trắng ở châu lục này

ư Hầu hết các n ớc châu Âu có hệ thống đen trắng 625 dòng và có tầng số quét mành là 50Hz Với độ rộng band tần là 5,5MHz, hệ PAL sử dụng tần số quét màu cao hơn hệ NTSC và có dải thông của 2 tín hiệu màu là như nhau cho mỗi kênh Từ

đó hệ PAL dùng trực tiếp các thành phần B-Y và G-Y Các thành phần này được gọi là U và V Các biểu thức của nó là:

U = 0.493(B-Y)

V = ± 0.877(R-Y) Tuy nhiên có sự khác biệt quan trọng ở hệ PAL chính là tên gọi của hệ này

“đảo pha theo từng dòng” được đánh dấu bằng kí hiệu ± trong biểu thức Pha của sóng mang màu tín hiệu V sẽ bị đảo ngược từ dòng này đến dòng khác Mục đích của nó là sửa méo pha, méo này có thể gây nên sự méo sắc độ của màu, đây chính là nhược điểm của hệ NTSC, mặc dù nó có thể giảm bớt khi các hệ thống và thành phần được thiết kế một cách cẩn thận Các thông số của hệ PAL cũng được cho trong bảng 1.3

1.8.4.5 Hệ thống truyền hình màu SECAM

Một hệ thống truyền hình màu khác được phát triển tại Pháp có tên là SECAM

và nó được sử dụng hai sóng mang điều tần để mang hai tín hiệu hiệu màu B-Y và R-Y Hệ thống này đã loại bỏ các thông số biên độ và pha bởi vì các thông số này không quan trọng với điều tần Tuy nhiên nó chỉ được sử dụng ở Pháp và Liên Xô

cũ Các thông số của SECAM cũng được cho trong bảng 1.3

1.8.4.6 Các vấn đề nảy sinh với màu tổng hợp

Mặc dù hiện nay có khoảng 10.000 trạm phát hình tới hàng trăm triệu máy thu trên toàn thế giới, tất cả đều sử dụng màu tổng hợp, song những hệ thống này vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết Kết quả của quá trình điều chế màu và quét cách dòng không hoàn hảo, độ phân giải tín hiệu đen trắng bị tiêu hao, độ phân giải màu bị giảm quá nhiều không thể tái tạo được truyền đi từ máy tính Quét cách

Trang 4

dòng tạo ra một hiệu ứng giả và các tín hiệu lại không chấp nhận hiện tượng nhiễu hoặc méo do việc truyền hay ghi hình gây nên Nhìn chung, người xem truyền hình đều hài lòng với hệ thống hiện có, song đó là do chưa có hệ thống nào để họ chọn lựa

Tuy nhiên, cần nói thêm là các tiêu chuẩn truyền hình hiện nay còn nhiều hạn chế Đây là mục tiêu của những người đang nghiên cứu phát triển tiêu chuẩn HDTV mới Sử dụng kỹ thuật số, những hạn chế của truyền hình tổng hợp sẽ được loại bỏ

và bằng cách áp dụng công nghệ nén hình số, các tín hiệu có độ phân giải cao hơn nhiều sẽ được truyền đi trên cùng các kênh có tần số 6MHz đang được sử dụng cho

hệ thống NTSC

Tất nhiên, mỗi hệ thống đều có hạn chế riêng, song các tiêu chuẩn HDTV có

sự cải thiện chất lượng đáng kể hơn cả so với các hệ thống khác Tuy nhiên quá trình chuyển đổi từ tương tự sang số sẽ rất khó khăn đối với hệ thống này Trong thế giới của kỹ thuật số không có không gian giành riêng cho màu tổng hợp

1.9 CÁC TÍN HIỆU VIDEO TƯƠNG TỰ

ư Các tín hiệu do quá trình quét ảnh tạo nên đ ợc xử lý trong camera và định dạng theo tiêu chuẩn của camera Cùng với việc xác định các tần số quát ảnh tiêu chuẩn video tương tự cũng xác định rõ dạng sóng của tín hiệu video

1.9.1 Dạng sóng tín hiệu video

Các dạng sóng video tương tự có thể nhìn thấy trên màn hiển thị dạng sóng hoặc trên OSC, nó được đồng bộ hoá với tín hiệu của cả ảnh, mành và tỉ lệ dòng Ở bất cứ các tỉ lệ này thông tin video thường là ngẫu nhiên và tất nhiên nó sẽ thay đổi khi ảnh thay đổi Tuy nhiên phần xoá dòng và đồng bộ hoá tín hiệu video không thay đổi và lặp đi lặp lại vì vậy chúng xuất hiện rất nét Hình 1.12 biểu diễn các dạng sóng video của tiêu chuẩn truyển hình NTSC

Như biểu diễn ở hình 1.12a là dạng tín hiệu video trong một chu kì quét dòng,

nó minh họa chi tiết dữ liệu trong khoảng xoá dòng bao gồm xung đồng bộ dòng và burst đồng bộ màu Burst đồng bộ màu bao gồm ít nhất 8 chu kì tần tần số sóng mang màu Hìmh 1.12b minh hoạ chi tiết không xoá mành Trong khoảng xoá mành

có chứa một xung lớn để đồng bộ quá trình quét mành, tuy nhiên trong khoảng rộng xung này, các xung hẹp lại bị biến thành hình răng cưa để đồng bộ hoá quá trình quét dòng Bởi vì mối quan hệ giữa sự dịch các xung dòng và xung mành giữa mành chẵn và mành lẻ do tỉ lệ tần số cần cần để quét các dòng nên các xung hình răng cưa trong khoảng đồng bộ mành và các xung cân bằng ở xung quanh có tần số gấp đôi Nhờ đó xung mành và các xung quanh nó giống nhau cả ở mành chẵn và mành lẻ

Trang 5

Đỉnh mức trắng

Mức đen

Xung đồng bộ

dòng

Tín hiệu hình trên dòng

Bust màu

Khoảng xóa dòng

VBI

Xung đồng bộ mành

Xung đồng bộ mành và cân bằng

Hình 1.12 Dạng sóng tín hiệu video NTSC

Hầu hết các hệ thống truyền hình đều có một vài bộ phận và tín hiệu video phải được truyền giữa các bộ phận đó, vì vậy phải đề ra các tiêu chuẩn kết nối video để xác định cáp, bộ kết nối, mức điện áp Điều này giúp cho các bộ phận của các nhà sản xuất khác nhau có thể kết nối cùng một hệ thống

1.9.2 Các đặc điểm của truyền hình tương tự

Tín hiệu ở đầu vào và đầu ra của một hệ thống video luôn là tín hiệu tương tự ngay cả khi hệ thống đó đã được số hoá toàn bộ, người ta vẫn sử dụng các thông số video tương tự để đánh giá hệ thống số

1.9.2.1 Thang xám

Đặc tuyến thang xám được kiểm tra bằng một ảnh có dạng bậc thang hoặc bằng một tín hiệu có dạng bậc thang xám được biểu diễn trên hình 1.13 Hình (hoặc tín hiệu) bao gồm các bậc thang xám cân bằng các bậc này có thể được tạo lại tuyến tính bởi hệ thống Bằng cách đưa ra 2 ảnh: 1đi lên và 1 đi xuống, chúng ta có thể so sánh đặc tuyến của điểm giữa Với hệ thống tuyến tính thật sự, điểm giữa sẽ gặp nhau chính xác ở 50% thang xám Nếu hệ thống kiểm tra có lỗi gamma thì các bậc này sẽ gặp nhau ở điểm khác nhau như hình đã miêu tả

Trang 6

Đồ thị thang xám Dạng sóng tuyến tính Dạng sóng phi tuyến

Hình 1.13 Ảnh kiểm tra thang xám minh hoạ dạng sóng tuyến tính và phi tuyến

1.9.2.2 Tỉ lệ tín hiệu trên tạp nhiễu

Tỉ lệ tín hiệu trên tạp nhiễu (SNR) được đo bằng cách đo tách riêng tín hiệu và tạp nhiễu Tuy nhiên ở một hệ thống tương tự, tín hiệu đồng bộ và tín hiệu xoá phải cùng xuất hiện thì mới có tín hiệu Phép đo SNR, vì vậy được thực hiện bằng cách cung cấp tín hiệu hiện mành dạng phẳng, tín hiệu này thường phải là 50% độ chói đồng đều của thang xám Cổng do tạp nhiễu dùng để đo sự thay đổi (sự thay đổi này chính là tạp nhiễu) của mành xám Đồng thời, mành phẳng có thể được quan sát trên

bộ kiểm tra dạng sóng và chúng ta có thể đánh giá được độ dày của dòng thuộc mành phẳng Công thức SNR là:

SNR = (mức tín hiệu đen tới trắng)/(độ dày của dòng thuộc mành phẳng)

Phương pháp này có thể được dùng khi đánh giá tạp nhiễu ở mỗi bậc thuộc thang xám để kiểm tra tạp nhiễu độ chói của hệ thống Việc kiểm tra tạp nhiễu ở mành phẳng khó hơn khi dùng camera bởi vì camera có thể gây ra sự thay đổi về phông (gọi là bóng) trên mành phẳng khiến người ta nhầm với tạp nhiễu

1.9.2.3 Các thông số màu sắc

Việc kiểm tra màu sắc phụ thuộc vào bảng chất hệ thống đó là tổng hợp hay thành phần Ở hệ thống thành phần, chỉ tiêu màu sắc được xác định bởi sự kết hợp các mức độ tín hiệu Đối với việc kiểm tra các tín hiệu dạng này cần phải đưa vào

hệ thống một tín hiệu màu RGB dạng thang Một hệ thống được điều chỉnh đúng sẽ tạo ra các tín hiệu màu RGB dạng thanh ở đầu ra của nó Hình 1.14 mô tả một ảnh màu dạng thanh và các dạng sóng RGB của nó

Một hệ thống tổng hợp sẽ tạo ra các dạng sóng đặc trưng với định dạng của nó

Ví dụ dạng sóng NTSC cho ảnh màu dạng thanh như mô tả trong hình thứ 3 của hình 1.14 Hình màu dạng thanh ở một hệ thống NTSC hay PAL cũng có thể được quan sát trên một màn hình đặc biệt là màn hình dao động tạo sóng hiển thị các

Trang 7

thành phần chói, màn hình này chỉ rõ tọa độ cực màn hình của pha và biên độ sóng mang

B

R

G

Ảnh

Dạng sóng NTSC (75 biên độ) Dạng sóng RGB

Hình 1.14 Các tín hiệu thanh màu RGB và ảnh

1.10 TÍN HIỆU AUDIO TƯƠNG TỰ

Hầu hết các âm thanh tự nhiên là sự kết hợp phức tạp các sóng âm thanh có tần

số và dạng sóng khác nhau Vì vậy, phổ của tín hiệu âm tiêu biểu đều phức tạp như nhau, gồm một hoặc nhiều tần số cơ bản, song hài của những tần số đó và các sản phẩm của sự biến điệu xuyên Vì đa số tần số cơ bản của âm thanh đều dưới 500Hz nên phổ trên mức tần số này chỉ bao gồm các sóng hài Điều này có nghĩa là mật độ năng lượng của quang phổ âm thanh sẽ giảm ở tần số cao Đây là một đặc tính cần được khai thác trong quá trình nén tín hiệu hoặc trong các hệ thống giảm tạp âm Tín hiệu âm thanh là lưỡng cực, vì vậy chúng dao động trên hoặc dưới giá trị zero Khi ở đặc tuyến tần số có hiện tượng bị cắt ở thành phần tần số thấp, sẽ không

có thành phần một chiều trong bất kỳ một tín hiệu nào

Không giống như tín hiệu video vốn có cấu trúc dựa vào quá trình quét ảnh, tín hiệu audio tương tự hoàn toàn không có cấu trúc Không có bất cứ khoảng cách nào trong tín hiệu audio mà ta có thể đoán được giá trị của nó, hoặc có thể chèn thêm thông tin vào được Một khi tín hiệu audio được số hóa chúng ta có thể xây dựng cấu trúc của nó ở dạng số Điều này là cần thiết như việc lấy lại thời gian chuẩn cho đồng hồ và chống lỗi trong hệ thống số

Kỹ thuật audio tương tự rất phát triển, các đặc tính của tín hiệu được hiểu rất cặn kẻ Các phương pháp đo được sử dụng rông rãi Phần bàn luận dưới đây là những đặc tính quan trọng nhất và ý nghĩa của chúng trong môi trường số

Trang 8

Nguyên lý cơ bản để xây dựng dạng phổ rất quan trọng trong việc nghiên cứu các đặc tính của tín hiệu audio Đây là nhược điểm cố hữu của hệ thống tương tự, tuy nhiên sang hệ thống số nó đã được khắc phục Sự suy yếu cơ bản của hệ thống

số chỉ xảy ra ở bộ phận A/D và D/A Theo đó, ứng dụng duy nhất của các đặc tính tương tự trong hệ thống số là ở bộ phận chuyển đổi A/D và D/A Các thành phần còn lại của hệ thống số được đánh giá chỉ cần dựa vào các chỉ tiêu của lỗi

Tuy nhiên, hệ thống số có một vài quá trình có thể ảnh hưởng đến chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống tương tự Một trong những quá trình đó là nén dữ liệu; nếu quá trình nén dữ liệu xảy ra trong hệ thống thì chúng ta phải đánh giá tác động của nó lên chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống Hơn nữa, nếu quá trình nén và giải nén diễn ra liên tục trong hệ thống, sẽ gây ra nguy cơ méo tín hiệu trong tường hợp đó, quá trình nén và giải nén sẽ xảy ra ở bất cứ thời điểm nào mà tín hiệu truyền qua máy ghi âm

1.10.1 Đặc tuyến tần số

Khoảng tần số từ 20Hz đến 20kHz ±0.1dB nhằm dự phòng các tầng analog đã tạo nên đặc thù của đặc tuyến tần số Trong khi điều này thể hiện độ trong suốt cho một đường truyền thì còn lâu nó mới đạt độ bền vững như toàn bộ hệ thống Như đã

đề cập ở trên, hầu hết con người không thể nghe được ngoài phạm vi 30 đến 15.000

Hz, và không ai có thể phát hiện được sự thay đổi đặc tuyến ở phạm vi 0,1dB Tuy nhiên, một vài máy CD những đặc tính như vậy đơn giản chỉ là ưu thế của kỹ thuật

số

Đặc tuyến tần số của hệ thống số tương ứng với đặc tuyến tần số của hệ thống tương tự được xác định trước tiên bằng việc chọn tần số lấy mẫu, sau đó là quá trình lọc tần số tại các điểm của bộ A/D và D/A Khi sử dụng kỹ thuật lấy mẫu tần cao được đề cặp trong phần 1.12 và trong chương 2, thì các chỉ tiêu mô tả trên đây là tương đối dễ chấp nhận ở một hệ thống audio số Tuy các chỉ tiêu trên khá cao, nhưng nếu hạ thấp giá thành thiết bị cũng không giảm đáng kể

Đặc tuyến tần số tương tự được đo nhờ một loạt các tín hiệu hình sin ở đầu vào

có tần số khác so với tần số của bộ phận đang kiểm tra, và quan sát biên độ của tín hiệu đầu ra Việc này có thể thao tác đơn giản bằng tay với những tần số riêng lẻ hoặc có thể thao tác bằng những thiết bị tự động quét tần số quá phạm vi và vẽ sơ đồ tín hiệu đầu ra Vì có những tần số thấp, nên quá trình xác định đặc tuyến tần số có thể mất một vài giây (nếu là tự động) đến vài phút (nếu bằng tay) Đặc tuyến thường được trình bày dưới dạng biểu đồ biên độ như hình 1.15

Do phạm vi tần số rộng, thang đo tần số được chia theo logarit và tung độ được tính theo dB tương đương với đặc tuyến ở một tần số “trung tâm”, thường là

Trang 9

phạm vi tần số trung tâm và dốc xuống ở mỗi đầu Đặc tuyến tần số được xác định

rỏ bằng cách đưa ra một giá trị dung sai, trong khoảng đó đặc tuyến phải thực sự có ảnh hưởng đến phạm vi tần số được xác định Hình 1.15 là một ví dụ về dạng đặc tuyến phẳng trong khoảng ±20 dB trên phạm vi từ 20÷20.0000Hz

20 50 100 200 500 1000 2000 5000 10000 20000

Tần số (Hz )

Hình 1.15 Đồ thị đặc tuyến tần số audio điển hình

1.10.2 Tỉ lệ tín hiệu trên tạp âm (SNR)

Mọi hệ thống điện tử đều có tạp âm, vấn đề chỉ là ở chổ giữ cho tạp âm vừa đủ nhỏ so với các tín hiệu yêu cầu để toàn bộ chỉ tiêu hoạt động của hệ thống có thể chấp nhận được Trong một hệ thống audio tương tự, SNR được xác định bằng dB tương đương với mức độ tín hiệu “bình thường” Đối với hệ thống audio, cả tiếng

ồn và tín hiệu đều được tính theo giá trị quân phương (rms) Hệ thống này được thiết lập cho mức độ tín hiệu bình thường ở 0dB, tín hiệu bị khử và tín hiệu thu được ở đầu ra (được xác định là tạp âm) được đo xấp xỉ là 0dB Đây là một phương pháp đo đơn giản cho kết quả là một số đơn

Quang phổ của tín hiệu tạp âm cũng là vấn đề cần quan tâm Điều này cũng quan trọng đối với các hệ thống audio vì độ nhạy của tai với tạp âm giảm xuống ở vị trí cuối tạp âm Nó sẽ đánh giá đặc tuyến tần số của tai (hình 1.14) Một vài chuẩn mực được cung cấp với mục đích này, vì vậy khi thực hiện quá trình đo tạp âm có trọng số, người ta phải xác định rõ kỹ thuật trọng số Trọng số được sử dụng rộng rải nhất là A và CCIR

Trong hệ thống audio số, tỉ lệ tín hiệu trên tạp âm (SNR) của analog tương ứng không bị ảnh hưởng bởi phần số của hệ thống Nó chỉ bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi A/D và D/A Việc đo SNR các phần số của một hệ thống mà không có

Trang 10

tín hiệu hiện thời sẽ là vô nghĩa Phần số tương ứng của SNR analog thường được coi như là tỉ lệ lỗi bit

1.10.3 Méo tín hiệu

Tính phi tuyến của các đặc tính chuyển đổi ở hệ thống analog gây ra hiện tượng méo (biến dạng) Ở miền tần số, người ta có thể coi sự méo là những thành phần tần số tạp do sự xuất hiện của một tín hiệu gây ra Các đặc tính đưa ra đều là biến dạng hài toàn phần (THD), và khi sự biến dạng hài vượt quá khoảng 1% thì ta

có thể nghe thấy sự biến dạng này Các thành phần màu của hệ thống analog thường đưa ra những giá trị nhỏ hơn rất nhiều để dự phòng trong hệ thống lớn

Quá trình xác định biến dạng analog được thực hiện nhờ sử dụng một tín hiệu

âm thuần hình sin (đối với toàn hệ thống) và ở điểm đo, quá rình lọc ra tín hiệu âm thuần sẽ do một thiết bị lọc khấc nhọn thực hiện Cái còn lại sau bộ lọc này chính là THD Tuy nhiên, nó cũng chứa cả tạp âm của hệ thống, điều này có lẽ sẽ hạn chế đến quá trình đo, những biến dạng nhỏ trong các hệ thống ồn THD được xác định là

số phần trăm của mức độ tín hiệu bình thường, tất cả được phân định bằng phép đo

sự sai lệch bình phương trung bình (rms)

Biến dạng có thể là một hàm tần số tín hiệu và điều này có ý nghĩa trong việc thiết kế hệ thống Song hầu như chỉ tiêu kỹ thuật đưa ra đều bỏ qua vấn đề này và xác định biến dạng cho một tần số tín hiệu là 1000Hz Méo tương ứng ở phần tương

tự trong hệ thống audio số chỉ bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi A/D và D/A Việc xác định biến dạng ở hệ thống những phần số là hoàn toàn vô nghĩa

1.10.4 Dịch chuyển pha

Nếu thời gian trễ ở hệ thống analog thay đổi theo tần số tín hiệu, hệ thống sẽ báo lỗi dịch chuyển pha Ban đầu, tai có vẻ như không nghe thấy những lỗi này Tuy nhiên, dịch pha có thể xác định được và đôi khi được xác định rõ trong các thành phần của hệ thống chất lượng cao Lưu ý thông số này rất quan trọng đối với một hệ thống video, ở hệ thống này nó được gọi là méo thời gian truyền nhóm

Người ta đo sự dịch chuyển pha nhờ sử dụng một tín hiệu hình sin ở đầu vào

và so sánh pha tín hiệu ở đầu ra với đầu vào Nếu dịch chuyển pha là một hàm tần

số tuyến tính của tín hiệu đầu vào, khi đó sự trễ là ổn định và không có biến dạng Đối với các hệ thống số, dịch chuyển pha hầu như chỉ xảy ra ở các thành phần

ở quá trình chuyển đổi A/D và D/A Phần đa các bộ lọc số đều không có lỗi dịch chuyển mặc dù bộ lọc số IIR có thể đưa vào những sai số của pha Vì những đặc tính này bộ lọc IIR rất ít được sử dụng trong hệ thống audio số

1.10.5 Méo sai tốc âm tần

Ngày đăng: 24/07/2014, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.11. Phổ của tín hiệu video màu tổng hợp minh họa quá trình chèn tần số - Giáo trình XỬ LÝ TÍN HIỆU AUDIO VÀ VIDEO - Chương 1 docx
Hình 1.11. Phổ của tín hiệu video màu tổng hợp minh họa quá trình chèn tần số (Trang 1)
Bảng 1.3. Các thông số hệ thống của các hệ thống màu tổng hợp - Giáo trình XỬ LÝ TÍN HIỆU AUDIO VÀ VIDEO - Chương 1 docx
Bảng 1.3. Các thông số hệ thống của các hệ thống màu tổng hợp (Trang 2)
Hình 1.12. Dạng sóng tín hiệu video NTSC - Giáo trình XỬ LÝ TÍN HIỆU AUDIO VÀ VIDEO - Chương 1 docx
Hình 1.12. Dạng sóng tín hiệu video NTSC (Trang 5)
Đồ thị thang xám  Dạng sóng tuyến tính Dạng sóng phi tuyến - Giáo trình XỬ LÝ TÍN HIỆU AUDIO VÀ VIDEO - Chương 1 docx
th ị thang xám Dạng sóng tuyến tính Dạng sóng phi tuyến (Trang 6)
Hình 1.14. Các tín hiệu thanh màu RGB và ảnh - Giáo trình XỬ LÝ TÍN HIỆU AUDIO VÀ VIDEO - Chương 1 docx
Hình 1.14. Các tín hiệu thanh màu RGB và ảnh (Trang 7)
Hình 1.15. Đồ thị đặc tuyến tần số audio điển hình - Giáo trình XỬ LÝ TÍN HIỆU AUDIO VÀ VIDEO - Chương 1 docx
Hình 1.15. Đồ thị đặc tuyến tần số audio điển hình (Trang 9)
Hình 1.16. Sơ đồ khối ép giãn - Giáo trình XỬ LÝ TÍN HIỆU AUDIO VÀ VIDEO - Chương 1 docx
Hình 1.16. Sơ đồ khối ép giãn (Trang 13)
Bảng 1.5. Các thông số lấy mẫu của các hệ thống số tổng hợp - Giáo trình XỬ LÝ TÍN HIỆU AUDIO VÀ VIDEO - Chương 1 docx
Bảng 1.5. Các thông số lấy mẫu của các hệ thống số tổng hợp (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w