TỔNG QUAN VỀ PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG LỰC docx

11 555 6
TỔNG QUAN VỀ PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG LỰC docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC Trong Lòch sử phát triển của nền Y học trên Thế giới, Phẫu thuật lồng ngực đã được biết từ lâu, nhưng chỉ được phát triển nhiều trong 60 năm gần đây. Phẫu thuật lồng ngực là một loại phẫu thuật lớn. Đường rạch mở ngực là đường mổ gây đau nhiều nhất cho bệnh nhân [15] . Phẫu thuật mở ngực hở kinh điển hay ngay cả phẫu thuật mở ngực chừa cơ vẫn gây đau nhiều ngày sau mổ và đau kéo dài, làm kéo dài thời gian hồi phục trước khi bệnh nhân có thể hoạt động bình thường và làm việc trở lại. Xu thế phẫu thuật ngày nay là phẫu thuật xâm nhập tối thiểu, “phẫu thuật qua lỗ khóa”, nội soi điều trò. Trong vòng 26 năm gần đây, phẫu thuật nội soi đã phát triển rất mạnh. Nó đã được chấp nhận rộng rãi trong các ngành phụ khoa, ngoại khoa ổ bụng cũng như ngoại chỉnh hình … [36] . Khái niệm thực hiện những thủ thuật ngoại khoa chuẩn qua đường mổ giới hạn có những thuận lợi : đau ít, phục hồi nhanh, giảm đáng kể những nguy cơ trong lúc mổ cũng như biến chứng của nó . [36] Phẫu thuật qua ngả nội soi đã thật sự là một cuộc cách mạng trong ngành phẫu thuật. Trong những năm qua đã có một sự bùng nổ về phẫu thuật nội soi và những ưu điểm lớn của phẫu thuật này: hậu phẫu nhẹ nhàng, thời gian nằm viện ngắn và tính thẩm mỹ cao [3;6] . Sự thành công của phẫu thuật cắt túi mật qua nội soi và sự ứng dụng kỹ thuật nội soi ổ bụng kết hợp với máy quay video vào phẫu thuật lồng ngực đã nhanh chóng trở thành một phương pháp điều trò có hiệu quả trong phẫu thuật lồng ngực [15] . Từ năm 1992, phẫu thuật nội soi lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam, phẫu thuật cắt túi mật qua ngả nội soi tại khoa ngoại tổng quát Bệnh viện Chợ Rẫy [1] . Đến năm 1996 đã áp dụng vào phẫu thuật lồng ngực tại khoa ngoại lồng ngực – tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bình Dân. Đầu tiên là phẫu thuật cắt thần kinh giao cảm ngực trong điều trò bệnh tăng tiết mồ hôi tay. Cho đến nay đã có nhiều loại bệnh của lồng ngực đã được điều trò với kết quả tốt bằng phẫu thuật nội soi [12] . LỊCH SỬ CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI Phẫu thuật nội soi thực sự là một cuộc cách mạng trong lòch sử ngoại khoa. Có lẽ chưa có sự thay đổi trang thiết bò nào ảnh hưởng đến phương pháp phẫu thuật sâu sắc như phẫu thuật qua ngả nội soi. Ngay cả các động tác phẫu thuật căn bản như: bóc tách, khâu, cột chỉ cũng thay đổi hoàn toàn so với phẫu thuật kinh điển vì được thực hiện qua dụng cụ với sự quan sát qua màn hình, thay vì thực hiện bằng tay trong một không gian ba chiều [1;6] . Phẫu thuật nội soi đã được phát triển vì những lợi điểm không thể chối cãi được của nó như: hậu phẫu rất nhẹ nhàng, thời gian nằm viện ngắn và đạt yêu cầu về tính thẩm mỹ. Đồng bộ với sự phát triển của trang thiết bò máy móc, dụng cụ, sự phát triển của phẫu thuật nội soi đã trải qua một thời gian dài gần 2.500 năm. Thủ thuật nội soi được mô tả đầu tiên bởi Hippocrates (Năm 460-375 trước công nguyên) [25] , ông đã dùng một dụng cụ banh trực tràng để thăm khám cho bệnh nhân. Trong thời kỳ này, các thầy thuốc đã cố gắng tìm mọi cách để quan sát các lỗ và các hốc tự nhiên của cơ thể. Nội soi trong giai đoạn đầu này là nhìn trực tiếp vào trong các khoang cơ thể và nhìn bằng mắt thường của người quan sát. Thiết bò nội soi đầu tiên sử dụng trong thực hành y khoa được tác giả Philipp Bozzini làm vào năm 1806 ở Đức [32] để soi các khoang trong cơ thể. Dụng cụ này bao gồm một ngọn nến gắn vào một canula nhỏ giúp quan sát các cơ quan và các tạng trong cơ thể, thiết bò này gọi là Lichtleiter có nghóa là nguồn sáng. Tuy nhiên, thời điểm này nó không được chấp nhận vì quan sát không rõ ràng gây đau đớn cho bệnh nhân. Trong suốt thế kỷ 19, có nhiều tiến bộ chứng minh sự hữu hiệu của nội soi. Năm 1853 Antoine Jean Desormeaux [25] , nhà phẫu thuật người Pháp, người đầu tiên đã giới thiệu việc sử dụng tròng kính để tập trung nguồn sáng trực tiếp giúp cho hình ảnh được rõ nét hơn thiết bò của Bozzini. Phát minh này đã giúp cho việc quan sát các cơ quan được rõ, lấy được dò vật dễ dàng. Năm 1868, Bevan đã thực hiện soi thực quản lần đầu tiên. Năm 1870, Kussmaul soi dạ dày thực quản cho một bệnh nhân làm nghề nuốt gươm [31] . Tiến bộ lớn nhất trong lónh vực nội soi ở thời kỳ này là nội soi bàng quang, ống soi bàng quang được nhà niệu khoa người Đức Maximilan Nitze (1848 –1906) chế tạo ra [31] . Nó gồm kênh phẫu thuật, một nguồn sáng và một tròng kính. Đến năm 1887, ống soi bàng quang được cải tiến thêm có một bóng đèn ở đầu tận giúp cho quan sát được tốt hơn. Đầu thế kỷ 20, nội soi đã được sử dụng trong chẩn đoán, điều trò ở vùng chậu, khoang bụng và sau đó là lồng ngực. Georg Kelling, nhà ngoại khoa ởø Dresden [25] đã đưa ra một thuật ngữ mới “Coelioskope” mô tả kỹ thuật dùng ống soi bàng quang quan sát khoang bụng của chó thực nghiệm vào năm 1901. Sau đó ông đã chọn lọc các kỹ thuật này và báo cáo phẫu thuật nội soi ổ bụng trên người 14 năm sau. Năm 1929, ông phát triển ống soi mềm. Đây là một bước tiến vó đại của kỹ thuật này [31] và từ đó ngành nội soi đã thực sự phát triển nhờ ba bước đột phá quan trọng về mặt vật lý: - Thứ nhất: sự phát minh ra bóng đèn đốt nóng bằng dây tóc của Thomas Edison và sự phát triển thấu kính dùng cho kính soi vào thập niên 1870-1880 - Thứ hai: sự phát minh ra hệ thống thấu kính hình que của Hopkins vào cuối thập niên 1950 cùng với sợi quang dẫn truyền ánh sáng lạnh vào đầu thập niên 1960 - Thứ ba: sự phát triển của các mini camera có vi mạch điện toán vào thập niên 1980 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NỘI SOI LỒNG NGỰC Năm 1910, Hans Christian Jacobaeus – giáo sư nội khoa làm việc ở viện lao Thụy Điển, sau khi biết được các kỹ thuật quan sát bên trong khoang cơ thể của Kelling, Ông đã giới thiệu kỹ thuật nội soi màng phổi và nội soi lồng ngực [31] . Ông cũng đã sử dụng gây tê vùng và dụng cụ của Nitze thực hiện thủ thuật làm dính màng phổi qua nội soi và dẫn lưu như là một phương pháp hỗ trợ trong điều trò xẹp phổi do lao. Năm 1921, Jacobaeus báo cáo kinh nghiệm nội soi lồng ngực trong chẩn đoán u phổi và màng phổi. Thủ thuật nội soi lồng ngực được thực hiện rộng rãi ở Châu Âu vào những năm 1920. Năm 1928, Cova cho xuất bản cuốn Atlas về các sang thương trong lồng ngực được chẩn đoán qua nội soi và được sử dụng nhiều trong gỡ dính màng phổi do lao. Vào những năm 1950 việc điều trò thuốc kháng lao trong bệnh lao đã thay thế sử dụng nội soi lồng ngực trong điều trò bệnh lý này. Trải qua hơn 20 năm (1920-1940), phẫu thuật nội soi lồng ngực đã phát triển thành một thủ thuật chẩn đoán trong nhiều bệnh lý của lồng ngực như: tràn dòch màng phổi cũng như u màng phổi nguyên phát và di căn. Sattler, Swierenga và Brand mỗi người đã công bố một loạt hơn 1000 thủ thuật [31] . Mặc dù đã được sử dụng ở Châu Âu, phẫu thuật nội soi lồng ngực vẫn không được dùng rộng rãi ở Mỹ. Cho đến thập niên 1970, Miller, Hatcher và Newhouse mô tả kinh nghiệm ban đầu trong việc sử dụng bó quang dẫn và ống soi phẫu thuật mềm. Nhờ những đặc tính của những dụng cụ mới này giúp cho nội soi có thể áp dụng trong nhiều lónh vực: ống tiêu hóa, bệnh lý ở phổi, tai mũi họng, niệu khoa, chỉnh hình, tổng quát và phẫu thuật lồng ngực. Bên cạnh sự phát triển của các dụng cụ dùng trong phẫu thuật trong những năm 1930, phát triển của ống nội khí quản và sự phân lập phế quản gốc từng bên cho phép thông khí một bên phổi. Đánh dấu sự tiến bộ của ngành gây mê hồi sức với việc sử dụng ống nội khí quản hai nòng [27] , điều này giúp cho nội soi lồng ngực ngày càng phát triển . Thập niên 1940 nội soi lồng ngực cắt thần kinh giao cảm ngực đã được thực hiện để điều trò bệnh đổ mồ hôi tay. Năm 1951, E. Kux, người đầu tiên mô tả kỹ thuật nội soi lồng ngực cắt thần kinh giao cảm ngực điều trò đổ mồ hôi tay [20] . Năm 1946, Branco, người Brazil lần đầu tiên thực hiện nội soi lồng ngực trong chấn thương [17;19] , nội soi trung thất cổ điển được mô tả bởi Carlens 1959 [33] . Cho đến tận năm 1982, máy quay hình video đầu tiên đã được giới thiệu, bắt đầu thời kỳ nội soi có sự trợ giúp của máy quay hình video. Việc sử dụng kỹ thuật VATS (Video assisted thoracic surgery) đã thực sự phát triển trong mười năm qua, nội soi lồng ngực có thể dùng để chẩn đoán hay điều trò trong hầu hết các bệnh lồng ngực [31] . Năm 1993, Kirby ở Mỹ và Walker ở Anh đã thực hiện cắt thùy phổi để điều trò ung thư phổi qua nội soi lồng ngực [40] . Hiện nay, phẫu thuật nội soi lồng ngực đã và đang có những bước phát triển vượt bậc nhờ ba tiến bộ : - Thứ nhất: Sự cải tiến của hệ thống thấu kính nội soi kết hợp với sự phát triển của hệ thống đònh hình lập thể và máy quay camera cực nhỏ vào những năm đầu của thập niên 1980, cho phép phẫu thuật viên quan sát toàn cảnh một nửa lồng ngực thay vì xem qua một thò trường hẹp như trước đây - Thứ hai: Sự tiến bộ của gây mê hồi sức, với hô hấp chọn lọc một bên phổi tạo điều kiện cho việc thao tác kính soi và dụng cụ phẫu thuật được dễ dàng hơn. - Thứ ba: Càng có nhiều dụng cụ phẫu thuật chuyên dùng cho phẫu thuật nội soi lồng ngực được sáng chế, tạo điều kiện cho phẫu thuật viên có thể thực hiện được nhiều lọai phẫu thuật. NHỮNG NGUYÊN LÝ VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC Khi thao tác trong ổ bụng đòi hỏi phải có bơm khí CO 2 để tạo khoảng trống giữa thành bụng và các cơ quan nội tạng. Nhưng trong lồng ngực, nhờ những cấu trúc khung xương cứng tạo ra khoảng trống khi phổi xẹp. Thông khí một bên phổi bên đối diện thực hiện được nhờ ống nội khí quản hai nòng cho phép phổi xẹp bên phẫu thuật, áp lực âm trong khoang màng phổi sẽ mất đi ngay khi rạch vào khoang liên sườn. Sử dụng ống nội khí quản có thông khí chọn lọc dòi hỏi phải gây mê. Trong hầu hết các phẫu thuật được thực hiện nhờ kỹ thuật này. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp chỉ cần gây tê tại chỗ và phổi xẹp tự nhiên ngay khi có sự thông thương khoang màng phổi với bên ngoài. Toàn bộ khoang lồng ngực được quan sát tốt khi phổi xẹp hoàn toàn. Trong hầu hết các phẫu thuật, bệnh nhân được đặt tư thế nằm nghiêng và lồng ngực được chuẩn bò như những trường hợp mở ngực thông thường. Theo dõi độ bão hòa Oxy trong máu qua monitor. Vò trí khởi đầu rạch da để đặt camera khoảng 1cm ở trên khoang liên sườn hơi lệch ra sau, xuống dưới giúp chúng ta đònh hướng cấu trúc trong khoang lồng ngực. Trường hợp có dầy dính màng phổi, phẫu thuật viên phải cẩn thận tách màng phổi bằng ngón tay trước khi đưa trocar vào. Tùy thuộc loại phẫu thuật có thể chọn thêm vò trí để rạch thêm một, hai hay ba lỗ để đưa dụng cụ vào thao tác cho phù hợp. Vò trí camera và dụng cụ phẫu thuật Nguồn từ Glenn’s thoracic and cardiovascular surgery [41] Tác giả Landreneau và cộng sự đưa ra một số nguyên tắc [15] : - Những trocar phụ nên được đặt dưới hướng nhìn của ống kính nội soi lồng ngực. - Các trocar nên đặt cách thương tổn một khoảng để có một khoảng trống thao tác trên cơ quan. - Tránh đặt các dụng cụ quá gần nhau gây ra sự “cản trở” thao tác, do đó các lổ đặt dụng cụ nên cách xa nhau. - Tránh các hiện tượng có hình ảnh đối xứng gương do đặt các dụng cụ và ống kính ống kính nội soi lồng ngực cùng một góc 180 0 , nghóa là nguồn sáng và dụng cụ tiếp cận sang thương cùng một hướng. -Thao tác các dụng cụ và camera nên theo thứ tự hơn là cùng một lúc, các dụng cụ chỉ được thao tác khi nhìn thấy trực tiếp dưới ống kính nội soi lồng ngực. CHỈ ĐỊNH CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC Nội soi chẩn đoán Các bệnh của màng phổi − Tràn dòch màng phổi tái phát và khu trú, dù đã được sinh thiết nhưng kết quả chưa thỏa đáng (mục đích để loại trừ lao và ung thư). − Sinh thiết màng phổi. Bệnh nhu mô phổi − Thâm nhiễm phổi hai bên, bệnh nhu mô phổi, bệnh phổi mô kẽ − Các hạch vùng rốn phổi Các khối u trung thất − U trung thất trước và u trung thất sau − Các hạch rốn phổi vùng trung thất không khảo sát được bằng ống soi trung thất thông thường, đặc biệt là các hạch ở phía sau khí quản. − Lymphoma Phân loại giai đoạn trong ung thư phổi − Xác đònh tình trạng di căn hạch ở các giai đoạn trong ung thư phổi để có cơ sở phân loại một cách chính xác. − Xác đònh tình trạng xâm lấn của ung thư phổi vào các cơ quan lân cận: màng ngoài tim, thần kinh hoành, mạch máu lớn thành ngực chính xác hơn. Nội soi lồng ngực trong điều trò − Bệnh màng phổi. − Tràn dòch màng phổi tái phát: liệu pháp làm xơ hóa màng phổi với bột Talc, Bléomycin, Tetracycline, Iodo povidine − Viêm mủ màng phổi: đặc biệt dẫn lưu trong viêm mủ màng phổi đóng kén, khu trú. − Phổi bò giam hãm: bóc vỏ màng phổi sớm. − Tràn máu màng phổi: tràn máu màng phổi tiếp diễn có huyết động học ổn đònh, máu đông khoang màng phổi (lấy hết máu đông, khống chế chảy máu, dẫn lưu). − Tràn khí màng phổi tự phát: những trường hợp rò rỉ khí kéo dài, tràn khí màng phổi tái phát nhiều lần, tràn khí màng phổi có áp lực, tràn khí màng phổi hai bên [14] , tràn khí màng phổi ở những người thường đi du lòch, tràn khí màng phổi ở những người làm nghề đặc biệt: thợ lặn, phi hành đoàn − U màng phổi. − Tràn dòch dưỡng chấp: chẩn đoán và điều trò tràn dòch dưỡng chấp do tổn thương ống ngực. − Mở cửa sổ ngoài màng tim: tràn dòch màng ngoài tim tái phát, tràn dòch màng ngoài tim có hội chứng chèn ép tim. − Cắt thần kinh giao cảm ngực [15;19; 20;21;41] .  Trong điều trò viêm tắc động mạch ngoại biên mạn tính chi trên.  Trong điều trò hội chứng Raynaud [21] .  Chứng tăng tiết mồ hôi tay.  Rối loạn phản xạ giao cảm (hội chứng đau chi trên ) [20] . − Cắt thần kinh tạng (Splanchnicectomy) trong đau do ung thư tụy, viêm tụy mạn. − Cắt thần kinh X qua đường ngực: cắt thần kinh X tại thân trong điều trò loét dạ dày tá tràng tái phát. − Cắt bỏ những di căn ngoại vi trên phổi. − Cắt phổi: cắt phổi hình chêm, cắt thùy phổi, cắt phổi toàn bộ. − Cắt bỏ thực quản qua ngả nội soi lồng ngực, phẫu thuật Heller điều trò chứng co thắt tâm vò. − Cắt bỏ u trung thất: u trung thất sau (neurinoma), u nang trung thất, cắt bỏ tuyến hung trong điều trò nhược cơ. − Bệnh còn ống động mạch: cắt và cột ống động mạch ở trẻ em [30] . − Bệnh lý cột sống: dẫn lưu ổ áp xe, sinh thiết tổn thương thân sống, cắt đóa đệm, giải phóng phía trước trong bệnh gù vẹo cột sống. CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC [15; 16; 22;35] : − Nội soi lồng ngực ít có chống chỉ đònh. − Những chống chỉ đònh đặc biệt của nội soi lồng ngực: dầy dính màng phổi toàn bộ, những thương tổn không có khả năng cắt bỏ, bệnh nhân không có khả năng chòu đựng thông khí một phổi. − Những chống chỉ đònh của một cuộc mổ thông thường: rối loạn đông máu khó điều chỉnh, huyết động học không ổn đònh, sốc giảm thể tích, sốc tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim mới. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC [30; 35] Biến chứng trong lúc mổ: − Biến chứng liên quan đến ống nội khí quản hai nòng  Liên quan việc đặt ống nội khí quản: chấn thương và đau vùng hầu, viêm thanh quản do sang chấn, vỡ bong bóng, ống nội khí quản sai vò trí làm không thông khí một bên phổi được, tràn khí màng phổi áp lực.  Liên quan đến vò trí bất thường của ống nội khí quản: vỡ khí phế quản.  Biến chứng liên quan với thông khí một phổi: biến chứng ở phổi hay do bơm khí CO 2 ảnh hưởng đến trao đổi khí ở phổi: giảm hàm lượng O 2 máu, tăng nồng độ CO 2 máu. − Biến chứng tim mạch hiếm xảy ra, các rối loạn nhòp: nhòp nhanh xoang, nhòp nhanh thất, rung nhó, loạn nhòp nhó, nhòp nhanh kòch phát trên thất − Chuyển sang mở ngực hở: để cắt rộng hơn, do dầy dính màng phổi không tìm được sang thương, tổn thương khu trú ở trung tâm hay tổn thương quá lớn không cắt qua nội soi được, chảy máu quá nhiều do tổn thương mạch máu lớn. Biến chứng sau mổ − Biến chứng ở phổi:  Rò rỉ khí: tràn khí dưới da, tràn khí màng phổi tái diễn tái phát.  Hội chứng “Down lung”: tình trạng tăng tiết, xẹp phổi, viêm phổi xảy ra sau thông khí một phổi ở một bên hay đôi bên [35] . − Nhiễm trùng chỗ đặt trocar. − Hội chứng Horner trong cắt thân kinh giao cảm ngực. − Sự lan tỏa của bệnh lý ác tính. − Đau kéo dài sau mổ. − Thoát vò phổi qua thành ngực: Hauser và cộng sự báo cáo hai trường hợp thoát vò phổi qua đường rạch nội soi lồng ngực sau một năm phẫu thuật [24] LI ÍCH CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG [15, 22] : − Là phương pháp xâm nhập tối thiểu, làm giảm đáng kể sự khó chòu và tai biến xẹp phổi hậu phẫu, biến chứng hô hấp sau mổ, làm giảm tình trạng nhiễm trùng phổi, rút ngắn thời gian nằm viện. − Kỹ thuật nội soi với sự trợ giúp của camera, video cho phép quan sát tốt toàn bộ màng phổi thành và bề mặt của phổi hơn là quan sát qua một đường mở ngực nhỏ ở thành ngực như trong sinh thiết phổi hở. − Rút ngắn thời gian mổ và gây mê vì phẫu thuật viên mất ít thời gian hơn cho việc đóng và mở ngực. − Lý tưởng với những bệnh nhân bò rối loạn đông máu nhờ đường rạch tối thiểu (0,5 – 1cm). − Viêm gan, AIDS đang là vấn đề quan tâm nhiều hiện nay đối với các nhân viên y tế. Phẫu thuật nội soi lồng ngực là một kỹ thuật không đụng chạm và làm giảm tối thiểu nguy cơ này. − Ít đau sau mổ. − Tính thẩm mỹ cao. PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC Ở VIỆT NAM − Phẫu thuật nội soi được áp dụng ở Việt Nam với trường hợp cắt túi mật nội soi đầu tiên vào ngày 23-09-1992 [1] tại Bệnh viện Chợ Rẫy với sự kết hợp giữa nhóm phẫu thuật viên của trường đại học y dược và bệnh viện. − Năm 1996 phẫu thuật nội soi lồng ngực được áp dụng cắt thần kinh giao cảm ngực điều trò bệnh tăng tiết mồ hôi tay, viêm tắc động mạch ngoại vi mạn tính chi trên ở bệnh viện Bình Dân, bệnh viện Chợ Rẫy [11] . − Đến nay, đã có nhiều bệnh viện như Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhân Dân Gia Đònh… thực hiện được phẫu thuật nội soi lồng ngực và áp dụng vào nhiều bệnh lý khác nhau. − Bệnh viện Nhân dân Gia Đònh đã áp dụng cho các bệnh lý: tăng tiết mồ hôi tay, viêm tắc động mạch ngoại biên mạn tính chi trên, tràn khí màng phổi tự phát, tràn máu màng phổi, u trung thất, u phổi nhỏ ngoại biên chưa rõ bản chất [12] . − Bệnh viện Chợ Rẫy áp dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trò các bệnh: Viêm tắc động mạch ngoại biên mạn tính chi trên, đổ mồ hôi tay, kén khí phổi vỡ, máu đông khoang màng phổi, u trung thất, u phổi [7, 8] − Bệnh viện Bình Dân: áp dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trò các bệnh đổ mồ hôi tay, viêm tắc động mạch ngoại biên mạn tính chi trên, mở cửa sổ màng tim [10, 11] . − Bệnh viện Trưng Vương: áp dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt thần kinh giao cảm ngực điều trò đổ mồ hôi tay [4] . − Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội: áp dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt chuỗi hạch giao cảm ngực điều trò tăng tiết mồ hôi tay [2] . − Vấn đề còn tồn tại đến ngày nay: chưa có một nghiên cứu nào toàn diện về phẫu thuật nội soi lồng ngực nhằm tìm ra:  Chỉ đònh phẫu thuật nội soi lồng ngực trong giai đoạn hiện nay phù hợp với trình độ phẫu thuật viên và trang thiết bò y tế của Việt nam.  Phác đồ tiến hành phẫu thuật nội soi lồng ngực.  Triển khai phẫu thuật nội soi lồng ngực trong cấp cứu.  Kế hoạch đào tạo phẫu thuật viên nội soi lồng ngực. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Mậu Anh, Nguyễn Tấn Cường, Minoru Akiyama. Tài liệu hướng dẫn phẫu thuật nội soi. Bệnh viện Chợ Rẫy, 1999: 6-13. 2. Nguyễn Ngọc Bích và cs. Cắt nội soi chuỗi hạch giao cảm ngực để điều trò bệnh ra mồ hôi tay. Sách báo cáo hội nghò khoa học nhân kỷ niệm 100 năm trường đại học y Hà Nội 2002:12-13. 3. Nguyễn Thế Hiệp, Nguyễn Công Minh và cs. Phẫu thuật lồng ngực qua nội soi. Công trình thực hiện tại bệnh viện Nhân dân Gia Đònh 1999: 1-9. 4. Trần Quang Hùng và cs. Đánh giá phương pháp điều trò tăng tiết mồ hôi tay bằng phẫu thuật cắt thần kinh giao cảm ngực qua nội soi. Kỷ yếu hội thảo khoa học phẫu thuật nội soi 2002:11-12. 5. Võ Văn Huy, Võ Thò Lan, Hoàng Trọng. Ưng dụng SPSS for windows để xử lý và phân tích dữ kiện nghiên cứu. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật 1997. 6. Nguyễn Hoài Nam. Phẫu thuật lồng ngực qua nội soi. Bêïnh học và điều trò học ngoại khoa Lồng ngực-Tim mạch. Nhà xuất bản y học 2002:233-250. 7. Huỳnh Quang Khánh, Nguyễn Công Minh, Nguyễn Tấn Cường, Hoàng Văn Thiệp và cs. Một số kinh nghiệm bước đầu trong phẫu thuật nội soi lồng ngực tại khoa ngoại Lồng ngực-Tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 6, phụ bản số3-2002: 260-264. 8. Huỳnh Quang Khánh, Nguyễn Công Minh, Nguyễn Tấn Cường, Hoàng Văn Thiệp và cs. Ứng dụng cắt hạch thần kinh giao cảm ngực nội soi trong tắc động mạch mãn tính chi trên. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 6, phụ bản số 3-2002: 272-276. 9. Nguyễn Hoài Nam. Những cải tiến trong điêu trò chứng tăng tiết mồ hôi tay bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 7, phụ bản số1-2003: 26-30. 10. Hồ Nam. Điều trò tăng tiết mồ hôi tay băng phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm ngực qua ngã nội soi . Luận văn tốt nghiệp thạc só 1999: 2-20. 11. Văn Tần. Cải tiến phẫu thuật nội soi lồng ngực để điều trò chảy mồ hôi tay. Toàn văn báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật mười năm tại bệnh viện Bình Dân 2000 : 157-162. 12. Trần Như Hưng Việt, Nguyễn Hoài Nam và cs. Đánh giá kết quả nội soi lồng ngực. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 7, phụ bản số1-2003: 31-35. 13. Adel K. Ayed, Hassan J. Al-Din. The results of Thoracoscopic surgery for primary Spontaneous Pneumothorax. Chest , Volume 118, number 1, 2000 :1-7. 14. Adel K. Ayed. Bilateral Video-assisted thoracoscopic surgery for bilateral Spontaneous Pneumothorax. Chest , Volume 122, number 6, 2002 :1-7. 15. Anthony P. Yim. Thoracoscopic surgery. An overview, Video-assisted Thoracoscopic surgery workshop. 2 nd Asian pacific Congress of endoscopic surgery 1995: 39-40. 16. Anthony P. Yim,Tak Wai Lee, Mohamad Bashar Izzat, Song Wan. Place of Videothoracoscopy in thoracic surgical practice.World J. surg.25,157- 161,2001. 17. Ari K. Leppaniemi. Thoracoscopy in chest trauma:An up date. Trauma 2001, 3: 111-117. 18. Bo-Young Kim, Bong-Suk Oh, Young-Kyu Park, Won-Chae Jang,Hong-Ju Suh,Young-Hyuk Im. Video-assisted thoracoscopic Sympathicotomy for primary palma hyperhidrosis. America journal of surgery , Volume 181, number 6 ,2001:1-6. 19. Claes G,Drott C, Gothberg G. Thoracoscopic Sympathectomy for arterial insufficiency. Eur. J. Surg. Suppl 1994; (572): 63-4. 20. Claes G,Drott C. Thoracoscopic Sympathectomy. Surgical technology international 1993: 79-81. 21. Daniel B. Jones, Nathanial J. Soper. Video-assisted surgery. The Washington manual of surgery 1997: 294. 22. George B. Kuzycz. Thoracoscopic contraindications and complications. Thoracoscopy for surgeons: Diagnostic and therapeutic 1995: 199-208. 23. Gregory A. Lowdermilk, Keith S. Naunheim. Thoracoscopic evaluation and treatment of thoracic trauma. Surgical clinis of North America, volume 80, number 5, 2000: 1-8. 24. Heuberger J. The indications for and results of video thoracoscopic sympathectomy. Dtsch Med Wochenschr, 7, jul- 2000; 125 (27): 17-21. 25. History of minimal invasive surgery. Minimally invasive surgery center- Mount Sinai School of Medicine 2003: 1-4. 26. Ivo Hanke, James M. Douglas . General approach to Video-assisted thoracoscopic surgery. Atlas of cardiothoracic surgery 1995: 541-545. . Việt nam.  Phác đồ tiến hành phẫu thuật nội soi lồng ngực.  Triển khai phẫu thuật nội soi lồng ngực trong cấp cứu.  Kế hoạch đào tạo phẫu thuật viên nội soi lồng ngực. TÀI LIỆU THAM KHẢO. tế. Phẫu thuật nội soi lồng ngực là một kỹ thuật không đụng chạm và làm giảm tối thiểu nguy cơ này. − Ít đau sau mổ. − Tính thẩm mỹ cao. PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC Ở VIỆT NAM − Phẫu thuật. một nghiên cứu nào toàn diện về phẫu thuật nội soi lồng ngực nhằm tìm ra:  Chỉ đònh phẫu thuật nội soi lồng ngực trong giai đoạn hiện nay phù hợp với trình độ phẫu thuật viên và trang thiết

Ngày đăng: 24/07/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan