Tiền gửi dân cư: đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng trong thời gian qua Cụ thể năm 2007 huy

Một phần của tài liệu Giải pháp truyền thông cổ động cho thẻ success của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn thành phố đà nẵng.doc (Trang 36 - 41)

nguồn vốn huy động của ngân hàng trong thời gian qua. Cụ thể năm 2007 huy động được 187.402 triệu đồng, năm 2006 huy động được 182.699 triệu đồng, mức độ tăng là 4.703 triệu đồng với tốc độ tăng là 2.6%. Kết quả trên cho ta thấy thu nhập của người dân trên địa bàn này ngày càng tăng nên có tiền mặt dư thừa để gửi ngân hàng với mục đích an toàn và sinh lời. Bên cạnh đó cho thấy Ngân hàng đã khai thác đối tượng khách hàng dân cư một cách hiệu quả vì đây là lượng khách hàng tiềm năng.

Qua phân tích trên có thể thấy được đây là kết quả của quá trình thu hút khách hàng qua các phương tiện thông tin đại chúng, chính sách điều chỉnh lãi suất kịp thời với sự biến động của thị trường tài chính trong nước và trên thế giới một cách linh hoạt, có thể cho khách hàng rút tiền gửi trước hạn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu tức thời của khách hàng, thái độ phục vụ chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng ...từ đó tạo nên sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng để thu hút một lượng khách hàng lớn trong nền kinh tế với xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong và ngoài nước, và trên thị trường có nhiều loại hình đầu tư mang lại sinh lợi cao.

3.2 Hoạt động cho vay.

Hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận, chỉ có lãi suất thu được từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí quản lý kinh doanh….và NHNN&PTNT Hải

Châu trong những năm qua cũng đạt được những kết quả về hoạt động cho vay cũng rất khả quan.

Bảng 2: Tình hình cho vay

ĐVT: triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007

CHÊNH LỆCH

Số tiền

Tỷ lệ (%) 1. Doanh số cho vay 500.319 461.488 -(38.831) -(7,76)

Ngắn hạn 318.726 389.805 71.079 22,30 Trung dài hạn 181.593 71.683 -(109.910) -(60,53) 2. Doanh số thu nợ 451.060 411.292 (39.768) -(8,82) Ngắn hạn 333.238 352.584 19.346 5,81 Trung dài hạn 117.822 58.708 -(59.114) -(50,17) 3. Dư nợ 541.535 591.731 50.196 9,27 Ngắn hạn 351.411 402.606 51.195 14,57 Trung dài hạn 190.124 189.125 -(999) -(0,53) 4. Dư nợ bình quân 516.906 566.633 49.727 9,62 5. Nợ quá hạn 5.300 5.648 348 6,57 6. NQH/DNBQ (%) 1,03 1,00

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2006, 2007 )

Bảng số liệu cho thấy tình hình cho vay của chi nhánh ngày càng gia tăng. Cụ thể như sau:

- Doanh số cho vay: năm 2006 doanh số cho vay là 500.319 triệu đồng, năm 2007 là 461.488 triệu đồng, giảm so với năm 2006 là 38.831 triệu đồng. Trong đó doanh số vay ngắn hạn năm 2006 là 318.726 triệu đồng, năm 2007 là 389.805 triệu

đồng tăng hơn so với năm 2006 với số tiền là 71.079 triệu đồng với tốc độ tăng là 22,30%. Doanh số cho vay trung dài hạn năm 2007 là 71.683 triệu đồng giảm so với năm 2006 với số tiền là 109.910 triệu đồng với tốc độ giảm là 60,53%. Tuy nhìn vào doanh số cho vay trung dài hạn giảm nhưng lại hợp lý và khá an toàn, mức độ giảm này không ảnh hưởng đến tỷ trọng của từng loại tín dụng mà cho thấy chính sách cho vay của ngân hàng là đúng đắn. Lý do là vì ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu cần vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp, cho tiêu dùng của khách hàng dân cư mà lượng khách hàng này rất tiềm năng trong nền kinh tế để từ đó ngân hàng có thể phát triển các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh. Bên cạnh đó cũng góp phần cho việc quản lý và thu hồi nợ gốc, lãi dễ dàng hơn.

- Doanh số thu nợ: doanh số thu nợ của ngân hàng trong năm 2007 giảm 39.768 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ giảm là 8,82%. Cụ thể ta có thể thấy doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 5,81%, doanh số thu nợ dài hạn giảm 50,17%. Doanh số thu nợ dài hạn giảm cũng là hợp lý do doanh số cho vay trung dài hạn năm 2007 đã giảm hơn so với năm 2006. Qua đó cho thấy trong năm 2007 khách hàng làm ăn có hiệu quả hơn nên việc hoàn trả nợ ngắn hạn năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 và cho thấy công tác thu nợ của cán bộ tín dụng nói riêng và chính sách tín dụng của chi nhánh đạt hiệu quả tốt.

- Dư nợ: dư nợ trong năm 2007 đạt 591.731 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 541.535 triệu đồng với tốc độ tăng là 9,27%. Trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 14,57% còn dư nợ trung dài hạn lại giảm 0,53%.

Nhìn chung tình hình cho vay trong 2 năm qua đạt mức tăng trưởng so với kế hoạch đề ra. Chi nhánh luôn duy trì doanh số cho vay trong khi tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt, việc thu hút và giữ chân khách hàng còn gặp khó khăn.

3.3. Kết quả kinh doanh.

Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2006-2007.

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

Số tiền TT

Số tiền TT (%) 1 Thu nhập 55.437 100 64.337 100 8.900 16,05 a Thu từ hoạt động tín dụng 50.678 91,42 55.493 86,25 4.815 9,50 b Thu từ hoạt động dịch vụ 1.098 1,98 1.484 2,31 386 35,15 c Thu khác 3.661 6,60 7.360 11,44 3.699 101,04 2 Chi phí 58.139 100 51.607 100 -(6532) -(11,24) a Chi huy động vốn 33.486 57,60 35.324 68,45 1.838 5,49 b Chi về dịch vụ 156 0,27 250 0,48 94 60,26 c Chi phí nhân viên 9 0,02 26 0,05 17 188,89 d Chi về tài sản 2.146 3,69 2.401 4,65 255 11,88 e Chi cho HĐ quản lý 2.093 3,60 3.104 6,01 1.011 48,30 f Chi phí dự phòng 20.208 34,76 10.437 20,22 -(9.771) -(48,35)

g Chi khác 41 0,07 65 0,13 24 58,54

3 Lợi nhuận (1-2) -(2.702) 12.730 15.432

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán chi nhánh NHNN&PTNT Hải Châu)

Kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu đánh giá sau cùng về tình hình hoạt động của doanh nghiệp sau một thời gian nhất định (thường là 1 năm ). Nhìn vào bảng số liệu đã cho thấy tổng thu nhập năm 2007 đạt 64.337 triệu đồng, tăng 8.900 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng là 17.3%. Trong đó thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng năm 2007 đạt 55.493 triệu đồng tăng 4.815 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng là 9,5%. Các khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2007 đạt 1.484 triệu đồng tăng 386 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ là 35,15%.

Bên cạnh tổng thu nhập tăng thì tổng chi phí trong năm 2007 cũng tăng đáng kể. Tổng chi phí năm 2007 là 51.607 triệu đồng giảm 11,248% so với năm 2006, trong đó chủ yếu là chi cho hoạt động huy động vốn tăng 1.838 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,49%. Ngoài ra các khoản chi cho dịch vụ ngân hàng, chi thuế, chi nhân viên, chi tài sản, chi dự phòng…cũng không tăng đáng kể. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của chi nhánh đạt 12.730 triệu đồng tăng 15.432 triệu đồng so với năm 2006.

Như vậy có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn ổn định và vượt so với kế hoạch đề ra. Để có được kết quả này là do ban lãnh đạo ngân

hàng đã có những chính sách đúng đắn kịp thời trong tình hình biến động kinh tế như hiện nay, bên cạnh đó là sự nổ lực cố gắng của tập thể nhân viên chi nhánh cùng nhau cố gắng hoàn thành kế hoạch đề ra.

Với việc triển khai chiến lược kinh doanh trên các địa bàn thành phố, mạng lưới kinh doanh đối ngoại nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng của Ngân hàng Nông nghiệp đã không ngừng được mở rộng. Mọi giao dịch thanh toán quốc tế đều được tập trung kiểm soát tại Trụ sở chính. Tăng cường kiểm tra giám sát các giao dịch thanh toán quốc tế, bảo lãnh… qua hệ thống IPCAS.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo cán bộ, xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi về nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng được chú trọng. Trong năm 2005, Ngân hàng Nông nghiệp đã tổ chức hàng chục khoá đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho các cán bộ chuyên trách.

Một phần của tài liệu Giải pháp truyền thông cổ động cho thẻ success của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn thành phố đà nẵng.doc (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w