Về nguồn gốc lợn Móng Cái có nguồn gốc từ lợn Quảng Đông Trung Quốc, giống lợn này được người Hoa mang sang nước ta nuôi từ lâu, dần dần phát triển thành giống lợn của nước ta.. Lợn Móng
Trang 1Kü thuËt ch¨n nu«i lîn n¸i sinh s¶n
Hµ néi 2004
Trang 2Mục lục
Trang
Chương I: Giống lợn và công thức lai trong chăn nuôi lợn 1
5 Một số công thức lai trong chăn nuôi lợn 6
6 Phân loại lợn trong đàn lợn nái sinh sản 7
Chương II: Chuồng trại cho lợn nái sinh sản 9
4 Chuồng nuôi lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi 11
Chương III: Hoạt động sinh dục và các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của
Chương IV: Chăn nuôi lợn cái hậu bị 22
- Kỹ thuật chọn lợn cái gây nái sinh sản 22
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái 25
Chương V: Chăn nuôi lợn nái sinh sản 26
4 Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái từ khi cai sữa đến khi phối giống trở lại 33
Chương VI: Chăn nuôi lợn con theo mẹ 36
Chương VII: Một số bệnh thường gặp ở lợn nái 45
Trang 3Chương I Giống lợn và công thức lai trong chăn nuôi lợn
1 Giống lợn Móng Cái
* Nguồn gốc và sự phân bố
Giống lợn Móng Cái được nuôi nhiều ở huyện Móng Cái tỉnh Quảng Ninh Về nguồn gốc lợn Móng Cái có nguồn gốc từ lợn Quảng Đông Trung Quốc, giống lợn này được người Hoa mang sang nước ta nuôi từ lâu, dần dần phát triển thành giống lợn của nước ta
Hiện nay số lượng lợn Móng Cái lên đến trên 30 vạn con, được chăn nuôi rất rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung và Tây Nguyên, để thực hiện chương trình
“Móng Cái hoá đàn lợn” ở các tỉnh trên Lợn Móng Cái là lợn cái nền cơ bản để lai với lợn đực Yorshire và Landrace cho sản phẩm con lai nuôi lấy thịt chủ yếu hiện nay ở miền Bắc Việt Nam
* Đặc điểm ngoại hình
Lợn Móng Cái có 3 dòng: dòng xương to, dòng xương nhỡ và dòng xương nhỏ Lợn Móng Cái xương nhỏ có tầm vóc không khác lợn ỉ, và có vùng trắng ở bụng và vành trắng vắt ngang qua vai lớn hơn so với dòng xương nhỡ và xương to
Lợn Móng Cái có đặc điểm ngoại hình như đầu đen giữa trán có một đốm trắng hình tam giác hoặc hình thoi mà đường chéo dài theo chiều dài của mặt lợn Mõm trắng, bụng và 4 chân trắng Phần trắng này có nối nhau bằng một vành trắng vắt qua vai, làm cho phần đen còn lại trên lưng và mông có hình dáng như cái yên ngựa còn được gọi là vết lang hình yên ngựa ở chỗ tiếp giáp giữa lông đen và trắng có một khoảng mờ, rộng khoảng 2 - 3 cm trên đó da đen lông trắng
Đặc điểm về màu săc lông da của lợn Móng Cái là cố định Tuy nhiên ở dòng Móng Cái xương to thì phần trắng vắt qua vai thường hẹp hơn so với Móng Cái xương nhỏ và xương nhỡ và có trường hợp ở giữa vành trắng vắt qua vai có một vùng da đen ở giữa như là một hòn đảo đen nằm giữa vành lông trắng Lợn Móng Cái xương to có tai to và cúp về phía trước Còn lợn Móng xương nhỏ
và nhỡ thì tai nhỏ và đứng
Về kết cấu ngoại hình lợn Móng Cái có đặc điểm là đầu to, tai đúng hướng về phía trước, lưng võng, bụng xệ, chân yếu còn có hiện tượng đi bàn, có từ 12 - 14 vú
* Đặc điểm sinh trưởng
Lợn Móng Cái là giống thành thục sớm, thời gian sinh trưởng ngắn Khối lượng sơ sinh 0,5
- 0,7 kg/ con, khối lượng cai sữa 6-8 kg/ con, khối lượng lúc 6 tháng tuổi đạt 30 - 40 kg; khối lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 60 kg; khối lượng trưởng thành đạt 100 - 120 kg Nếu so với lợn ỉ thì tầm vóc lợn Móng Cái có to hơn, nhưng nói chung vẫn thuộc loại tầm vóc nhỏ Mổ thịt ở khối lượng 100 kg cho 79% móc hàm, tỉ lệ thịt nạc 38,6%
* Khả năng sinh sản
Lợn Móng Cái có là giống lợn thành thục sớm: lợn đực 2 tháng tuổi có thể giao phối dược
và có thể thụ thai, lợn cái 3 tháng tuổi đã có biểu hiện đông dục, chu kỳ động dục bình quân 21
Trang 4ngày (18-25 ngày), thời gian động duc 3-4 ngày, thời gian chửa bình quân 114 ngày, thời gian
động dục trở lại sau cai sữa 5-7 ngày
Lợn Móng Cái là giống lợn mắn đẻ, đẻ nhiều con, nuôi con khéo Có thể đẻ từ 10-12 con/ lứa, khối lượng sơ sinh 0,5 - 0,7 kg/ con, tỉ lệ nuôi sống đạt 80-90% So với các loại lợn lang khác thì các chỉ tiêu trên đều cao hơn từ 5 - 7%
Hình 1 Lợn nái Móng Cái
Lợn Móng Cái là giống lợn có tầm vóc tương đối lớn so với các giống lợn trong vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ Tuổi thành thục sớm, mắn đẻ, đẻ sai con, khả năng nuôi con khéo, khả năng tiêu hoá và lợi dụng thức ăn thô xanh tốt Một số hạn chế là kết cấu ngoại hình yếu, lưng võng, bụng xệ, tỷ lệ nạc thấp
Phương hướng công tác giống đối với giống lợn Móng cái là tăng cường chọn lọc và nhân thuần để nâng cao tầm vóc, cải tạo các nhược điểm của lợn Móng Cái
Cho lai tạo với các giống lợn nhập nội đẻ lấy con lai nuôi thịt Trong chiến lược nạc hoá
đàn lợn hiện nay, ngoài phần sử dụng lợn ngoại thuần nuôi tới các hộ nông dân, không thể thiếu vắng các loại lợn lai, mà trong đó chủ yếu là các con lai có đóng góp phần máu của lợn Móng Cái Việc sử dụng lợn nái lai F1(Yorkshire x Móng Cái) hoặc F1 (Landrace x Móng Cái ) làm nền
để tạo con lai 3/4 máu ngoại nuôi thịt nhằm nâng cao năng xuất chăn nuôi và tỉ lệ thịt nạc trong thành phần thịt xẻ lên 48 - 49 % là hướng đi hết sức đúng đắn hiện nay
Trang 52 Giống lợn ỉ
Giống lợn ỉ được nuôi phổ biến ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, là giống lợn được nhân dân ta chọn lọc, nhân giống và nuôi dưỡng lâu đời
Hiện nay giống lợn ỉ được nuôi khá rộng rãi tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Tây, Nam Định, Hải Phòng và phía Nam của các tỉnh như
Hà Bắc, Thái Nguyên, Vĩnh Phú …
* Đặc điểm ngoại hình
Lợn ỉ toàn thân có màu đen tuyền, đầu nhỏ và thô, mõm ngắn và cong, mình ngắn, ngực sâu, lưng võng, bụng xệ, có 10 vú, chân yếu Lợn thuộc loại thể chất yếu, tầm vóc nhỏ, lợn đực thường nhỏ hơn lợn cái, hướng sản xuất mỡ
Lợn ỉ có 2 loại hình: Lợn ỉ mỡ và ỉ pha Lợn ỉ mỡ hay còn gọi là ỉ mặt nhăn (ỉ nhăn) , loại này toàn thân màu đen, trán có nhiều nếp nhăn hằn sâu làm cho mũi có vẻ cong lên, mặt có vết nhăn Loại này thành thục sớm, tầm vóc bé, chân thấp, bụng sệ, mình ngắn
Loại hình lợn ỉ pha, toàn thân cũng có màu đen, có con 4 chân đốm trắng, chân cao hơn lợn
ỉ mỡ, bụng gọn hơn, mõm thẳng, mặt không nhăn
* Đặc điểm sinh trưởng
Lợn ỉ sinh trưởng chậm, giữa 2 nhóm thì lợn ỉ pha sinh trưởng nhanh hơn lợn ỉ mỡ khối lượng 2 tháng tuổi chỉ đạt 5 kg, từ 4-8 tháng tuổi khối lượng lợn ỉ đực luôn thấp hơn lợn ỉ cái, khối lượng ỉ đực lúc 4 tháng tuổi là11,9 kg, trong khi đó lợn ỉ cái là 13,5 kg Khối lượng trưởng thành của lợn ỉ chỉ đạt 70 kg (lúc 30 - 32 tháng tuổi) cho nên cần phải quan tâm cải thiện tầm vóc
Lợn ỉ nuôi thịt có tốc độ tăng trọng thấp chỉ đạt 200 - 250 g/ ngày, do vậy khi xuất chuồng lúc 8 tháng tuổi chưa đạt 50 kg Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng cao Tỉ lệ nạc từ 34,5 - 39,12%, tỉ lệ mỡ 40 %(39,97-43,2%) Chất lượng thịt tốt, độ dinh dưỡng cao, thớ thịt nhỏ, mùi vị thơm ngon (Viện chăn nuôi 1973-1976)
* Khả năng sinh sản
Lợn ỉ cái thành thục về tính sớm, lúc 3-4 tháng tuổi đã có biểu hiện động dục, chu kỳ động dục 19-21 ngày, thời gian động dục 3-4 ngày, thời gian chửa 110- 115 ngày, số con đẻ/ lứa 8 - 10 con, khối lượng lợn con lúc sơ sinh đạt bình quân 0,45 kg, tỉ lệ nuôi sống cao đạt 90-92% Khối lượng khi cai sữa lúc 60 ngày tuổi đạt bình quân 5,5 kg/ con
Lợn ỉ đực thành thục về tính sớm hơn lợn ỉ cái Nhìn chung lợn ỉ đực sinh trưởng phát triển chậm hơn lợn ỉ cái, tuổi sử dụng lợn ỉ đực tốt nhất lúc 6 - 8 tháng tuổi
Đối với lợn ỉ pha có khả năng sinh sản cao hơn, không thua kém lợn Móng Cái: số con đẻ / lứa đạt 11,7 (của lợn Móng Cái là 11,08); số con cai sữa / ổ là 10,7 con (lợn Móng Cái là 10,4 con)
Trang 6* Kết luận
Lợn ỉ có ưu điểm là thành thục sớm, chất lượng thịt thơm ngon, khả năng chịu đựng kham khổ cao, nuôi con khéo, khả năng lợi dụng thức ăn thô xanh cao, dễ thích nghi với các điều kiện nuôi dưỡng khác nhau Tuy nhiên cũng có nhược điểm là tầm vóc quá nhỏ, thể chất yếu, bụng to, lưng võng, chân yếu, hướng mỡ Từng bước tạp giao cải lương với các giống lợn khác, nhất là các giống lợn ngoại để nâng cao tầm vóc và giá trị kinh tế Lợn cái ỉ có thể cho lai với lợn Yorkshire
để chọn lấy cái lai F1 làm nái nền trong các công thức lai 3 máu để nâng cao khả năng sinh trưởng
và tỷ lệ thịt nạc/ thịt xẻ
3 Một số giống lợn miền núi
Các giống lợn miền núi gồm có: Lợn Mường Khương, lợn Mẹo, nhóm lợn Lang như lợn Lang Chợ Rã (Bắc Kạn), lợn Lang Hạ Lang (Cao Bằng)…
Nhìn chung tình năng sản xuất còn thấp đó là do điều kiện địa lý, tập quán chăn nuôi và trình độ kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế
Nhìn chung các giống lợn trên đều có màu sắc lông da đen tuyền hoặc lang trắng đen, tuy nhiên vết lang không cố định Về tầm vóc, các giống lợn này đều có tầm vóc to hơn các giống lợn nơi khác nhưng mình hơi lép, kết cấu vững chắc rất thích hợp với chăn thả
Nhóm giống lợn miền núi có tuổi thành thục về tính dục chậm, tuổi động dục lần đầu vào lúc 8 tháng tuổi Về khả năng sinh sản, nhìn chung các giống lợn miền núi có khả năng sinh sản thấp, đẻ 5 - 6 con/lứa, số lứa đẻ/năm từ 1 - 1,2 Khả năng tiết sữa thấp, do đó khối lượng lợn con khi cai sữa chưa cao
Nhìn chung các giống lợn miền núi có ưu điểm là thích hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu miền núi Tuy nhiên có nhược điểm là năng suất chăn nuôi còn thấp, cho nên cần được cải tiến về
kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc, hoặc lai tạo với các giống lợn khác như lợn Móng Cái để nâng cao khả năng sinh sản
Hình 2: Lợn nái Mẹo Hình 3: Lợn nái Lang Chợ Rã